Jayronn

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Đề số 1 : Quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo.
I. Khái quát chung về bị can, bị cáo.
1. Khái niệm bị can
Một người chỉ có thể bị khởi tố với tư cách bị can trong vụ án hình sự khi có đủ căn cứ xác định người đó đã thực hiện hành vi phạm tội.
Việc xác định một người có tư cách bị can từ khi nào là rất quan trọng. Vì khi một người phát sinh tư cách bị can đồng nghĩa với việc người đó sẽ có các quyền và nghĩa vụ của bị can. Người đó sẽ bị các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp tố tụng được phép tiến hành với bị can theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành thì bị can là người bị khởi tố về hình sự và tham gia tố tụng từ khi có quyết định khởi tố bị can. Bị can sẽ tham gia vào các giai đoạn điều tra, truy tố và một phần giai đoạn xét xử sơ thẩm. Tư cách tố tụng của bị can sẽ chấm dứt khi Cơ quan điều tra đình chỉ điều tra, Viện kiểm sát đình chỉ vụ án, Tòa án đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử đối với bị can hay tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Khi một người bị khởi tố về hình sự thì họ sẽ trở thành đối tượng bị buộc tội trong vụ án, điều này không đồng nghĩa với việc xác định họ là người có tội. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc. Điều 9 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự ( BLTTHS ) 2003 thì: “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.
Trong tố tụng hình sự chưa có một khái niệm chính thức nào về địa vị pháp lý của bị can. Nhưng dựa vào những điểm đã phân tích ở trên ta có thể thấy : Địa vị pháp lý của bị can là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đã bị khởi tố về hình sự trong quá trình tham gia tố tụng hình sự. Các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được phép tiến hành các biện pháp tố tụng nhất định đối với bị can để xác định sự thật. Bị can được pháp luật quy định cho các quyển tố tụng để họ có thể tự bảo vệ mình trước các cơ quan tiến hành tố tụng, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình không bị xâm phạm.
2. Khái niệm bị cáo
Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 BLTTHS 2003 thì: Bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Năm 1974, trong bản hướng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm về hình sự kèm theo Thông tư số 16/TATC ngày 27/9/1974 của TANDTC đưa ra định nghĩa pháp lý về khái niệm bị cáo. Theo đó “bị cáo là người bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước Tòa án nhân dân. Trong giai đoạn xét xử Tòa án nhân dân chỉ được đưa một người ra xét xử với tư cách bị cáo nếu Viện kiểm sát nhân dân đã truy tố người đó trước Tòa án nhân dân, nếu Viện kiểm soát không truy tố thì Tòa án nhân dân không được xét xử một người với tư cách là bị cáo trừ những người mà Tòa án nhân dân xét xử về những việc hình sự nhẹ”. Kể từ thời điểm Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì bị can trở thành bị cáo. Cũng giống như khái niệm bị can, bị cáo cũng là khái niệm mang tính hình thức, căn cứ vào văn kiện tố tụng áp dụng đối với người đó. Một người sẽ trở thành bị cáo khi bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử, quyết định đó có thể đúng nhưng cũng có thể sai. Vì vậy, khái niệm bị cáo không đồng nghĩa với khái niệm chủ thể của tội phạm. Trên thực tế bị cáo cũng có thể không phải là chủ thể của tội phạm và ngược lại. Bị cáo cũng không phải là người có tội, bị cáo chỉ trở thành người có tội nếu sau khi xét xử họ bị Tòa án ra bản án kết tội và bản án đó có hiệu lực pháp luật
II. Các quy định của bộ luật tố tụng hình sự hiện hành về địa vị pháp lý của bị can, bị cáo.
1. Các quy định của pháp luật hiện hành về địa vị pháp lý của bị can.
1.1 Quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì.
Đây là quyền đầu tiên của bị can được pháp luật quy định. Quyền này thể hiện tính chất quan trọng của việc một ngượi bị nghi ngờ phạm tội cần biết mình bị khởi tố về những tội gì. Bởi vì mục đích của việc tiến hành các trình tự tố tụng là nhằm xác định một người có phạm tội hay không và nếu phạm tội thì phải chịu hình phạt như thế nào. Do vậy người bị nghi ngờ phạm tội cần biết rằng mình bị khởi tố về tội gì để họ có thể tự bào chữa để gỡ tội cho mình. Nếu không biết mình bị khởi tố về tội gì thì họ khó có thể đưa ra các chứng cứ gỡ tội cho mình cùng những lời bào chữa.
Trên thực tế, việc đảm bảo quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì của bị can vẫn chưa thực sự được đảm bảo. Có thể có nhiều lí do dẫn đến tình trạng trên nhưng lí do chủ yếu nhất vẫn là việc Người tiến hành tố tụng ( NTHTT) vẫn chưa giải thích cụ thể cho bị can biết về quyền và nghĩa vụ của mình cũng như việc nhận thức pháp luật của bị can chưa cao. Điều đó khiến cho bị can nhiều khi đã nhận được quyết định khởi tố bị can nhưng vẫn chưa thực sự nắm rõ mình bị khởi tố về tội gì. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ của bị can cũng như tự bào chữa cho mình gây khó khăn hơn cho công tác điều tra, xác định sự thật của vụ án.
Theo quy định tại BLTTHS 2003 thì: “Bị can có quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì”. Bị can có quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì mà không phụ thuộc quá nhiều vào các Cơ quan tiến hành tố tụng( CQTHTT), NTHTT. Việc thực hiện và bảo đảm tốt quyền này của bị can sẽ tạo điều kiện cho CQTHTT, NTHTT nhanh chóng kịp thời điều tra, xác minh sự thật vụ án góp phần giảm bớt những oan sai trong việc thụ lí và giải quyết các vụ án hình sự.
1.2. Quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ.
Khi biết mình bị khởi tố về tội gì thì bị can sẽ rất mong muốn biết được mình có những quyền và nghĩa vụ gì để thực hiện nhằm gỡ tội cho mình. Và để đảm bảo cho bị can biết được mình có những quyền và nghĩa vụ gì thì BLTTHS 2003 đã quy định cụ thể là bị can có quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ.
Việc đảm bảo quyền này của bị can có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo quyền con người của bị can cũng như góp phần nhanh chóng kịp thời giải quyết vụ án, xác minh sự thật vụ án. Tuy nhiên, trên thực tế, quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ của bị can không phải lúc nào cũng được đảm bảo. Để thực hiện tốt quyền này của bị can thì CQTHTT và NTHTT đều phải thực hiện tốt nghĩa vụ của mình là giải thích rõ cho bị can biết mình có quyền và nghĩa vụ gì.
1.3. Quyền được trình bày lời khai.
Bị can có quyền trình bày lời khai về những vấn đề liên quan trong vụ án mà họ bị khởi tố. Đây là quyền chứ không phải nghĩa vụ của bị can. Nhiều khi bị can đã sử dụng quyền này để khai báo những tình tiết có lợi cho mình nhằm chứng minh mình vô tội hay phạm tội ở mức độ nhẹ hơn tội đã bị khởi tố hay đưa ra những tình tiết, lí do để được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình. Cũng có trường hợp bị can từ chối không khai báo về hành vi của mình. Tuy nhiên trong trường hợp mà họ từ chối khai báo hay khai báo gian dối thì họ cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đó. Ngược lại, nếu bị can có thái độ khai báo thành khẩn thì đó lại được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm p khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999.
Trong trường hợp nào thì cơ quan điều tra cũng cần tôn trọng quyền được trình bày lời khai của bị can. Bởi vì qua chính lời khai của bị can – người bị đánh giá là đã thực hiện hành vi trái pháp luật ta có thể xác định được sự thật một cách khách quan, không phiến diện. Thực tế hiện nay cho thấy, quyền được trình bày lời khai của bị can chưa thực sự được đảm bảo. Vẫn có những trường hợp bị can bị ép phải khai báo hay
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

trananh123

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo

cho mình xin bản đầy đủ nha
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Môn đại cương 0
D PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN Luận văn Luật 0
N Một số giải pháp và kiến nghị về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất đai Luận văn Kinh tế 0
D Vật quyền, Nghĩa vụ và Hợp đồng trong Luật Dân Sư La Mã Luận văn Luật 0
E Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - cái phổ biến và cái đặc thù Kinh tế chính trị 0
J Quan niệm về nhà nước pháp quyền của Ch.S. Montesquieu trong "Bàn về tinh thần pháp luật" và ý nghĩa Kinh tế chính trị 2
N Thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Vi Kinh tế chính trị 1
N Sự kết hợp giữa đạo đức và pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
B Tổ chức và hoạt động của chính quyền xã theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việ Luận văn Luật 0
S Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân và vận dụng vào xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top