daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 11
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 11
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 18
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án 21
1.4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 26
Kết luận chương 1 30
Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ HẠI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 31
2.1. Lý luận chung về người bị hại 31
2.1.1 Khái niệm người bị hại 31
2.1.2. Đặc điểm của người bị hại 36
2.1.3. Phân loại người bị hại 41
2.1.4. Phân biệt khái niệm người bị hại với một số khái niệm liên quan 50
2.2. Lý luận chung về quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự 53
2.2.1. Khái niệm quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự 53
2.2.2. Chủ thể của quyền 54
2.2.3. Nghĩa vụ thực thi quyền 56
2.2.4. Cơ chế bảo đảm quyền 58
2.3. Lịch sử hình thành và xu hướng phát triển về quyền của người bị hại 60
2.3.1. Trong hệ thống tư pháp hình sự thế giới 60
2.3.2. Trong hệ thống tư pháp hình sự Việt Nam 65
2.4. Các quyền của người bị hại và phân loại quyền của người bị hại trong TTHS Việt Nam 73
2.4.1. Tiếp cận theo trình tự tham gia tố tụng 74
2.4.2. Tiếp cận dựa trên quyền 75
Kết luận chương 2 77
Chương 3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ HẠI TRONG TTHS VIỆT NAM 79
3.1. Quyền được công nhận là người bị hại 79
3.2. Quyền tố giác, quyền yêu cầu và rút yêu cầu khởi tố 91
3.3. Quyền được thông tin 98
3.4. Quyền được tham gia tố tụng 105
3.5. Quyền được bảo vệ 112
3.6. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại 114
3.7. Quyền khiếu nại, quyền kháng cáo, quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng 116
3.8. Thực hiện nghĩa vụ của người bị hại 118
Kết luận chương 3 120
Chương 4. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẢM BẢO QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ HẠI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 122
4.1. Nhận định nguyên nhân 122
4.1.1. Nhận thức về quyền của người bị hại chưa đầy đủ 122
4.1.2. Hệ thống pháp luật về người bị hại chưa hoàn thiện 124
4.1.3. Cơ chế bảo đảm quyền của người bị hại chưa hiệu quả 125
4.2. Đề xuất giải pháp 127
4.2.1 Nâng cao nhận thức về quyền của người bị hại 127
4.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự 136
4.2.3. Hoàn thiện các cơ chế bảo đảm quyền của người bị hại 144
Kết luận chương 4 147
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
Phụ lục 1. Dữ liệu hồ sơ VAHS phục vụ khảo sát thực trạng thực hiện quyền của NBH.....................i
Phụ lục 2. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện quyền của NBH………………………........... xiii
Phụ lục 3. So sánh quyền của NBH (nói chung) với quyền của nạn nhân tội mua bán người............ xix

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Quyền con người là một trong những vấn đề có tính chất vĩnh cửu của sự phát triển văn hóa xã hội của loài người. Nghiên cứu về quyền con người vì thế cũng thu hút được một lượng lớn các học giả, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam hiện nay, nhu cầu nghiên cứu về quyền con người nói chung, quyền con người trong tư pháp hình sự (TPHS) nói riêng đang là một nhu cầu tự thân và mang tính tất yếu khi Đảng và Nhà nước đang từng bước thực hiện mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền, trong đó quyền con người, quyền công dân luôn được tôn trọng.
Người bị hại (NBH) và người bị buộc tội là hai chủ thể chính và quan trọng nhất của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự (TTHS). NBH là người đã bị tội phạm gây thiệt hại, là chủ thể cần sự quan tâm đặc biệt từ phía Nhà nước giúp họ đòi lại công lý, sự công bằng cũng như bảo đảm quyền năng tố tụng của mình trong việc tham gia vào tiến trình giải quyết đúng đắn VAHS. Tuy nhiên, pháp luật hình sự, TTHS Việt Nam và cả hệ thống tư pháp hình sự của hầu hết các nước trên thế giới lại phản ánh một thực tế: đang có sự khập khiễng, mất cân đối lớn giữa địa vị pháp lý của NBH (một trong hai chủ thể chính trong TTHS) với sự quan tâm ghi nhận và bảo vệ quyền của NBH, xét trên cả 3 bình diện: lập pháp, thi hành, áp dụng pháp luật TTHS và phong trào nghiên cứu về NBH, quyền của NBH.
Trên thế giới, từ năm 1776, quyền của người bị buộc tội đã được hiến định trong Bản tuyên ngôn nhân quyền Mỹ (The Bill of Rights) năm 1776 [260]. Tuy nhiên mãi đến hơn 200 năm sau, năm 1980, lần đầu tiên trên thế giới, tại Mỹ, quyền của NBH mới được giới nghiên cứu quan tâm nghiên cứu [238, tr.4]. Năm 1982, Tổng thống Mỹ bấy giờ là Ronald Reagan đã đề xuất bổ sung quyền của NBH trong Chương thứ 6 của Hiến pháp Hoa Kỳ đánh dấu bước ngoặt ghi nhận quyền của NBH như một quyền hiến định. Đến năm 1985, phong trào bảo vệ quyền của NBH đã có sức lan tỏa khắp Châu Mỹ, Châu Âu, Australia và tới cả Châu Á với thay mặt điển hình là Nhật Bản. Mới đây, vào năm 2010, Châu Âu đã triển khai Chương trình “Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và áp dụng về các qui định về quyền của người bị hại” (2010 – 2015) đã được triển khai. Ngày 04/10/2012, Ủy ban Châu Âu đã bỏ phiếu thông qua một đạo luật mới với tên gọi “Chỉ thị của Ủy ban Châu Âu về bảo đảm các quyền tối thiểu của nạn nhân của tội phạm, MEMO/12/659” [231].
Tuy vậy, các mốc lịch sử nêu trên về quyền của người bị hại trong tư pháp hình sự mới chỉ phản ánh được một thực tế là phong trào nghiên cứu và thúc đẩy quyền của NBH trên thế giới chỉ mới được khởi động với lịch sử gần 30 năm trở lại đây. Rõ ràng quyền của NBH trong TTHS chưa được quan tâm nghiên cứu xứng tầm. Phong trào nghiên cứu về NBH và quyền của NBH đang là một chủ đề “lạnh”, dễ bị lãng quên ngay trong thời đại mà cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền hiện đại đã trải qua lịch sử gần 250 năm.
Ở Việt Nam, lý luận về người bị hại và quyền của người bị hại vẫn còn là một vấn đề mới và chưa phát triển. Mặc dù chúng ta không phủ nhận các thành quả về xây dựng lý luận về bảo vệ quyền con người cũng như thực tiễn bảo đảm quyền con người (trong đó có quyền của NBH) của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, cần khẳng định, ở Việt Nam hiện nay, trọng tâm của vấn đề bảo vệ quyền con người trong tư pháp hình sự vẫn là người bị buộc tội (người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án). Lý luận về quyền của NBH chưa được nghiên cứu xứng tầm với vị trí, vai trò của người bị hại trong TTHS.
Về mặt lập pháp, quyền của NBH chưa được hiến pháp thừa nhận, NBH và quyền của họ chỉ được nhắc đến khiêm tốn trong BLTTHS Việt Nam với các qui định về quyền và nghĩa vụ của NBH (Điều 51), Lời khai của NBH (Điều 68), khởi tố theo yêu cầu của NBH (Điều 105), sự có mặt của NBH tại phiên tòa (Điều 191). Ngoài ra NBH còn được nhắc đến trong tổng số 31/346 điều của BLTTHS 2003, tuy nhiên các điều luật này không thể hiện rõ vai trò, địa vị pháp lý cũng như không khẳng định được quyền tố tụng của NBH. Có thể khẳng định về mặt lập pháp, quyền của NBH trong pháp luật hình sự và TTHS Việt Nam rất mờ nhạt và chưa được quan tâm đúng mức. Hơn nữa, các qui định về quyền của NBH trong luật thực định VN đang tồn tại nhiều bất cập.
Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự và TTHS cho thấy, NBH là người mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại nặng nề nhất, họ là người chịu nhiều thiệt thòi nhất trong những người tham gia tố tụng. Tuy nhiên, trong quá trình tham gia tố tụng, vị trí vai trò của NBH chưa được các Cơ quan THTT, người tiến hành tố tụng xem là một mắt xích quan trọng của tiến trình chứng minh và giải quyết đúng đắn VAHS. Ngoại trừ những trường hợp khởi tố theo yêu cầu của NBH thì mọi sự tham gia của chủ thể này vào việc giải quyết VAHS hầu hết là bị động (được xem là nghĩa vụ nhiều hơn là quyền). Sự có mặt của họ trong các khâu, qui trình giải quyết vụ án (như khởi tố, điều tra, thu thập chứng cứ hay quá trình xét xử tại tòa…) chỉ đóng vai trò là một bên tham gia thụ động, các ý kiến hay nguyện vọng của NBH không ảnh hưởng đến kết quả hay diễn biến của TTHS. Ngay cả chính bản thân NBH cũng không hay chưa ý thức được đầy đủ vị trí, vai trò và quyền năng tố tụng của mình trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Có thể nói, ngoài lý do về mặt nhận thức quyền còn hạn chế thì thực trạng thực hiện quyền của NBH trên thực tế còn bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc ở mức độ cao hơn. Vì vậy, rất cần thiết phải nghiên cứu, đánh giá về quyền của người bị hại trên cả phương diện lý luận và thực tiễn để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quyền của NBH ở Việt Nam hiện nay.
Với những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: “Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam” là hết sức cấp thiết.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận án này là xác lập luận cứ khoa học về quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam, góp phần xây dựng và phát triển một chế định quan trọng của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự, đó là chế định về quyền của người bị hại.
Để thực hiện nhiệm vụ đó, luận án có những nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất, phân tích làm rõ khái niệm NBH, quyền của NBH trong TTHS Việt Nam, xác định rõ cơ sở pháp lý và nội dung các quyền của NBH; nghiên cứu so sánh lịch sử hình thành và phát triển quyền của NBH trong hệ thống tư pháp hình sự thế giới và Việt nam; xác định nội dung cơ bản của các quyền của NBH trong TTHS và các cơ chế, điều kiện bảo đảm hiện thực hóa các quyền đó trong điều kiện thực tế của Việt Nam.
- Thứ hai, đánh giá thực trạng các qui định pháp luật về quyền của NBH và thực trạng thực hiện quyền của NBH ở Việt Nam từ 2003 đến 2012, bao gồm: làm rõ nội dung quyền của NBH và nghĩa vụ thực thi của cơ quan THTT, người THTT; luận giải, mô tả, minh chứng bằng các số liệu, tình huống điển hình về bức tranh hiện thực phản ánh việc thực hiện quyền của NBH, thực trạng bảo đảm và thực thi của cơ quan THTT trong việc bảo đảm quyền của NBH trong TTHS Việt Nam; nghiên cứu cơ chế bảo đảm quyền của NBH ở Việt Nam và so sánh với kinh nghiệm một số nước trên thế giới.

bị can không đồng nghĩa với việc bị can đó chắc chắn đã thực hiện hành vi phạm tội. Có thể bị can đó có thực hiện hành vi nhưng hành vi đó không cấu thành tội phạm mà chỉ là hành vi vi phạm hành chính thông thường hay cũng có thể bị can đó không thực hiện hành vi phạm tội mà họ bị oan.
Sáu là, Cần lưu ý một số trường hợp NBH lợi dụng quyền yêu cầu khởi tố, quyền rút yêu cầu khởi tố để trục lợi.
Tình huống sau là một ví dụ đáng lưu ý: Nguyễn Văn Lợi bị thiệt hại vì NBH lợi dụng quyền yêu cầu khởi tố
Anh Nguyễn Văn Lợi là một sĩ quan quân đội, trong khi vào TP Hà Tĩnh công tác đã quen với một cô gái còn khá trẻ giới thiệu tên là Lê Trinh trong một quán bia. Trinh cho biết, cô đang “chán chồng” và muốn giải sầu, sau khi trao đổi số điện thoại, chàng sĩ quan quân đội nhận được tin nhắn của cô gái rủ đi chơi. Nhanh chóng nhận lời, anh Lợi và cô gái tên Trinh vào khách sạn TA trên địa bàn phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, cô gái mặc dù ăn vận rất khêu gợi nhưng lại có những lời nói như: “Em không đồng ý, không được anh ạ…”. Tưởng cô gái khiêu khích, chàng sĩ quan vồ vập lao đến nhưng không ngờ cô gái phản ứng mạnh hơn, la hét ầm ĩ và đẩy anh Lợi ra. Cùng lúc, 2 người đàn ông đẩy cửa đi vào, họ không đánh đấm, đe dọa anh Lợi mà từ tốn lấy chiếc điện thoại đã bật ghi âm ở đầu giường ra nghe lại toàn bộ câu chuyện, những lời từ chối và kháng cự quyết liệt của Trinh, sau đó nhấc điện thoại gọi cho CA phường Thạch Linh thông báo có một vụ hiếp dâm xảy ra tại nhà nghỉ TA.
Đối diện với nhau tại CQĐT vì lá đơn tố cáo “xâm hại tình dục”, anh Lợi bàng hoàng vì “chưa có gì, chưa làm gì”. Nhưng, những lời nói được ghi âm đã gián tiếp tố cáo chàng sĩ quan này, trước lời khai của anh Lợi, các ĐTV đã thận trọng điều tra và xác minh vì không có tiền nên Trinh đã lợi dụng bản thân để kiếm tiền. Trinh được biết những chàng trai làm trong ngành CA, quân đội thường chịu kỉ luật rất nghiêm khắc nên nếu có vấn đề gì vi phạm về mặt đạo đức thường sẽ rất lo sợ. Trinh cũng được tư vấn rằng với tội hiếp dâm, CQĐT sẽ khởi tố theo yêu cầu của bị hại khi giao cấu trái ý muốn. Cô ta đã tìm đến các quán bia , khi thấy những cán bộ sĩ quan quân đội, CA đến rồi giở chiêu bài “buồn, chán” để câu nhử. Với bộ mặt khá xinh xắn, thân hình ưa nhìn, Trinh đã khiến anh Lợi “sập bẫy”, cô ta đã ăn mặc khêu gợi khi anh Lợi vào phòng, để mặc anh này có hành động ôm ấp, vuốt ve nhưng đến khi “kết thúc vấn đề” thì lại la toáng kêu cứu, đồng thời ghi âm lại toàn bộ để kết tội Lợi giao cấu với cô ta ngoài ý muốn. Trinh đã nói thẳng với anh Lợi rằng cô ta hoàn toàn có thể tố cáo. Kết thúc những màn kịch này là anh Lợi sẽ phải đưa cho Trinh 40 triệu đồng để cô ta rút đơn. Mặc dù điều tra ra chân tướng sự việc, Trinh rút đơn đề nghị đồng nghĩa với việc anh Lợi không bị truy tố về tội hiếp dâm, anh Lợi vẫn phải ngậm ngùi mất tiền đưa cho Trinh nhưng CQĐT cũng không thể khởi tố Trinh về hành vi cưỡng đoạt tài sản vì hai bên thỏa thuận với nhau. Trinh cùng đồng phạm cũng không đe dọa, đánh đập anh Lợi rồi bắt viết giấy vay vay nợ hay nộp phạt nên không thể truy tố Trinh.cô ta.

3.3. Quyền được thông tin
3.3.1. Thực trạng qui định pháp luật

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng bằng pháp luật hình sự một số nước trên thế giới – kinh nghiệm cho Việt nam Luận văn Luật 0
D PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN Luận văn Luật 0
D Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phúc thẩm các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người từ thực tiễn Viện kiểm sát nhân dân cấp Luận văn Luật 0
D Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu Luận văn Luật 0
R Quyền lợi của người lao động ở công ty cổ phần hóa Luận văn Kinh tế 2
D Thực trạng của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với sản phẩm sữa Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực Trạng Pháp Luật Về Quyền Quản Lý Lao Động Của Người Sử Dụng Lao Động Ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Quyền quản lý của người sử dụng lao động trong pháp luật lao động Việt Nam Luận văn Luật 0
D Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật Việt Nam Luận văn Luật 1
G Tác động của Nho giáo đến việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam Luận văn Sư phạm 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top