daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

ục các bảng
Danh mục các hình vẽ, sơ đồ, đồ thị xiii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 10
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI. 10
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về quy tắc xuất xứ hàng hoá. 10
1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến thuế quan
và cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).
15
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM. 16
1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu trực tiếp về quy tắc xuất
xứ hàng hoá.
17
1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến thuế quan
và cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).
19
1.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.
21
1.3.1. Những khoảng trống trong các nghiên cứu. 21
1.3.2. Những kết quả nghiên cứu mà Luận án sẽ kế thừa và tiếp
tục phát triển.
23
1.4. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU. 24
Kết luận chương 1 26
Chương 2: QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HOÁ VÀ THUẾ
QUAN ƯU ĐÃI.
27
2.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG
HOÁ.
27
2.1.1. Khái niệm xuất xứ hàng hoá và quy tắc xuất xứ hàng hoá. 27
2.1.2. Những nội dung cơ bản của quy tắc xuất xứ hàng hoá. 33
2.1.3. Vai trò của quy tắc xuất xứ hàng hoá. 46
2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ QUAN VÀ THUẾ
QUAN ƯU ĐÃI.
54
2.2.1. Khái niệm thuế quan . 54
2.2.2. Khái quát về thuế quan ưu đãi. 57
2.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
THỰC HIỆN QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HOÁ
TRONG ÁP DỤNG THUẾ QUAN ƯU ĐÃI.
59
2.3.1. Các quy định luật quốc tế điều chỉnh chung về xuất xứ
hàng hóa.
59
2.3.2. Hệ thống các quy định và chính sách liên quan đến hoạt
động thương mại và đầu tư.
61
2.3.3. Nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và sự phối hợp của các cơ
quan quản lý nhà nước liên quan.
62
2.3.4. Nhân tố thuộc về bản thân các doanh nghiệp. 64
2.4. TÁC ĐỘNG CỦA QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HOÁ
VÀ THUẾ QUAN ƯU ĐÃI ĐẾN XUẤT KHẨU,
NHẬP KHẨU.
67
2.5. KINH NGHIỆM THỰC HIỆN QUY TẮC XUẤT XỨ
TRONG ÁP DỤNG THUẾ QUAN ƯU ĐÃI CỦA CÁC
NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM.
73
2.5.1. Kinh nghiệm của các nước ASEAN-4 (Singapore,
Malaysia, Thái Lan và Indonesia).
73
2.5.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản. 79
2.5.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc. 81
2.5.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho việc thực hiện quy tắc
xuất xứ trong áp dụng thuế quan ưu đãi ở Việt Nam.
83
Kết luận chương 2 86
Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TẮC XUẤT
XỨ HÀNG HOÁ VỚI VIỆC ÁP DỤNG THUẾ QUAN ƯU
ĐÃI CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ
ASEAN.
87
3.1. KHÁI QUÁT VỀ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN
VÀ THUẾ QUAN ƯU ĐÃI TRONG CỘNG ĐỒNG
KINH TẾ ASEAN.
87
3.1.1. Khái quát về cộng đồng kinh tế ASEAN và chiến lược
phát triển của cộng đồng kinh tế ASEAN.
87
3.1.2. Thuế quan ưu đãi trong ASEAN. 92
3.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUY TẮC XUẤT XỨ
HÀNG HOÁ TRONG ASEAN.
99
3.2.1. Xác định xuất xứ hàng hoá ASEAN. 99
3.2.2. Chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN. 104
3.3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TẮC XUẤT XỨ
HÀNG HOÁ VỚI VIỆC ÁP DỤNG THUẾ QUAN ƯU
ĐÃI TẠI VIỆT NAM.
106
3.3.1. Thực trạng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về thực
hiện quy tắc xuất xứ hàng hoá ASEAN.
106
3.3.2. Thực trạng áp dụng tiêu chí xuất xứ hàng hoá theo biểu
thuế quan ưu đãi đặc biệt của Việt Nam trong AEC.
109
3.3.3. Thực trạng thực thi quy tắc xuất xứ hàng hoá ASEAN 114
trong áp dụng thuế quan ưu đãi của các cơ quan nhà nước
Việt Nam.
3.3.4 Thực trạng thực thi quy tắc xuất xứ hàng hoá ASEAN
trong áp dụng thuế quan ưu đãi của các doanh nghiệp.
119
3.4. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN QUY TẮC
XUẤT XỨ HÀNG HOÁ ASEAN VỚI VIỆC ÁP
DỤNG THUẾ QUAN ƯU ĐÃI TRONG TRAO ĐỔI
THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC
THÀNH VIÊN AEC.
121
3.4.1. Đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi
thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên AEC
qua áp dụng mô hình trọng lực.
121
3.4.2. Thực tiễn tác động việc áp dụng thuế quan ưu đãi và quy
tắc xuất xứ hàng hoá đối với thương mại Việt Nam trong
AEC.
126
3.5 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, HẠN CHẾ VÀ
NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ KHI
THỰC HIỆN QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HOÁ VỚI
VIỆC ÁP DỤNG THUẾ QUAN ƯU ĐÃI TRONG
AEC CỦA VIỆT NAM.
137
3.5.1 Những kết quả đạt được. 137
3.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân. 142
Kết luận chương 3 155
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT
QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA VỚI VIỆC ÁP DỤNG
THUẾ QUAN ƯU ĐÃI CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG
ĐỒNG KINH TẾ ASEAN
4.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI TỰ DO VÀ CÁC QUY ĐỊNH XUẤT
XỨ HÀNG HÓA TRÊN THẾ GIỚI TÁC ĐỘNG TỚI
VIỆT NAM.
157
4.1.1. Xu hướng phát triển của các hiệp định thương mại tự do
tác động tới Việt Nam.
157
4.1.2. Xu hướng xây dựng và áp dụng các quy định xuất xứ
hàng hóa mới trên thế giới.
162
4.2. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC. 163
4.2.1. Tạo dựng khuôn khổ pháp lý xuất xứ hàng hoá hoàn chỉnh
trên cơ sở nền tảng các quy định về xuất xứ trong AEC.
163
4.2.2. Đẩy mạnh việc hỗ trợ, phối hợp trao đổi thông tin và kiến
thức về thuế quan và xuất xứ hàng hoá trong AEC giữa
các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp.
169
4.2.3. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành nghề sản xuất
nhằm đáp ứng được các tiêu chí xuất xứ hàng hoá trong
AEC.
172
4.2.4. Tăng cường nâng cao năng lực quản lý, kiểm tra, giám sát
việc thực hiện và đảm bảo sự tuân thủ pháp luật về xuất
xứ hàng hoá trong AEC của các cơ quan quản lý nhà
nước.
175
4.3. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP. 180
4.3.1. Chủ động, tích cực nắm bắt và áp dụng các quy định về
xuất xứ hàng hoá, thuế quan vào trong hoạt động kinh
doanh.
180
4.3.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ, am hiểu
về xuất xứ hàng hoá.
4.3.3. Đầu tư nâng cao trình độ, năng lực sản xuất để đáp ứng
được các yêu cầu về quy tắc xuất xứ hàng hoá trong AEC.
184
Kết luận chương 4 187
KẾT LUẬN 188
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án.
Trong thực tế hoạt động thương mại quốc tế ngày nay, hầu hết các quốc
gia trên thế giới đều đang gia tăng các mối quan hệ thương mại thông qua các
hiệp định thương mại ở cấp độ song phương hay đa phương. Việt Nam cũng
không nằm ngoài xu hướng này khi đã tham gia và ký kết rất nhiều hiệp định
thương mại với nhiều đối tác trên thế giới. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, hiệp
định thương mại được ký kết với các nước thành viên ASEAN luôn đóng vai
trò quan trọng nhất trong chính sách phát triển thương mại của Việt Nam
trong những năm qua. Kể từ khi Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định về
Chương trình ưu đãi Thuế quan có Hiệu lực chung (CEPT) để thành lập
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) vào ngày 15/12/1995, Việt
Nam đã triển khai một cách tích cực và đầy đủ theo đúng các cam kết về lộ
trình cắt giảm thuế quan. Việc triển khai này đã tạo ra một động lực quan
trọng giúp trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên
ASEAN không ngừng tăng lên nhờ được hưởng những ưu đãi thuế quan thấp
hơn so với hàng hoá cùng loại từ các quốc gia ngoài ASEAN khi đáp ứng
được các quy định về xuất xứ hàng hoá. Có thể thấy rằng, tác động của việc
thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hoá ASEAN trong áp dụng thuế quan ưu đãi
của Việt Nam trong những năm qua là rất lớn. Đặc biệt, hiệp định ATIGA
được ký kết thay cho hiệp định CEPT bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày
17/05/2010 đã đẩy nhanh quá trình cắt giảm thuế quan và xoá bỏ nhiều rào
cản để thúc đẩy trao đổi thương mại giữa các nước thành viên ASEAN.
Không dừng lại ở đó, các nước thành viên ASEAN muốn đưa sự hợp tác này
lên một tầm cao mới qua việc ký kết và ra đời cộng đồng kinh tế ASEAN
(AEC) vào ngày 31/12/2015. Sự ra đời của AEC được đánh giá là một bước
ngoặt lịch sử của khu vực ASEAN với việc đánh dấu sự hình thành một thị
trường chung giữa 623 triệu dân của nền kinh tế 2500 tỷ USD, đứng thứ 3
châu Á chỉ sau Trung Quốc, Nhật Bản và lớn thứ 7 thế giới, AEC ra đời vào
giai đoạn việc cắt giảm hoàn toàn thuế quan theo hiệp định ATIGA bước vào
giai đoạn cuối và sắp được tất cả các nước ASEAN hoàn thành. Theo đó,
hàng hoá của một nước nếu được công nhận xuất xứ ASEAN khi xuất khẩu
sang thị trường một nước thành viên ASEAN sẽ được hưởng mức thuế quan
ưu đãi rất thấp, thậm chí bằng không. Và để được công nhận xuất xứ ASEAN
thì những hàng hóa này phải tuân thủ theo các quy định về quy tắc xuất xứ
của Hiệp định ATIGA. Điều này tạo ra một cơ hội rất lớn cho hàng hoá của
Việt Nam được tự do lưu chuyển sang các nước ASEAN giống như trong
nước, đồng thời cũng đặt ra những thách thức rất lớn về cạnh tranh với hàng
hoá nhập khẩu từ các nước ASEAN nếu không biết nắm bắt và vận dụng một
cách có hiệu quả những quy định của AEC, trong đó có quy tắc về xuất xứ
hàng hoá. Như vậy, có thể thấy rằng với xu hướng cắt giảm thuế quan theo
hướng tự do hoá hoàn toàn của AEC thì vai trò của thuế quan đối với trao đổi
thương mại và tạo nguồn thu ngân sách cho các nước thành viên AEC ngày
càng giảm. Ngược lại, khi đó vai trò của quy tắc xuất xứ hàng hoá trong AEC
lại càng trở nên quan trọng, đây chính là hàng rào bảo hộ đối với hàng hoá sản
xuất tại các nước thành viên nói chung, Việt Nam nói riêng trước sự cạnh
tranh của hàng hoá nhập khẩu của các nước ngoài AEC, đồng thời là công cụ
để đảm bảo việc thực thi thuế quan ưu đãi được xác định đúng đối tượng,
ngăn chặn các hành vi gian lận về thuế quan ưu đãi trong AEC. Thêm vào đó,
với xu hướng phát triển đa dạng hoá các hoạt động thương mại và sự gia tăng
của các FTA thì quy tắc xuất xứ hàng hoá trên thế giới trong những năm qua
có sự thay đổi nhanh chóng tác động đến sự thay đổi của quy tắc xuất xứ hàng
hoá trong ASEAN và hệ thống các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hoá áp
dụng tại Việt Nam. Trong bối cảnh như vậy, rất cần có sự nghiên cứu một
cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống các quy tắc về xuất xứ hàng hoá, đặc
biệt là quy tắc xuất xứ hàng hoá gắn với thuế quan ưu đãi ASEAN được áp
dụng trong bối cảnh cộng đồng kinh tế ASEAN đã được thành lập, để có thể
đưa ra được những chính sách và biện pháp phù hợp nhằm tối đa những lợi
ích đem lại cho cộng đồng doanh nghiệp và sự phát triển của Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do đó, NCS đã lựa chọn đề tài “Quy tắc xuất xứ
hàng hoá với việc áp dụng thuế quan ưu đãi của Việt Nam trong cộng đồng
kinh tế ASEAN” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Trước yêu cầu khách quan của việc áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hoá ở
Việt Nam, tác giả xác định mục đích nghiên cứu đề tài luận án: “Quy tắc xuất
xứ hàng hoá với việc áp dụng thuế quan ưu đãi của Việt Nam trong cộng
đồng kinh tế ASEAN” là:
Nghiên cứu, hệ thống hoá những vấn đề lý luận về quy tắc xuất xứ hàng
hoá gắn liền với áp dụng thuế quan ưu đãi; phân tích việc áp dụng quy tắc xuất
xứ nhằm xác định xuất xứ ASEAN đối với hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu
sang các nước ASEAN để được hưởng thuế quan ưu đãi; phân tích và đánh giá
các biện pháp mà các cơ quan quản lý Việt Nam áp dụng nhằm xác định và
kiểm tra xuất xứ hàng hoá của các nước ASEAN để cho phép hưởng thuế quan
ưu đãi theo như cam kết của cộng đồng kinh tế ASEAN. Từ đó, đề xuất các giải
pháp nhằm góp phần thực hiện tốt quy tắc xuất xứ hàng hoá với việc áp dụng
thuế quan ưu đãi của Việt Nam trong cộng đồng kinh tế ASEAN.
Với mục đích nghiên cứu như trên, Luận án xác định các nhiệm vụ
nghiên cứu cơ bản sau:
- Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về xuất xứ hàng hoá và quy tắc
xuất xứ hàng hoá.
- Nghiên cứu việc thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hoá của một số quốc
gia, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc áp dụng quy tắc
xuất xứ hàng hoá ở Việt Nam.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá việc thực hiện quy tắc xuất xứ đối với
hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang các nước ASEAN
để được hưởng thuế quan ưu đãi, bao gồm: việc xây dựng các quy định về
xuất xứ hàng hoá, việc xác định, cấp chứng nhận xuất xứ ASEAN cho hàng
hoá của các doanh nghiệp xuất khẩu sang các nước ASEAN; việc kiểm tra về
xuất xứ hàng hoá để hưởng thuế quan ưu đãi của các cơ quan nhà nước Việt
Nam đối với hàng hoá nhập khẩu của các nước ASEAN vào Việt Nam. Chỉ ra
những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong
quá trình thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hoá với việc áp dụng thuế quan ưu
đãi của Việt Nam trong AEC .
- Trên cơ sở đánh giá việc thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hoá với việc
áp dụng thuế quan ưu đãi ở Việt Nam thời gian qua, đưa ra các giải pháp cụ
thể đối với nhà nước và doanh nghiệp nhằm thực hiện tốt quy tắc xuất xứ
hàng hoá với việc áp dụng thuế quan ưu đãi của Việt Nam trong cộng đồng
kinh tế ASEAN.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là Quy tắc xuất xứ hàng hoá gắn
liền với việc áp dụng thuế quan ưu đãi của Việt Nam trong cộng đồng kinh tế
ASEAN.
Phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án chỉ tập trung trên các khía
cạnh: việc áp dụng quy tắc xuất xứ để xác định xuất xứ ASEAN đối với hàng
hoá của Việt Nam xuất khẩu sang các nước ASEAN để được hưởng thuế quan
ưu đãi và ngược lại là việc các cơ quan quản lý Việt Nam áp dụng quy tắc
xuất xứ để xác định và kiểm tra xuất xứ hàng hoá của các nước ASEAN để
cho phép hưởng thuế quan ưu đãi theo như cam kết về cắt giảm thuế quan
trong cộng đồng kinh tế ASEAN.
Thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu đánh giá quá trình
áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hoá từ khi Việt Nam thực hiện cam kết cắt giảm
thuế quan theo CEPT/AFTA năm 2006 đến 2016 và đề xuất các giải pháp áp
dụng gắn với định hướng phát triển đến năm 2025.
Địa bàn nghiên cứu: Để có số liệu phục vụ nghiên cứu, luận án tập trung
nghiên cứu đánh giá chủ yếu về Quy tắc xuất xứ hàng hoá với việc áp dụng
thuế quan ưu đãi gắn liền với hoạt động trao đổi thương mại giữa Việt Nam
với các nước ASEAN trong AEC.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Luận án được thực hiện dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Lê nin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, việc
nghiên cứu đề tài cũng dựa trên các chủ trương, chính sách, pháp luật của
Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, quản lý nhà nước đối với
hoạt động thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài các phương pháp
mang tính truyền thống trên, đề tài áp dụng các phương pháp phân tích, so
sánh, tổng hợp, hệ thống, luật so sánh, thống kê và dự báo qua những dữ liệu
thứ cấp để làm sáng tỏ vấn đề cần được nghiên cứu trong đề tài. Cụ thể:
- Phương pháp nghiên cứu gián tiếp thông qua tổng hợp và phân tích tư
liệu, nhất là các tư liệu sơ cấp.
- Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp: Phương pháp này được vận
dụng chủ yếu nhằm xem xét, hệ thống hóa và tóm tắt những kết quả nghiên
cứu có liên quan tới đề tài luận án.
- Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích, thống kê: Thông qua
phương pháp này, các thông tin đơn lẻ sẽ được tổng hợp, hệ thống hóa và xâu
chuỗi thành các nhóm vấn đề; các số liệu và dữ liệu thu thập sẽ được phân
Kết luận chương 4
1. Trong xu hướng phát triển mạnh mẽ của các hiệp định thương mại tự
do trên thế giới như hiện nay đang có sự tác động rất lớn đến hoạt động giao
thương và áp dụng quy tắc xuất xứ của Việt Nam. Chương 4 đã đánh giá
những điểm chính về các xu hướng phát triển của các FTA trên thế giới và tác
động đến Việt Nam, cũng như chỉ ra xu hướng xây dựng và áp dụng các quy
định xuất xứ hàng hóa mới trên thế giới.
2. Nội dung chương 4 cũng đã đề xuất các giải pháp tăng cường thực
hiện tốt quy tắc xuất xứ hàng hoá với việc áp dụng thuế quan ưu đãi trong
AEC xét trên hai khía cạnh đó là:
• Về phía nhà nước cần: Tạo dựng khuôn khổ pháp lý xuất xứ hàng hoá
hoàn chỉnh dựa trên cơ sở nền tảng các quy định về xuất xứ trong AEC; Đẩy
mạnh việc hỗ trợ, phối hợp trao đổi thông tin và kiến thức về thuế quan và
xuất xứ hàng hoá giữa các cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp; Thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành nghề sản xuất nhằm đáp ứng được các tiêu
chí xuất xứ hàng hoá trong AEC; Tăng cường nâng cao năng lực quản lý,
kiểm tra, giám sát việc thực hiện và đảm bảo sự tuân thủ pháp luật về xuất xứ
hàng hoá trong AEC của các cơ quan quản lý nhà nước..
• Về phía các doanh nghiệp Việt Nam cần: Chủ động, tích cực nắm bắt
và áp dụng các quy định về xuất xứ hàng hoá, thuế quan vào trong hoạt động
kinh doanh; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ, am hiểu về xuất
xứ hàng hoá; Đầu tư nâng cao trình độ, năng lực sản xuất để đáp ứng được
các yêu cầu về quy tắc xuất xứ hàng hoá trong AEC.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top