daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
1
Chương 1: Mục tiêu, nhiệm vụ quan trắc môi trường
tỉnh Đồng Tháp
1.1 Mục tiêu
1.1.1 Mục tiêu chung
Mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Đồng Tháp được nghiên cứu thiết kế và xây
dựng sẽ cần bảo đảm đạt được các mục tiêu tổng quát sau đây:
- Kiểm tra tác động lâu dài cuả các chất ô nhiễm trong môi trường.
- Đánh giá hiệu quả cuả chiến lược khống chế ô nhiễm.
- Cung cấp số liệu cho quy hoạch sử dụng đất.
- Nghiên cứu nguồn ô nhiễm.
- Quan sát chiều hướng ô nhiễm.
- Hiệu chỉnh mô hình lan truyền các chất ô nhiễm.
- Báo động và cảnh giới ô nhiễm.
- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm.
- Nghiên cứu bản chất và tác động giữa các chất ô nhiễm.
- Đánh giá đúng hiện trạng ô nhiễm và dự báo xu thế diễn biến ô nhiễm.
- Nghiên cứu, làm rõ bản chất và tác động giữa các chất ô nhiễm, xác định các
xu hướng biến động trong trạng thái tài nguyên và môi trường.
1.1.2 Mục tiêu cụ thể

Một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với công tác quan trắc môi trường
là cung cấp các số liệu quan trắc và phân tích các chỉ thị, chỉ tiêu chất lượng môi
trường một cách chính xác, trung thực và khách quan về bản chất môi trường, đánh
giá hiện trạng môi trường và diễn biến môi trường, giúp cho các cơ quan quản lý
môi trường, chính quyền địa phương và nhân dân có giải pháp phòng chống hiệu
quả.
- Xây dựng năng lực quan trắc và phân tích môi trường của Sở Tài nguyên và
Môi trường, các Phòng Tài nguyên và Môi trường của các huyện, thị.
2
- Đào tạo kiến thức cơ sở về môi trường và quan trắc môi trường cho các cán
bộ Phòng tài nguyên và môi trường huyện, thị và các cán bộ phụ trách địa
chính và môi trường cấp xã.
- Lập kế hoạch đầu tư về nhân lực, trang thiết bị, kinh phí phục vụ thiết thực
yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong giai đoạn 2008-2010 và
định hướng đến năm 2020 nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh Đồng Tháp trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá trên địa bàn tỉnh.
1.1.3 Mục tiêu lâu d*i
Chương trình quan trắc chất lượng môi trường của tỉnh Đồng Tháp về lâu dài sẽ đạt
được các mục tiêu chủ yếu sau:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng chất lượng môi trường tỉnh Đồng Tháp,
đảm bảo độ tin cậy và phù hợp với quy định, tiêu chuẩn quốc gia để phục vụ
công tác quản lý môi trường, báo động ô nhiễm trong vùng.
- Tạo cơ sở dữ liệu để đánh giá khả năng lan truyền ô nhiễm trong vùng và lưu
vực, phục vụ công tác đánh giá và dự báo khả năng tác động môi trường do ô
nhiễm.
- Tạo cơ sở dữ liệu để dự báo và đề xuất các phương án phòng chống ô nhiễm
và sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và vùng ĐBSCL.
- Xây dựng tiềm lực về con người và thiết bị kỹ thuật để có đủ khả năng quản
lý, điều hành hệ thống quan trắc môi trường, sử dụng thành thạo công nghệ
thông tin GIS và các mô hình lan truyền chất ô nhiễm trong lưu vực phục vụ
công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong khu vực.
1.2 Nhiệm vụ
1.2.1 Nhiệm vụ chung
Để thực hiện các mục tiêu trên, cần đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chung như sau:
- Thực hiện quan trắc, giám sát môi trường hàng năm.
- Xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm.
3
- Thực hiện các nghiên cứu chuyên đề làm rõ tác động của các chất ô nhiễm
tác động tới môi trường.

1.2.2 Nhiệm vụ cụ thể
Với mục đích nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng mạng lưới môi
trường cấp tỉnh phục vụ cho công tác quản lý môi trường của địa phương, thì các
nhiệm vụ cụ thể của dự án có thể được xác định như trình bày dưới đây :
- Nghiên cứu xác định vị trí các điểm quan trắc môi trường, lựa chọn các thông
số quan trắc.
- Tập hợp, đánh giá các tài liệu, số liệu môi trường toàn tỉnh.
- Quan trắc thăm dò: Khảo sát, đo đạc các thông số môi trường và đánh giá
hiện trạng môi trường.
- Thiết kế mạng lưới quan trắc.
- Đề xuất các phương án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực phù
hợp điều kiện thực tế và kế hoạch thực hiện dài hạn.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường trên phần mềm máy tính.
4
Chương 2: Nghiên cứu lựa chọn các địa điểm quan trắc
2.1 Hiện trạng mạng lưới sông ngòi của tỉnh Đồng Tháp
Với gần 120 km sông Tiền và khoảng 30 km sông Hậu, cùng với những con sông
lớn như sông Sở Thượng và sông Sở Hạ, tỉnh Đồng Tháp còn có hệ thống khoảng
1.000 kênh rạch lớn nhỏ với tổng chiều dài dòng chảy là 6.273 km, mật độ sông
trung bình 1,86 km/km
2
.
a) Sông Tiền là dòng chảy chính chảy qua 114 km, chia tỉnh Đồng Tháp thành 2
vùng lớn: Vùng phía Bắc sông Tiền thuộc khu vực Đồng Tháp Mười và vùng phía
Nam sông Tiền thuộc khu vực trũng giữa sông Tiền - sông Hậu. Chiều rộng sông
biến động trong khoảng 510 - 2.000m, chiều sâu lòng sông trung bình từ 15m - 20m,
lưu lượng bình quân 11.500 m
3
/s, lớn nhất 41.504 m
3
/s, nhỏ nhất 2.000 m
3
/s.
b) Sông Hậu dài khoảng 30 km trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, chiều rộng biến động
trong khoảng 300 – 500m và chiều sâu lòng sông thay đổi từ 10m-30m.
c) Các dòng chảy khác
- Hệ thống các kênh rạch ngang chuyển nước từ sông Tiền vào Đồng Tháp Mười:
như kênh Trung Ương, kênh Đồng Tiến, kênh Nguyễn Văn Tiếp, Trong đó, quan
trọng nhất là kênh Trung Ương chiếm 40% tổng lượng nước các kênh ngang cấp cho
nội đồng.
- Hệ thống các kênh dọc: Kênh 2/9, kênh Thống Nhất, kênh Tân Công Chí, kênh
Tân Công Sính, kênh Phước Xuyên, trong đó nước sông Tiền theo kênh 28-Phước
Xuyên lên rất xa là nguồn bổ sung nước quan trọng cho vùng Đồng Tháp Mười.
- Hệ thống các sông rạch tự nhiên như rạch Sở Thượng, Sở Hạ, Ba Răng, Cần Lố,
đã góp phần khá lớn trong việc cấp và thoát nước ở các huyện phía Bắc sông Tiền.
- Phía Nam sông Tiền ngoài sông rạch tự nhiên như rạch Sa Đéc, rạch Cái Tàu, còn
có những tuyến kênh quan trọng nhất như kênh Lấp Vò, kênh Mương Khai, nối
sông Tiền và sông Hậu.
Mùa lũ ở tỉnh Đồng Tháp kéo dài từ tháng VII đến tháng XI. So với các huyện phía
Bắc sông Tiền, lũ xuất hiện tại các huyện phía Nam sông Tiền chậm hơn Tân Châu
5
10 - 20 ngày. Vào tháng VII, khi nước sông dâng cao, nội đồng tích nước, mực nước
bình quân cao dần. Những vùng ngập sớm trước 15/VIII là huyện Hồng Ngự, Tam
Nông, Thanh Bình, một phần huyện Tân Hồng, Cao Lãnh, Tháp Mười. Các vùng
còn lại của ĐTM và bờ Nam sông Tiền như Tân Mỹ, Tân Khánh Đông ngập trước
1/IX. Các vùng ven sông Hậu ngập từ 1/IX đến 15/IX. Cường suất lũ lên từ 3-4
cm/ngày, cá biệt có khi lên đến 10 cm/ngày. Mùa kiệt bắt đầu không đồng bộ trên
địa bàn tỉnh Đồng Tháp, chậm dần từ phía Bắc xuống phía Nam, thường kéo dài từ
tháng XII đến tháng V, kiệt nhất là vào tháng IV. Trong mùa kiệt, lưu lượng sông
Tiền và sông Hậu giảm mạnh, nhưng mức nước trên sông Tiền luôn luôn cao hơn
mức nước trên sông Hậu.
Trong điều kiện lũ trung bình (tương đương lũ năm 1999, tần suất 50%), độ sâu
ngập lũ lớn nhất khoảng 3,25m.
- Khu vực ngập sâu >3m : Diện tích nhỏ, tập trung ở khu vực Thường Phước
(huyện Hồng Ngự).
- Khu vực ngập từ 2-3m phân bố ở các diện tích thấp của Đồng Tháp Mười như
khu vực Ngũ Thường (Hồng Ngự), kênh Thống Nhất, kênh Tân Công Sính,
- Khu vực ngập từ 1-2m phân bố phần lớn ở các huyện Thanh Bình, Tam Nông,
Tháp Mười, phía Bắc huyện Cao Lãnh và một phần diện tích trũng của các
huyện phía Nam sông Tiền (Lấp Vò, Lai Vung).
- Khu vực ngập <1m phân bố ở ven sông Tiền, các gò cao của huyện Tân Hồng,
phía Nam các huyện Cao Lãnh, Tháp Mười, TP Cao Lãnh và các huyện phía
Nam sông Tiền.
Trong điều kiện lũ lớn, độ sâu ngập lũ lớn nhất lên đến 4,25 m. Diện tích vùng ngập
sâu 2-3m tăng lên rất nhiều. Diện tích của vùng ngập sâu < 1 m thu hẹp chỉ còn ở
Gò Sa Rài, ở khu vực Kênh số 1 và kênh Hội Đồng Tường (huyện Cao Lãnh) và
diện tích ở vùng ven sông Hậu và các huyện phía Nam như Châu Thành và Tx. Sa
Đéc. Về thời gian ngập, trong những năm lũ trung bình và lớn, phần lớn diện tích
ngập 4-5 tháng nằm ở phía Bắc kênh Nguyễn Văn Tiếp. Hầu hết diện tích còn lại
của tỉnh ngập từ 1-3 tháng. Diện tích ngập dưới 1 tháng không lớn, nằm ven sông
Tiền của huyện Cao Lãnh (giáp với Tiền Giang)

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top