daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
PHẦN I MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 3
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................... 4
2.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4
2.1.1 Khái quát về hàng giả.............................................................................. 4
2.1.2 Tác hại của sản xuất và buôn bán hàng giả: ............................................. 8
2.1.3 Quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả ........................................... 8
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về phòng,
chống sản xuất và buôn bán hàng giả .................................................... 18
2.2 Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 22
2.2.1 Kinh nghiệm phòng, chống hàng giả ở một số nước trên thế giới .......... 22
2.2.2 Khái quát về sản xuất và buôn bán hàng giả tại Việt Nam ..................... 26
2.2.3 Bài học kinh nghiệm về quản lý Nhà nước trong phòng, chống sản
xuất và buôn bán hàng giả..................................................................... 29
PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 31
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................ 31
3.1.1 Khái quát về thành phố Bắc Giang ........................................................ 31
3.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 36
3.2.1 Phương pháp tiếp cận: ........................................................................... 36
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 37
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 37
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 37
3.2.5 Phương pháp chuyên gia ....................................................................... 38
3.2.6 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu................................................................. 38
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 39
4.1 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về phòng, chống sản xuất và
buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Bắc Giang ............................ 39
4.1.1 Tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố
Bắc Giang............................................................................................. 39
4.1.2 Công tác quản lý nhà nước về phòng, chống sản xuất và bán buôn
hàng giả trên địa bàn thành phố Bắc Giang. .......................................... 45
4.1.3 Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về phòng, chống sản
xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Bắc Giang. ............... 69
4.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về
phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố
Bắc Giang. ............................................................................................ 80
4.2.1 Dự báo diễn biến tình hình tệ nạn sản xuất và bán buôn hàng giả
trên địa bàn thành phố Bắc Giang trong thời gian tới. ........................... 80
4.2.2 Các giải pháp chủ yếu ........................................................................... 86
4.2.3 Các giải pháp hỗ trợ.............................................................................. 94
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 97
5.1 Kết luận ................................................................................................ 97
5.2 Các kiến nghị về hoàn thiện quản lý nhà nước về phòng, chống
hàng giả ................................................................................................ 98
5.2.1 Đối với Chính phủ ................................................................................ 98
5.2.2 Đối với Ban 389 Trung ương ................................................................ 99
5.2.3 Đối với các Bộ, ngành liên quan; ........................................................ 100
5.2.4 Đối với UBND tỉnh Bắc Giang ........................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 102
PHỤ LỤC........................................................................................................ 105
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Bước vào công cuộc đổi mới, những năm qua, cùng với sự tăng trưởng
kinh tế, thương mại nước ta đang ngày càng phát triển, thị trường sôi động, hàng
hóa dồi dào, phong phú, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước và mở rộng
xuất, nhập khẩu. Tuy nhiên, một trong những mặt trái của cơ chế thị trường đang
gây nhức nhối và thách thức đối với chúng ta, đó là nạn sản xuất và buôn bán
hàng giả.
Các hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả ở nước ta đang có chiêù
hướng gia tăng và ngày càng lan rộng sang nhiều ngành hàng, nhiều chủng loại
hàng hoá. Hàng giả xuất hiện ở hầu hết các ngành kinh tế, kỹ thuật và ngày càng
đa dạng về chủng loại như: Vật tư, hàng tiêu dùng, thuốc chữa bệnh, hoá đơn
chứng từ, tiền… nhất là các loại hàng hoá có uy tín trên thị trường. Thủ đoạn sản
xuất và buôn bán hàng giả ngày càng tinh vi, loại hình hàng hoá làm giả ngày
càng đa dạng. Ngày nay hàng hoá không chỉ làm giả về chất lượng mà đặc biệt
còn giả về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và nguồn gốc xuất xứ. Hàng giả ảnh
hưởng không nhỏ đến sức khoẻ, tiền bạc của người tiêu dùng, làm thiệt hại về uy
tín, vật chất cho doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến uy tín quốc gia, vi phạm
các điều ước quốc tế mà ta ký kết, điều đó làm kìm hãm sự tăng trưởng, phát
triển kinh tế - xã hội.
Trước nguy cơ gây hại của nạn hàng giả, đẩy mạnh công tác đấu tranh sản
xuất và buôn bán hàng giả là một yêu cầu cấp bách đòi hỏi sự quan tâm của Đảng
và Nhà nước. Đề giải quyết vấn nạn này cần có sự chung tay phối hợp của
nhiều cơ quan ban ngành. Với chức năng kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu thông
trên thị trường, thời gian qua lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã
phối hợp với các cơ quan chức năng liên ngành khác như: Công an tỉnh, Sở khoa
học và công nghệ, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn… tích cực
triển khai nhiều biện pháp đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên
địa bàn và đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần lành mạnh hoá hoạt
động lưu thông hàng hoá trên thị trường nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, xã
hội, người sản xuất chân chính và người tiêu dùng. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất
và buôn bán hàng giả vẫn chưa bị đẩy lùi, đang có nhiều diễn biến phức tạp, với
các thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn. Trong khi đó, cơ chế quản lý cũng như chế
tài xử lý trong lĩnh vực này chưa đủ sức răn đe, gây khó khăn và làm hạn chế
hiệu quả của các cơ quan thực thi; công tác giáo dục, tuyên truyền về hàng giả
chưa được coi trọng nên trình độ nhận thức của các tầng lớp nhân dân về tác hại
của hàng giả chưa được đầy đủ…
Xuất phát từ thực tế trên, học viên lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý
Nhà nước về phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn thành
phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về phòng, chống
sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Bắc Giang từ đó đề xuất
giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về phòng,
chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Bắc Giang trong thời
gian từ 2015-2020.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà
nước trong hoạt động phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả.
- Phân tích, đánh giá thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng tới công tác
quản lý Nhà nước về phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn
thành phố Bắc Giang;
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
về phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Bắc Giang
trong thời gian từ 2015-2020.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà
nước trong phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố
Bắc Giang.
Đối tượng khảo sát gồm:
- Các chủ thể có tham gia trực tiếp sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa
bàn thành phố Bắc Giang;
- Các loại hàng giả lưu hành trên thị trường thành phố Bắc Giang;
- Các chủ thể có liên quan, hay tham gia gián tiếp đến việc sản xuất và
buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Bắc Giang;
- Các chủ thể tham gia công tác phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng
giả trên địa bàn thành phố Bắc Giang;
- Các chính sách, Nghị định, thông tư, quyết định, quy chế... liên quan đến
công tác quản lý nhà nước về phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên
địa bàn thành phố Bắc Giang.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước
về phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Bắc Giang.
- Phạm vi về thời gian
+ Số liệu thông tin thứ cấp được thu thập từ năm 2010 đến năm 2014, giải
pháp cho thời gian 2015-2020.
+ Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 3/2014 đến tháng 03/2015
- Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn thành phố
Bắc Giang.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng công tác quản lý nhà nước về phòng, chống sản xuất và buôn
bán hàng giả trên địa bàn thành phố Bắc Giang thời gian qua như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước về phòng,
chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Bắc Giang?
- Những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về
phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn thành phố Bắc Giang
trong thời gian tới?
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái quát về hàng giả
2.1.1.1 Khái niệm hàng giả:
Hàng giả là một thuật ngữ dùng để phân biệt và so sánh với hàng thật.
Thuật ngữ “hàng giả” không được định nghĩa trong từ điển tiếng Việt. Ở các
nước trên thế giới cũng chưa có định nghĩa tổng quát về hàng giả.
Theo Mác-Lênin, hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu
cầu nào đó của con người, được sản xuất ra để trao đổi, mua bán trên thị trường.
Hàng hóa bao giờ cũng có hai thuộc tính: Giá trị sử dụng và giá trị. Một sản
phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi nó thỏa mãn hai thuộc tính vừa nêu. (NXB Lý
luận chính trị. Giáo trình Kinh tế Chính trị Mác-Lênin và một số vấn đề về tổ
chức, quản lý kinh tế ở Việt Nam (tập 1), Tr12).
Các mặt hàng giả như: hoa giả, răng giả, chân tay giả, đồ giả cổ, … là
những sản phẩm có đủ hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị nên nó không là
đối tượng được nghiên cứu và đề cập đến trong luận văn này.
Theo từ điển Việt: "Giả có nghĩa là không phải thật mà là được làm ra với
bề ngoài giống như thật, thường để đánh lừa" ( )
Ở Việt Nam, văn bản pháp luật đầu tiên đưa ra định nghĩa về hàng giả là
Nghị định 140/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính
phủ) quy định về việc kiểm tra, xử lý hoạt động sản xuất buôn bán hàng giả. Điều
3 của Nghị định quy định : “Hàng giả là những sản phẩm, hàng hóa được sản
xuất ra trái pháp luật có hình dáng giống như sản phẩm hàng hóa được Nhà nước
cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường; hay những sản phẩm,
hàng hóa không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi
và công dụng của nó”. Và tại Điều 4 của Nghị định 140/HĐBT nêu cụ thể 6
trường hợp được coi là hàng giả, bao gồm: 1. Sản phẩm, hàng hóa (kể cả hàng
nhập khẩu) có nhãn sản phẩm giả mạo hay nhãn sản phẩm của một cơ sở sản
xuất khác mà không được chủ nhãn đồng ý; 2. Sản phẩm, hàng hóa mang nhãn
hiệu hàng hóa giống hệt hay tương tự có khả năng làm cho người tiêu dùng
nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa của cơ sở sản xuất, buôn bán khác đã đăng ký
với cơ quan bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Cục sáng chế), hay đã được bảo
hộ theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia; 3. Sản phẩm, hàng hóa mang
nhãn không đúng với nhãn sản phẩm đã đăng ký với cơ quan tiêu chuẩn đo lường
chất lượng; 4. Sản phẩm, hàng hóa ghi dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam khi
chưa được cấp giấy chứng nhận và dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam; 5. Sản
phẩm, hàng hóa đã đăng ký hay chưa đăng ký chất lượng với cơ quan Tiêu
chuẩn Đo lường chất lượng mà có mức chất lượng thấp hơn mức tối thiểu cho
phép; 6. Sản phẩm, hàng hóa có giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản
chất, tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó.”
Kể từ sau Nghị định 140/HĐBT năm 1991, khái niệm hàng giả tiếp tục
được đề cập đến trong nhiều văn bản pháp luật của Việt Nam và đã có sự phát
triển, hoàn thiện đáng kể.
Theo Điều 3, Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản
xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấp và bảo vệ người tiêu dùng, hàng giả gồm:
a) Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công
dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá
trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố
hay đăng ký;
b) Hàng hóa có hàm lượng định lượng chất chính hay trong các chất dinh
dưỡng hay đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với
tiêu chuẩn chất lượng hay quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc
ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
c) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất;
có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược
chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
d) Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt
từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký,
công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt
chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân,
địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hay tên thương phẩm
hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hay giả mạo bao bì hàng
hóa của thương nhân khác;
e) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về
nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
g) Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu
trí tuệ năm 2005;
h) Tem, nhãn, bao bì giả.
Tóm lại, hàng giả là hàng bất hợp pháp so với hàng thật được pháp luật
thừa nhận và bảo hộ.
Từ cơ sở thực tiễn và những phân tích trên, có thể khái quát về hàng giả
như sau: Hàng giả là những sản phẩm hàng hóa được sản xuất ra trái pháp luật
có hình dáng giống như những sản phẩm hàng hóa được Nhà nước cho phép sản
xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường hay những sản phẩm hàng hóa
không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi và công
dụng của nó, là loại sản phẩm hàng hóa mang nhãn hiệu hàng hóa giống hệt
hay tương tự có khả năng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với sản phẩm
hàng hóa thật mà cơ sở sản xuất kinh doanh đã đăng ký với cơ quan bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp hay được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Việt
Nam có tham gia.
2.1.1.2 Cách nhận biết hàng giả
Ngày nay, hàng giả ngày càng được sản xuất rất tinh vi, gần giống với hàng
thật nên rất khó phân biệt. Mỗi loại sản phẩm hàng hóa có cách phân biệt khác nhau,
các nhà sản xuất luôn đưa ra các dấu hiệu để phân biệt với hàng giả, tuy nhiên ở mỗi
- Năm 2012:
+ Ngày 22 tháng 5 năm 2012 Đội QLTT chống hàng giả phối hợp với
Đội CSĐTTPTTQLKT-CATP.Bắc Giang kiểm tra Công ty Cổ phần Phân bón
Hà Bắc do ông Lương Cao Cường là Giám đốc làm thay mặt (Đ/c: Cụm CN
Xương Giang II, xã Xương Giang, TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang). Kết quả
kiểm tra đã phát hiện và tạm thời niêm phong tổng số hàng hoá: 4.000 kg. Trong
đó: Phân bón NPK: 12-5-10+TE, SL: 120 bao x 25 kg/01 bao = 3.000 kg; 5-10-
3+ TE, SL: 40 bao x 25 kg/01 bao = 1.000 kg). Tổ kiểm tra đã đề nghị Thanh
tra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh hỗ trợ lấy mẫu và gửi mẫu
đến cho cơ quan chức năng (Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống sản phẩm cây
trồng và Phân bón Quốc gia) và đã có kết luận phân bón không đảm bảo chất
lượng. Do vụ việc vượt quá thẩm quyền của Đội đã đề nghị Chi cục trình Chủ
tịch UBND tỉnh ra Quyết định xử phạt VPHC (ngày 18/6/2012) trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh phân bón đối với Công ty CP Phân bón Hà Bắc . Ngày
20/6/2012 Tổ kiểm tra đã lập Biên bản mở niêm phong, giao trả hàng hoá niêm
phong cho Công ty để Công ty thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo
Quyết định xử phạt VPHC. Kết quả xử lý: Xử phạt VPHC: 55.000.000 đ; Biện
pháp khắc phục hậu quả: Buộc Công ty Cổ phần Phân bón Hà Bắc phải tái chế
toàn bộ số lượng phân bón không đảm bảo chất lượng trước khi đưa sản phẩm ra
thị trường.
+ Ngày 29/6/2012 căn cứ vào nguồn tin báo của nhân dân, Đội QLTT số
1 thành phố Bắc Giang ra quyết định khám phương tiện vận tải mang biển KS
29C-04319 do ông Nguyễn Trần Hoàng Nguyên là lái xe kiêm chủ hàng địa chỉ:
Số 118 khu tập thể nhà máy Z153-thị trấn Đông Anh-HN. Hàng hoá trên xe gồm
giấy photo khổ A4-KT:29,8cm x 20,8cm, số lượng = 375g. Đội QLTT số 1 nghi
số giấy trên là hàng giả. Nên đã có công văn số 72 xác định hàng giả hàng thật
gửi Tổng Công ty giấy Việt Nam. Ngày 4/7/2012 Tổng Công ty giấy Việt Nam
đã gửi công văn số 705 thông báo kết quả giám định, kết luận số giấy trên là
hàng giả mạo nhãn hiệu của Công ty. Ngày 7/7/2012 Đội QLTT số 1 tiến hành
lập BBVPHC đối với ông Nguyễn Trần Hoàng Nguyên và gửi tờ trình xử phạt
VPHC tới UBND TP để xử lý. Ngày 13/7/2012 UBND TP ra Quyết định xử phạt
ông Nguyễn Trần Hoàng Nguyên. Phạt hành chính: 30.150.000đ, tịch thu toàn bộ
375gam giấy photo A4 trên.
- Năm 2013: Ngày 23/4/2013 Đội QLTT Chống Hàng giả phối hợp với Đội
CSKT, Phòng CSĐT TPTTQLKT-CV (Công an tỉnh Bắc Giang) kiểm tra Công
ty Xuất nhập khẩu Phân bón Bắc Giang. Kết quả phát hiện Công ty sản xuất
150.000 kg phân bón NPK kém chất lượng. Ngày 17/5/2013, UBND tỉnh Bắc
Giang đã ra Quyết định xử phạt: phạt tiền 55.000.000 đồng và buộc khắc phục
hậu quả: tái sản xuất toàn bộ 150.000 kg phân bón không bảo đảm chất lượng
theo quy định.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quản lý nhà nước về hải quan tại chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài Luận văn Luật 0
D Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực của Cảnh sát cơ động Công an thành phố Hà Nội Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên cấp huyện Văn hóa, Xã hội 1
D quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Văn hóa, Xã hội 0
H Em nhờ ad tải hộ em Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với cơ sở du lịch trên địa bàn thành phố hồ chí minh Sinh viên chia sẻ 1
D Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo Luận văn Sư phạm 0
D quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng ứng dụng tìm kiếm và quản lý nhà trọ online trên điện thoại Công nghệ thông tin 0
D Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top