daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
VIỆN NGÔN NGỮ HỘC VIỆN KHOA HỌC XÁC HỘI

VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN CẢNH HỢP

Phản biện 1: GS. TS. Phạm Hồng Thái
Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Như Phát
Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Văn Mạnh

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học
viện, họp tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học
xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 201...

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ
1. Lê Bí Bo, “Thực trạng bán hàng đa cấp ở Thành phố Hồ Chí
Minh”, số 1 (286) – 2016, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, trang 34.
2. Lê Bí Bo, “Hoàn thiện pháp luật nhằm quản lý hiệu quả hoạt
động bán hàng đa cấp”, Số 4 (289) – 2016, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật,
trang 28.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Bán hàng đa cấp du nhập vào Việt Nam từ những năm cuối thế kỷ
XX, theo số liệu thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương,
tính đến hết Quý I năm 2016, đã có 67 công ty đang áp dụng cách
kinh doanh này (trong đó, có 54 doanh nghiệp trong nước và 13 doanh
nghiệp nước ngoài). Hiện nay, cả nước có khoảng 1,2 triệu người tham gia
mạng lưới kinh doanh của các doanh nghiệp đa cấp, tổng doanh thu trong
năm 2015, khoảng 6.000 tỉ đồng tăng trưởng 6,4% so với năm 2013 [31,
tr.19].
Cho đến nay, bán hàng đa cấp mặc dù không còn mới đối với
người dân Việt Nam, nhưng vẫn là đề tài mang tính thời sự, gây nhiều
tranh luận trên phạm vi cả nước. Nếu doanh nghiệp thực hiện cách
bán hàng đa cấp đúng nghĩa, đúng pháp luật, sẽ có những đóng góp nhất

định cho nền kinh tế; đó là vấn đề mang tính nguyên tắc, bất kỳ phương
thức bán hàng nào cũng đều giúp cho việc phát triển sản xuất và lưu thông
hàng hóa. Xét trên bình diện rộng hơn, bán hàng đa cấp sẽ tạo thêm việc
làm và thu nhập cho nhiều người lao động; giúp cho người tiêu dùng có
thêm sự lựa chọn mua sắm, hàng hóa được giao tận nhà; giúp cho doanh
nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí trung gian, chi phí quảng cáo, khuyến
mại… Tuy nhiên, lợi dụng lòng tin dưới hình thức những món lợi khổng lồ,
nhiều công ty “ma” đã giả danh doanh nghiệp bán hàng đa cấp nước ngoài để
kéo theo hàng nghìn người kinh doanh nhưng chưa hiểu rõ cách bán
hàng đa cấp, để lừa đảo người tiêu dùng. Nhiều công ty bán hàng đa cấp làm
ăn chụp giựt, thu được lợi nhuận lớn ban đầu rồi bỏ trốn gây hậu quả
xấu cho người tiêu dùng, bằng chứng là có đến 20 công ty bán hàng đa cấp,
chiếm gần 30% công ty được cấp giấy phép ngưng hoạt động, trong đó có
công ty bị tịch thu giấy phép kinh doanh do hành vi lừa đảo không trung thực
[70, tr.18]. Mỗi công ty bán hàng đa cấp có hàng ngàn người tham gia, gây
ảnh hưởng đến họ với sự tác động xấu của cách kinh doanh này. Thế
là, từ một cách kinh doanh hợp pháp, bán hàng đa cấp trở thành bất
hợp pháp dưới sự bóp méo của những kẻ lừa đảo, gây mất lòng tin của người

1


tiêu dùng, khiến xã hội Việt Nam chưa coi trọng , thậm chí phản đối về bán
hàng đa cấp, cho rằng đây là hình thức kinh doanh có tính chất “lừa đảo”, đề
nghị Nhà nước cấm.
Vậy, vì sao hoạt động kinh doanh đa cấp liên tục biến tướng phức
tạp, gây hậu quả nghiêm trọng với cộng đồng xã hội, ảnh hưởng tới an
ninh - trật tự? Rất nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, hoạt động kinh
doanh đa cấp biến tướng, lộn xộn trước hết là do việc kiểm tra, quản lý
kinh doanh đa cấp chưa thường xuyên, thiếu thống nhất, khiến một số
doanh nghiệp, đơn vị bán hàng đa cấp với mục đích lừa đảo có “đất” phát
triển... Bởi vậy, để tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động bán
hàng đa cấp, các cơ quan chức năng cần sớm bổ sung và hoàn thiện các
văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám
sát hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn; chủ động thực hiện hoạt động
giám sát, kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý kịp thời, hay chuyển cơ quan
có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bán hàng
đa cấp trên địa bàn; triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục,
nâng cao nhận thức cho người dân, doanh nghiệp bán hàng đa cấp và
người tham gia bán hàng đa cấp trên địa bàn về hoạt động bán hàng đa cấp
nói chung và pháp luật quản lý hoạt động bán hàng đa cấp nói riêng. Đối
với các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp muốn hoạt động tại các địa
phương phải có trụ sở chi nhánh, hay văn phòng đại diện, có người đại
diện, điện thoại cụ thể để ngành chức năng địa phương có cơ sở theo dõi,
cập nhập thông tin và kịp thời chấn chỉnh những sai phạm của doanh
nghiệp, nhân viên kinh doanh đa cấp. Các địa phương cũng cần chủ động
tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân nhận
diện hành vi bán hàng đa cấp bất chính, để tránh bị lôi kéo, “sập bẫy lừa
đảo”, thận trọng, cảnh giác với các biến tướng của loại hình kinh doanh đa
cấp, có phương án bảo vệ an toàn cho người tố cáo các đơn vị kinh doanh
đa cấp có biểu hiện lừa đảo…
Với thực tế được phân tích ở trên, nghiên cứu sinh thấy rằng, việc
nghiên cứu để xây dựng mô hình quản lý hiệu quả đối với hoạt động bán
hàng đa cấp ở Việt Nam hiện nay là vấn đề có tính cấp thiết. Công tác

2


quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp luôn là ưu tiên hàng
đầu của cơ quan chức năng, nhằm hỗ trợ hơn nữa những người tham gia
chân chính, tạo nên một cái nhìn tích cực về ngành này, đồng thời bảo vệ
tối đa quyền lợi của người tiêu dùng. Từ đó, nghiên cứu sinh đã mạnh dạn
lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp ở
Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu và làm Luận án Tiến sĩ luật học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là nhằm làm sáng tỏ những vấn
đề lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp; phân
tích, đánh giá thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện công tác
quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam hiện nay
để chỉ ra những điểm còn hạn chế, bất cập, từ đó, đề xuất những giải pháp
nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa
cấp ở Việt Nam trong tình hình mới.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ của
luận án là:
- Làm rõ bản chất, nội hàm của cách bán hàng đa cấp, từ
đó, làm rõ nhu cầu, vai trò và tính đặc thù trong nội dung quản lý nhà
nước đối hoạt động bán hàng đa cấp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng quản lý
nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam trong tình
hình mới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực
tiễn về hoạt động bán hàng đa cấp và quản lý nhà nước đối với hoạt động
bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

3


Về nội dung: Tác giả luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề
lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa
cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, để làm rõ hơn các
vấn đề nghiên cứu, tác giả luận án cũng tiến hành khảo cứu pháp luật và
thực tiễn quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp ở một số
quốc gia trên thế giới nhằm rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác quản
lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam.
Về không gian: Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm
thương mại lớn của cả nước, đồng thời, cũng là nơi tổ chức kinh doanh bán
hàng đa cấp nhiều nhất Việt Nam. Có đến 80% công ty bán hàng đa cấp của
Việt Nam đóng trên 2 địa bàn này, nhiều công ty kinh doanh thành công và có
đóng góp nhất định cho phát triển kinh tế, xã hội, song cũng không ít công ty
bán hàng đa cấp có hoạt động không trung thực ảnh hưởng xấu đến người
tiêu dùng, gây bức xúc cho xã hội. Vì vậy, tác giả luận án lấy địa bàn TP. Hồ
Chí Minh và Hà Nội để nghiên cứu thực tế nhằm rút ra những bài học từ thực
tiễn, góp phần đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối
với hoạt động bán hàng đa cấp.
Về thời gian: Các số liệu thống kê sử dụng trong luận án được tiến
hành thu thập từ năm 2004 đến năm 2016.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu hiệu quả những vấn đề của đề tài đặt ra,
luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Đây là phương pháp chủ đạo, xuyên suốt toàn bộ quá trình nghiên cứu của
luận án, để đưa ra những kết luận khoa học đảm bảo tính khách quan, chân
thực. Bên cạnh đó, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể
như: Phương pháp tiếp cận hệ thống đa ngành, liên ngành (kinh tế, luật
học, chính trị); phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp luật học so
sánh; phương pháp xã hội học pháp luật; phương pháp phân tích hệ thống;
phương pháp đồ họa (phương pháp mạng lưới); phương pháp mô hình (mô
hình tác nghiệp…).
Để thực hiện có hiệu quả mục đích nghiên cứu, tác giả luận án kết
hợp chặt chẽ các phương pháp này trong suốt quá trình nghiên cứu toàn bộ

4


nội dung luận án, tùy thuộc vào từng chương, các phương pháp nghiên cứu
được áp dụng như sau:
- Ở Chương 1, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê,
thu thập, phân tích, tiếp cận đa ngành nhằm đánh giá tổng quan tình hình
nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Ở Chương 2, tác giả chú trọng phương pháp hệ thống, so sánh,
phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm làm rõ những vấn đề lý luận của
quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp, đồng thời, phân tích
so sánh các quy định pháp luật của một số nước trên thế giới cũng như
thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động bán
hàng đa cấp, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm góp phần hoàn thiện công
tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam.
- Ở Chương 3, tác giả chú trọng phương pháp hệ thống hoá, phân
tích, tổng hợp, đánh giá; phương pháp đồ họa (phương pháp mạng lưới),
nhằm làm rõ thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành và
thực tiễn thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động bán
hàng đa cấp trong thời gian qua, chỉ ra những thành tựu cơ bản, những hạn
chế, bất cập và nguyên nhân.
- Ở Chương 4, tác giả vận dụng kết hợp các phương pháp lịch sử,
xã hội học pháp luật, phương pháp tổng hợp và dự báo để đưa ra phương
hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động
bán hàng đa cấp, bảo đảm mục tiêu của quản lý nhà nước đối với hoạt
động bán hành đa cấp, song vẫn tôn trọng quyền tự do kinh doanh và nhu
cầu phát triển của các doanh nghiệp cũng như người tham gia, tạo lợi thế
cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhưng bảo vệ hiệu quả quyền lợi của
người tiêu dùng trong cách kinh doanh bán hàng đa cấp…
5. Những điểm mới của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện về
quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trong điều kiện kinh


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quản lý nhà nước về hải quan tại chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài Luận văn Luật 0
D Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực của Cảnh sát cơ động Công an thành phố Hà Nội Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên cấp huyện Văn hóa, Xã hội 1
D quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Văn hóa, Xã hội 0
H Em nhờ ad tải hộ em Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với cơ sở du lịch trên địa bàn thành phố hồ chí minh Sinh viên chia sẻ 1
D Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo Luận văn Sư phạm 0
D quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng ứng dụng tìm kiếm và quản lý nhà trọ online trên điện thoại Công nghệ thông tin 0
D Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top