nhan_x5

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư xây dựng là một lĩnh vực quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Muốn đầu tư xây dựng có hiệu quả thì công tác quản lý có vai trò quyết định. Vì vậy, từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác quản lý đầu tư xây dựng. Tại Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đã quán triệt:
Xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, điện lực, thông tin, thuỷ lợi, cấp thoát nước... Không tập trung quá nhiều cơ sở công nghiệp và dân cư vào các đô thị lớn... Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý đô thị, nâng cao thẩm mỹ kiến trúc... [63, tr.94].
Trong nhiều năm qua, Nhà nước đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng, trong đó rất chú trọng việc nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về lĩnh vực này. Theo đó, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng ngày càng được hoàn thiện, có tính khả thi cao, điều chỉnh khá toàn diện hoạt động đầu tư xây dựng; hệ thống tổ chức quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng cũng từng bước được kiện toàn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động đầu tư xây dựng, đặc biệt là đầu tư xây dựng tại các đô thị trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Nhìn chung, các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chấp hành tốt hơn các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, tình hình đầu tư xây dựng ngày càng phát triển mạnh mẽ, bên cạnh các nguồn lực của nhà nước, đã huy động được nguồn lực to lớn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho hoạt động đầu tư xây dựng; hạ tầng đô thị, đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật đô thị; cảnh quan, kiến trúc ngày càng được bảo đảm, thể hiện ngày càng rõ nét bản sắc Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật về đầu tư xây dựng một số bất cập như:
- Các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng hiện hành vừa thiếu, vừa chồng chéo, mâu thuẫn; nhiều văn bản đã lỗi thời lạc hậu, bất cập trong thực tế. Tình trạng thiếu thống nhất, không bảo đảm đồng bộ của các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư¬ xây dựng gây ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình quản lý và thực hiện đầu tư¬ xây dựng của đất nư¬ớc.
- Cùng với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt Nam có sự thay đổi nhanh, mạnh, tăng trưởng không ngừng về mọi mặt. Điều này dẫn đến quản lý nhà nước bằng pháp luật nói chung và quản lý nhà nước bằng pháp luật về đầu tư xây dựng nói riêng không theo kịp với nhu cầu cũng như tốc độ phát triển của xã hội.
- Việc phân cấp quản lý, phân công nhiệm vụ, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng còn chưa hợp lý, chưa phù hợp với năng lực, trình độ, chưa rõ trách nhiệm, nhiều đầu mối, nhiều ngành tham gia.
Hà Nội “là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế” [1]. Diện mạo của Thủ đô Hà Nội là bộ mặt thay mặt cho cả đất nước, là danh dự của quốc gia, một Thủ đô văn minh, hiện đại không chỉ là niềm tự hào của người dân Thủ đô mà còn là niềm tự hào của toàn dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, Hà Nội hiện nay đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức do áp lực ngày càng tăng của việc phát triển đô thị, dân số, việc đầu tư xây dựng các công trình với nhiều quy mô, tính chất khác nhau... Quy hoạch xây dựng còn thiếu, tình trạng xây dựng không phép vẫn tồn tại, thủ tục đầu tư còn rườm rà, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân Thủ đô còn thấp. Tình trạng vi phạm pháp luật về đầu tư xây dựng ngày càng nghiêm trọng và phức tạp, phá vỡ quy hoạch - kiến trúc của Thủ đô, gây mất thẩm mỹ cho diện mạo và mỹ quan đô thị.
Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XII đã thông qua Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan. Theo đó, ngoài những vấn đề bất cập cần được giải quyết nêu trên, vấn đề quy hoạch xây dựng của Thủ đô Hà Nội mở rộng, hợp nhất bộ máy hành chính, ban hành các văn bản quản lý chung đối với công tác quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn Thành phố... là những nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền Thành phố Hà Nội hiện nay.
Để thúc đẩy phát triển kinh tế đất nư¬ớc tr¬ước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều sức ép và thách thức nh¬ư hiện nay công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật về đầu tư xây dựng trên cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng là yêu cầu cấp thiết. Đó cũng là lý do tui chọn đề tài: "Quản lý nhà nước bằng pháp luật về đầu tư xây dựng ở Thành phố Hà Nội".
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu các tài liệu hiện hành cho thấy hiện nay có một số công trình nghiên cứu khoa học liên quan tới đề tài luận văn. Trong đó, có một số công trình tiêu biểu như:
- Bộ Xây dựng (2003): "Điều tra, khảo sát thực trạng hệ thống và hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế", Dự án sự nghiệp kinh tế của Bộ Xây dựng, biên bản nghiệm thu ngày 18/12/2005;
- Bộ Xây dựng (2005): "Điều tra, khảo sát tình hình thực hiện pháp luật xây dựng ở địa phương. Đề xuất các biện pháp phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật để đạt hiệu quả", Dự án sự nghiệp kinh tế của Bộ Xây dựng, biên bản nghiệm thu 20/3/2006;
- Bộ Xây dựng (2007): "Khảo sát, đánh giá thực trạng, hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng và các văn bản có liên quan; phát hiện kịp thời và đề xuất biện pháp xử lý những vấn đề trùng lắp, mâu thuẫn và bất cập nhằm xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng đồng bộ", Dự án sự nghiệp kinh tế của Bộ Xây dựng, biên bản nghiệm thu ngày 22/1/2008;
- Nguyễn Huy Thường (2007): “Hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam hiện nay”, luận văn thạc sĩ luật học;
- Ma Thị Luận (2008): “Văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng: thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ luật học;
- Lê Thanh Liêm (2005): "Quản lý nhà nước về xây dựng đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp", Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý;
- Một số bài viết của các chuyên gia xây dựng trong các tạp chí chuyên ngành xây dựng như:
+ Dương Văn Cận (2006): "Đổi mới cơ chế quản lý chi phí trong đầu tư xây dựng công trình - một bước tất yếu trong quá trình hội nhập", Tạp chí Kinh tế Xây dựng số 6/2006;
+ Chu Văn Chung (2002): “Thực hiện cách tổng thầu EPC là bước tạo đà cho doanh nghiệp vươn lên làm chủ thị trường đầu tư xây dựng”, Tạp chí Xây dựng số 1/2002;
+ Lê Đình Tri (2007): “Quy chế quản lý kiến trúc đô thị: Công cụ hữu hiệu của chính quyền đô thị”, Tạp chí Xây dựng số 10/2007;
+ Nguyễn Mạnh Thu (2006): “Thiết kế các đô thị mới ở Hà Nội”, Tạp chí Kiến trúc số 6/2006;
KẾT LUẬN
Trong nhiều năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, hệ thống pháp luật quản lý kinh tế - xã hội ngày càng được xây dựng đồng bộ. Trong đó, các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng cũng được quan tâm xây dựng và ngày càng hoàn thiện, đã và đang phát huy hiệu quả tích cực trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng của Nhà nước. Việc tổ chức thực hiện pháp luật cũng ngày càng hiệu quả; hoạt động đầu tư xây dựng, nhất là xây dựng đô thị, trong đó có Thủ đô Hà Nội theo đó mà ngày càng đi vào nền nếp, góp phần tạo dựng diện mạo hiện đại, bảo đảm cảnh quan kiến trúc, các yêu cầu về cơ sở hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật đô thị đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng vẫn còn một số bất cập cả về quy định thể chế và trong tổ chức thực hiện. Hạ tầng hiện có và những yếu kém trong hệ thống thể chế hiện hành vẫn đang là những "điểm nghẽn" phát triển đối với cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng.
Hà Nội là Thủ đô, trái tim của cả nước. Trong những năm qua, đặc biệt từ khi thực hiện chính sách đổi mới, Thủ đô đạt được những thành tựu nổi bật về kinh tế xã hội và đặc biệt là công tác quản lý đầu tư xây dựng và phát triển đô thị. Nhìn những gì đã và đang diễn ra trong sự nghiệp xây dựng phát triển đô thị Hà Nội mới thấy hết những gì đã, đang làm được và sẽ phải làm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng Thủ đô.
Với việc mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội đang đứng trước cơ hội lớn trở thành một thủ đô văn minh, hiện đại, xứng đáng với vị thế là trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Đó cũng là thách thức to lớn đối với công tác quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn Thủ đô, đặt ra những yêu cầu tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cả về cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện. Trong khuôn khổ pháp luật về đầu tư xây dựng nói chung, cần có những chính sách, cơ chế, biện pháp tổ chức thực hiện đặc thù nhằm quản lý hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng tại Thủ đô, đặc biệt là cơ chế phát huy nguồn lực, cơ chế tổ chức thực hiện, trong đó có việc phát huy cao độ vai trò của chính quyền và nhân dân Thủ đô đồng thời tăng cường sự chỉ đạo tập trung, thống nhất với những biện pháp đồng bộ của Trung ương cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Hà Nội.
Với đô thị có lịch sử gần 1000 năm tuổi, Hà Nội không thể chỉ đẩy mạnh phát triển hiện đại mà phải luôn kết hợp cùng bảo tồn, gìn giữ các giá trị của đô thị hiện hữu. Bằng nghị lực và quyết tâm của mình, chắc chắn Thủ đô Hà Nội sẽ vững vàng phát triển, thiết thực chào mừng Lễ kỷ niệm "1000 năm Thăng Long - Hà Nội" vào năm 2010.


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ Lí LUẬN QUẢN Lí NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 8
1.1. Khái niệm, đặc điểm về đầu tư xây dựng 8
1.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật về đầu tư xây dựng 16
1.3. Vai trũ, cỏc điều kiện để bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật về đầu tư xây dựng 33
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước bằng pháp luật về đầu tư xây dựng của một số nước và bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam 41
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN Lí NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 53
2.1. Tỡnh hỡnh đầu tư xây dựng ở Thành phố Hà Nội 53
2.2. Thực trạng công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng ở Thành phố Hà Nội 66
2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về đầu tư xây dựng ở Thành phố Hà Nội 71
2.4. Thực trạng xử lý vi phạm pháp luật về đầu tư xây dựng ở Thành phố Hà Nội 89
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN Lí NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 94
3.1. Quản lý nhà nước bằng pháp luật về đầu tư xây dựng ở Thành phố Hà Nội – yêu cầu cấp bách hiện này 94
3.2. Phương hướng bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật về đầu tư xây dựng ở Thành phố Hà Nội 97
3.3. Giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật về đầu tư xây dựng ở Thành phố Hà Nội 99
KẾT LUẬN 112
DANH MỤC CễNG TRèNH KHOA HỌC ĐÃ CễNG BỐ LIấN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
PHỤ LỤC

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quản lý nhà nước về hải quan tại chi cục hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài Luận văn Luật 0
D Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực của Cảnh sát cơ động Công an thành phố Hà Nội Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên cấp huyện Văn hóa, Xã hội 1
D quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Văn hóa, Xã hội 0
H Em nhờ ad tải hộ em Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với cơ sở du lịch trên địa bàn thành phố hồ chí minh Sinh viên chia sẻ 1
D Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành Giáo dục và Đào tạo Luận văn Sư phạm 0
D quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng ứng dụng tìm kiếm và quản lý nhà trọ online trên điện thoại Công nghệ thông tin 0
D Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp ở tỉnh hưng yên trong điều kiện đô thị hóa và công nghiệp hóa Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top