daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................3
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.................................................................3
4. Giả thuyết khoa học.........................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................3
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài .....................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................4
8. Đóng góp của luận văn ...................................................................................5
9. Cấu trúc luận văn.............................................................................................6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ CÔNG TÁC CHỦ
NHIỆM LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ THCS TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ........................................................................7
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................7
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài....................................................................7
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước .......................................................................8
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài.........................................................12
1.2.1. Quản lí......................................................................................................12
1.2.2. Giáo viên chủ nhiệm lớp..........................................................................13
1.2.3. Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp............................................................14
1.2.4. Quản lí công tác chủ nhiệm lớp trong giai đoạn hiện nay ........................15
1.3. Công tác chủ nhiệm lớp ở các trường Tiểu học và THCS trong giai
đoạn hiện nay ...........................................................................................16
1.3.1. Nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp .........................................18
1.3.2. Nội dung công tác của người giáo viên chủ nhiệm lớp ............................20
1.4. Quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở các trường Tiểu học và THCS
trong giai đoạn hiện nay ..........................................................................26
1.4.1. Mục tiêu của quản lí công tác chủ nhiệm lớp trong trường Tiểu học
và THCS ..................................................................................................26
1.4.2. Nội dung quản lí công tác chủ nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp ở
trường Tiểu học và THCS trong giai đoạn hiện nay ...............................27
1.4.3. Phương pháp và hình thức quản lí công tác chủ nhiệm của giáo viên
chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học và THCS trong giai đoạn hiện nay....30
1.4.4. Quy trình quản lí công tác chủ nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp ở
trường Tiểu học và THCS trong giai đoạn hiện nay ................................33
1.4.5. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp ở các trường
Tiểu học và THCS trong giai đoạn hiện nay ............................................34
1.4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở các
trường Tiểu học và THCS trong giai đoạn hiện nay ................................35
Kết luận chương 1..............................................................................................39
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ THCS THÀNH PHỐ HẠ
LONG, TỈNH QUẢNG NINH..............................................................40
2.1. Những vấn đề chung về khảo sát thực trạng ...........................................40
2.1.1. Mục tiêu khảo sát.....................................................................................40
2.1.2. Nội dung khảo sát....................................................................................40
2.1.3. Đối tượng khảo sát ..................................................................................40
2.1.4. Phương pháp khảo sát..............................................................................40
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở trường
Tiểu học và THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh......................41
2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về công tác chủ
nhiệm lớp trong giai đoạn hiện nay.........................................................41
2.2.2. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở các trường Tiểu học và THCS
TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ................................................................43
2.2.3. Thực trạng quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở các trường Tiểu học và
THCS TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh .....................................................49
2.2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lí công tác chủ
nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường .........................................................59
2.3. Đánh giá chung về thực trạng..................................................................61
2.3.1. Những điểm mạnh ...................................................................................61
2.3.2. Những điểm còn hạn chế.........................................................................62
2.3.3. Nguyên nhân của thực trạng....................................................................62
Kết luận chương 2..............................................................................................64
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở CÁC
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ THCS THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH
QUẢNG NINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.................................... 65
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp...........................................................65
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính cập nhật, phù hợp thực tiễn ............................65
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ...........................................................65
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo hiệu quả hoạt động giáo dục..................................66
3.2. Biện pháp quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở các trường Tiểu học và
THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay..66
3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên.....66
3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng cơ chế hoạt động phối hợp giữa giáo viên
chủ nhiệm với các lực lượng giáo dục khác trong quản lí và giáo dục
học sinh....................................................................................................69
3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường hiệu quả ứng dụng của sổ liên lạc điện tử
và phòng tư vấn tâm lý học đường để hỗ trợ GVCN lớp thực hiện
nhiệm vụ ..................................................................................................71
3.2.4. Biện pháp 4: Tạo động lực làm việc cho GVCN thực hiện có hiệu
quả công tác quản lí giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ...........................76
3.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác chủ
nhiệm lớp trong trường Tiểu học và THCS ............................................78
3.3. Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp đề xuất.............................................................................................81
Kết luận chương 3..............................................................................................84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................85
1. Kết luận..........................................................................................................85
2. Khuyến nghị...................................................................................................86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................88
PHỤ LỤC
1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: "Đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã
hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo
dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then
chốt", Giáo dục và Đào tạo phải thực hiện sứ mệnh nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện cho các đối tượng người học [11].
Điều 2 - Luật giáo dục sửa đổi năm 2009 nêu rõ: Mục tiêu của giáo dục là
đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe,
thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công
dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Để thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện người học, nhiệm vụ đặt ra
cho nhà quản lí vừa cần khai thác sự đa dạng của các hình thức tổ chức
hoạt động giáo dục vừa phát huy tối đa hiệu quả giáo dục các hình thức đó.
Trong công tác giáo dục học sinh để đạt được mục tiêu đào tạo có chất
lượng thì vai trò của nhà trường được đặt lên hàng đầu, bên cạnh đó sự phối kết
hợp của các tổ chức xã hội, của cha mẹ học sinh đóng vai trò không nhỏ trong
việc hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh. Mối quan hệ giữa nhà
trường - gia đình và xã hội phải thực sự bền vững và vì lợi ích của người học.
Cầu nối nhà trường và cha mẹ học sinh (CMHS) chính là các thầy cô làm công
tác chủ nhiệm lớp, ảnh hưởng lớn tới nhân cách học sinh chính là các thầy cô
giáo chủ nhiệm. Trong quá trình học tập ở nhà trường người mà học sinh tiếp
xúc nhiều nhất là giáo viên chủ nhiệm (GVCN) (Ngoài tiết dạy ở lớp theo quy
định, GVCN còn có các giờ sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp mà
GVCN là người tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện). Chính vì thế, sự ảnh
hưởng nhân cách, lối sống, phẩm chất đạo đức và các kĩ năng phần lớn từ vai
trò của giáo viên chủ nhiệm lớp. Như vậy, giáo viên chủ nhiệm lớp được xem
như tấm gương cho học sinh học tập, là tác nhân ảnh hưởng tới nhân các của
trẻ, là cầu nối vững chắc giữa nhà trường và gia đình học sinh. Công tác chủ
nhiệm lớp là vô cùng quan trọng trong nhiệm vụ giáo dục của mỗi nhà trường,
công tác chủ nhiệm tốt sẽ đem lại thành công trong giáo dục của nhà trường.
Việc lựa chọn đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp của mỗi nhà trường luôn được
chú trọng vào đầu mỗi năm học, xây dựng được đội ngũ giáo viên chủ nhiệm
tốt là đã xây dựng được nề nếp học tập tốt và các hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp được chú trọng, thúc đẩy phong trào thi đua phát triển.
Lứa tuổi các em học sinh từ 6 đến 15 tuổi có nhiều biến đổi về tâm sinh lí.
Việc nắm bắt tâm lí lứa tuổi để có định hướng giáo dục đúng đắn, hiệu quả đòi
hỏi người làm giáo dục phải thực sự có sự quan tâm và sát sao. Việc nắm bắt
đúng tâm lí lứa tuổi sẽ giúp người giáo viên dễ dàng trong công tác giáo dục,
xác định được các biện pháp giáo dục hiệu quả. Trong vai trò là giáo viên chủ
nhiệm lớp các thầy cô cũng là những giáo viên bộ môn, bên cạnh đó còn đóng
vai trò là cha mẹ của các em học sinh trong việc dạy nết, rèn người, định hướng
phát triển nhân cách… Ở lứa tuổi này các em học sinh đang trong quá trình
hình thành và phát triển nhân cách, việc định hướng tốt sẽ giúp cho các em phát
triển tốt và ổn định về nhân cách sau này. Vì vậy, được thầy cô chủ nhiệm tốt
sẽ là dấu ấn theo suốt cuộc đời các em học sinh. Song để làm tốt công tác chủ
nhiệm lớp trong nhà trường thì Ban giám hiệu (BGH) nhà trường cần phát
huy được vai trò chỉ đạo, định hướng hoạt động, phối kết hợp các lực lượng
giáo dục trong và ngoài nhà trường để hỗ trợ cho giáo viên chủ nhiệm lớp.
Muốn vận hành hệ thống này một cách đồng bộ và có hệ thống nhằm phát huy
được hiệu quả cao nhất cần có được một hệ thống các biện pháp quản lí công
tác chủ nhiệm lớp phù hợp trong nhà trường. Đặc biệt trong bối cảnh xã hội
hiện nay đặt ra cho GVCN, cho cán bộ quản lí nhà trường những thách thức và
các yêu cầu mới cần có những thay đổi trong cách quản lí và thực hiện công tác
chủ nhiệm mới phát huy được vai trò nòng cốt của giáo dục nhà trường.
Xuất phát từ lý do trên tác giả chọn đề tài: “Quản lí công tác chủ nhiệm lớp
ở các trường Tiểu học và Trung học cơ sở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng
Ninh trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất các biện pháp
quản lí công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường Tiểu học và THCS của
thành phố Hạ Long nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh
hiện nay.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở các trường Tiểu học và Trung
học cơ sở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở các trường Tiểu học và THCS.
Cụ thể: Quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở 5 trường TH&THCS của thành
phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trường TH&THCS Bãi Cháy 2, Trường
TH&THCS Hùng Thắng, Trường TH&THCS Tuần Châu, Trường TH&THCS
Minh Khai, trường TH&THCS Nguyễn Viết Xuân).
4. Giả thuyết khoa học
Công tác chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục học
sinh ở nhà trường. Thực tế hoạt động này đang đứng trước những yêu cầu cần
thay đổi để đáp ứng với xu thế đổi mới giáo dục hiện nay, chức năng nhiệm vụ
của người GVCN cũng đang có sự chuyển dịch với các phương pháp và hình
thức thực hiện mới. Nếu xây dựng được hệ thống các biện pháp quản lí phù
hợp sẽ góp phần chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ của người GVCN đạt hiệu
quả giáo dục cao hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở các trường
Tiểu học và THCS.
- Nghiên cứu thực trạng quản lí công tác chủ nhiệm lớp ở các trường Tiểu
học và THCS thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng công tác
giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường Tiểu học và THCS thành phố Hạ Long,
tỉnh Quảng Ninh.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài
6.1. Phạm vi thời gian: Từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019.
6.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu biện pháp quản lí
công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở các trường Tiểu học và THCS thành phố
Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu tài liệu về quản lý, tài liệu liên quan đến công tác chủ nhiệm
lớp, quản lý nhà trường, quản lý công tác chủ nhiệm lớp của người Hiệu trưởng
và các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở đó tiến hành phân
tích, tổng hợp, hệ thống tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận làm nền tảng cho quá
trình nghiên cứu.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát các hình thức biểu hiện hoạt động quản lý của Hiệu trưởng và
hoạt động chủ nhiệm lớp của đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học và THCS,
các biểu hiện về thái độ và hành động của học sinh trong quá trình học tập và
thực hiện các hoạt động giáo dục qua đó đánh giá hiệu quả của công tác chủ
nhiệm lớp của giáo viên.
7.2.2. Phương pháp điều tra
Điều tra thực trạng biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu
trưởng các trường Tiểu học và THCS thành phố Hạ Long. Chúng tui sử dụng
các bảng hỏi sau:
- Bảng hỏi dành cho giáo viên: Mục đích: Tìm hiểu thực trạng của giáo
viên về lĩnh vực hoạt động chủ nhiệm lớp: Nội dung, hình thức, hiệu quả, thuận
lợi, khó khăn của hoạt động chủ nhiệm lớp. Tìm hiểu đánh giá của giáo viên về
công tác quản lý của Hiệu trưởng.
cần thiết. Đó chính là cách đáp ứng yêu cầu đổi mới nâng cao hiệu quả công tác
quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
- Người Hiệu trưởng kết hợp với các bộ phận chức năng xây dựng kế
hoạch chiến lược về công tác bồi dưỡng, đào tạo giáo viên chủ nhiệm; khảo sát
nhu cầu đào tạo bồi dưỡng….
- Công khai kế hoạch, quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
chủ nhiệm ở từng giai đoạn đến từng thành viên trong nhà trường để các bộ
phận, các cá nhân chủ động sắp xếp công việc tham gia vào khoá đào tạo, bồi
dưỡng một cách chủ động, hiệu quả.
- Vận dụng các chính sách đãi ngộ, hỗ trợ phù hợp với khả năng nhà
trường; đề xuất, kiến nghị với Phòng Giáo dục - Đào tạo TP hỗ trợ kinh phí cho
giáo viên chủ nhiệm tham gia đào tạo, bồi dưỡng.
- Việc bồi dưỡng cho GVCN lớp bằng nhiều con đường khác nhau, song
biện pháp có hiệu quả hơn cả là mở các lớp tập huấn ngắn ngày, tổ chức các
cuộc thi tại trường, tổ chức giao lưu giữa các trường trong cùng hệ thống để tìm
hiểu, học tập kinh nghiệm, quản lý theo các chủ đề nhất định thông qua các
cuộc hội thảo.
- Các nhà trường thông qua các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị, về
quản lý nhà nước, quản lý giáo dục về nghiệp vụ quản lý công tác chủ nhiệm
lớp để bồi dưỡng lý luận quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên
chủ nhiệm lớp trong các trường Tiểu học và THCS.
- Tổ chức tọa đàm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của chính các giáo viên
làm công tác chủ nhiệm giỏi trong trường, trong các trường tiên tiến, qua đó
tổng kết, đúc rút kinh nghiệm của những đơn vị làm tốt để vận dụng xây dựng
đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp của trường.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực làm chủ nhiệm lớp của các giáo
viên chủ nhiệm là một xu thế tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Để làm tròn
được nhiệm vụ này, người giáo viên chủ nhiệm cần phát huy năng lực tự
học, tự nâng cao trình độ. Người Hiệu trưởng cần tạo điều kiện, xây dựng
phong trào để các giáo viên chủ nhiệm tích cực, chủ động, sáng tạo trong công
tác tự học, tự nghiên cứu, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ. Kinh nghiệm cho
thấy rằng một giáo viên làm công tác chủ nhiệm tốt thì:
+ Phải hết lòng vì học sinh thân yêu, bám lớp, hiểu hết cặn kẽ về tình
hình lớp.
+ Phải công bằng trong quản lý đánh giá học sinh, có ứng xử sư phạm
khôn khéo.
+ Phải có năng lực chuyên môn vững vàng, được học sinh tin tưởng.
+ Có năng lực tổ chức các hoạt động ngoại khoá, văn nghệ, thể thao, giới
thiệu truyền thống quê hương, tổ chức các hoạt động ngoại khoá như: cắm trại,
làm các tập san giới thiệu về truyền thống quê hương, nhà trường, tổ chức các
cuộc thi Olympic các môn học, thi giọng hát hay, đi tham quan học tập những
điển hình tiên tiến.
Để có được những phẩm chất trên, thì không có con đường bồi dưỡng
đào tạo nào bằng con đường tự rèn luyện của người giáo viên chủ nhiệm. Trình
độ và năng lực quản lý của giáo viên chủ nhiệm lớp không hẳn do bẩm sinh. Để
có được nó, người giáo viên phải tích cực hoạt động trong thực tiễn hoạt động
quản lý. Thực tiễn hoạt động quản lý lớp là thước đo mức độ hình thành, phát
triển trình độ và năng lực quản lý của mỗi cá nhân làm công tác quản lý lớp chủ
nhiệm. Người giáo viên chủ nhiệm phải không ngừng học tập, với tinh thần
“Học, học nữa, học mãi” lý luận khoa học quản lý, thực tiễn quản lý đáp ứng
được yêu cầu quản lý học sinh của mình trong tình hình hiện nay. Do đó,
người giáo viên chủ nhiệm phải tự rèn luyện, bồi dưỡng theo các tiêu chí trên
để trở thành giáo viên chủ nhiệm làm công tác quản lý lớp giỏi.
Với vai trò quản lý của mình, người Hiệu trưởng cần kết hợp việc đào
tạo với tự đào tạo, bồi dưỡng theo các cách:
+ Cung cấp nội dung, tài liệu và yêu cầu để giáo viên chủ nhiệm tự học,
tự nghiên cứu và tự tiến hành đào tạo, bồi dưỡng.
+ Có chế độ khuyến khích và bắt buộc đối với việc tự học, tự nghiên
cứu, kết hợp với việc kiểm tra định kỳ kiến thức và nghiệp vụ đối với đội ngũ
giáo viên chủ nhiệm.
Phụ lục 1
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN VỀ QUẢN LÍ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ THCS TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
(Dành cho giáo viên chủ nhiệm)
Để phục vụ cho công tác nghiên cứu về hoạt động quản lí công tác chủ
nhiệm ở trường phổ thông hiện nay, mong thầy (cô) vui lòng cho biết những thông tin
dưới đây:
Phần 1: Thông tin cá nhân
Trường:…………………………………...
Số năm công tác:…………………………..
Số năm làm giáo viên chủ nhiệm:……………………..
Phần 2: Nội dung phỏng vấn
Câu 1. Theo Thầy/cô người giáo viên chủ nhiệm lớp là người có vai trò như thế nào?
(Đánh dấu X vào phương án mà thầy cô lựa chọn)
STT Vai trò của người GVCN
Ý kiến
Đồng ý Không
đồng ý
1 Thay mặt hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ
học sinh (CMHS) quản lý và chịu trách nhiệm về chất
lượng giáo dục toàn diện học sinh lớp mình phụ trách,
tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường
ở lớp.
2 Người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển, kiểm tra toàn
diện mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc
phạm vi lớp mình phụ trách dựa trên đội ngũ tự quản
là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn và tính tự giác của mọi
HS trong lớp
3 Cố vấn cho công tác đội và công tác Đoàn ở lớp chủ
nhiệm
4 Là nhân vật trung tâm để hình thành, phát triển nhân
cách học sinh và là cầu nối giữa gia đình, nhà trường
và xã hội.
5 Vai trò khác……

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Xây dựng chương trình quản lí chất lượng theo HACCP cho sản phẩm Chả giò xốp tôm cua chiên đông lạnh tại Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex Nông Lâm Thủy sản 0
D QUẢN LÍ NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY SUPE PHOTPHAT VÀ HOÁ CHẤT LÂM THAO (LAFCHEMCO) Luận văn Kinh tế 0
D Chức năng tổ chức và quản lí văn hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ của nhà nước việt nam hiện nay Luận văn Sư phạm 0
S Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí tại công ty cổ phần xây dựng Xuyên Việt Luận văn Kinh tế 0
J Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác quản lí, sản xuất và tổ chức hạch toán kế toán CPSX Luận văn Kinh tế 0
R Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lí lao động tiền lương tại công ty xây dựng Lũng Lô Luận văn Kinh tế 0
R Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lí ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp tại qu Khoa học Tự nhiên 0
M Kế toán nghiệp vụ vốn bằng tiền và các khoản phải thanh toán ở công ty Quản lí bến xe Hà Tây Luận văn Kinh tế 0
B phân tích, thiết kế phần mềm quản lí bán hàng công ty cổ phần máy công nghiệp Reamac Luận văn Kinh tế 0
B Thực trạng công tác quản lí chi trả chế độ hưu trí ở Việt nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top