daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc và quốc tế
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Đóng góp của luận văn
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
6. Bố cục của luận văn
Chương 1
Khái quát lịch sử quan hệ Việt - Trung trước năm 1945
1.1. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trước thời Pháp thuộc
1.1.1 Thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc
1.1.2. Từ năm 938 đến năm 1858
1.1.2.1. Quan hệ giữa hai nhà nước phong kiến
1.1.2.2. Quan hệ trao đổi buôn bán giữa hai nước
1.2. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ Pháp thuộc
1.2.1. Từ năm 1858 đến những năm 20 của thế kỷ XX
1.2.1.1. ảnh hưởng và giúp đỡ của những nhà cách mạng Trung
Quốc đối với Việt Nam
1.2.1.2. Tình hữu nghị của nhân dân ta dành cho cuộc đấu tranh
của nhân dân Trung Quốc
1.2.2. Từ những năm 20 đến năm 1945 của thế kỷ XX
1.2.2.1. Hoạt động của những nhà cách mạng Việt Nam ở Trung Quốc
1.2.2.2. Tinh thần quốc tế vô sản của những người cộng sản Việt Nam
Chương 2
Quan hệ Việt - Trung từ năm 1945 đến năm 1949
2.1. Tình hình Việt Nam, Trung Quốc và thế giới
2.1.1. Tình hình Việt Nam
2.1.2. Tình hình Trung Quốc
2.1.3. Tình hình thế giới
2.2. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong các lĩnh vực
2.2.1. Quan hệ chính trị, quân sự
2.2.1.1. Những giúp đỡ của quân và dân Việt Nam dành cho Trung Quốc
2.2.1.2. Giúp đỡ của Trung Quốc đối với Việt Nam
2.2.1.3. ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc và sự ra đời của
nước CHND Trung Hoa đối với nước ta
2.2.2. Quan hệ kinh tế thương mại
Chương 3
Quan hệ Việt - Trung từ năm 1950 đến năm 1954
3.1. Bối cảnh lịch sử và ý nghĩa của việc hai nước thiết lập quan hệ ngoại
giao
3.1.1. Bối cảnh lịch sử
3.1.2. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao
3.1.2. ý nghĩa của việc thiết lập quan hệ ngoại giao
3.2. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong các lĩnh vực
3.2.1. Quan hệ chính trị, quân sự
3.2.1.1. Quan hệ chính trị
3.2.1.2. Viện trợ của Trung Quốc cho cuộc kháng chiến chống
Pháp của Việt Nam
3.2.1.3. Đóng góp của Trung Quốc trong Hội nghị Giơnevơ về vấn
đề giải quyết chiến tranh ở Đông Dương
3.2.2. Quan hệ kinh tế, thương mại
3.2.3. Quan hệ giao thông vận tải, thông tin liên lạc
3.2.4. Quan hệ giáo dục văn hoá
Kết luận
Phụ lục
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng “núi liền núi, sông
liền sông”, từ lâu cư dân hai nước đã có quan hệ gắn bó về nhiều mặt.
Trong bức thư gửi Hoa kiều sau khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà
tuyên bố thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát: “Hai dân tộc Trung
- Việt chúng ta, mấy ngàn năm nay, huyết thống tương thông, chung nền
văn hoá, trong lịch sử vẫn được gọi là hai nước anh em, hơn nữa, đất nước
liền kề, núi sông kế tiếp, càng như môi với răng che chở cho nhau”[4,5].
Trong mấy nghìn năm này, quan hệ và giao lưu giữa hai nước diễn ra liên
tục, phát triển từ thấp đến cao, cả bề rộng lẫn chiều sâu. Từ khi hai nước
thiết lập quan hệ ngoại giao cho đến nay, quan hệ hai nước đã trải qua
chặng đường dài 55 năm. Diễn biến và phát triển của mối quan hệ hai nước
trong thời gian này không đơn giản, bằng phẳng mà đã trải qua thăng trầm
với những quanh co, khúc khuỷu.
Trong thời cận đại khi cả Việt Nam và Trung Quốc đều trở thành nạn
nhân của chủ nghĩa đế quốc phương Tây thì nhân dân hai nước càng thêm
gắn bó với nhau. Trước khi cách mạng Trung Quốc thành công, Đảng Cộng
sản và nhân dân Trung Quốc đã hết lòng giúp đỡ các chí sĩ yêu nước và
những nhà cách mạng Việt Nam hoạt động trên đất nước mình. Về phía
Việt Nam, trước cách mạng tháng Tám, Đảng Cộng sản và nhân dân Việt
Nam đã kiên quyết bày tỏ sự ủng hộ đối với cuộc đấu tranh của nhân dân
Trung Quốc chống phát xít Nhật.
Sau khi giành được độc lập, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời,
mặc dù cách mạng Trung Quốc chưa giành được thắng lợi, hai nước còn
chưa thiết lập quan hệ ngoại giao, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã hết sức coi trọng mối quan hệ với Đảng Cộng sản
Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc. Trong khi bản thân còn gặp rất nhiều
khó khăn, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những việc làm thiết
thực để ủng hộ nhân dân Trung Quốc, ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc
trong cuộc nội chiến.
Ngày 18-1-1950, Việt Nam và Trung Quốc chính thức thiết lập quan
hệ ngoại giao, bắt đầu thời kỳ lịch sử hiện đại trong quan hệ hai nước. Từ
đây, hai bên có điều kiện tăng cường và mở rộng quan hệ với nhau một
cách công khai, trên mọi lĩnh vực với tư cách là hai Nhà nước có chủ
quyền.
Quan hệ Việt - Trung giai đoạn 1945-1954, tức là từ sau khi nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà ra đời cho đến khi kháng chiến chống Pháp thành
công, là những năm tháng đáng nhớ trong ký ức các tầng lớp nhân dân Việt
Nam, đặc biệt là lớp người trưởng thành trong Cách mạng tháng Tám và
kháng chiến chống Pháp. Nếu xét giai đoạn này trong cả chặng đường phát
triển của quan hệ Việt - Trung thì đây là giai đoạn mở đầu cũng là giai
đoạn quan hệ hai nước ở thời kỳ tốt đẹp nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khái quát mối quan hệ trong thời kỳ này là: “Mối tình thắm thiết Việt -
Hoa, vừa là đồng chí, vừa là anh em”. “Đồng chí” là bởi Việt Nam và
Trung Quốc đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, cùng xây dựng và phát triển
đất nước theo con đường XHCN, do đó về mặt tính chất, quan hệ Việt -
Trung trong thời kỳ lịch sử hiện đại khác hẳn so với quan hệ hai nước trong
tất cả các thời kỳ lịch sử trước đây. “Anh em” là bởi Đảng Cộng sản và
nhân dân Trung Quốc đã dành sự giúp đỡ to lớn cả về vật chất và tinh thần
cho cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ của nhân dân ta trong lúc
nước Trung Quốc mới mới thành lập còn khó khăn mọi bề. “Anh em, đồng
chí” còn bởi giữa lãnh đạo của hai nước thời kỳ này, Chủ tịch Hồ Chí
ngày 3 đến 5-7 tại Liễu Châu, Trung Quốc, đề cập những nội dung quyết
định của giải pháp, Thủ tướng Chu Ân Lai khẳng định sẽ cùng trưởng đoàn
Liên Xô cố gắng thực hiện ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng đề nghị
nếu đấu tranh gặp khó khăn thì được linh hoạt về vĩ tuyến. Đoàn đại biểu
Trung Quốc mà dẫn đầu là Thủ tướng Chu Ân Lai đã căn cứ vào sự tiến
triển của tình thế, đưa ra những kiến nghị quan trọng một cách thích hợp,
góp phần giải quyết bế tắc và cuối cùng đã ký kết được hiệp định về vấn đề
lập lại hoà bình ở Đông Dương.
Ngày 21-7-1954 Hiệp định về đình chỉ chiến tranh ở Việt Nam được
ký kết. Đây là một thắng lợi to lớn của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của
nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược. Hiệp định đã buộc
Pháp phải chấp nhận đình chiến trên toàn cõi Đông Dương, cam kết rút
quân ra khỏi Đông Dương. Hội nghị Giơnevơ có các nước lớn trên thế giới
tham gia đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam,
tạo cơ sở pháp lý để nhân dân Việt Nam đấu tranh chống sự can thiệp và
xâm lược của đế quốc Mỹ trong 21 năm tiếp theo. Ngay sau khi Hội nghị
Giơnevơ kết thúc, trong Lời kêu gọi ngày 22-7-1954, Chủ tịch Hồ Chí
Minh nhận định: “Hội nghị Giơnevơ đã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng lợi
to… Do đấu tranh của đoàn đại biểu ta và sự giúp đỡ của hai đoàn đại biểu
Liên Xô và Trung Quốc, ta đã thu được thắng lợi lớn” [24,321].
Tuy nhiên, kết quả của Hội nghị Giơnevơ đã chịu sự chi phối của quan
hệ nước lớn, tương quan lực lượng giữa hai phe, không phản ánh đầy đủ
những thành quả mà nhân dân ta đã đạt được trong 9 năm kháng chiến.
Phía Pháp được Mỹ, Anh ủng hộ và có sự nhân nhượng của Liên Xô,
Trung Quốc đã đạt được ý định lấy giới tuyến quân sự tạm thời là vĩ tuyến
17 và thời hạn tổng tuyển cử là hai năm.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Quan hệ Đại Việt – Đông Nam Á thế kỷ X – XV Văn hóa, Xã hội 0
D Đề cương cao học quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu tác động của cam kết lao động trong hiệp định thương mại EVFTA đến quan hệ lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Quan hệ ẤN ĐỘ - VIỆT NAM từ năm 1991 đến 2015 thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
A Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Hàn Quốc trong xu thế hội nhập hiện nay Luận văn Kinh tế 0
C Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, vận dụng vào Việt Nam ta Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top