daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1
2. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 2
3. Các nguồn tài liệu .......................................................................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 5
5. Đóng góp của luận án ................................................................................................ 5 ....
6. Bố cục của luận án................................................................................................6.........
Chương 1: TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ........................... 7
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài .......................................... 7
1.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết ...................................................... 19
Chương 2: QUAN HỆ AN NINH - CHÍNH TRỊ NHẬT BẢN - MỸ GIAI ĐOẠN
1874 - 1905................................................................................................... 20
2.1. Những nhân tố tác động đến quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ
(1874 -1905) ..................................................................................................... 20
2.2. Quan hệ Nhật - Mỹ trên lĩnh vực an ninh - chính trị giai đoạn 1874 - 1905........... 39
Chương 3: QUAN HỆ AN NINH - CHÍNH TRỊ NHẬT BẢN - MỸ GIAI ĐOẠN
1905 - 1931................................................................................................... 63
3.1. Những nhân tố tác động tới sự thay đổi trong quan hệ an ninh - chính trị
Nhật - Mỹ (1905 - 1931).............................................................................................. 63
3.2. Quan hệ Nhật - Mỹ trên lĩnh vực an ninh - chính trị giai đoạn 1905 - 1931............ 78
Chương 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ AN NINH - CHÍNH TRỊ
NHẬT BẢN - MỸ (1874 – 1931) ......................................................................... 113
4.1. Đặc điểm của quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ giai đoạn 1874 - 1931........... 113
4.2. Vị trí của quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ giai đoạn 1874 - 1931 trong
lịch sử quan hệ Nhật - Mỹ ........................................................................................... 131
4.3. Tác động của quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1874 - 1931) ......................... 136
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 145
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ............................. 150
.................................................................................... 151
PHỤ LỤC............................................................................................................. 162
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam, quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ nói chung luôn thu hút sự
quan tâm nghiên cứu của khá nhiều học giả, nhưng riêng giai đoạn 1874 - 1931 dường
như vẫn là một khoảng trống. Có thể nói đây vừa là giai đoạn bản lề của mối quan hệ,
vừa là ngưỡng cửa của thế kỉ mới, nên có rất nhiều vấn đề diễn ra đã định hình cho quan hệ
Nhật - Mỹ đến tận ngày nay. Do đó, triển khai nghiên cứu quan hệ an ninh - chính trị
Nhật - Mỹ (1874-1931) mang cả ý nghĩa khoa học lẫn thực tiễn.
1.1. Việc đi sâu tìm hiểu về bối cảnh, những nhân tố tác động đến sự hình thành,
phát triển quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1874 - 1931), đặc điểm và tác động
của mối quan hệ này đối với bản thân hai chủ thể cũng như tình hình chính trị và xu thế
quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương không chỉ có ý nghĩa tích cực
trong việc khảo cứu mà còn góp phần hiểu hơn lịch sử quan hệ hai nước cũng như lịch
sử quan hệ quốc tế.
1.2. Nghiên cứu quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1874 - 1931) giúp hiểu
thêm về lịch sử Nhật Bản, đặc biệt là cách lựa chọn đối tác, đường hướng phát triển, cách
tiếp cận và hoà nhập với thế giới của người Nhật Bản để hiểu hơn về con đường mà dân
tộc Nhật Bản đã và đang đi. Đồng thời làm sáng tỏ hơn lịch sử nước Mỹ, tầm nhìn chiến
lược, cách tiếp cận thế giới, hiểu thêm con đường đi rất riêng của nước Mỹ trong việc tìm
kiếm và khẳng định quyền lực trên thế giới.
1.3. Trong lịch sử quan hệ quốc tế thời cận - hiện đại, quan hệ Nhật - Mỹ là
một trong số những cặp quan hệ chủ chốt và đóng vai trò quan trọng. Lịch sử quan hệ
hai nước được hình thành từ khá sớm, nhưng giai đoạn 1874 -1931 giữ vai trò đặc
biệt. Đây là thời kỳ diễn ra những biến cố lịch sử to lớn trên các phương diện kinh tế,
chính trị, xã hội của hai nước Nhật Bản và Mỹ. Chỉ trong vòng gần một thế kỷ (1854 -
1951), quan hệ Nhật Bản - Mỹ đã liên tục chuyển biến qua nhiều mức độ khác nhau,
từ phụ thuộc chuyển sang đồng minh, từ đối thủ cạnh tranh chuyển sang kẻ thù và
cuối cùng lại trở thành đồng minh của nhau. Việc chỉ ra chất kết dính mối quan hệ
này, nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tính chất của mối quan hệ, lý do khiến hai quốc
gia sau nhiều biến cố lớn vẫn thấy cần có nhau và là đồng minh chiến lược của nhau
cũng là điều cần thiết trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động phức tạp.
1.4. Tìm hiểu quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ giai đoạn 1874-1931 là cơ
sở để hiểu và lý giải về quan hệ Nhật - Mỹ hiện tại. Cho đến thời điểm này, quan hệ
Nhật - Mỹ vẫn là cặp quan hệ đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân hai
nước và ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á - Thái Bình
Dương. Trong bối cảnh Mỹ quyết định chuyển hướng trọng tâm chiến lược sang khu
vực châu Á - Thái Bình Dương ở những thập niên đầu thế kỷ XXI, Nhật Bản và Mỹ
phải đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ năm 2008, sự trỗi dậy của
Trung Quốc cũng như những diễn biến phức tạp của môi trường an ninh ở châu Á -
Thái Bình Dương đã khiến cho mối quan hệ đồng minh chiến lược Nhật Bản - Mỹ
càng quan trọng hơn trong việc theo đuổi những lợi ích cốt lõi của hai cường quốc.
1.5. Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới, đang
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên rất cần có môi trường hoà bình,
an ninh và duy trì mối quan hệ hữu nghị, hợp tác hiệu quả với các cường quốc trên thế
giới. Nhật và Mỹ là hai đối tác quan trọng của Việt Nam, do đó tìm hiểu lịch sử của
hai nước, của mối quan hệ Nhật - Mỹ trong quá khứ giúp chúng ta hiểu rõ thêm về hai
cường quốc đang đóng vai trò lớn trong các vấn đề quốc tế; hiểu được vị trí của khu
vực châu Á - Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam) trong chiến lược đối ngoại của
Nhật và Mỹ. Qua đó, chúng ta cũng có thể rút ra được những kinh nghiệm tham khảo
trong việc đánh giá tình hình quốc tế, khu vực để xác định, lựa chọn và thiết lập quan hệ
với các đối tượng cụ thể, đặc biệt là học hỏi được những kinh nghiệm hội nhập quốc tế
của các nước lớn. Do vậy, việc nghiên cứu quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ không
chỉ cần thiết cho việc nhận thức lịch sử mà còn có ý nghĩa thời sự sâu sắc.
Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn nêu trên, chúng tui chọn “Quan hệ an
ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ (1874-1931)” làm đề tài Luận án Tiến sĩ.
2. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ
(1874-1931)”.
2.2. Phạm vi nghiên cứu:
Hợp tác an ninh - chính trị trong quan hệ quốc tế là những hoạt động của các
chủ thể quan hệ quốc tế nhằm tạo ra môi trường chung mà các bên tham gia hướng
đến. Dựa trên lý thuyết và đối chiếu với thực tế lịch sử quan hệ Nhật - Mỹ cho thấy
những vấn đề nổi bật trong quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ giai đoạn 1874-1931
là: vấn đề Đài Loan (1874), Chiến tranh Trung - Nhật (1894-1895), Chiến tranh Nga -
Nhật (1904-1905), cạnh tranh Nhật - Mỹ trong Hội nghị Washington, vấn đề Mãn
Châu (chúng tui có mở rộng phạm vi nghiên cứu của mình bằng việc đề cập tới yếu tố
kinh tế như: tranh chấp đường sắt Mãn Châu, việc thành lập Tập đoàn Tài chính ngân
hàng mới và phân tích các yếu tố này phục vụ cho mục tiêu làm rõ hơn quan hệ an
ninh - chính trị, vì thực chất của vấn đề này vẫn là cuộc tranh giành lợi ích, phạm vi
ảnh hưởng giữa Nhật và Mỹ). Theo lý thuyết của Barry Buzan, sau đó được phát triển
thành trường phái Copenhagen thì quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ giai đoạn
1874 - 1931 còn nổi lên vấn đề người Nhật nhập cư vào Mỹ. Những nội dung được
lựa chọn tìm hiểu trong luận án là trụ cột trong quan hệ hai nước và chi phối chiều
hướng phát triển của quan hệ hai nước cuối thời cận đại và buổi đầu thời hiện đại
Về thời gian: chúng tui lấy mốc năm 1874 làm mốc mở đầu của việc nghiên cứu
quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ vì đây là năm Nhật Bản tiến hành xâm lược Đài
Loan dưới sự ủng hộ “ngầm” của Mỹ. Sự kiện này tiêu biểu cho sự hợp tác và lợi dụng lẫn
nhau đầu tiên giữa Nhật và Mỹ trong việc thực hiện mục tiêu bành trướng ở Đông Bắc Á.
Năm 1931 được chúng tui chọn làm mốc kết thúc bởi ngày 18/9/1931, sự kiện Mãn Châu
bắt đầu. Nhật Bản xâm lược Mãn Châu là hành động nhằm xoá bỏ Hiệp ước Washington.
Bằng hành động này, quân đội Nhật Bản vi phạm nguyên tắc không can thiệp vào công
việc nội bộ của Trung Quốc và cam kết giữa các cường quốc lớn. Sau sự kiện này, Chính
phủ Mỹ tuyên bố Nhật Bản không còn là một đối tác cho sự ổn định ở châu Á -Thái Bình
Dương. Quan hệ Nhật - Mỹ bước sang giai đoạn cạnh tranh khốc liệt hơn.
Tuy nhiên, hai mốc thời gian này không phải là sự phân định máy móc. Để làm rõ đề
tài, luận án đã mở rộng nghiên cứu giai đoạn trước và sau để có cái nhìn liên tục và logic.
Trong quan hệ quốc tế không có hợp tác hay cạnh tranh đơn thuần, tùy điều kiện
lịch sử mà hai mặt này “nặng”, “nhẹ” khác nhau. Trên cơ sở khảo cứu quan hệ an ninh -
chính trị Nhật Mỹ, chúng tui chọn năm 1905 làm mốc phân chia giữa hai giai đoạn bởi vì:
Trong giai đoạn 1874 - 1905, cả hai nước đều có nhu cầu hợp tác để vươn lên trở
thành cường quốc của thế giới. Với Mỹ, Nhật là cầu nối, là bàn đạp quan trọng để vươn
sang lục địa châu Á và phát triển hải thương. Còn với Nhật, Mỹ là chỗ dựa an ninh để
chống lại mối đe dọa từ bên ngoài, xa hơn nữa là tìm kiếm sự ủng hộ về mọi mặt để cải
thiện địa vị trên trường quốc tế. Do vậy trong giai đoạn 1874 - 1905, Nhật - Mỹ đã hợp
tác, lợi dụng lẫn nhau để thực hiện tham vọng ở Viễn Đông và Thái Bình Dương.
Thế nhưng, sự thay đổi trong quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ bắt đầu từ
trong cuộc Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905). Ban đầu, Mỹ đã ủng hộ Nhật phát
động cuộc chiến tranh với Nga nhằm xoá bỏ chính sách đóng cửa Mãn Châu của Nga,
tạo cơ hội cho Mỹ len chân vào nơi đây. Tuy nhiên, kể từ trận chiến Phụng Thiên (20/2 –
10/3/1905), hay nói cách khác là từ khi chiến thắng của Nhật đã trở nên rõ ràng thì thái
độ của Mỹ cũng thay đổi. Âm mưu của Mỹ là “nhìn thấy cuộc chiến tranh kết thúc với
kết quả Nga và Nhật Bản bị khóa chặt trong thế bất lợi, nỗ lực chống lại nhau và tiếp
tục suy yếu” [156]. Vì vậy, trong quá trình đàm phán, Tổng thống Mỹ - với vai trò hoà
giải đã dẫn dắt nó theo hướng không có lợi nhất cho Nhật Bản. Mặc dù vậy, chiến thắng
của Nhật Bản trong cuộc Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) đã đưa Nhật trở thành
cường quốc chiếm ưu thế ở Viễn Đông với ảnh hưởng mở rộng đến Mãn Châu và bán
đảo Triều Tiên, tạo ra sự chuyển biến căn bản trong cán cân quyền lực ở Đông Á. Tham
vọng của Nhật Bản cũng gia tăng cùng với sự phát triển của tiềm lực kinh tế và quốc
phòng. Cũng trong giai đoạn 1905 - 1931, Mỹ dần vươn lên trở thành một trung tâm
công nghiệp và tài chính của thế giới, tham vọng mở rộng quyền lợi ở Thái Bình Dương
ngày càng lớn. Với ưu thế về nhiều mặt, Mỹ đã gây sức ép lên Nhật Bản và bắt Nhật
phải chấp nhận nhiều nhượng bộ thua thiệt. Những xung đột lợi ích trong việc giành ưu
thế tại khu vực này giữa Nhật và Mỹ đã quy định tính chất chủ yếu trong quan hệ hai
nước giai đoạn này là cạnh tranh, kiềm chế lẫn nhau.
Về không gian: Quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1874 -1931) chịu sự chi
phối bởi nhiều yếu tố, trong đó có những vấn đề xảy ra ở khu vực Đông Bắc Á (Đài
Loan, Triều Tiên, Trung Quốc). Vì vậy chúng tui sẽ đề cập đến quan hệ Nhật - Mỹ ở
cả khu vực Đông Bắc Á vào những thời điểm có liên quan.
2.3. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
- Làm rõ vai trò, vị trí, mức độ của các nhân tố tác động đến sự vận động, phát
triển của quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1874-1931).
- Làm rõ những vấn đề cơ bản trong quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ
(1874-1931) thông qua việc đi sâu phân tích các sự kiện tiêu biểu.
- Đưa ra những nhận xét, đánh giá về quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ
(1874-1931).
3. Các nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu được sử dụng trong luận án này bao gồm:
- Tài liệu gốc: các hiệp ước kí kết giữa Nhật Bản và Mỹ; các nghị định, công
hàm trao đổi giữa hai bên; các báo cáo của các bộ, ngành gửi Ngoại trưởng hai nước;
các bức thư của các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước... được khai thác từ nguồn lưu trữ
của Bộ ngoại giao Mỹ, trên trang web của Thư viện Quốc hội Nhật Bản, hay qua các
tư liệu gốc được in trong các công trình tuyển chọn.
- Các công trình chuyên khảo có nội dung phản ánh trực tiếp quan hệ Nhật - Mỹ.
- Các bài báo khoa học có liên quan đến đề tài được công bố trên các tạp chí khoa
học trong nước và ngoài nước.
- Các trang web
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là phương pháp
lịch sử và phương pháp logic. Với các phương pháp này, mối quan hệ an ninh- chính
trị Nhật - Mỹ sẽ được tái hiện thông qua việc phân tích các sự kiện lịch sử cụ thể, các
giai đoạn theo logic và mang tính liên kết. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương
pháp tổng hợp, phân tích và so sánh để giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra.
5. Đóng góp của luận án
Giải quyết được các nhiệm vụ đặt ra, Luận án có những đóng góp sau:
- Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu có hệ thống về quan hệ
Nhật - Mỹ trên lĩnh vực an ninh - chính trị giai đoạn 1874-1931, góp phần lấp khoảng
trống trong nghiên cứu quan hệ Nhật - Mỹ cuối thời cận đại và đầu thời hiện đại; Bổ
sung, cập nhật những tư liệu mới cho giảng dạy, nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc tế
nói chung và quan hệ Nhật - Mỹ nói riêng.
- Dựng lại bức tranh về quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1874-1931) với
những nét đặc thù, dưới tác động của các nhân tố cụ thể.
- Luận án chỉ ra đặc điểm, vị trí, ảnh hưởng và tác động của quan hệ an ninh -
chính trị Nhật - Mỹ (1874-1931) tới hai chủ thể Nhật, Mỹ và tình hình khu vực Đông Bắc
Á và thế giới; rút ra những kinh nghiệm lịch sử hữu ích cho Việt Nam trong thực tiễn
hoạt động đối ngoại.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, nội dung luận
án được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Chương 2: Quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ giai đoạn 1874-1905.
Chương 3: Quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ giai đoạn 1905-1931.
Chương 4: Một số nhận xét về quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ
(1874-1931).
Chương 1
TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Các học giả Việt Nam
Nhật và Mỹ là hai cường quốc trên thế giới, do vậy, chính sách đối ngoại của
hai quốc gia này nói chung và quan hệ Nhật - Mỹ nói riêng là một nội dung quan
trọng của lịch sử thế giới. Sự phát triển nhanh chóng và có tính chất đặc biệt của mối
quan hệ giữa hai cường quốc Thái Bình Dương này trong thời gian qua đã thu hút sự
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Cho đến nay, đã có nhiều bài viết, nhiều công
trình liên quan đến chủ đề này, song tựu trung có 2 nhóm sau:
* Nhóm thứ nhất: nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Nhật Bản và Mỹ:
Về chính sách đối ngoại và quan hệ đối ngoại của Nhật Bản, đã có khá nhiều
bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí và sách chuyên khảo. Đó là các tác phẩm của
Nguyễn Văn Kim như: Mấy suy nghĩ về thời kỳ Tokugawa trong lịch sử Nhật Bản,
TCNCLS, số 6.1994; Chính sách đóng cửa của Nhật Bản thời kỳ Tokugawa, Nguyên
nhân và hệ quả, NXB Thế giới, HN.2000; Nhật Bản mở cửa - Phân tích nội dung các
bản hiệp ước bất bình đẳng do Mạc Phủ Edo ký với phương Tây”, TCNCLS, số3 & số
4.2001. Những tác phẩm này đề cập đến thái độ, quan điểm, hành động của Nhật Bản
khi đối diện với các nước phương Tây; đề cập đến quan hệ Nhật - Mỹ trong những
ngày đầu Nhật thực thi chính sách mở cửa với thế giới. Đây là nguồn tham khảo có
giá trị để chúng tui làm rõ nhân tố lịch sử, một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến
quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ.
Bên cạnh đó, một số bài viết đề cập đến quan hệ đối ngoại của Nhật Bản cuối
thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trong đó tập trung làm rõ mối quan hệ của Nhật Bản ở
Đông Á cũng như chính sách Đông Á-Thái Bình Dương của Nhật Bản. Những bài
viết này phác họa bức tranh tổng thể và các mối quan hệ của Nhật Bản ở khu vực,
trong đó có quan hệ Nhật - Mỹ, là cơ sở để hiểu hơn về sự tác động của nhân tố quốc
tế và khu vực đến quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ. Chẳng hạn như: Khảo sát
lịch sử quốc tế hóa của Nhật Bản, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, Số
4.1996 của Hoàng Đại Tuệ; Đường lối chính trị đối ngoại và quân sự của Chính
quyền Minh Trị thời kỳ 1868- 1912, Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 5.2002
của Hoàng Minh Lợi. Nhìn lại chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong những năm
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và hệ quả cuả nó, Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông
Bắc Á, số 4. 2000; Đông Á - Đông Nam Á, những vấn đề lịch sử và hiện tại, Đại học Quốc
gia Hà Nội 2004; Cơ sở tạo lập chính sách Đông Á - Thái Bình Dương của Nhật Bản -
khía cạnh lịch sử và lợi ích quốc gia, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 7. 2008 của Ngô
Xuân Bình; Đáng chú ý là cuốn Quan hệ quốc tế ở Đông Á trong lịch sử (Trung Quốc,
Triêu Tiên, Nhật Bản), Trường ĐHTH TPHCM, 1993 của Lê Văn Quang. Trong cuốn này,
tác giả Lê Văn Quang đã dành chương II, III, IV để làm rõ quan hệ quốc tế ở Đông Á từ
giữa thế kỉ XIX đến hết Chiến tranh Thế giới thứ hai. Các chương này đã dựng lên bức
tranh khá rõ về quan hệ giữa các nước Đông Bắc Á cũng như sự can thiệp của các cường
quốc phương Tây vào khu vực này.
So với Nhật Bản, những công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại và
quan hệ đối ngoại của Mỹ nhiều hơn và phong phú hơn. Có thể kể đến một số bài
nghiên cứu liên quan đến chủ đề Luận án dưới góc độ văn hóa, kinh tế, chính trị và
vai trò của cá nhân đối với quá trình hoạch định, thực thi đường lối đối ngoại của Mỹ.
Tiêu biểu là Thử bàn về văn hóa Mỹ và chính sách đối ngoại Mỹ (2003), của
Nguyễn Quốc Hùng và Nguyễn Thái Yên Hương; Ảnh hưởng của tổng thống với
tiến trình hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ, Châu Mỹ ngày nay, số 2-2004 của
Nguyễn Thị Hạnh; Xu hướng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong lịch sử, Châu
Mỹ ngày nay, số 5/1999 của Lê Thu Hằng… Các bài viết trên đã chỉ ra và lí giải sự
chi phối của cá nhân tổng thống, của hệ thống chính trị cũng như yếu tố con người
và xã hội Mỹ đến chính sách và hoạt động đối ngoại của Mỹ; đồng thời đề cập đến
những xu hướng nổi bật của chính sách đối ngoại Mỹ trong lịch sử. Tuy nhiên,
những bài viết trên không đi sâu vào giai đoạn 1874 - 1931 mà luận án quan tâm.
Bên cạnh đó, một số bài viết về các học thuyết, các trào lưu tư tưởng định hình
cho sự ra đời đường lối đối ngoại của Mỹ. Liên quan đến khía cạnh này là Khái niệm
“quyền lợi dân tộc” trong việc nghiên cứu chính trị đối ngoại của Mỹ, Viện TTKHXH,
HN, 1974 của Krivokhigia; Chủ nghĩa biệt lệ trong chính sách đối ngoại của Mỹ, Tạp
chí châu Mỹ ngày nay, số 3(72)/2004 của Nguyễn Thị Nga; Học thuyết “Sứ mệnh bành
trướng” và ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, Viện Nghiên cứu châu
Mỹ, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 2006 của Nguyễn Lan Hương; Nguồn gốc lịch sử
của học thuyết “sứ mệnh bành trướng” trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và Các
luận điểm và biểu hiện của học thuyết sứ mệnh bành trướng trong chính sách đối ngoại
KẾT LUẬN
1. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX được xem là thời kỳ diễn ra quá trình xâm
lược thuộc địa mạnh mẽ của các nước đế quốc, vì thế quan hệ quốc tế trở nên gay gắt
và phức tạp hơn. Bối cảnh đó buộc tất cả các nước phải đặt vấn đề chủ quyền quốc gia
lên trên hết. Do vậy, quan hệ an ninh - chính trị trở thành mục tiêu quan trọng trong
quan hệ quốc tế nói chung và Nhật - Mỹ nói riêng. Sự phát triển của quan hệ an ninh -
chính trị Nhật - Mỹ (1874-1931) là một biểu hiện sinh động của mô hình “phù thịnh”.
Cơ sở để duy trì và phát triển mối quan hệ này chính là sự gặp gỡ về nhu cầu an ninh,
lợi ích kinh tế và chính trị cũng như lợi ích đi kèm của mô thức này1.
2. Sự thiết lập và duy trì quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1874 -1931) thể
hiện tầm nhìn chiến lược, cách tiếp cận và hoà nhập với thế giới, con đường đi riêng
của Nhật, Mỹ trong việc tìm kiếm và khẳng định quyền lực trên thế giới. Trong suốt
chiều dài lịch sử, người Nhật luôn có cái nhìn thực tế về dân tộc mình. Họ thực sự là
một dân tộc nhạy cảm với cái mới, ham học hỏi, có nhu cầu hiểu biết toàn diện, sâu
sắc và luôn hướng đến cái hay nhất để học. Sự tiếp xúc của người Nhật với phương
Tây ngay từ đầu đã diễn ra khá chủ động. Lối tư duy duy lý của người Nhật đã giúp
họ hiểu Hà Lan lúc bấy giờ là biểu tượng cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, vì
thế từ năm 1600, Hà Lan là đại biểu phương Tây duy nhất được thừa nhận ở Nhật.
Đây được xem là sự lựa chọn khôn khéo nhằm đảm bảo an ninh và duy trì các mối
quan hệ quốc tế cần thiết lúc bấy giờ. Hà Lan trở thành cánh cửa để nhìn ra thế giới, là
nguồn kết nối giữa Nhật Bản và thế giới. Từ năm 1850, Nhật Bản đã cố gắng để duy
trì một sự ổn định giữa “tinh thần Nhật Bản và công nghệ phương Tây”, một cách tiếp
cận cả về triết lý và thực tiễn để thích ứng với mô hình phương Tây trong khi vẫn giữ
được cốt cách Nhật Bản. Sang thế kỷ XX, Nhật Bản hướng về Mỹ với khát khao và
quyết tâm học hỏi. Khác với các lần trước, đối tác mà Nhật Bản lựa chọn không phải
là một cường quốc hàng đầu mà là một quốc gia ở dạng tiềm năng. Người Nhật đã
tinh tường và nhạy bén để nhận ra điều đó. Họ đã học cách tiếp cận thế giới của Mỹ
để tìm con đường đi riêng, thuận lợi và hợp lý nhất cho dân tộc mình.
Với vị trí nằm giữa hai đại dương, tầm nhìn mới của Hoa Kỳ (một cường quốc
thương mại và hải quân tương lai ở Thái Bình Dương) là động lực mạnh mẽ khiến Mỹ
có nhu cầu hợp tác với một quốc gia có vị trí chiến lược trên Thái Bình Dương. Nhật
Bản là sự lựa chọn thích hợp nhất trong kế hoạch của Mỹ. Mỹ đã tiếp cận Nhật Bản
theo cách riêng của mình và Mỹ đã xây dựng mối quan hệ hợp tác trên cơ sở khác
biệt, tạo ra dòng hải thương từ Đại Tây Dương xuyên qua Thái Bình Dương với
những nút trọng điểm: Nhật Bản - Đài Loan - Hồng Kông - Singapore - Can licut,
khác với sự kết nối theo chiều dọc của Giáo hội La Mã là bám theo lục địa.
3. Quá trình vận động của quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1874-1931)
chịu sự tác động sâu sắc của nhiều nhân tố, trong đó nhân tố chủ quan Nhật Bản và
Mỹ đóng vai trò quyết định bởi quyền lực quốc gia chi phối hành vi của quốc gia
trong môi trường quốc tế nói chung và quan hệ song phương nói riêng. Điều này phản
ánh rõ nhất trong quan hệ Nhật - Mỹ sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, khi Mỹ ép
Nhật Bản phải chấp nhận một số nhượng bộ tại Hội nghị Washington. Ngoài ra, nhu
cầu phát triển thương mại với Trung Quốc cũng trở thành nhân tố tác động trực tiếp
tới việc Mỹ mở cửa và thiết lập quan hệ với Nhật Bản, là nhân tố kết dính Nhật - Mỹ
trong quá trình hợp tác để đạt mục đích chung, đồng thời cũng là nhân tố khiến cho
quan hệ Nhật - Mỹ chuyển sang giai đoạn cạnh tranh, thậm chí là xung đột khi cả hai
quốc gia đều có tham vọng lớn tại thị trường tiềm năng này. Quan hệ Nhật - Mỹ trên
lĩnh vực an ninh - chính trị (1874 - 1931) không chỉ được xem xét trong bối cảnh song
phương, mà còn chịu sự chi phối của bối cảnh thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình
Dương. Những nhân tố chủ quan và khách quan trên vừa góp phần thúc đẩy quan hệ
hợp tác an ninh - chính trị Nhật - Mỹ, đồng thời cũng là nhân tố khiến cho mối quan
hệ này có những thời điểm rất căng thẳng.
4. Quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1874-1931) thể hiện tính hai mặt:
hợp tác và cạnh tranh. Vào nửa sau thế kỉ XIX, Mỹ là lực lượng mới nổi, chưa đủ sức
tranh giành thuộc địa với các cường quốc khác. Do vậy, Mỹ buộc phải tìm đồng minh,
và sự lựa chọn của Mỹ là Nhật. Còn Nhật Bản, do thực lực yếu nên Nhật phải cấu kết
với Mỹ, tìm kiếm chỗ dựa về an ninh và tận dụng sức nặng về kinh tế, chính trị của
Mỹ để khuếch trương ảnh hưởng. Mặc dù trong quan hệ quốc tế không có hợp tác
tuyệt đối cũng không có cạnh tranh đơn thuần, thế nhưng nhìn một cách tổng thể thì
tính hợp tác, lợi dụng lẫn nhau vẫn là đặc điểm nổi bật của quan hệ an ninh - chính trị
Nhật - Mỹ giai đoạn 1874-1905.
Nhanh chóng bắt nhịp với tham vọng của Mỹ, Nhật Bản đã lợi dụng sự ủng hộ
của quốc gia này để triển khai kế hoạch xâm lược các nước láng giềng châu Á. Đài
Loan là sự kiện khởi phát, dù chưa đạt được kết quả nhưng nó là căn cứ pháp lí cho
hành động tiếp theo của Nhật- xâm chiếm Lưu Cầu (1879). Tiếp đó, được sự giúp sức
của Mỹ, Nhật Bản đã đánh bại Trung Quốc trong Chiến tranh Trung - Nhật (1894 -
1895) và sáp nhập Triều Tiên (1910). Đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã tạo nên cú sốc khi
đánh bại đế quốc Nga (1905), làm thay đổi cán cân quyền lực ở Viễn Đông. Có thể
nói, Nhật Bản đã đạt được rất nhiều sau những nỗ lực của mình, trong đó có sự đóng
góp không nhỏ của quan hệ an ninh - chính trị với Mỹ. Còn Mỹ, việc thắt chặt quan hệ
với Nhật Bản đang đưa Mỹ đến gần với tham vọng giành quyền bá chủ ở khu vực
Viễn Đông ở các thập kỉ tiếp theo.
Sau Chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905), Nhật dần hiện rõ tham vọng đối với
lục địa châu Á và trở thành đối thủ đáng gờm của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.
Quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ bắt đầu có sự thay đổi khi cả hai cường quốc
cùng chung một mối quan tâm trước mắt, đó là giành vị thế độc tôn ở thị trường
Trung Quốc. Vấn đề Mãn Châu, Trung Quốc và vấn đề người Nhật nhập cư vào Mỹ
trở thành điểm nóng trong quan hệ hai nước. Nguyên nhân sâu xa của thái độ kì thị
của người Mỹ với người Nhật xuất phát từ những xung đột quyền lợi và sự kình địch
trong cuộc chạy đua giành quyền lực của hai quốc gia tại khu vực Viễn Đông. Nhật
Bản dần trở thành một thế lực lớn ở phương Đông và là kẻ cạnh tranh nguy hiểm của
Mỹ tại đây. Những thành công quân sự và sự phát triển nhảy vọt về kinh tế của Nhật
khiến Mỹ lo ngại và thấy cần cản trở để nước Mỹ giữ được vị thế thống trị. Như
vậy, tham vọng, xung đột lợi ích trong việc mở rộng quyền lợi quốc gia đã quy định
tính chất chủ yếu trong quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ giai đoạn 1905 - 1931 là
cạnh tranh. Lo ngại về chủ nghĩa bành trướng Nhật Bản và mong muốn mở rộng ảnh
hưởng ở Viễn Đông khiến Mỹ tìm mọi cách để kiềm chế tham vọng của Nhật, ép Nhật
phải chấp nhận những nhượng bộ thua thiệt tại Hội nghị Washington. Như vậy, chính
lợi ích dân tộc của cả Nhật Bản và Mỹ là chất xúc tác, thúc đẩy hai quốc gia châu Á -
Thái Bình Dương này lợi dụng nhau, dựa vào nhau để tìm kiếm sự thịnh vượng, đồng
thời là nguyên nhân làm cho quan hệ hai nước có nhiều thăng trầm, biến động.
5. Sự vận động của quan hệ Nhật - Mỹ trên lĩnh vực an ninh - chính trị (1874 -
1931) cho thấy Nhật - Mỹ đã hợp tác, lợi dụng lẫn nhau để thực hiện mục tiêu xâm lược
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top