Link tải luận văn miễn phí cho ae
Miêu tả:Luận văn ThS. Lịch sử Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
Khái quát được tình hình chính trị - xã hội và đạo Công giáo trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, đặc biệt là dưới nền Đệ nhị Cộng hoà. Phân tích làm rõ và phân loại được các dạng thức đấu tranh yêu nước của người Công giáo Việt Nam ở Sài Gòn : Phong trào đấu tranh yêu nước chịu sự ảnh hưởng của Đảng ; Phong trào đấu tranh yêu nước dưới sự dẫn dắt của Công giáo tiến bộ ; Phong trào «tìm về dân tộc». Chỉ ra được những nguyên nhân cơ bản , ý nghĩa, vai trò và bài học lịch sử của phong trào đấu tranh yêu nước của người Công giáo Việt Nam

MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Trong lịch sử cận hiện đại Việt Nam, giữa Tôn giáo và Dân tộc có
những mối quan hệ phức tạp, đặc biệt là với đạo Công giáo. So với các tôn
giáo khác, Công giáo xuất hiện ở Việt Nam tương đối muộn, với tỷ lệ tín đồ
không cao nhưng vấn đề Công giáo và Dân tộc luôn là vấn đề lịch sử tế nhị
và phức tạp. Nói đến thái độ của người Công giáo Việt Nam với Dân tộc,
người ta thường nói tới một “dòng đục” thân phương Tây và các chính
quyền đô hộ. Tuy nhiên, người ta không thể không nhắc tới một “dòng
trong” yêu nước, dù là thiểu số nhưng vẫn tồn tại xuyên suốt trong lịch sử
Việt Nam, được thể hiện bằng các đấu tranh trong hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Việt Nam là một quốc gia nhỏ bé nhưng truyền thống yêu nước bất
khuất của dân tộc là một trong những lý do quan trọng để cho nó tồn tại
trước những kẻ thù xâm lược. Trong hoàn cảnh ấy, đối với lịch sử Giáo hội
Công giáo nói riêng và với lịch sử dân tộc nói chung , việc nghiên cứu các
phong trào đấu tranh của người Công giáo có ý nghĩa đặc biệt, nó góp phần
làm sáng tỏ những trang sử yêu nước, đồng thời giúp hiểu hơn những suy tư,
quan điểm của một cộng đồng dân cư đặc biệt. Thêm vào đó, bởi mối quan
hệ của người Công giáo Việt Nam với dân tộc có lịch sử đặc biệt nên truyền
thống yêu nước của người Công giáo dù ở giai đoạn nào cũng đều đáng trân
trọng và khuyến khích.
Để làm sáng tỏ mục đích nêu trên, luận văn lựa chọn nghiên cứu
phong trào yêu nước của người Công giáo trong giai đoạn từ 1967 đến 1975,
một giai đoạn lịch sử khốc liệt với những chính sách can thiệp mới của đế
quốc Mỹ thông qua chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu. Đó cũng là khi
cuộc chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận được phát
huy mạnh mẽ nhất. Bên cạnh đó, đây cũng là giai đoạn diễn ra sự kiện có ý


iant:normal;">tập sách này, tác g(1962-1965) triệu tập, họp bàn và đã thông qua nhiều văn kiện quan trọng
hướng tới việc hòa giải, canh tân, hội nhập với thế giới. Ở Việt Nam, tinh
thần mới của Công đồng có nhiều tác động tới người Công giáo đô thị Sài
Gòn.
Chính vì vậy, ngoài việc tìm hiểu phong trào yêu nước trong giai đoạn
này, luận văn góp phần chỉ ra những chuyển biến trong quan điểm, nhìn
nhận cũng như trong hành động của người Công giáo tại đô thành Sài Gòn
nói riêng và của người Công giáo Việt Nam nói chung.
Trên cơ sở các nguồn tư liệu, đề tài cố gắng làm rõ phong trào yêu
nước của người Công giáo Việt Nam ở Sài Gòn dưới chế độ Nguyễn Văn
Thiệu cũng như những đóng góp của người Công giáo Việt Nam vào sự
nghiệp bảo vệ nền độc lập, hòa bình và thống nhất của đất nước.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Công giáo và Dân tộc ở Việt Nam là một chủ đề lớn, phức tạp nhưng
thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước,
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như Sử học, Triết học, Tâm lý học, Tôn giáo
học, Xã hội học…
Trong các nghiên cứu, khi tiếp cận thái độ của người Công giáo với
Dân tộc, nhất là trong những giai đoạn chống Mỹ, thường có hai khuynh
hướng chính là: thứ nhất là khuynh hướng thân Mỹ, chính quyền tay sai và
chống lại cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước của đại bộ phận nhân dân Việt
Nam; thứ hai là khuynh hướng ủng hộ, đấu tranh yêu nước.
Ở Việt Nam, mối quan hệ Công giáo với dân tộc trong những giai
đoạn lịch sử đặc biệt này thu hút cả người Công giáo lẫn người ngoài Công
giáo và phần nhiều nó được nghiên cứu dưới khía cạnh lịch sử. Dưới góc độ
này, phía các nhà nghiên cứu ngoài tôn giáo có GS. Trần Văn Giàu với
nhiều tác phẩm trong đó nổi bật là tập Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam
từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám (Nxb, CTQG, 3 tập, in từ 1973 đến
1977). Trong normal;font-variant:normal;">ua các bViệt Nam và những xung đột của tôn giáo này với văn hóa dân tộc. Thêm
vào đó, các tập Miền Nam giữ vững thành đồng: Lược sử đồng bào miền
Nam đấu tranh chống Mỹ và tay sai (Nxb KHXH, Hà Nội, 5 tập, lần lượt
được in trong những năm từ 1964 đến 1978); tập Địa chí văn hóa thành phố
Hồ Chí Minh (Nxb TPHCM, 1987, 1988, 3 tập, GS Trần Văn Giàu chủ
biên)… Những phong trào tranh đấu của người Công giáo cũng như những
đóng góp của họ vào sự nghiệp kháng Mỹ cứu nước được tác giả đề cập ít
nhiều trong tác phẩm của mình.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu về Công giáo ở miền Nam của PGS. Bùi
Thị Kim Quỳ được tập hợp trong Mối quan hệ thời đại – dân tộc – tôn giáo
(Nxb KHXH, 2002) là tài liệu tham khảo có giá trị. Trong tác phẩm này, tác
giả một mặt chỉ ra sự dính líu vào chính trị của Công giáo thông qua nỗ lực
xây dựng chế độ Cộng hòa trên nền “Công giáo hóa” của chủ nghĩa thực dân
mới ở miền Nam, mặt khác đưa ra phân tích biểu hiện “nhập thế” của người
Việt Nam Công giáo trên con đường “tìm về dân tộc”, đặc biệt trong giới trí
thức Công giáo ở thành thị miền Nam.
Bên cạnh đó, những tác phẩm, bài viết có giá trị như: Một số vấn đề
về lịch sử Thiên Chúa giáo ở Việt Nam (do Trường Đại học Tổng hợp Hà
Nội xuất bản 1991), Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam: Lý luận và
thực tiễn (Nxb CTQG, 2005); Tôn giáo và mấy vấn đề tôn giáo Nam Bộ
(Nxb KHXH, TpHCM, 2001); Vấn đề tôn giáo tín ngưỡng trong tư tưởng
Hồ Chí Minh (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1/1999); Công giáo và cách
mạng (1945-1954): Bài học lịch sử và ý nghĩa của nó (bài tham luận Hội
thảo về cuộc đời và sự nghiệp của linh mục Phạm Bá Trực, do Viện Nghiên
cứu Tôn giáo và tỉnh Thái Nguyên tổ chức 2009); Linh mục Trương Bá Cần,
mấy suy nghĩ về con người và sự nghiệp (Công giáo và Dân tộc, 2011)…
của GS.TS Đỗ Quang Hưng cung cấp cái nhìn tương đối toàn diện về vị trí
vai trò của đạo Công giáo trong dòng lịch sử chống ngoại xâm, đồng thời
thông q
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX (1885-1895) Lịch sử Thế giới 3
P Nghiên cứu nguồn sử liệu về phong trào thi đua yêu nước trong Phông Lưu trữ Phủ Thủ tướng (1945-1954 Lịch sử Thế giới 0
S Sự chuyển biến của phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Lịch sử Thế giới 3
R Phong trào thi đua yêu nước thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1948 - 1954 Lịch sử Việt Nam 0
H Chủ nghĩa Mác – Lê nin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930 Tài liệu chưa phân loại 1
T Đặc điểm xu hướng phát triển của các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Trung Quốc Tài liệu chưa phân loại 3
T Tiểu luận Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản Tài liệu chưa phân loại 2
W Tại sao nói ĐCSVN ra đời là sự kết hợp của 3 yếu tố: phong trào công nhân, phong trào yêu nước và ch Lịch sử Việt Nam 3
H Phân tích, chứng minh ĐCS Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa CN Mác Lê Nin, phong trào yêu nước, ph Lịch sử 4
D phong trào chống toàn cầu hóa trên thế giới Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top