daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan.........................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................18
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................18
5. Câu hỏi nghiên cứu chủ yếu của đề tài .................................................................19
6. Các kết quả nghiên cứu đạt được của luận án.......................................................19
7. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................20
8. Kết cấu luận án......................................................................................................23
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH .............................24
1.1. Khái luận về quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững ...................24
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại kinh tế biển...................................................24
1.1.2. Khái niệm phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững.................................26
1.1.3. Khái niệm, vai trò, công cụ quản lý nhà nước về phát triển kinh tế biển theo
hướng bền vững.........................................................................................................28
1.2. Nội dung quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững của địa phương
cấp tỉnh và các tiêu chí đánh giá ...............................................................................31
1.2.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững
...................................................................................................................................31
1.2.2. Ban hành chính sách phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững ................33
1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững ..........38
1.2.4. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhằm phát triển kinh tế biển theo hướng bền
vững...........................................................................................................................39
1.2.5. Tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền
vững...........................................................................................................................40
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững ....42
1.3.1. Các yếu tố khách quan ....................................................................................42
1.3.2. Các yếu tố chủ quan ........................................................................................44
1.4. Kinh nghiệm quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững của một số
địa phương trong và ngoài nước và bài học rút ra cho tỉnh Bình Định ....................46
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững của một số
địa phương trong và ngoài nước ...............................................................................46
1.4.2. Bài học rút ra cho tỉnh Bình Định về quản lý phát triển kinh tế biển theo
hướng bền vững.........................................................................................................51
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO
HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH ......................................................54
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, tiềm năng và kết quả phát triển kinh tế
của tỉnh Bình Định ....................................................................................................54
2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định ............................54
2.1.2. Tiềm năng phát triển kinh tế biển của tỉnh Bình Định....................................56
2.1.3. Khái quát về kết quả phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững tại tỉnh
Bình Định giai đoạn 2013-2017................................................................................58
2.2. Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền
vững tại tỉnh Bình Định.............................................................................................68
2.2.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững....68
2.2.2. Ban hành chính sách phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững ................73
2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững ..........92
2.2.4. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhằm phát triển kinh tế biển theo hướng bền
vững...........................................................................................................................95
2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền
vững tại tỉnh Bình Định giai đoạn 2013-2017 ..........................................................99
2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân........................................................99
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân....................................................................103
Chương 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH ..............................111
3.1. Dự báo xu hướng phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững trên thế giới và
Việt Nam .................................................................................................................111
3.2. Bối cảnh tác động đến quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững tỉnh
Bình Định ................................................................................................................113
3.3. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng quản lý phát triển kinh tế biển theo
hướng bền vững tại tỉnh Bình Định ........................................................................118
3.3.1. Quan điểm .....................................................................................................118
3.3.2. Mục tiêu ........................................................................................................119
3.3.3. Phương hướng ...............................................................................................119
3.4. Các giải pháp hoàn thiện quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững
tại tỉnh Bình Định....................................................................................................120
3.4.1. Hoàn thiện chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế biển theo hướng bền
vững.........................................................................................................................120
3.4.2. Hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững............123
3.4.3. Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy quản lý phát triển kinh tế biển theo
hướng bền vững.......................................................................................................134
3.4.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm phát triển kinh tế biển theo hướng bền
vững.........................................................................................................................136
3.5. Một số kiến nghị...............................................................................................137
3.5.1. Kiến nghị với Chính phủ...............................................................................137
3.5.2. Kiến nghị với các Bộ liên quan.....................................................................138
KẾT LUẬN.............................................................................................................142
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU SINH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
nghiệp chế biến thủy sản; (4) Cung cấp dịch vụ biển; (5) Thông tin liên lạc trên
biển; (6) Nghiên cứu KHCN biển, đào tạo nhân lực, điều tra cơ bản về biển. [64]
Theo Điều 43, Luật biển Việt Nam số 18/2012/QH13 thì kinh tế biển bao gồm
các ngành: (i) Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại tài
nguyên, khoáng sản biển; (ii) Vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu
thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải khác; (iii) DLB và kinh tế đảo;
(iv) Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản; (v) Phát triển, nghiên cứu, ứng dụng và
chuyển giao KHCN về khai thác và PTKTB; (vi) Xây dựng và PTNNL biển. [73]
Theo quan điểm về kinh tế biển đã được đề cập trong NQ 4 của TW khóa X
cũng như trong Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 đã đề cập ở trên. Có thể
khái quát lại rằng: Kinh tế biển hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ các hoạt động
kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế diễn ra trên đất liền nhưng trực
tiếp liên quan đến khai thác biển. [26]
Kinh tế biển theo cách tiếp cận đề tài luận án được hiểu một cách tổng quát
nhất bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh tế gắn với biển diễn ra trên biển và các
hoạt động kinh tế diễn ra ven biển, nhưng trực tiếp liên quan đến khai thác và sử
dụng các nguồn lực, tài nguyên biển để mang lại lợi ích cho các chủ thể.
1.1.1.2. Đặc điểm của kinh tế biển
Từ khái niệm về kinh tế biển nêu trên, có thể thấy kinh tế biển có một số đặc
điểm sau: Kinh tế biển là một lĩnh vực kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, có quan hệ và
tác động lẫn nhau; Quá trình phát triển của kinh tế biển phụ thuộc rất nhiều vào điều
kiện về vị trí địa lý, tiềm năng tài nguyên biển và vùng ven biển, thời tiết và khí
hậu,…; Kinh tế biển là ngành kinh tế chủ yếu nhờ vào việc KTTN là chính, như:
khai thác dầu khí, đánh bắt thuỷ sản, du lịch,…; Kinh tế biển là ngành kinh tế mà ở
đó mọi hoạt động chủ yếu diễn ra trên biển và ven biển, tác động rất lớn đến môi
trường sinh thái biển; Trong kinh tế biển DNNN giữ vai trò đầu tàu trong một số
ngành trọng yếu như: tìm kiếm, khai thác, chế biến dầu khí, khai thác khoáng sản
biển, cảng biển,... với VĐT lớn, sử dụng lao động và công nghệ chất lượng cao,
đóng góp lớn cho NSNN, nhiệm vụ mở đường, hỗ trợ cho các ngành kinh tế phát
triển, khai thác có hiệu quả tài nguyên biển; Hoạt động kinh tế biển mang tính liên
vùng,... không chỉ dừng lại trong phạm vi vùng biển của địa phương mà diễn ra trên
phạm vi thềm lục địa thuộc chủ quyền Việt Nam; Hoạt động kinh tế biển gắn liền
với bảo vệ chủ quyền biển đảo, tình hình tranh chấp, xung đột trên biển đảo giữa
các quốc gia trong khu vực, thế giới.
1.1.1.3. Phân loại kinh tế biển
Kinh tế biển bao gồm:
Các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, chủ yếu bao gồm: (i) Kinh tế hàng hải
(vận tải biển và dịch vụ cảng biển); (ii) Hải sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản);
(iii) Khai thác dầu khí ngoài khơi; (iv) DLB; (v) Làm muối; (vi) Dịch vụ biển (dịch
vụ cứu hộ, khắc phục thiên tai, trục vớt, BVMTB, chủ quyền biển đảo, an ninh
biển,...); và (vii) Kinh tế đảo. [26], [73]
Các hoạt động kinh tế diễn ra ven biển, mặc dù không diễn ra trên biển nhưng
những hoạt động kinh tế này trực tiếp phục vụ các hoạt động kinh tế biển, bao gồm:
(i) Đóng và sửa chữa tàu biển; (ii) Công nghiệp chế biến dầu, khí; (iii) Công nghiệp
chế biến thuỷ, hải sản; (iv) Cung cấp dịch vụ biển; (v) Thông tin liên lạc biển; (vi)
NCKH - công nghệ biển; (vii) Đào tạo nhân lực phục vụ PTKTB; và (viii) Điều tra
cơ bản về tài nguyên - môi trường biển. [26], [73]
1.1.2. Khái niệm phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững
1.1.2.1. Phát triển kinh tế biển
Phát triển kinh tế: là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền
kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô
sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu KT-XH. [28], [50]
Phát triển kinh tế: là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ cấu,
thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm công bằng xã hội. [24],
[8]
Phát triển kinh tế bao gồm những nội dung chủ yếu sau: tăng trưởng kinh tế;
cơ cấu các ngành kinh tế thay đổi theo hướng tiến bộ - những tiến bộ kinh tế chủ
yếu phải xuất phát từ động lực nội tại; chất lượng cuộc sống của dân cư không
ngừng được nâng cao.
Phát triển kinh tế biển
Thứ nhất, theo nghĩa rộng, phát triển kinh tế biển được hiểu là việc phát triển
toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế diễn ra trên
đất liền nhưng trực tiếp liên quan đến khai thác biển.
Thứ hai, theo nghĩa hẹp, phát triển kinh tế biển là việc phát triển kinh tế dựa
trên những tiềm năng lợi thế riêng có do nguồn lực, ĐKTN của vùng biển đem lại.
[37]
Nguồn lực biển ở mỗi nơi là khác nhau. Chính vì vậy, phát triển kinh tế biển
theo nghĩa hẹp đòi hỏi phải phát triển những ngành nghề phát huy được tiềm năng,
lợi thế TNTN từ biển. Theo đó, phát triển kinh tế biển là phát triển các ngành nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ liên quan đến biển.
Từ cách tiếp cận như trên ta có thể rút ra khái niệm: Phát triển kinh tế biển là
phát triển toàn bộ các hoạt động kinh tế dựa vào tiềm năng, lợi thế riêng có do
nguồn lực, ĐKTN của vùng biển đem lại để phát triển các ngành kinh tế nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ vùng biển.
1.1.2.2. Phát triển bền vững
Tháng 6 năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển họp tại
Rio de Janiero đã đưa ra bản tuyên ngôn “Về môi trường và phát triển” và “Chương
trình nghị sự 21” đã đưa ra định nghĩa về phát triển bền vững là “sự phát triển
nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người, nhưng không tổn hại tới sự
thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai”. Hội nghị cũng đã coi “Phát triển bền
vững là mục tiêu lâu dài cần đạt được của mọi quốc gia”, của mọi hoạt động nhằm
thúc đẩy tăng trưởng, nhưng cũng tìm mọi phương cách để giảm thiểu tác hại của
tăng trưởng kinh tế đến môi trường sống của xã hội loài người.
Quan điểm nói trên về phát triển bền vững chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh sử
dụng có hiệu quả nguồn TNTN và bảo đảm môi trường sống cho con người trong
quá trình phát triển. Ngày nay, quan điểm về phát triển bền vững được đề cập một
cách đầy đủ hơn, bên cạnh yếu tố môi trường TNTN, yếu tố môi trường xã hội được
đặt ra với ý nghĩa quan trọng. Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển bền
vững tổ chức ở Johannesbug (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã xác định: Phát triển
bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt
của sự phát triển, gồm: kinh tế, xã hội và môi trường.
Về kinh tế, đó là sự tăng trưởng cao, hiệu quả và ổn định; về xã hội, là việc
xóa đói giảm nghèo, xây dựng thể chế và bảo tồn những di sản văn hóa của dân tộc;
về môi trường, là việc bảo tồn TNTN, ngăn chặn ô nhiễm môi trường, đảm bảo sự
đa dạng sinh học.
Ở Việt Nam quan điểm về phát triển bền vững được thể hiện trong chiến lược
phát triển KT-XH 2001 - 2011 được thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
IX. Theo đó, phát triển bền vững ở nước ta là “phát triển nhanh, hiệu quả và bền
vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ
môi trường”.
có, có chiến lược, quy hoạch rõ ràng và tư duy toàn cầu nhằm thu hút tối đa đầu tư
nước ngoài là đặc trưng thương hiệu của KKT ven biển Incheon. [1]
Ba là, với chiến lược, quy hoạch rõ ràng và tư duy toàn cầu nên nhận được
nhiều ưu đãi, khuyến khích từ CP, đặc biệt là chính sách đầu tư, chính sách thuế.
Theo quy định, VĐT vào KKT tự do đối với các nhà đầu tư nước ngoài không được
ít hơn 5 triệu USD, nhưng bù lại họ sẽ được toàn quyền sở hữu DN, được phép
chuyển lợi nhuận và vốn ra khỏi Hàn Quốc; được miễn tất cả các loại thuế trong
vòng 3 năm đầu tiên, đối với các xí nghiệp đầu tư nước ngoài có sử dụng công nghệ
cao, hay các DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp dịch vụ, thì còn được miễn
các loại thuế tới 5 năm. Sau khi hết hạn miễn thuế theo luật định, các xí nghiệp hoạt
động trong khu vực kinh tế tự do còn được miễn 50% các loại thuế thêm 2 năm tiếp
theo. Người nước ngoài làm việc tại các khu kinh kế được hưởng ưu đãi về mức
thuế thu nhập, được lựa chọn đóng tổng các loại thuế với mức 30%, hay chốt mức
17% thuế thu nhập cố định phải đóng [1], [37]. Luật “về khuyến khích đầu tư nước
ngoài” đã được sửa đổi, bổ sung, mà theo đó nhà đầu tư nước ngoài trong các
trường hợp sau sẽ nhận được trợ cấp bằng tiền: người nước ngoài nhận được cổ
phiếu, nhưng sẽ dùng để tái đầu tư tại Hàn Quốc, các công ty nước ngoài đầu tư vào
lĩnh vực sản xuất với VĐT từ 10 triệu USD trở lên hay đầu tư vào các cơ sở nghiên
cứu với số vốn từ 5 triệu USD trở lên. Mức trợ cấp sẽ bằng 10% - 20% tổng giá trị
đầu tư. Số tiền trợ cấp này giúp cho DN thanh toán tiền thuê mặt bằng, xây dựng
nhà xưởng,... Đặc biệt, Bộ Tư pháp còn đưa ra chính sách nhập cư đặc biệt đối với
Incheon. Người nước ngoài đầu tư 1,5 triệu USD vào ngành du lịch có thể nhận
được quyền cư trú vĩnh viễn tại Incheon. Tính đến năm 2014, tổng đầu tư trong và
ngoài nước đạt gần 58.000 tỷ won (khoảng 55 tỷ USD). [1], [37]
Bốn là, việc xác định lĩnh vực ưu tiên trên cơ sở lợi thế địa phương đã góp
phần tránh sự cạnh tranh giữa các KKT, giúp Incheon phát huy một cách tốt nhất về
tiềm năng, thế mạnh của mình. Với những tiêu chuẩn hiện đại, nhằm thu hút NVĐT
nước ngoài được các chuyên gia kinh tế coi là bước đột phá về chính sách của Hàn
Quốc nói chung, của Incheon nói riêng, vì trước đây Hàn Quốc có chủ trương hạn
chế thu hút đầu tư nước ngoài.
1.4.1.3. Kinh nghiệm quản lý phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Ngãi
Quảng Ngãi có 131 km bờ biển, có vùng đặc quyền kinh tế rộng 60.732 km2,
có 6 huyện đảo và ven biển với 47.725 khẩu sinh sống bằng ngư nghiệp, 4 vạn lao
với các trường đại học, các trung tâm đào tạo, dạy nghề để mở rộng quy mô và các
hình thức đào tạo cho lực lượng lao động của địa phương.
1.4.1.4. Kinh nghiệm quản lý phát triển kinh tế biển của Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng có hơn 92 km bờ biển, với 80% dân số đang sinh sống tại
các quận, huyện. Xác định được vị trí và tầm quan trọng chiến lược của mình, thành
phố đã ban hành Quy hoạch PTKT vùng biển đảo của thành phố đến năm 2020.
Trong đó tập trung phát triển KT-XH đối với các địa phương tại địa bàn vùng biển,
ven biển, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của vùng biển. Cho đến nay, sau 13
năm thực hiện NQ số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX), Đà Nẵng tiếp tục
khẳng định “thương hiệu” bằng những cách làm sáng tạo, đột phá. PTKT nói chung
và KTB nói riêng đi liền với BVMT.
Một là, KCHT được hoàn thiện theo hướng hiện đại và đồng bộ và luôn được
coi trọng. Hệ thống cảng biển Đà Nẵng hiện gồm Tiên Sa, Liên Chiểu và Nam Thọ
(chỉ dùng cho tàu dầu). Hiện có khoảng 50 công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ
hỗ trợ vận tải biển tại Đà Nẵng, trong đó có 22 hãng tàu container nước ngoài.
Lượng hàng qua cảng Đà Nẵng năm 2015 khoảng 6,4 triệu tấn, đạt mức doanh thu
525 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay. Cảng Đà Nẵng tập trung phát triển các loại
hình dịch vụ trong cảng theo hướng đón tàu container, tàu khách, tàu chuyên dụng
có trọng tải lớn. Bên cạnh đó là dịch vụ logistics (dịch vụ ngoài cảng) gồm hệ thống
kho bãi và dịch vụ phụ trợ vận tải, đóng gói, container, dịch vụ phân phối hàng đến
kho thu hàng, kho thuê hải quan,… Sản lượng hàng hóa qua Cảng Đà Nẵng ước
tăng 14,5%/năm. Đà Nẵng xác định tăng cường nguồn lực đầu tư để phát triển thành
một trung tâm KTB, trong đó tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống cảng biển, phát
triển Cảng Đà Nẵng trở thành cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I).
Bên cạnh đó, việc mở rộng các tuyến đường hay đầu tư mới những tuyến đường kết
nối với nhau tạo cho Đà Nẵng phát triển đồng bộ trên các lĩnh vực, trở thành địa
phương đi đầu cả nước về phát triển trên mọi phương diện. [33]
Hai là, chính sách hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu KTHS, tàu dịch vụ hậu cần
nghề cá, góp phần nâng cao năng lực KTHS xa bờ. Hỗ trợ ngư dân nâng cao năng
lực khai thác xa bờ, mục tiêu giảm dần các tàu có công suất nhỏ khai thác gần bờ;
nâng số lượng tàu công suất lớn phục vụ khai thác ở vùng biển xa bờ. Triển khai
thực hiện tốt các cơ chế, chính sách của CP và thành phố hỗ trợ ngư dân đóng mới
tàu có công suất lớn từ 400cv trở lên để KTHS và thực hiện dịch vụ hậu cần trên
biển, kết hợp với bảo vệ AN-QP, chủ quyền biển đảo.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình đối với phát triển kinh tế tại Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D kinh nghiệm dạy học môn âm nhạc phát triển năng lực cho học sinh tiểu học đáp ứng mục tiêu chương trình gdpt 2018 Luận văn Sư phạm 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và sự phát triển của kinh tế hàng hóa ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa và vận dụng trong phát triển kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và phát triển kinh tế hàng hóa ở việt nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Triết học của Khổng Tử nho gia và ý nghĩa của nó đỗi với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời đại của chúng ta Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm tại huyện hòa an, tỉnh cao bằng Văn hóa, Xã hội 0
D Ảnh hưởng của vị trí địa lí của Singapore đối với phát triển kinh tế xã hội Văn hóa, Xã hội 0
D Báo cáo thực tập tại công ty phát triển kinh tế duyên hải (cofidec) Luận văn Kinh tế 0
D Kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Hàn Quốc và bài học cho Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top