Download miễn phí Chuyên đề Phân tích thống kê tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của Xí nghiệp Sông Đà 12.5 thời kỳ 2003 – 2008





Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt 1

Danh mục bảng, biểu, sơ đồ 2

Lời mở đầu 3

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VỐN SXKD VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 5

1.1 – Một số vấn đề lý luận cơ bản về vốn SXKD của Doanh nghiệp 5

1.1.1 – Khái niệm vốn SXKD 5

1.1.2 – Phân loại vốn SXKD 8

1.1.3 – Vai trò và hiệu quả của vốn SXKD 16

1.2 - Một số vấn đề lý luận cơ bản về Tài chính Doanh nghiệp 19

1.2.1 – Khái niệm, đặc điểm và vai trò Tài chính của Doanh nghiệp 19

1.2.2 – Một số vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tình hình TCDN 20

CHƯƠNG II: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN SXKD VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA DN 22

2.1 – Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 22

2.1.1 – Khái niệm và tác dụng của hệ thống chỉ tiêu thống kê 22

2.1.2 – Yêu cầu và nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê 22

2.1.3 – Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn SXKD 23

2.1.4 – Xác định hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích kết quả hoạt động tài chính của DN 30

2.2 - Một số phương pháp thống kê được sử dụng 35

2.2.1 – Phương pháp bảng thống kê 35

2.2.2 – Phương pháp đồ thị 36

2.2.3 – Phương pháp phân tổ 37

2.2.4 – Phương pháp dãy số thời gian 39

2.2.5 – Phương pháp đoán thống kê 41

2.2.6 – Phương pháp chỉ số 43

2.3 - Một số phương trình kinh tế sử dụng để phân tích 43

2.3.1 – Phương trình biểu thị mối quan hệ giữa doanh lợi vốn với các nhân tố 43

2.3.2 – Phương trình biểu thị mối quan hệ giữa kết quả sản xuất kinh doanh với các nhân tố 43

CHƯƠNG III: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN SXKD VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA XÍ NGHIỆP SÔNG ĐÀ 12.5 TRONG THỜI KỲ TỪ 2003 –2008 44

3.1 - Tổng quan về Xí nghiệp Sông Đà 12.5 44

3.1.1 – Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp Sông Đà 12.5 44

3.1.2 – Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp 45

3.1.3 – Kết quả đạt được của Xí nghiệp trong những năm vừa qua 47

3.2 – Đặc điểm nguồn số liệu 51

3.3 – Phân tích thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn SXKD và kết quả hoạt động tài chính của Xí nghiệp trong thời kỳ 2003 – 2008 52

3.2.1 – Thống kê tình hình sử dụng vốn SXKD của XN Sông Đà 12.5 thời kỳ 03 - 08 52

3.2.2 – Phân tích biến động kết quả SXKD của XN thời kỳ 03 -08 75

3.2.3 – Thống kê kết quả hoạt động tài chính của Xí nghiệp 95

3.3 - Một số kiến nghị và giải pháp 97

3.3.1 – Kiến nghị 97

3.3.2 – Giải pháp 97

Kết luận 99





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ồ thị thống kê còn được coi là một phương tiện tuyên truyền rất mạnh mẽ, một công cụ dùng để biểu dương các thành tích sản xuất và hoạt động văn hoá, xã hội.
2.2.2.2 – Đặc điểm vận dụng phương pháp
Với số liệu được sử dụng trong bài là các số liệu được tổng hợp theo thời gian, vì thế để thấy rõ được sự tăng lên của quy mô của Tổng vốn, LN, DT, GTSX và cơ cấu của chúng thì việc sử dụng đồ thị là rất phù hợp. Các số liệu được hình tượng hóa trở lên sinh động hơn, không cần tình toán cụ thể, bằng mắt ta cũng có thể thấy cảm nhận một cách tổng quát về xu hướng phát triển và đặc điểm của hiện tượng cần nghiên cứu.
2.2.3 – Phương pháp phân tổ
2.2.3.1 – Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tổ thống kê
* Khái niệm: Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ ( và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau.
* Ý nghĩa:
+ Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê, vì ta sẽ không thể tiến hành hệ thống hoá một cách khoa học các tài liệu điều tra, nếu không áp dụng phương pháp này.
+ Phân tổ thống kê là một trong các phương pháp quan trọng của các phân tích thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp phân tích thống kê khác một cách có hiệu quả
+ Phân tổ thống kê còn được vận dụng ngay trong giai đoạn điều tra thống kê, nhằm phân tổ đối tượng điều tra thành những bộ phận có đặc điểm, tính chất khác nhau từ đó chọn các đơn vị điều tra sao cho có tính đại biểu cho tổng thể chung.
* Phân tổ thống kê giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau:
+ Thứ nhất, phân tổ thực hiện việc phân chia các loại hình kinh tế xã hội của hiện tượng nghiên cứu. Hiện tượng kinh tế, xã hội mà thống kê học nghiên cứu thường không phải là tổng thể đồng chất, mà là tổng thể bao gồm nhiều đơn vị thuộc các loại hình rất khác nhau, phát triển theo những xu hướng không giống nhau. Vì vậy phưong pháp nghiên cứu khoa học là phải nêu lên các đặc trưng riêng biệt của từng loại hình và mối quan hệ giữa các loại hình đó với nhau.
+ Thứ hai, phân tổ có nhiệm vụ biểu hiện kết quả của hiện tượng nghiên cứu. Ta biết rằng một hiện tượng kinh tế - xã hội do nhiều bộ phận, nhiều nhóm đơn vị có tính chất khác nhau hợp thành. Các bộ phận hay nhóm này chiếm những tỷ trọng khác nhau trong tổng thể và nói lên tầm quan trọng của mình trong tổng thể đó. Mặt khác, tỷ trọng của các bộ phận còn nói lên kết cấu của tổng thể theo một tiêu thức nào đó. Muốn nghiên cứu được kết cấu của tổng thể, phải dựa trên cơ sở phân tổ thống kê.
+ Thứ ba, phân tổ được dùng để biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức. Hiện tượng kinh tế - xã hội phát sinh và biến động không phải một cách ngẫu nhiên, tách rời với các hiện tượng xung quanh, mà chúng có liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau theo những quy luật nhất định. Tìm hiểu tính chất và trình độ của mối liên hệ giữa các hiện tượng nói chung và giữa các tiêu thức nói riêng là một trong các nhiệm vụ quan trọng của nghiên cứu thống kê. Phân tổ thống kê là một trong các phương pháp có thể giúp ta thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu này.
2.2.3.2 – Đặc điểm vận dụng của phương pháp
Để có thể hệ thống hóa được một cách khoa hoc những tài liệu đã thu thập và giúp cho việc phân tích có hiệu quả chúng ta sử dụng phương pháp phân tổ: như chúng ta tiến hành phân chia Tổng vốn theo các tiêu thức khác nhau: theo nguồn hình thanh (gồm vốn đi vay và vốn chủ sở hữu), theo cách luân chuyển giá trị (gồm vốn lưu động và vốn cố định). Qua việc phân tổ như vậy, giúp cho ta có thể hiểu rõ hơn về cơ cấu tổng vốn, xem vồn nào chiếm tỷ trọng nhiều hơn trong tổng vốn điều đó cũng thể hiện đặc điểm kinh doanh của công ty (như công ty xây dựng thì vốn lưu động luôn chiếm tỷ trọng nhiều hơn vốn cố đinh, và vốn đi vay thì nhiều hơn vốn chủ sở hữu), qua đó xem xét xem cơ cấu như thế đã hợp lý chưa và đề ra các biện pháp khắc phục nếu có sự thiếu cân đối.
2.2.4 – Phương pháp dãy số thời gian
2.2.4.1 – Khái niệm dãy số thời gian
Mặt lượng của hiện tượng thường xuyên biến động qua thời gian, việc nghiên cứu sự biến động này được thực hiện trên cơ sở phân tích dãy số thời gian.
Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
* Cấu tạo: Một dãy số thời gian gồm hai yếu tố: thời gian và các số liệu của hiện tượng nghiên cứu (hay còn gọi là chỉ tiêu nghiên cứu).
+ Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm. Độ dài giữa hai thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian.
+ Các số liệu thống kê hay chỉ tiêu nghiên cứu của hiện tượng nghiên cứu có thể được biểu hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân và được gọi là mức độ của dãy số.
* Phân loại: dựa vào các mức độ của dãy số phản ánh quy mộ (khối lượng) của hiện tượng qua thời gian, có thể phân dãy số thời gian thành dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm.
+ Dãy số thời kỳ là dãy số mà các mức độ là những con số tuyệt đối thời kỳ, phản ánh quy mô (khối lượng) của hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định.
+ Dãy số thời điểm là dãy số mà các mức độ là những số tuyệt đối thời điểm phản ánh quy mô (khối lượng) của hiện tượng tại những thời điểm nhất định.
Chú ý: Các dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm được gọi là dãy số tuyệt đối. Trên cơ sở các dãy số tuyệt đối có thể xây dựng các dãy số tương đối hay dãy số bình quân, trong đó các mức độ của dãy số tương đối hay các số bình quân.
* Yêu cầu khi xây dựng dãy số thời gian: để phân tích được chính xác thì yêu cầu cơ bản khi xây dựng dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số nhằm phản ánh một cách khách quan sự biến động của hiện tượng qua thời gian. Cụ thể:
+ Nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất.
+ Phạm vi hiện tượng nghiên cứu qua thời gian phải nhất trí.
+ Các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau, nhất là đối với dãy số thời kỳ.
* Tác dụng:
+ Việc phân tích dãy số thời gian cho phép nhận thức các đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian, tính quy luật của sự biến động.
+ Từ đó tiến hành đoán về mức độ của hiện tượng trong thời gian tới và đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển.
2.2.4.2 – Đặc điểm vận dụng của phương pháp
Phương pháp này được vận dụng rất nhiều trong bài vì nguồn số liệu ở là nguồn số liệu theo thời gian: Phương pháp này giúp ta có thể nhận thấy được quy luật biến động của các chỉ tiêu được nghiên cứu theo thời gian: tăng hay giảm theo thời gian, tốc độ tăng (giảm) nhanh hay chậmtừ đó giúp chúng ta phần nào nắm được bản chất của hiện tượng, qua đó đề ra các chính sách thích hợp. Đồng thời với việc phân tích này sẽ giúp ta tiến hành đoán thống kê, đưa ra các kế hoạch cho phù hợp với năng lực của Xí nghiệp.
2.2.5 – Phương pháp đoán thống kê
2.2.5.1 – Khái niệm, ý nghĩa của phương pháp đự đoán thống kê:
đoán thống kê là xác định mức độ của hiện tượng trong tương lai bằng cách sử dụng tài liệu thống kê và áp dụng các phương pháp phù hợp.
Tài liệu thống kê thường được sử dụng trong đoán thống kê là dãy số thời gian. Việc sử dụng dãy số thời gian để tiến hành đoán thống kê có những ưu nhược điểm cơ bản sau:
+ Thứ nhất: chỉ cần có dãy số thời gian gồm một số lượng nhất định các mức độ của hiện tượng ở thời gian hiện tại trở về trước, không đòi hỏi một khối lượng tài liệu lớn như đoán vào mô hình hồi quy.
+ Thứ hai: việc xây dựng mô hình đoán dựa vào dãy số thời gian được tiến hành tương đối đơn giản, ít bị rằng buộc bởi các giả thiết như trong việc xăy dựng mô hình hồi quy.
Có nhiều phương pháp được sử dụng trong đoán thống kê.: đoán dựa vào lượng tăng (hay giảm) bình quân, đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình, đoán dựa vào hàm xu thế, đoán bằng phương pháp san bằng mũ, đoán bằng mô hình tuyến tính ngẫu nhiên, v.v
2.2.5.2 – Đặc điểm vận dụng của phương pháp:
Như chúng ta đã nói ở trên, tài liệu dùng để phân tích ở trong bài là tài liệu được tổng hợp theo thời gian, vì thế chúng ta có thể sử dụng để tiền hành đoán thống kê, từ đó đưa ra các kế hoạch phù hợp với sự phát triển của hiện tượng. Tuy nhiên, tài liệu ở đây chỉ được tổng hợp qua 6 năm, vì vậy chúng ta chỉ có thể tiến hành đoán trong ngắn hạn như đoán ngắn hạn nhu cầu về tổng vốn của công ty và GTSX của Xí nghiệp năm 2009.
2.2.6 – Phương pháp chỉ số
2.2.6.1 – Khái niệm và tác dụng của chỉ số:
* Khái niệm:Chỉ số trong thống kê là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng nghiên cứu.
Chỉ số trong thống kê được biểu hiện bằng số tương đối, nhưng cũng cần phân biệt giữa chỉ số và số tương đôi trong thống kê.
+ Chỉ số biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng
+ Số tương đối nói chung có thể biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng hay của hai hiện tượng khác nhau.
Vì vậy, số tương đối động thái, số tương đối kế hoạch, số tương đối không gian là chỉ số. Còn số tương đối cường độ, số tương đối kết cấu không phải là chỉ số.
*Tác dụng của chỉ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top