xara_IT

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 2
1. Khái niệm và ý nghĩa của chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh 2
1.1. Khái niệm của chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh 2
1.2. ý nghĩa của chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh 2
2. Bản chất và phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 3
2.1. Bản chất của hiệu quả kinh tế 3
2.2. Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh 3
2.2.1 Theo pham vi tính toán, có thể phân thành: 3
2.2.2. Theo nội dung phương pháp tính toán, phân thành: 4
2.2.3. Theo phạm vi tính, có thể chia: 4
2.2.4. Theo hình thái biểu hiện, có: 4
3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam 4
3.1. Công thức tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh 4
3.2. Xác định các chỉ tiêu kết quả và chi phí sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam 5
3.2.1. Chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam( KQ) 5
3.2.2. Chỉ tiêu phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam 6
3.3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam 7
3.3.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh 7
3.3.2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam 7
CHƯƠNG II: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VINAMILK VIỆT NAM 10
1. Phương pháp chỉ số 10
1.1. Khái niệm, đặc điểm và tác dụng của chỉ số trong thống kê 10
1.1.1. Khái niệm 10
1.1.2. Đặc điểm của phương pháp chỉ số 10
1.1.3. Tác dụng của chỉ số trong thống kê 10
1.2. Các loại chỉ số chủ yếu 11
1.3. Hệ thống chỉ số 11
1.3.1. Khái niệm, tác dụng của hệ thống chỉ số 11
1.3.2. Xây dựng hệ thống chỉ số phân tích biến động lợi nhuận sau thuế của công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam qua hai năm báo cáo 12
2. Phương pháp dãy số thời gian 13
2.1. Khái niệm chung 13
2.2. Phân tích đặc điểm biến động của tý suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam qua các năm 14
2.2.1.Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân qua các năm 14
2.2.2. Lượng tăng( hay giảm) tuyệt đối của tý suất lợi nhuận trên tổng tài sản 14
2.2.3. Tốc độ phát triển của tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 15
2.2.4. Tốc độ tăng( hay giảm) của tý suất lợi nhuận trên tổng tài sản 16
2.2.5. Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng( hay giảm) liên hoàn của tý suất lợi nhuận trên tổng tài sản 17
2.3. Biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng 18
2.3.1. Mở rộng khoảng cách thời gian 18
2.3.2. Dãy số bình quân trượt 18
2.3.3. Hàm xu thế 18
2.4. Phân tích các thành phần của dãy số thời gian 19
2.5. đoán thống kê 19
2.5.1. Các phương pháp đoán thống kê thường được sử dụng 19
2.5.2. đoán theo phương pháp san bằng mũ 20
CHƯƠNG III: VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 22
1 Tổng quan về công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam 22
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 22
1.2. Lĩnh vực kinh doanh và thị trường kinh doanh 24
1.2.1. Lĩnh vực kinh doanh 24
1.2.2. Thị trường 24
1.3. Chiến lược phát triển 24
2.Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam giai đoạn 2005- 2009 25
2.1. Phân tích chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam 25
2.1.1. Chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh và chi phí sản xuất kinh doanh của công ty Vinamilk( năm 2008, 2009) 25
2.1.2. Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Vinamilk( năm 2008, 2009) 26
2.2. Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích đặc điểm và xu thế biến động chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 27
2.3. Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích biến động của lợi nhuận sau thuế của công ty cổ phần sữa vinamilk VN năm 2009 so với năm 2008 28
KẾT LUẬN 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực là rất gây gắt. Các nhà quản lý luôn phải tìm những hướng đi mới phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội để giúp doanh nghiệp mình tồn tại và phát triển. Để duy trì và phát triển doanh nghiệp của mình thì trước hết phải đòi hỏi kinh doanh phải có hiệu quả.
Không ngừng nâng cao hiệu quả là không chỉ mối quan tâm của bất kỳ nhà quản lý, mà là mối quan tâm của cả xã hội. Đó cũng là vấn đề bao trùm và xuyên suốt thể hiện công tác quản lý. Bởi suy cho cùng quản lý kinh tế là để đảm bảo tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất cho mọi quá trình trong sản xuất kinh doanh.
Việc xem xét và phân tích hiệu quả kinh doanh cho phép các nhà quản trị có cái nhìn khách quan hơn về hiệu quả hoạt động tìm ra nguyên nhân để đưa ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả giảm chi phí và nâng cao hiệu quả. Chính vì vậy vận dụng các phương pháp thống kê vào nghiên cứu các kết quả sản xuất, chí phí sản xuất nhằm đưa ra đựơc các nhận xét khách quan phản ánh các hiệu quả sản xuất kinh doanh là một điều cần thiết. Đó cũng là lý do em chọn đề tài: “Phân tích thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sữa Vinamilk Việt Nam giai đoạn 2005 đến 2009” để thấy rõ kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ đó có cơ sở ra quyết định cho các hoạt động trong sản xuất.

CHƯƠNG I
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1. Khái niệm và ý nghĩa của chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.1. Khái niệm của chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, nó phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh là thu được lợi ích nhiều hơn.
Hiệu quả kinh tế là loại chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh (yếu tố đầu ra) với chi phí cho sản xuất kinh doanh (yếu tố đầu vào) và ngược lại. Hiện nay có những cách hiểu khác nhau về việc so sánh giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra và tất nhiên sẽ có các loại chỉ tiêu hiểu quả khác nhau.
Nếu so sánh đầu vào và đầu ra bằng cách trừ có hiệu quả tuyệt đối.
Nếu so sánh đầu vào và đầu ra bằng phép chia có hiệu quả tương đối
Theo quan điểm chung của hội nghị thống kê các nước của khối SEB: hiệu quả là chỉ tiêu tương đối được biểu hiện bằng kết quả sản xuất kinh doanh so với chi phí sản xuất (chỉ tiêu hiệu quả thuận) hay ngược lại (chỉ tiêu hiệu quả nghịch). Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất còn được gọi là các chỉ tiêu năng suất.
1.2. ý nghĩa của chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là sử dụng hợp lý hơn các yếu tố của qúa trình sản xuất, với chi phí không đổi nhưng tạo ra được nhiều kết quả hơn. hay với tốc độ tăng chi phí phải nhỏ hơn tốc độ tăng kết quả.
Như vậy, phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ làm giảm giá thành. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể giảm được giá bán mà vẫn tăng được lợi nhuận bởi giá thành đã giảm (Lợi nhuận = giá bán – giá thành hay M = P – Z). Đây là điều kiện cần thiết để tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

2. Bản chất và phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp
2.1. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Thực chất khái niệm hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng đã khẳng định bản chất của hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng cần phân biệt ranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiểu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp.Trong khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta đã sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả sản xuất (yếu tố đầu ra) và chi phí của sản xuất (yếu tố đầu vào) để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vấn đề được đặt ra là: hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh nói riêng là mục tiêu hay phương tiện của kinh doanh? Trong thực tế, nhiều lúc người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả như mục tiêu cần đạt và trong nhiều trường hợp khác người ta lại sử dụng chúng như công cụ để nhận biết “khả năng” tiến tới mục tiêu cần đạt là kết quả.
2.2. Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh
2.2.1 Theo pham vi tính toán, có thể phân thành:
- Hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả xã hội
- Hiệu quả an ninh quốc phòng

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top