daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU
Thuật ngữ “ đấu thầu” đã trở nên quen thuộc trong những năm gần đây ở Việt Nam mặc dù nó đã được xuất hiện từ lâu trên thế giới. Trước đây khi nền kinh tế Việt Nam còn ở trong chế độ bao cấp, người bán chỉ sản xuất và bán những gì mình có và không quan tâm đến nhu cầu của người mua, do đó người mua không có quyền lựa chọn cho mình những hàng hoá phù hợp. Chỉ đến khi nền kinh tế Việt Nam chuyển dần sang hướng thị trường thì tính cạnh tranh xuất hiện, khái niệm về đấu thầu cũng dần dần được hình thành và được chấp nhận như một điều tất yếu.
Hiện tại, Việt Nam là một nước đang phát triển. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế là mơ ước của toàn dân. Trong bối cảnh đó thì đấu thầu cạnh tranh càng trở thành một phương pháp quan trọng trong việc tiếp thu nguồn lực bên ngoài phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước. Đây vẫn là một lĩnh vực mới mẻ đối với Việt Nam và còn có nhiều điểm cần học hỏi và hoàn thiện để công tác đấu thầu quốc tế thực sự phát huy hết vai trò của mình trong việc lựa chọn nguồn lực bên ngoài phù hợp nhất cho sự phát triển của đất nước. Vì vậy, phân tích cách đấu thầu quốc tế và có kiến thức cơ bản về tình hình hoạt động của cách này tại Việt Nam cũng là điều cần thiết không chỉ đối với mỗi doanh nghiệp Việt Nam nói chung mà còn đối với mỗi sinh viên kinh tế nói riêng. Với lý do như trên, bài thảo luận dưới đây của nhóm 1 xin trình bày những hiểu biết của nhóm về vấn đề này với đề tài: Phân tích cách đấu thầu quốc tế và đánh giá tình hình hoạt động đấu thầu quốc tế tại Việt Nam hiện nay.





I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤU THẦU QUỐC TẾ
I.1. Khái niệm
Đấu thầu là một cách giao dịch đặc biệt, trong đó người gọi thầu (người mua) công bố trước các điều kiện mua hàng để người dự thầu (người bán) báo giá và các điều kiện chất lượng của hàng hóa, các điều kiện thương mại khác để người mua chọn được người bán đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của mình.
Đấu thầu quốc tế là cuộc đấu thầu có các nhà thầu( cá nhân, tổ chức) trong và ngoài nước tham gia.
Những bên liên quan:
• Bên mời thầu: là chủ đầu tư hay tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp luật về đấu thầu
• Bên nhà thầu: là tổ chức, cá nhân trong nước hay nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự, đối với cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân sự để kí kết và thực hiện hợp đồng. Nhà thầu phải đảm bảo sự độc lập về tài chính của mình.
Nhà thầu có thể phân loại: nhà thầu chính và nhà thầu phụ
+ Nhà thầu chính: là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, đứng tên dự thầu, kí kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn . Nhà thầu tham gia đấu thầu một cách độc lập gọi là nhà thầu độc lập. Nhà thầu cùng với một hay nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn vị dự thầu thì gọi là nhà thầu liên danh (Khoản 12, điều 4, luật đấu thầu 2005)
+ Nhà thầu phụ: là nhà thầu thực hiện một phần công việc của gói thầu trên cơ sở thảo thuận hay hợp đồng được kí với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ không phải là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu.
Các đối tượng tham gia gián tiếp:
+Cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát;
+Tổ chức, công ty kiểm toán độc lập;
+Công luận, các cơ quan báo chí;
+ Sự tham gia của cộng đồng với vai trò giám sát.
I.2. Đặc điểm
1-Đấu thầu là một cách giao dịch đặc biệt, chỉ diễn ra ở một địa điểm, trong một thời gian xác định trước
Thời gian và địa điểm của mỗi cuộc đấu thầu được nêu rõ trong các thông báo mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình… và trong thư mời thầu.
2- Đối tượng mua bán không nhất thiết là hàng hoá có sẵn mà mua bán dựa vào tiêu chuẩn kỹ thuật, có thể là hàng hoá hữu hình hay dịch vụ
Nhà thầu có thể biết tiêu chuẩn về kỹ thuật của hàng hoá mà bên mời thầu yêu cầu khi nhận được hồ sơ mời thầu. Các yêu cầu về kỹ thuật của hàng hoá trong thư mời thầu thường rất chi tiết thể hiện rõ mặt hàng trong đấu thầu thường có quy cách phẩm chất phức tạp, giá trị cao.
Đấu thầu không chỉ áp dụng trong mua sắm hàng hoá hữu hình mà còn trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ. Trong ngành dầu khí, do đặc điểm riêng của ngành nên lĩnh vực này rất được quan tâm. Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí thuộc Tổng công ty DKVN chuyên cung cấp các dịch vụ khác nhau từ đơn giản đến phức tạp như dịch vụ tàu thuyền, dịch vụ trực thăng, bảo hiểm, dịch vụ chống dầu tràn, cung cấp lao động kỹ thuật cao, cho thuê văn phòng.. .
3-Trong đấu thầu chỉ có một người mua nhưng có nhiều người bán( thị trường của người mua) và giá thành là giá thấp nhất (giá sàn)
Đây là đặc điểm nổi bật nhất của hoạt động đấu thầu. Đấu thầu thực sự đem lại lợi ích cho người mua vì nó tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt, khách quan và công khai giữa các nhà thầu có năng lực. Các nhà thầu muốn trúng thầu thì phải tính toán đưa ra giá thấp nhất. Tất nhiên giá cả không phải là yếu tố duy nhất quyết định thắng thầu vì còn nhiều yếu tố khác như tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, quan hệ làm ăn giữa hai bên. Thực tế, người thắng thầu không phải là người đưa ra giá thấp nhất mà là người có uy tín trong các lần quan hệ làm ăn trước đây.
4-Mọi điều kiện đều được quy định sẵn trừ giá cả
Trong bất cứ thư mời thầu nào, bên mời thầu thường đưa ra các điều kiện về mặt hàng, số lượng, quy cách, phẩm chất, thời gian giao hàng và ngay cả Hợp đồng kinh tế cũng được nêu ra trước. Tuy nhiên, giá cả là là điều kiện quan trọng nhất để lựa chọn người thắng thầu nên được quyết định cuối cùng.
5-Đấu thầu thường bị chi phối từ cơ quan quản lý nguồn vốn đầu tư về một số các điều kiện cũng như các thủ tục pháp lý
Các tổ chức tài chính Quốc tế như WTO, IMF ... thường có các quy chế đấu thầu hướng dẫn các nước vay khi sử dụng vốn vay. Riêng nguồn vốn ODA thì các công ty của nước cấp ODA thường thắng thầu trong các cuộc đấu thầu sử dụng vốn này vì hầu hết các nước cung cấp ODA đều quy định các nước vay phải sử dụng ODA để mua hàng hoá và dịch vụ cung cấp bởi nước cấp ODA.
I.3. Các loại hình đấu thầu quốc tế.
1-Căn cứ vào đối tượng đấu thầu:
• Đấu thầu mua sắm hàng hoá (Tender for Procurement goods)
• Đấu thầu xây dựng công trình (Tender for Works)
• Đấu thầu tuyển chọn tư vấn (Tender for Consulting Services)
• Đấu thầu dự án hay đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án (Tender for Project)
2-Căn cứ vào hình thức lựa chọn nhà thầu:
• Đấu thầu rộng rãi (open bidding hay international competitive)
• Đấu thầu hạn chế (limited bidding)
• Chỉ định thầu (Single bidding)
• Chào hàng cạnh tranh
• Mua sắm trực tiếp
• Tự thực hiện (Tự thầu)
• Mua sắm đặc biệt
3- Căn cứ vào hình thức báo thầu:
• Đấu thầu 1 túi hồ sơ (1 phong bì)
• Đấu thầu 2 túi hồ sơ (2 phong bì)
4-Căn cứ vào hình thức xét thầu:
• Đấu thầu 1 giai đoạn
• Đấu thầu 2 giai đoạn
I.4. Vai trò của đấu thầu quốc tế
1-Sự cần thiết của đấu thầu quốc tế
Thực tế cho thấy, đấu thầu được thực hiện một cách đúng đắn thì tiết kiệm được vốn đầu tư vì khi đó nó có tác dụng làm các chủ đầu tư, các nhà dự thầu phải tính đến hiệu quả của hoạt động trước khi tiến hành ký kết hợp đồng. Công tác đấu thầu là một đòi hỏi thiết yếu để đảm bảo thành công cho các nhà đầu tư dù đó là đầu tư trong nước hay đầu tư nước ngoài. Do tính chất công bằng và cạnh tranh công khai nên đấu thầu quốc tế tạo ra một môi trường bình đẳng cho các nhà kinh doanh từ các quốc gia khác nhau trong việc tổ chức, thực hiện hợp đồng. Đồng thời, đấu thầu quốc tế cũng giúp cho các nhà đầu tư mua được những thiết bị với giá rẻ, đạt yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật và các điều kiện khác. Như vậy, đấu thầu quốc tế đem lại lợi ích cho các bên tham gia.
2- Ý nghĩa của đấu thầu Đấu thầu quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia đặc biệt là với các nước đang phát triển như Việt Nam bởi tính hữu ích đối với chủ đầu tư, với các nhà thầu và Chính phủ.
a, Đối với Nhà nước:
Thực hiện đấu thầu quốc tế là biện pháp quản lý tài chính có hiệu quả và tăng cường các lợi ích kinh tế xã hội khác. Đấu thầu quốc tế là cơ sở để đánh giá khả năng của các đơn vị cơ sở, các đối tác nước ngoài, ngăn chặn được các biểu hiện tiêu cực, sự thiên vị, móc ngoặc riêng làm mất đi tính cạnh tranh trong kinh doanh. Đồng thời, thông qua đấu thầu quốc tế mà đất nước thu được những công nghệ mới, hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến, những kiến thức về kỹ thuật, tư vấn của các chuyên gia, đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề ... phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
b, Đối với chủ đầu tư:
Áp dụng đấu thầu quốc tế là cách thích hợp để lựa chọn các nhà thầu có năng lực nhất đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật đặt ra đồng thời cũng có được giá thành và điều kiện tín dụng hợp lý nhất. Đấu thầu chống tình trạng độc quyền của các nhà thầu. Chủ đầu tư giảm được giá vốn đầu tư do có sự cạnh tranh giữa các nhà thầu.
Thực tế, giá chào thầu của các nhà thầu chênh nhau từ 30-40% trên cùng một mặt bằng kỹ thuật. Do vậy, các đơn vị trúng thầu có giá trúng thầu giảm từ 20-30% so với các đơn vị chào thầu cao nhất và giảm từ 10- 15% so với giá chào ban đầu của chính đơn vị trúng thầu. Thông qua đấu thầu, chủ đầu tư có thể chọn được thiết bị công nghệ tiên tiến, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Công nghệ và kỹ thuật là điều kiện tiên quyết đảm bảo khả năng trúng thầu cho các nhà thầu.

III.5. Tăng cường phân cấp đi đôi với tiến hành kiểm tra, thanh tra thường xuyên công tác đấu thầu.
Bên cạnh việc tăng cường phân cấp,ủy quyền cho chủ đầu tư tạo sự chủ động, linh hoạt trong đấu thầu thì các cơ quan có thẩm quyền cần tiến hành kiểm tra, thanh tra thường xuyên công tác đấu thầu để đảm bảo việc thực hiện của chủ đàu tư, tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, đảm bảo đạt được mục tiêu thực hiện dự án, sớm ngăn chặn, phát hiện và có biện pháp xử lí kịp thời đối với các hành vi vi phạm, góp phần chấn chỉnh và chuẩn hóa hoạt động đấu thầu tại các Bộ ngành và địa phương mình.
III.6. Khắc phục tình trạng đề nghị, chỉ định thầu tràn lan, không thực hiện theo tinh thần đã phân cấp
Trong thời gian tới, các Bộ, ngành và địa phương cần thực hiện nghiêm túc quy định của nhà nước về việc áp dụng chỉ định thầu (lưu ý đối với một số tỉnh như Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam...). Việc áp dụng chỉ định thầu chỉ được xem xét đối với các trường hợp đã được quy định trong Luật Đấu thầu và Nghị định 85/CP. Khi áp dụng chỉ định thầu, người có thẩm quyền chịu trách nhiệm xem xét, quyết định áp dụng chỉ định thầu đối với các gói thầu có đủ điều kiện và trong trường hợp thật cần thiết (trừ trường hợp đặc biệt cần trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại điểm k Khoản 2 Điều 40 Nghị định 85/CP).
Trường hợp các gói thầu đủ điều kiện áp dụng chỉ định thầu nhưng vẫn có thể tổ chức đấu thầu thì khuyến khích các đơn vị áp dụng đấu thầu rộng rãi để vừa có cơ hội lựa chọn được nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng vừa mang lại tỷ lệ tiết kiệm cao cho nền kinh tế nước nhà.
Để có thể khắc phục tình trạng chỉ định thầu tràn lan, chúng ta cần các giải pháp mang tính cứng rắn, chặt chẽ từ các quy định thầu, luật Đấu thầu đến sự cố gắng và hợp tác ở cả bên bán thầu và bên dự thầu.
- Đối với luật Đấu thầu, cần sửa đổi cần đưa ra những quy định theo hướng giảm thiểu các công trình, dự án triển khai theo hình thức chỉ định thầu, thay vào đó là tăng cường đấu thầu cạnh tranh, công khai. Từ đó sẽ hạn chế được việc chỉ định thầu sai, ngăn chặn được tình trạng thất thoát ngân sách, vừa đảm bảo chất lượng cho dự án. Đây còn là cách thiết thực hỗ trợ các doanh nghiệp làm ăn chân chính thắng thầu trong một môi trường cạnh tranh bằng trí tuệ và năng lực thực sự.
- Cảnh giác với chào thầu giá rẻ. Tình trạng chào thầu với giá thấp hiện nay rất phổ biến, gây ra nhiều tiêu cực. Các gói thầu này gây được sức hút đối với người mời thầu, khiến nhà thầu đặt vấn đề chất lượng ra sau vấn đề giá cả. Họ chào thầu giá thấp để thắng thầu, sau đó nại ra đủ lý do để yêu cầu chủ đầu tư điều chỉnh tổng mức đầu tư cho dự án. Điều này vừa khiến chủ đầu tư bị động trong thu xếp vốn, vừa ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Do đó, ngoài yếu tố về giá chào thầu, cần đặc biệt quan tâm đến uy tín, năng lực về công nghệ, nhân sự, vốn… của nhà thầu, chứ không nên quá thiên về giá rẻ để chọn thầu.
- Bên cạnh đó cần đưa ra các chế tài xử lý nghiêm khắc các chủ đầu tư sử dụng vốn ngân sách chỉ định thầu sai quy định, hay có biểu hiện cấu kết với nhà thầu nhằm rút ruột ngân sách. Cần đưa ra những quy định mới, đồng bộ và chặt chẽ nhằm giảm thiểu các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động đấu thầu, đảm bảo chất lượng cho dự án.
III.7. Xây dựng và hoàn chỉnh các hệ thống đăng tải thông tin
Báo Đấu thầu đã trở thành công cụ đắc lực của cơ quan quản lý Nhà nước và cộng đồng để giám sát việc công khai và minh bạch hóa thông tin của đơn vị tổ chức đấu thầu, đồng thời thống nhất thông tin về một đầu mối, giúp dễ dàng cho việc tiếp cận, tìm kiếm, quản lý thông tin cũng như giảm thiểu được các chi phí cho các đối tượng quan tâm.

Việc không ngừng nâng cấp và hoàn thiện cơ chế đăng tải, nội dung đăng tải và cơ chế phát hành rộng rãi sẽ giúp các đơn vị dễ dàng hơn khi đăng ký, đăng tải thông tin, nhà thầu dễ dàng tiếp cận với thông tin đấu thầu nhờ đó việc công khai thông tin đấu thầu ngày càng được phát huy. Do đó trong thời gian tới, cần thực hiện một số biện pháp sau:
• Mở rộng phạm vi đăng tải và nâng cấp nội dung đăng tải trên các trang thông tin điện tử để hoàn thiện và tăng cường công cụ đăng tải thông tin, đảm bảo nhanh chóng, hữu dụng nhất đối với người dùng.
• Mở rộng, khai thác trang thông tin điện tử về đấu thầu, đưa hình thức đấu thầu trở thành công cụ mạnh mẽ và hiệu quả của Nhà nước trong việc công khai, minh bạch thông tin đấu thầu, nâng cao hiệu quả và tiết kiệm hoạt động mua sắm của chinh phủ.
• Triển khai dự án Ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm của chính phủ (đã được phê duyệt) nhằm tiếp tục nâng cấp, mở rộng trang thông tin điện tử về đấu thầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cả về chức năng, nội dung và giao diện.
III.8. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước khi tham gia đấu thầu quốc tế
Để nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia đấu thầu quốc tế thì Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ như:
• Hỗ trợ về tài chính tiến tệ, hoàn thuế để giúp cho gia thầu của các nhà thầu trong nước cạnh tranh được với các nhà thầu quốc tế
• Cho vay với giá ưu đãi khi thực hiện các dự án đấu thầu quốc tế
• Có cơ chế bảo lãnh, hỗ trợ các nhà thầu trong nước về tài chính để bảo đảm năng lực tài chính. Khuyến khích liên danh, liên kết tham gia đầu thầu các dự án lớn. Xem xét vấn đề sử dụng đồng tiền Việt Nam trong đấu thầu và thanh toán các gói thầu.

KẾT LUẬN
Đấu thầu quốc tế mặc dù mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian gần đây nhưng đã khẳng định phần nào vai trò, tầm quan trọng của nó trong sự phát triển của đất nước. Đấu thầu quốc tế giúp Nhà nước quản lý tài chính có hiệu quả và tăng cường các lợi ích kinh tế xã hội khác. Đồng thời, thông qua đấu thầu quốc tế mà đất nước thu được những công nghệ mới, hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến, những kiến thức về kỹ thuật, tư vấn của các chuyên gia, đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề ... phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Ngoài ý nghĩa mang rầm quốc gia, bên cạnh đó, đấu thầu quốc tế là một cơ hội cũng là một thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam cọ xát, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên trường quốc tế. Bởi vậy, đấu thầu quốc tế là cơ sở để đánh giá khả năng của các đơn vị cơ sở trong nước, các đối tác nước ngoài, ngăn chặn được các biểu hiện tiêu cực, sự thiên vị, móc ngoặc riêng làm mất đi tính cạnh tranh trong kinh doanh.
Với những ưu điểm đã được khẳng định, hoạt động đấu thầu quốc tế đã đang và sẽ phát triển hơn nữa và ngày càng đem lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn tồn tại những hạn chế trong các khâu của hoạt động này như tình trạng chỉ định thầu, sự móc nối của nhà thầu và chủ đầu tư, sự yếu kém trong kiểm tra, giám sát dự án thầu… mà hậu quả của nó là không hề nhỏ. Chính vì vậy, để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt, để có một môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch, để đấu thầu quốc tế thể hiện rõ tính ưu việt của nó trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, điều này đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của Đảng, nhà nước và chính phủ, đồng thời cũng yêu cầu mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân tự nâng cao kiến thức, khả năng của bản thân để ngày càng thúc đẩy sự phát triển của đất nước nói chung và sự vững mạnh của doanh nghiệp Việt, con người Việt nói riêng.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích môi trường Singapore và phương thức xâm nhập cho cà phê hạt Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Ứng dụng phương pháp hồi quy phân vị phân tích chênh lệch tiền lương ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu giải pháp phát hiện tấn công từ chối dịch vụ sử dụng phương pháp phân tích thống kê Công nghệ thông tin 0
D CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CẤU TRÚC HỢP CHẤT HỮU CƠ – BÀI TẬP Ôn thi Đại học - Cao đẳng 0
D Phân Tích Diễn Ngôn Đa Phương Thức Những Quảng Cáo Đồ Ăn Nhanh Bằng Tiếng An Ngoại ngữ 0
D Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh Luận văn Sư phạm 0
D vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến động của doanh thu của ngân hàng Ngoại thương Việt nam giai đoạn 2000-2009 Luận văn Kinh tế 0
D Báo cáo các phương pháp phân tích hiện đại - X-ray diffraction Khoa học Tự nhiên 0
D Phân tích nội dung của phương pháp quản lý kinh tế trong hệ thống phương pháp quản lý Từ đó nêu lên ý nghĩa của nó trong việc vận dụng phương pháp Luận văn Kinh tế 0
D Skkn một phương án dạy học tích vô hướng của hai vectơ trên cơ sở phân tích khoa học luận tri thức Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top