daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Mục Lục
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I. CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ 3
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ 3
1.1. Khái niệm 3
2. Phân loại môi trường đầu tư: 3
2.1. Môi trường đầu tư cứng: 3
2.2. Môi trường đầu tư mềm: 3
3. Sự cần thiết nghiên cứu môi trường đầu tư quốc tế: 4
3.1. Đối với doanh nghiệp: 4
3.2. Đối với Chính phủ: 5
4. Cách tiếp cận vấn đề: 5
4.1. Môi trường vĩ mô 5
4.2. Môi trường kinh tế 5
4.3. Môi trường chính trị, pháp luật 5
4.4. Môi trường văn hóa, xã hội 5
4.5. Môi trường khoa học, công nghệ 5
4.6. Môi trường Viễn thông 5
Chương II. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG MOZAMBIQUE VÀ PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL 6
1. Phân tích thị trường Mozambique 6
1.1. Môi trường vĩ mô 6
1.2. Môi trường kinh tế 6
1.3. Môi trường chính trị, pháp luật 10
1.4. Môi trường văn hóa-xã hội 16
1.5. Môi trường khoa học, công nghệ 19
1.6. Môi trường Viễn thông 19
1.7. Đánh giá chung về thị trường Mozambique 22
2. Phân tích các nguồn lực của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel 24
2.1. Nguồn lực công nghệ 24
2.2. Nguồn lực nhân sự 25
2.3. Nguồn lực tài chính 26
3. Đánh giá chung về nguồn lực của Viettel 28
3.1. Điểm mạnh 28
3.2. Điểm yếu 28
4. Lựa chọn cách thâm nhập thị trường Mozambique 29
Chương III. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TỐT CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG MOZAMBIQUE 30
1. Định hướng chiến lược 30
2. Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp 31
2.1. Đào tạo nguồn nhân lực 31
2.2. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 32
2.3. Xác định đúng thị trường mục tiêu 33
2.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ 33
2.5. Xây dựng chính sách giá cước linh hoạt 35
2.6. Thiết lập mạng lưới kênh phân phối hợp lý 36
2.7. Thiết kế chương trình xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh hiệu quả 37
3. Nhóm giải pháp từ phía Nhà nước 39
KẾT LUẬN 40


LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Xu hướng quốc tế hóa đang ngày một diễn ra rộng khắp, hàng hoá không còn giới hạn ở phạm vi biên giới quốc gia nữa. Các công ty muốn tồn tại và phát triển thì không thể chỉ quẩn quanh ở thị trường nội địa mà phải vươn ra thị trường quốc tế, phải đối diện với những thách thức, khó khăn trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt mang tính quốc tế nhằm giành giật khách hàng và mở rộng thị trường ngay trong nước cũng như thế giới. Trong xu thế này, Việt Nam nói chung và ngành viễn thông nói riêng đã và đang tích cực tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Viễn thông luôn được coi là một ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng và là một trong những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế, đồng thời là lĩnh vực ảnh hưởng nhạy cảm đối với an ninh, chính trị của quốc gia.
Các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đã nỗ lực tìm kiếm những con đường để có thể từng bước vươn ra thị trường quốc tế. Trong số đó không thể không kể đến Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, tập đoàn viễn thông quân đội Viettel đã tiên phong đưa ngành viễn thông Việt Nam hội nhập với thế giới bằng cách đầu tư cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông tại thị trường nước ngoài. Với những nỗ lực của mình, Viettel đã dần dần vươn xa khỏi biên giới quốc gia, bước đầu đạt được những thành quả nhất định. Tính tới đầu năm 2012, Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel đã thâm nhập được 5 thị trường nước ngoài là Campuchia, Lào, Haiti, Mozambique và Peru. Với những thành công mà Viettel đã đạt được như: tại thị trường Campuchia Viettel là mạng lưới đứng thứ nhất sau sáu tháng khai trương, tại Lào là thuê bao đứng thứ ba ngay tại thời điểm khai trương... Để có thể tìm hiểu thị trường một cách chi tiết và cung cấp cái nhìn sâu sắc nhất về môi trường đầu tư, nhóm chúng em xin lựa chọn thị trường Mozambique làm thị trường nghiên cứu vì đây là thị trường mà Viettel đang tiến hành thâm nhập và đã đạt được những thành công nhất định.Cũng chính từ phân tích trên, nhóm đã quyết định chọn đề tài : “Phân tích môi trường đầu tư của Mozambique dưới góc nhìn của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel” gửi tới cô và các bạn.


2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản về môi trường đầu tư quốc tế, nhóm chúng em đi phân tích và đối chiếu với thực trạng thâm nhập thị trường Mozambique của Viettel, đánh giá những kết quả đạt được, những khó khăn hạn chế cần khắc phục, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm triển khai thực hiện tốt chiến lược thâm nhập thị trường Mozambique của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Bài luận tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về môi trường đầu tư quốc tế của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel trong thời gian vừa qua. Cụ thể là phân tích môi trường đầu tư tại Mozambique, thực trạng lựa chọn cách thâm nhập và thực trạng triển khai các hoạt động chức năng của Viettel tại thị trường nước ngoài.
4. Phương pháp nghiên cứu

Bài luận có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích lý luận và thực tiễn như: phương pháp tổng hợp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp đặt vấn đề và suy luận logic. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, biểu đồ để làm tăng thêm tính trực quan của khóa luận.
5. Kết cấu của khóa luận

Chương I: Các vấn đề lý luận về môi trường đầu tư và sự cần thiết của môi trường đầu tư
Chương II: Thực trạng thị trường Mozambique và cách thâm nhập thị trường của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel.

Chương III: Đề xuất một số giải pháp nhằm triển khai thực hiện tốt chiến lược thâm nhập thị trường Mozambique của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel.

Chương I. CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
1.1. Khái niệm
Môi trường đầu tư: là tổng hòa các yếu tố bên ngoài liên quan đến hoạt động đầu tư như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, tài chính, cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường, lợi thế của một quốc gia có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động của nhà đầu tư.
Theo World Bank 2004, môi trường đầu tư là tập hợp những yếu tố đặc thù địa phương đang định hình cho các cơ hội và động lực để doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả tạo, tạo việc làm và mở rộng sản xuất. Tập hợp những yếu tố đặc thù này bao gồm 2 thành phần chính sách của Chính phủ và các yếu tố khác liên quan đến quy mô thị trường và ưu thế địa lý. Hai thành phần này tác động đến ba khía cạnh liên quan đến nhà đầu tư :
- Chi phí cơ hội (Opportunity Costs) của vốn đầu tư .
- Mức độ rủi ro ( Investment Risks) trong đầu tư.
- Những rào cản về cạnh tranh ( Barriers to Competion) trong quá trình đầu tư
2. Phân loại môi trường đầu tư :
2.1. Môi trường đầu tư cứng:
Môi trường đầu tư cứng có liên quan đến các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế vùng, quốc gia như: hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông (đường sá, cầu cảng, sân bay, bến cảng…), hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp năng lượng, nước…
2.2. Môi trường đầu tư mềm:
Môi trường đầu tư mềm bao gồm hệ thống các dịch vụ hành chính công, dịch vụ pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư (đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chế độ đối xử và giải quyết các tranh chấp, khiếu nại), hệ thống các dịch vụ tài chính – ngân hàng, kế toán, kiểm toán…
Cụ thể môi trường đầu tư được cấu thành từ nhiều yếu tố mà theo UNCTAD, có thể tổng hợp thành 3 nhóm yếu tố sau:
a) Khung chính sách: bao gồm hệ thống các quy định hành chính, luật pháp và chiến lược của Nhà nước để trên cơ sở đó Chính phủ, các cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương điều hành hoạt động của nền kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.

Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng:

Chất lượng phục vụ khách hàng thể hiện ở các khâu:

- Hoạt động trước bán hàng (tiếp thị, quảng cáo): đây là bước đầu tiên tạo lập hình ảnh của Viettel dưới con mắt khách hàng. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, đặc biệt là giới thiệu về các dịch vụ mới và dịch vụ cộng thêm của viettel.
- Hoạt động bán hàng / giao kết cung cấp dịch vụ: cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian chấp nhận dịch vụ, thời gian đối với dịch vụ sửa chữa để đảm bảo phục vụ khách hàng nhanh và tiện lợi nhất.
- Hoạt động hậu mãi / chăm sóc khách hàng: tính và thu cước cần đảm bảo chính xác, nhanh gọn; khắc phục sự cố: cần giảm bớt khâu trung gian trong quy trình khai thác nhằm khôi phục dịch vụ cho khách hàng trong thời gian ngắn nhất có thể; giải đáp thắc mắc: thiết lập các trung tâm, đường dây nóng, số điện thoại giải đáp cho khách hàng.…
Đa dạng hóa dịch vụ:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, để giữ vững và mở rộng thị trường ra nước ngoài, Viettel phải đưa ra được chiến lược đa dạng hóa dịch vụ nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu về thông tin của khách hàng.
Đa dạng hóa dịch vụ có thể thực hiện được thông qua áp dụng các công nghệ và giải pháp kỹ thuật mới, cho phép Viettel có thể cung cấp nhiều dịch vụ cộng thêm cho người sử dụng. Ví dụ: việc đưa vào khai thác các tổng đài số có thể giúp doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ cộng thêm như báo thức, hạn chế cuộc gọi, quay số trượt, nhận biết cuộc gọi.…
Đồng thời, Viettel cũng cần triển khai và ứng dụng có hiệu quả hơn nữa các dịch vụ giá trị gia tăng nhằm đem lại nhiều tiện ích cho người sử dụng hơn. Từ đó mở rộng phạm vi, đối tượng sử dụng và cung cấp dịch vụ.
Bên cạnh đó, Viettel cần có biện pháp gợi mở và kích thích nhu cầu của khách hàng ở các vùng nông thôn để họ hiểu về sự thuận tiện của các loại hình dịch vụ khác nhau và nghiên cứu mở rộng các dịch vụ ở các vùng này thông qua mạng lưới đại lý, ki-ốt.…
Cụ thể, Viettel có thể đa dạng hóa dịch vụ bằng cách triển khai các hoạt động

sau:



- Nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thị trường để đưa ra các chính sách đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, dịch vụ phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của tổng công ty trong từng giai đoạn phát triển
- Mạnh dạn đầu tư, mua sắm thêm máy móc trang thiết bị công nghệ hiện đại, góp phần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ đồng thời giảm chi phí cho sản xuất sản phẩm dịch vụ.
- Thay đổi cơ cấu sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu hiện nay của khách hàng. Đồng thời tạo ra một số dịch vụ mới có tính chất gợi mở nhu cầu. Đặc biệt đối với dịch vụ giá trị gia tăng, tổng công ty cần nghiên cứu để đưa ra nhiều loại hình dịch vụ mới.
1.1. Xây dựng chính sách giá cước linh hoạt

Giá cả là một yếu tố tác động trực tiếp đến khả năng tiêu dùng dịch vụ. Mức giá tối ưu là mức giá có thể khai thác tối đa nhu cầu thị trường và đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Giá cũng là một yếu tố quan trọng quyết định tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu coi các yếu tố khác là gần như nhau giữa các doanh nghiệp thì doanh nghiệp nào có mức giá thấp hơn sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn đến với mình, từ đó tạo điều kiện tăng thị phần, tăng lợi nhuận, doanh thu và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Trong giai đoạn mới đầu tư ra thị trường nước ngoài như hiện nay thì việc xác định đúng đắn chính sách giá có vai trò rất quan trọng quyết định sự tồn tại và đứng vững của Viettel ở thị trường mới.
Xây dựng chính sách giá cước linh hoạt Viettel cần chú ý một số vấn đề sau:

- Các yếu tố ảnh hưởng đến giá: các yếu tố đầu vào, tiến bộ khoa học công nghệ và quan hệ cung cầu trên thị trường.
- Tình hình cạnh tranh trên thị trường nước ngoài, những tác động của xu hướng biến động giá cước trên thị trường thế giới.
- Giá cước đưa ra phải phù hợp với khả năng thanh toán của người tiêu dùng và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh.
Để xây dựng chính sách giá cước hợp lý, Viettel có thể áp dụng một số giải pháp sau:
- Xác định chính sách chi phí cho hoạt động kinh doanh dịch vụ để từ đó đưa ra được chính sách cước hợp lý và giảm chi phí kinh doanh dịch vụ.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top