daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................4
1.1. Khái quát về năng lượng gió........................................................................4
1.1.1. Lịch sử phát triển năng lượng gió ...........................................................4
1.1.2. Sơ lược các loại máy phát điện bằng sức gió..........................................7
1.2. Hoạt động khai thác năng lượng gió trên thế giới.....................................10
1.2.1. Chiến lược khai thác năng lượng gió trên thế giới .................................10
1.2.2. Các nghiên cứu có liên quan năng lượng gió trên thế giới.....................12
1.2.3. Bài học kinh nghiệm về năng lượng gió từ các nước trên thế giới .........14
1.3. Hoạt động khai thác năng lượng gió tại Việt Nam....................................16
1.3.1. Tiềm năng khai thác năng lượng gió tại Việt Nam..................................16
1.3.2. Khai thác và sử dụng năng lượng điện gió ở Việt Nam ..........................20
1.3.3. Các nghiên cứu có liên quan năng lượng gió Việt Nam..........................23
1.3.4. Bài học kinh nghiệm từ các dự án điện gió đã triển khai ở Việt Nam ....25
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................27
2.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................27
2.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................31
2.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp các số liệu .....................31
2.2.2. Phương pháp khảo sát điều tra thực địa ................................................31
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn các chuyên gia và đối tượng liên quan ..........32
2.2.4. Phương pháp phân tích chi phí – lợi ích CBA........................................33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................................37
3.1. Phân tích chi phí – lợi ích của dự án điện gió Bạc Liêu............................37
3.1.1. Chi phí của dự án.....................................................................................38
3.1.2. Lợi ích từ dự án........................................................................................46
3.2. Tính toán các giá trị NPV, BCR, IRR ........................................................50
3.3. Kết quả phát phiếu điều tra khảo sát Dự án Điện gió Bạc Liêu .............60
3.4. Phân tích đánh giá thuận lợi khó khăn trong dự án điện gió Bạc Liêu .61
3.4.1. Thuận lợi trong việc xây dựng dự án Điện gió Bạc Liêu ......................61
3.4.2. Hạn chế trong việc xây dựng dự án Điện gió Bạc Liêu.........................66
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................69
PHỤ LỤC................................................................................................................ 74DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cối xay gió trục đứng .............................................................................. 6
Hình 1.2. Cấu tạo chi tiết turbine gió phát điện ....................................................... 9
Hình 1.3. Tỷ lệ sử dụng năng lượng gió của các nước lớn .....................................10
Hình 2.1. Vị trí dự án Điện gió Bạc Liêu .................................................................27
Hình 3.1. Chi phí lợi ích hàng năm Dự án điện gió Bạc Liêu trong 20 năm (có xét
lợi nhuận bán CO2 với r = 10%) ..............................................................................54
Hình 3.2. Chi phí lợi ích hàng năm Dự án điện gió Bạc Liêu trong 20 năm (có xét
lợi nhuận bán CO2 với r = 12%) .............................................................................55
Hình 3.3. Chi phí lợi ích hàng năm Dự án điện gió Bạc Liêu trong 20 năm (không
xét lợi nhuận bán CO2 với r = 10%) ........................................................................58
Hình 3.4. Chi phí lợi ích hàng năm Dự án điện gió Bạc Liêu trong 20 năm (không
xét lợi nhuận bán CO2 với r = 12%)..........................................................................59
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiDANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại cánh quạt turbine gió................................................................8
Bảng 2.1. Kết quả khảo sát hiện trường tại khu vực xây dựng dự án ......................32
Bảng 2.2. Kết quả thử nghiệm các lớp đất tại 3 lỗ khoan khảo sát .............................34
Bảng 2.3. Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2007 – 2011 .....................................29
Bảng 3.1. Phân loại chi phí và lợi ích trong dự án Điện gió Bạc Liêu.....................37
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp mức đầu tư.......................................................................39
Bảng 3.3. Tính toán hệ số phát thải vận hành (OM) ................................................47
Bảng 3.4. Tính toán hệ số phát thải theo biên xây dựng (BM) ................................48
Bảng 3.5. Chi phí – lợi ích hàng năm dự án Điện gió Bạc Liêu...............................50
Bảng 3.6. Tính toán NPV và BCR với r = 10% .......................................................52
Bảng 3.7. Tính toán NPV và BCR với r = 12% .......................................................54
Bảng 3.8. Các giá trị kinh tế của dự án điện gió Bạc Liêu giai đoạn 20 năm ..........56
Bảng 3.9. Tính toán NPV và BCR với r = 10% (không xét bán CO2) .....................57
Bảng 3.10 Tính toán NPV và BCR với r = 10% (không xét bán CO2) ....................591
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Năng lượng là nhu cầu thiết yếu đối với mọi hoạt động sống của con người,
đồng thời, việc khai thác và sử dụng năng lượng hợp lý cũng luôn là bài toán khó,
đòi hỏi các nhà hoạch định chiến lược phải tìm ra hướng đi đúng, phù hợp với từng
quốc gia và vùng lãnh thổ. Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu năng lượng cũng
tăng lên tương ứng. Thực tế đã chứng minh, năng lượng đóng vai trò quan trọng
trong tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, đây là đầu vào quan trọng của rất
nhiều ngành sản xuất và là một trong những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của hộ gia
đình.
Trước đây, con người chủ yếu khai thác và sử dụng năng lượng hóa thạch để
phục vụ cuộc sống, bao gồm than đá, dầu thô, khí tự nhiên. Tuy nhiên, sản lượng
các nguồn năng lượng không tái tạo này có hạn và đang ngày một khan hiếm, hơn
nữa, việc sử dụng năng lượng quá mức, không khoa học, trái với nguyên tắc môi
trường làm kéo theo nhiều hệ quả nghiêm trọng như: cạn kiệt nguồn năng lượng hoá
thạch; sự tăng lên của khí nhà kính CO2, CH4, N2O... làm Trái đất nóng lên; các sự
cố từ các lò hạt nhân... đang đe doạ sự sống trên Trái đất. Vì vậy, việc tìm ra các
nguồn năng lượng mới thay thế, vừa duy trì được nhu cầu năng lượng lại thân thiện
với môi trường, là nhu cầu vô cùng cần thiết và cấp bách không chỉ đối với các
nước phát triển mà cả những nước đang phát triển như Việt Nam. Năng lượng gió là
một trong những nguồn năng lượng sạch đang được ưa chuộng trên thế giới và được
đánh giá là có tiềm năng lớn ở Việt Nam. Theo đó, Việt Nam có đường bờ biển dài
rất thuận lợi để phát triển khai thác phong năng, ước tính tiềm năng điện gió ở Việt
Nam vào khoảng 513.360MW.
Luận văn chọn đối tượng nghiên cứu là Dự án đầu tư xây dựng công trình
Điện gió Bạc Liêu - một trong những dự án tiên phong trong việc áp dụng công
nghệ nước ngoài khai thác điện gió tại Việt Nam. Dự án Điện gió Bạc Liêu được
khởi công vào tháng 9 năm 2010, hiện nay đã hoàn thiện giai đoạn 1 với 10 turbine
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
gió, phát hơn 20 triệu kWh lên lưới điện quốc gia, đạt doanh thu 35 tỷ đồng (tính
đến tháng 3/2014). Đầu năm 2016, dự án sẽ hoàn thành giai đoạn 2 là xây dựng
thêm 52 turbine gió đưa sản lượng điện lên 320 triệu kWh/năm, tăng sản lượng
điện. Vì vậy, ở thời điểm hiện tại, rất thích hợp phân tích, đánh giá dự án Điện gió
Bạc Liêu giai đoạn 2 để có cái nhìn tổng quát về các tác động của dự án đến kinh tế
- môi trường khu vực Bạc Liêu; đóng góp một số khuyến nghị trong chính sách của
Nhà nước Việt Nam nhằm hướng đến việc khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên tái
tạo năng lượng gió. Từ những phân tích trên, học viên tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Phân tích chi phí lợi ích mở rộng dự án Điện gió Bạc Liêu" làm luận văn thạc sỹ
khoa học môi trường.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích hiệu quả kinh tế - môi trường của dự án Điện Gió Bạc Liêu.
- Đưa ra một số đánh giá vể thuận lợi và khó khăn trong hoạt động khai thác điện
gió Bạc Liêu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là Dự án đầu tư xây dựng Điện gió
Bạc Liêu.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là Dự án đầu tư xây dựng công trình Điện
gió Bạc Liêu. Trong đó, với khuôn khổ của một đề tài luận văn, chỉ giới hạn nghiên
cứu về các vấn đề sau:
+ Đánh giá tiềm năng và khả năng khai thác năng lượng gió ở Việt Nam;
+ Điều kiện tự nhiên của khu vực đặt dự án Điện gió Bạc Liêu;
+ Điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực tiến hành dự án;
+ Các yếu tố công nghệ được áp dụng trong dự án;
+ Hiệu quả kinh tế của dự án.3
4. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập, tổng hợp tài liệu và các nghiên cứu về năng lượng gió trên
thế giới và Việt Nam
- Đánh giá hiện trạng kinh tế, xã hội và điều kiện tự nhiên của Bạc Liêu
- Phân tích lợi ích – chi phí mở rộng dự án Điện gió được xây dựng tại
Bạc Liêu
- Từ kết quả thu được về dự án Điện gió Bạc Liêu, rút ra đánh giá
chung về hiệu quả và hạn chế của dự án.
5. Bố cục luận văn
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và thảo luận
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về năng lượng gió
Từ hàng nghìn năm trước, năng lượng gió đã được con người biết đến và
khai thác nhằm phục vụ nhu cầu đời sống sinh hoạt hàng ngày. Có thể kể đến nền
văn minh Trung Quốc khoảng 200 năm trước Công nguyên, họ đã biết dùng cánh
quạt gió để dẫn nước vào các ruộng vườn; người Ba Tư và các dân tộc vùng Trung
Đông dùng quạt gió có trục đứng để xay lúa mì và các loại hạt. Trong thế kỷ XX,
năng lượng gió đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm cùng với tình hình thế giới và
nguồn cung cấp dầu mỏ/than đá: Khi Đại chiến thế giới thứ II chấm dứt, giá dầu sụt
giảm mạnh, dẫn đến ngành công nghệ gió hầu như bị ngưng trệ hoàn toàn. Tuy
nhiên, khi khủng hoảng dầu mỏ nổ ra vào thập niên 70, các nghiên cứu về turbine
gió đã bắt đầu được chú ý và ngày càng phát triển lớn mạnh. Ngày nay, công nghệ
gió tiến bộ là niềm hy vọng của thế giới trong tương lai trước vấn nạn nóng lên toàn
cầu.
Nguồn năng lượng gió tương tự như năng lượng mặt trời, vì gió là nguyên
nhân của sự hâm nóng bầu khí quyển quanh mặt trời, do sự chuyển vận của Trái đất,
và do mặt đất lồi lõm. Hiện tại, giá thành của nguồn điện năng này giao động từ 10
đến 15 centUSD/kWh tùy theo nguồn gió của từng địa phương. Đây là một nguồn
năng lượng sạch vì nguyên liệu được dùng là "gió”, do đó không làm ô nhiễm
không khí như nguồn điện năng sản xuất ở các nhà máy phát điện từ than hay khí
đốt. Tuy nhiên, dù công nghệ gió đang phát triển cao, và giá thành của một turbine
gió giảm dần từ hơn 10 năm qua, mức đầu tư ban đầu cho nguồn năng lượng này
vẫn còn cao hơn mức đầu tư các nguồn năng lượng truyền thống [39].
1.1.1. Lịch sử phát triển năng lượng gió
Trong các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng gió được đánh giá là có tiềm
năng lớn, đang được nghiên cứu, khai thác nhằm từng bước giảm sử dụng năng
lượng hóa thạch ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cho tới nay, công dụng cổ xưa nhất
của năng lượng gió được biết đến là chạy thuyền buồm. Các thủy thủ cổ đại đã biết5
tận dụng sức gió trong việc di chuyển thuyền đi theo hướng mong muốn dù không
có đủ kiến thức vật lý để giải thích hiện tượng này. Người Trung Quốc khoảng 200
năm trước Công nguyên đã biết dùng cánh quạt gió để dẫn nước vào các ruộng
vườn; người Ba Tư và các dân tộc vùng Trung Đông dùng quạt gió có trục đứng để
xay lúa mì và các loại hạt. Ngoài ra, cũng từ rất lâu, các kiến trúc sư đã cho xây
dựng hệ thống thông gió tự nhiên trong các ngôi nhà. Ở Việt Nam, từ xa xưa đã có
những ứng dụng gió vào công việc nhà nông và di chuyển trên sông, trên biển. Cụ
thể, ngư phủ Việt Nam đã dùng thuyền buồm để ra khơi đánh cá quanh những hải
đảo, hòn đảo quốc gia và sử dụng máy quay gió để sàng thóc loại bỏ hạt lép, rơm rạ
hay chọn hướng Nam làm nhà để hưởng gió mát về mùa hè và tránh rét về mùa
đông.
Các máy bơm chạy bằng gió góp phần mở rộng hệ thống vận chuyển đường
sắt trên khắp thế giới qua việc bơm nước từ các giếng nước để phục vụ các đầu máy
xe lửa. Sự ra đời của những chiếc cối xay gió đánh dấu bước phát triển đầu tiên trong
ứng dụng năng lượng gió, chuyển đổi từ động năng của gió thành năng lượng cơ học
để phục vụ cho việc xay ngũ cốc và bơm nước. Mẫu cối xay gió cổ nhất được biết
đến là hệ thống cối xay trục thẳng đứng của người Persia (Mỹ). Tài liệu về những
mẫu cối xay còn được lưu truyền lại cho đến nay mô tả rằng: chúng có các cánh
buồm làm từ rất nhiều bó gỗ hay bó sậy, tất cả được đính vào chính giữa trục đứng
nhờ các thanh ngang. Vào thế kỷ XIX, người Mỹ đã cố gắng mô phỏng lại gần đúng
những mô tả qua lời nói này và cho ra đời hình ảnh về tổ tiên của những chiếc cối
xay gió (hình 1.1) [17].
Các máy bơm bằng gió góp phần mở rộng hệ thống vận chuyển đường sắt
trên khắp thế giới qua việc bơm nước từ các giếng nước để phục vụ các đầu máy xe
lửa. Trong thế kỷ XX, năng lượng gió đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm cùng
với tình hình thế giới và nguồn cung cấp dầu mỏ/than đá. Khi Đại chiến thế giới thứ
II chấm dứt, giá dầu mỏ sụt giảm mạnh, dẫn đến ngành công nghệ gió hầu như bị
ngưng trệ hoàn toàn. Tuy nhiên, khi khủng hoảng dầu mỏ nổ ra vào thập niên 70,
các nghiên cứu về turbine gió bắt đầu được chú ý và ngày càng phát triển lớn mạnh.

thiết bị quạt nước sục khí lấy oxi, nếu điện chập chờn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe
từng con tôm, nhất là mô hình nuôi tôm thâm canh. Từ khi dự án Điện gió Bạc Liêu
đi vào hoạt động, cuộc sống sinh hoạt và lao động của người dân đã trở nên thuận
lợi, nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Đối với cán bộ địa phương và cán bộ của dự án, 100% phiếu thu lại được cho
rằng dự án Điện gió Bạc Liêu đã cải thiện rất nhiều cho đời sống sinh hoạt và làm
việc của người dân địa phương; 90% phiếu đồng ý với việc chi phí xây dựng và vận
hành trang trại quá cao làm tăng giá thành điện gió và 100% phiếu đồng ý rằng việc
bảo trì và sửa chữa turbine còn gặp nhiều khó khăn trong việc nhập khẩu linh kiện
và phụ tùng từ nước ngoài. Mặc dù vậy, dự án cũng đã từng bước mang lại nhiều lợi
ích cho sự phát triển khu vực nói riêng và Bạc Liêu nói chung, cụ thể dự án đã cung
cấp nguồn điện sạch; xây dựng thêm 8 công trình cầu, đường; thu hút vốn đầu tư,
phát triển ngành nuôi tôm; cuộc sống người dân và đồng bào Khmer được cải thiện
rõ rệt. Bên cạnh đó, dự án còn thúc đẩy phát triển du lịch. Có thể nói, trong dịp Tết
Ất Mùi, du khách các tỉnh đổ về Bạc Liêu tham quan rất đông, tăng nhiều lần so với
năm trước, nguyên nhân do Bạc Liêu đã có nhiều sản phẩm du lịch hơn, trong đó có
Dự án Điện gió Bạc Liêu, phong cảnh rất đẹp, thu hút đông đảo du khách các nơi
đến tham quan, góp phần tăng trưởng cho du lịch Bạc Liêu. Hiện nay, các gói thầu
thi công móng trụ turbine gió, thi công hạ tầng điện và cầu công tác đã được triển
khai trên 85% khối lượng công việc, đầu năm 2016 dự án Điện gió Bạc Liêu sẽ kết
thúc giai đoạn 2. Về việc mở rộng dự án Điện gió Bạc Liêu, ngày 26/3/2015, Cơ
quan Thương mại và Phát triển Hoa Kỳ (USTDA) đã ký thỏa thận viện trợ không
hoàn lại 700 triệu USD cho Công ty Trách nghiệm hữu hạn xây dựng thương mại
Công Lý để thực hiện giai đoạn 3 dự án Điện gió Bạc Liêu, nâng công suất lên
300MW.
3.4. Phân tích, đánh giá thuận lợi và khó khăn trong dự án Điện gió Bạc Liêu
3.4.1 Thuận lợi trong việc xây dựng dự án Điện gió Bạc Liêu
 Tiềm năng gió
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi62
Tỉnh Bạc Liêu với 56km bờ biển được đánh giá là có tốc độ gió tốt nhất cả
nước (trung bình từ 6,5-7,2 m/s, những tháng cao điểm lên tới 10m/s) và đón được
các hướng gió chính. Việc xây dựng nhà máy điện gió ở đây sẽ giúp tận dụng nguồn
tài nguyên dồi dào của khu vực, mang lại nguồn điện sạch cho địa phương và nước
nhà.
 Về vị trí và điều kiện tự nhiên
Theo kết quả nghiên cứu được công bố, dự án được đặt ở khu dân cư thưa
thớt, đất khu vực đặt Dự án là đất cùng kiệt dinh dưỡng, không có khả năng trồng cây
lương thực, bà con chỉ có thể tìm được nguồn thu nhập thấp từ việc nuôi tôm hoặc
cào nghêu trên băi bồi ngập mặn. Vì vậy, xây dựng dự án Điện gió ở khu vực này,
sẽ không quá gây ảnh hưởng đến đời sống của bà con. Thêm vào đó, khi dự án xây
dựng xong, trang trại gió đi vào vận hành thì người nông dân vẫn hoàn toàn có thể
nuôi tôm ngay dưới chân các turbin gió.
Ngoài ra, việc vận chuyển các trang thiết bị đến khu vực đặt dự án là không
khó khăn do Bạc Liêu nằm ở vị trí trung chuyển trên tuyến đường giao thông huyết
mạch quan trọng của cả nước (quốc lộ 1A), cách thành phố Cần Thơ khoảng 110 km
và thành phố Hồ Chí Minh khoảng 280 km về phía Bắc.
 Hiệu quả kinh tế
Theo kết quả phân tích chi phí mở rộng (có tính đến yếu tố môi trường), các
giá trị NPV, BCR và IRR đều thể hiện dự án có tính thực thi cao, trong đó:
- Khi xét cả lợi nhuận thu được khi bán CO2: NPV = 1.384.684.900.000
VNĐ, BCR = 1,263 >1 (với r = 10%); NPV = 456.843.930.000 VNĐ, BCR = 1,089
>1 (với r = 12%); IRR = 13,190088767 ( > r );
- Khi chưa xét lợi nhuận bán khí thải CO2: NPV 842.805.370.000 VNĐ, BCR
= 1,1598 > 1 (với r = 10%); NPV = 1.714.225.500 VNĐ, BCR = 1,0 (với r = 12%);
IRR = 12,00408 ( > r );
Từ đó có thể thấy, dự án Điện Gió Bạc Liêu hoạt động được tính trong 20
năm, sẽ mang lại được lợi nhuận cho chủ đầu tư, dự án có tính thực thi cao. Khi dự án63
đi vào hoạt động, nguồn điện sạch từ năng lượng gió sẽ được nối với mạng lưới quốc
gia, cung cấp điện không chỉ cho người dân vùng Bạc Liêu, mà còn bổ sung nguồn
điện cho quốc gia.
 Hiệu quả môi trường
Dự án xây dựng nhà máy Điện gió Bạc Liêu đóng góp những mặt tích cực đối
với môi trường trong việc sản xuất điện, so với các nguồn năng lượng sản xuất điện
khác. Dự án gây tác động rất ít đến môi trường. Trong đó, không khí chỉ chịu ảnh
hưởng bụi trong quá trình lắp đặt; tiếng ồn của các turbine gió gây ra trong quá trình
hoạt động ở trong ngưỡng cho phép và không gây ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt
của bà con nông dân. Đặc biệt, dự án Điện gió Bạc Liêu góp phần làm giảm thiểu
đáng kể lượng khí thải CO2 vào khí quyển, theo kết quả tính toán mục 3.1.2.2, với
việc khai thác điện từ năng lượng gió Bạc Liêu, hằng năm Việt Nam sẽ giảm được
181 440 000 kg CO2 vào khí quyển.
Tuy nhiên, việc xây dựng dự án điện gió nói chung và xây dựng dự án điện gió
Bạc Liêu gặp phải 3 hạn chế lớn nhất:, mất rừng ngập mặn, làm hại chim di cư và gây
tiếng ồn hạ âm.
- Theo kết quả nghiên cứu, tiếng ồn do turbine gió Bạc Liêu gây ra trong giới
hạn cho phép theo QCVN26/2011/BTNMT, nhưng ngoài tiếng ồn thông thường,
các turbine gió Bạc Liêu còn gây ra một loại tiếng ồn không bình thường: tiếng ồn hạ
âm. Tiếng ồn hạ âm do trục quay trong turbine gió tạo ra là những sóng âm dao động
từ 1 đến 20 lần mỗi giây, tần số này thấp đến độ tai người không thể nghe được,
thường gây ra những cảm giác khó chịu cho người dân địa phương. Mặc dù tiếng ồn
hạ âm thực sự gây tác động đến sức khỏe người dân, tuy nhiên loại tiếng ồn này lại
chưa được liệt kê vào trong quy chuẩn/tiêu chuẩn của Việt Nam nên chưa có thước
đo chính xác cho mức độ nguy hại do tiếng ồn này gây ra.
- Đối với rừng ngập mặn, rừng ngập mặn luôn được xem như lá phổi xanh bảo
vệ cư dân và hệ sinh thái đất ngập nước nhưng vì nhu cầu phát triển kinh tế con
người, rừng ngập mặn đang bị tàn phá nghiêm trọng. Cụ thể ở phía đất xây dựng dự
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi64
án Điện gió Bạc Liêu, phần lớn diện tích rừng ngập mặn đã được người dân sử dụng,
thay thế bằng các đầm tôm từ trước năm 2010. Vì vậy, khi dự án đi vào hoạt động,
rừng ngập măn đã không còn, nên có thể nói, dự án xây dựng Điện gió Bạc Liêu
không phải là nguyên nhân gây tổn hại đến rừng ngập mặn.
- Xét về khía cạnh thiệt hại chim di cư, theo thống kê cho biết ở đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL) có khoảng 30 vườn chim lớn nhỏ trên các tỉnh Tiền Giang,
Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Cà Mau, Kiên
Giang... Trong đó, sân chim Bạc Liêu là gần với dự án Điện gió Bạc Liêu nhất, cách
thị xã Bạc Liêu 6km về hướng biển, với diện tích 250 ha và gần 50 loại chim làm tổ:
quắm trắng, cò trắng, cò xanh, cồng cộc, điên điển, vạc, diệc, giang sen... Chúng quần
tụ, làm tổ trong những vạt rừng rậm rạp gồm các loại cây giá, cóc, tra, chà là và cỏ
dại. Thông thường, mùa mưa là mùa chim về tụ hội, xây tổ sinh sản; mùa khô đồng
ruộng nứt nẻ, rừng cạn nước, nhiều loài chim phải di trú nơi khác. Các vườn chim
thiên nhiên là những nguồn lợi quan trọng của đất nước, là nguồn tài nguyên thiên
nhiên vô giá thu hút khách thăm trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hiện nay số lượng
chim ở vùng ĐBSCL nói chung và Sân chim Bạc Liêu nói riêng đang có dấu hiệu
giảm sút đáng kể so với các năm trước. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là
do hỏa hoạn và săn bắn trái phép, tuy nhiên cũng có giả thiết cho rằng một phần
nguyên nhân là do cánh quạt quay turbine gió đã làm ngăn cản đường bay của chim
di cư, làm cho chim gẫy cánh. Số lượng giảm thiểu của chim trong sân chim Bạc Liêu
nói riêng, và các sân chim trong ĐBSCL nói chung sẽ làm giảm lượng khách du lịch
đáng kể, từ đó gây thiệt hại cho nền kinh tế chung của vùng. Mặc dù số lượng chim bị
thiệt hại do hoạt động của các cánh quạt turbine gió Bạc Liêu chưa có thống kê chính
xác, tuy nhiên không thể phủ nhận mặt tiêu cực này do turbine gió đem lại.
 Cung cấp nguồn điện sạch
Tuy lượng điện sản xuất được là không lớn nhưng trong quá trình sản xuất sẽ
không phát thải những chất độc hại vào môi trường như các loại hình sản xuất điện
khác (nhiệt điện) và còn không chiếm diện tích quá lớn, tiềm ẩn các tác động có hại65
(thủy điện) hay tiềm ẩn những rủi ro cao (điện hạt nhân). Hơn nữa, hiện nay nhu cầu
sử dụng điện của cả nước nói chung và của Tỉnh Bạc Liêu nói riêng đang ngày một
tăng nhanh, ở nhiều vùng, điện chưa đến được với 100% dân cư. Do đó, việc sử dụng
nguồn năng lượng gió Bạc Liêu để tạo ra nguồn điện được đánh giá là vô cùng thiết
thực.
 Tác động đến các yếu tố kinh tế - xã hội
Việc xây dựng và đưa vào hoạt động một công trình điện gió tại địa phương có
tiềm năng lớn về chế độ gió như Bạc Liêu có một ý nghĩa kinh tế - xã hội quan trọng
cho đất nước và địa phương. Đặc biệt, sau khi giai đoạn 1 của dự án Điện gió đi vào
hoạt động, có thể nhìn thấy rất rõ các biểu hiện tích cực về kinh tế - xã hội mà dự án
mang lại.
Cụ thể, từ một xã nghèo, nhờ có điện gió, xã Vĩnh Trạch Đông đã từng bước
xây dựng, nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Hiện xã đã hoàn thành 13/19 tiêu chí xây
dựng nông thôn mới, trong đó nổi bật có 8 công trình cầu, đường được xây mới với
tổng vốn đầu tư hơn 1,3 tỷ đồng.
Đặc biệt, cuộc sống mới của bà con đồng bào Khmer ở Khu dân cư Hữu Nghị,
ấp Biển Tây A, xã Vĩnh Trạch Đông đã được cải thiện rõ rệt. Ở đó, trên vùng điện
gió, nhà cửa, đường sá, trường học phục vụ nhu cầu cuộc sống của người dân được
xây dựng khang trang, sạch đẹp. Đặc biệt, nhà nào cũng có điện – nguồn năng lượng
giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của đồng bào trong việc thắp sáng và sử
dụng các đồ điện tử gia đình, đặc biệt là xem được ti vi thường xuyên có chất lượng
cao.
Bên cạnh đó, sau khi giai đoạn 2 của Dự án đi vào hoạt động, Việt Nam sẽ
có một trang trại điện gió đẹp không kém bất cứ trang trại điện gió nào trên thế giới.
Dự án sẽ làm thay đổi bộ mặt của địa phương, khu vực vốn được xem là cằn cỗi, trở
nên sống động với hàng chục turbine gió hoạt động liên tục. Đây sẽ là sức hút đáng
kể du khách đến tham quan. Với địa thế giao thông thuận lợi và khi kết hợp với
những phong cảnh khác như Mũi Né, Tháp Chàm, Làng văn hóa Chăm,... sẽ làm
tăng sức hấp dẫn và tăng thu nhập cho du lịch và cộng đồng khu vực.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi66
3.4.2 Hạn chế trong việc xây dựng dự án Điện gió Bạc Liêu
Bên cạnh các mặt thuận lợi trong việc xây dựng dự án Điện gió Bạc Liêu, dự
án cũng gặp phải một số khó khăn thách thức nhất định.
Thứ nhất, về giá mua điện gió. Mặc dù giá mua điện gió đã được Chính phủ
ưu tiên trợ giá (với 9,8 US cent/kWh, tương đương khoảng 1.600 đồng/kWh) nhưng
giá mua điện này đối với các dự án Điện gió là còn rất thấp (so sánh với định giá
Điện gió ở Thái Lan là 22-36 US cent/kWh [22]) . Với giá như đầu ra như hiện nay,
việc vay vốn các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng đã triển khai các dự
án Điện gió gặp rất nhiều khó khăn do tính khả thi của dự án Điện gió không cao.
Thứ hai, các chính sách hỗ trợ đầu tư, nhất là nguồn vốn vay ưu đãi hiện nay
đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện gió tiếp cận vốn vay ưu đãi rất là hạn
chế. Nếu các nhà đầu tư vay ngân hàng với lãi suất vay thương mại, lãi suất đó
không có hiệu quả kinh tế. Điều này dẫn đến các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn
trong huy động vốn, môi trường đầu tư kém hấp dẫn.
Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất trong dự án Điện gió Bạc Liêu chính là về trình
độ, khả năng công nghệ nước nhà còn yếu kém. Các thiết bị công nghệ, máy móc
được sử dụng trong hầu hết dự án năng lượng sạch ở Việt Nam cũng như ở Bạc
Liêu đều là các công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài. Năng lực kỹ thuật của các
doanh nghiệp Việt Nam trong vấn đề lắp đặt còn hạn chế, đều phải thuê các đơn vị
thi công lắp đặt của nước ngoài, điều đó dẫn đến giá thành đội lên. Bên cạnh đó,
chúng ta cũng chưa nội địa hóa các vật tư thiết bị đối với việc xây dựng các công
trình điện gió. Vì vậy, các phụ tùng, linh kiện thay thế, sửa chữa đều phụ thuộc vào
các hãng sản xuất và cung ứng thiết bị từ nước ngoài.67
KẾT LUẬN
Qua các kết quả nghiên cứu và phân tích trên, xin nêu ra một số đánh giá làm
kết luận cho luận văn như sau:
1. Dựa vào kết quả tổng quan tài liệu, kết quả phân tích về năng lượng gió
trên thế giới cũng như các hoạt động khai thác năng lượng gió trước đây, luận văn
rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Việt Nam luôn được đánh giá là nước
có tiềm năng phong phú về năng lượng gió, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có công
trình nghiên cứu cụ thể chi tiết cho từng khu vực riêng biệt. Bên cạnh đó, công nghệ
Việt Nam sử dụng còn bị động, phần lớn phụ thuộc vào nước ngoài.
2. Theo kết quả thu thập tài liệu, khảo sát và phỏng vấn, Bạc Liêu có điều
kiện địa lý tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội ổn đinh, rất thích hợp cho việc xây
dựng Dự án Điện gió. Bên cạnh đó, Bạc Liêu có vị trí nằm trên tuyến đường giao
thống huyết mạch quan trọng của cả nước (quốc lộ 1A) nên thích hợp cho việc vận
chuyển nguyên vật liệu xây dựng, cũng như hòa điện vào mạng lưới quốc gia. Thực
hiện đầy đủ 04 phương pháp nghiên cứu mà luận văn đã đề ra.
3. Theo kết quả phân tích BCA mở rộng, Dự án Điện gió Bạc Liêu là 1 dự
án thực thi, đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư nói riêng và nhà nước nói chung.
Trong phân tích hiệu quả kinh tế, hoạt động của dự án sẽ đem lại hiệu quả kinh tế
lớn hơn cho chủ đầu tư với NPV > 0; B/C >1 và IRR > r. Các tác động đến môi
trường trong giai đoạn này là không đáng kể, tiếng ồn là ảnh hưởng tiêu cực nhất
của turbine gió, tuy nhiên dự án đã sử dụng turbine thế hệ cao và dự tính bảo tri liên
tục nên tiếng ồn được giảm ở mức chịu được đối với điều kiện sinh hoạt trong địa
bàn. Đặc biệt, với sản lượng điện được phát ra từ trang trại gió Bạc Liêu, sẽ tương
ứng giảm được hằng năm 181.440.000 (kg-CO2) khí phát thải hiệu ứng nhà kính
(tính từ năm 2016 trở đi). Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát thực địa dự án Điện
gió Bạc Liêu và phân tích đánh giá thuận lợi khó khăn trong thực hiện dự án trên cơ
sở đó Luận văn đã đề xuất 05 giải pháp nhằm phát triển năng lượng điện gió ở Việt
Nam
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top