daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Những rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang thị trường mĩ của các doanh nghiệp việt nam

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và tự do hóa thương mại diễn ra hết sức mạnh mẽ, chính đặc điểm này của nền kinh tế thế giới đã và đang làm cho các nước đang phát triển gặp không ít khó khăn trong quá triình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước là vì vốn, công nghệ và kĩ thuật… Và Việt Nam cũng là một trong số nước chịu ảnh hưởng. Mặt khác, toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại cũng tạo ra rất nhiều những thuận lợi cho các nước đang phát triển nhất là về xuất nhập khẩu. Do đó, để thực hiện mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước, Đảng và nhà nước ta khẳng định “Chiến lược phát triển Việt Nam trong giai đoạn này là xu hướng thay nhập khẩu bằng xuất khẩu”.
Trong hơn một thập kỉ qua, thủy sản là một trong 14 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt trên hơn 80 quốc gia trên Thế giới và chinh phục được một số thị trường nhập khẩu lớn của Thế giới như: EU, Nhật Bản, ASEAN, Mỹ, Trung Quốc,… Đặc biệt phải kể tới thị trường thủy sản Mỹ- một thị trường thủy sản đầy tiềm năng. Tuy nhiên xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong thời gian vừa qua xảy ra nhiều bất cập và khó khăn. Để góp phần giúp ngành thủy sản ngày càng phát triển ra xa hơn nữa đặc biệt và thị trường Mỹ và để tháo gỡ những khó khăn đó nên nhóm nghiên cứu thực hiên đề tài “Những rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam.”

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm, bản chất, đặc điểm hợp đồng thương mại quốc tế
Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận về thương mại giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau.
Bản chất của hợp đồng thương mại quốc tế là các hợp đồng mua bán và dịch vụ, là sự thảo thuận của các bên kí kết hợp đồng. điều cơ bản của hợp đồng là phải thể hiện được ý chí thực sự thỏa thuận không được cưỡng bức, lừa dối lẫn nhau và có những nhầm lẫn không thể chấp nhận được. Hợp đồng thương mại quốc tế giữ vai trò quan trọng trong kinh doanh TMQT, nó xác nhận những nội dung dao dịch mà các bên đã thỏa thuận và cam kết thực hiện. Các nội dung đó, nó xác nhận quyền lợi và trách nhiệm của các bên trong quá trình dao dịch thương mại.
Hợp đồng là cơ sở để thực hiện các nghĩa vụ của mình và đồng thời yêu cầu các bên đối tác thực hiện các nghĩa vụ của họ. Hợp đồng còn là cơ sở để đánh giá mức độ thực hiện nghĩa vụ của các bên, là cơ sở pháp lý quan trọng để khiếu nại khi bên đối tác không thực hiện toàn bộ hay từng phần nghĩa vụ của mình trong hợp đồng đã thỏa thuận. Hợp đồng càng quy định chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu càng dễ thực hiện và ít xảy ra tranh chấp.
Việc ký kết hợp đồng cần xác định nội dung đầy đủ, chuẩn bị thận trọng và chu đáo.
1.2 Phân loại hợp đồng thương mại quốc tế
Hợp đồng TMQT có thể được phân loại như sau:
- Xét theo thời gian thực hiện hợp đồng có hai loại hợp đồng: Ngắn hạn và dài hạn.
- Theo nội dung quan hệ kinh doanh có: Hợp đồng XK, hợp đông xuất khẩu.
- Theo nội dung mua bán: các hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng mua bán dịch vụ. Hợp đồng tư vấn, hợp đồng đại lý, hợp đồng mô giới, hợp đồng ủy thác… là hợp đồng mua bán dịch vụ.
- Xét theo hình thức hợp đồng có các loại: Hình thức văn bản và hình thức miệng.
- Theo hình thức hợp đồng: Bao gồm hợp đồng một văn bản, hợp đồng nhiều văn bản

1.3 Nội dung của quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Thực hiện hợp đồng xuất khẩu bao gồm các nội dung cơ bản sau: Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu; kiểm tra hàng xuất khẩu; thuê phương tiện vận tải; mua bảo hiểm cho hàng hóa; làm thủ tục hải quan; khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có).
1.3.1. Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu
Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu là chuẩn bị hàng theo đúng tên hàng, số lượng, phù hợp với chất lượng, bao bì kí mã hiệu và có thể giao hàng đúng thời gian quy định trong hợp đồng laoTMQT. Chuẩn bị hàng xuất khẩu gồm các nội dung sau:
a. Tập trung hàng xuất khẩu và tạo nguồn hàng:
Tập trung hàng xuất khẩu là tập trung thành lô hàng đủ về số lượng phù hợp về chất lượng và đúng thời điểm, tối ưu hóa được chi phí. Tạo nguồn hàng là toàn bộ biện pháp, cách thức tác động đến nguồn hàng để tạo nguồn hàng có khả năng đáp ứng đầy đủ, kịp thời hàng hóa cho doanh nghiệp xuất khẩu.
b. Bao gói hàng xuất khẩu:
Việc tổ chức đóng gói bao bì là khâu quan trọng trong trong việc chuẩn bị hàng hóa. Yêu cầu đối với bao bì hàng hóa xuất khẩu:
+ Bao bì phải đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển
+ Bao bì phải phù hợp với các điều kiện bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản
+ Bao bì phải phù hợp với các tiêu chuẩn, quy định và thị hiếu tiêu dùng của thị trường xuất khẩu cũng như tập quán của ngành hàng.
+ Bao bì cần hấp dẫn thu hút khách hàng, hướng dẫn tiêu dung, thuận tiện khi sử dụng.
+ Bao bì hàng xuất khẩu cần đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế
Khi lựa chọn bao bì đóng gói cần căn cứ vào các cơ sở khoa học sau:
+ Căn cứ vào hợp đồng ký kết
+ Căn cứ vào loại hàng hóa cần đóng gói
+ Căn cứ vào các điều kiện vận tải
+ Căn cứ vào điều kiện pháp luật và tập quán ngành hàng
c. Kẻ ký mã hiệu hàng hóa
Kẻ kí mã hiệu làm khâu cần thiết và là khâu cuối cùng trong quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu. Để kẻ kí mã hiệu người quản trị cần quyết định:
+ Nội dung kẻ ký mã hiệu
+ Vị trí kẻ ký mã hiệu
+ Chất lượng kẻ ký mã hiệu
1.3.2. Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu
Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu là công việc cần thiết, là sự tiếp tục quá trình các công đoạn thực hiện hợp đồng Thuwng mại quốc tế. Kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu là kiểm tra mức độ phù hợp của hàng hóa xuất nhập khẩu so với yêu cầu đề ra trong hợp đồng Thương mại quốc tế. Trước khi giao hàng, người xuất khẩu có trách nghiệm kiểm tra trọng lượng, phẩm chất, số lượng,... nếu hàng hóa lá động vật, thực vật, hàng thực phẩm thì phải kiểm tra khả năng lây nan bệnh dịch. Hệ thống kiểm tra hàng hóa phải được thực hiện ở 2 cấp:
- Ở cơ sở: kiểm tra về chất lượng, số lượng và trọng lượng
- Ở cửa khẩu người quản lý phải xác định:
+ Cơ quan giám định
+ Nội dung giám định
+ Căn cứ để giám định
+ Thời gian và địa đểm giám định
+ Yêu cầu về chúng thư giám định
1.3.3. Thuê phương tiện vận tải
Thông thường trong các hợp đồng xuất nhập khẩu đã quy định loại phương tiện vận tải. Khi thuê phương tiện vận tải, nhà quản trị phải quyết định: loại phương tiện đó như thế nào; hình thức thuê; thời điểm thuê; thuê của hãng vận tải nào;…
a. Những căn cứ để thuê phương tiện vận tải
- căn cứ vào hợp đồng TMQT
- căn cứ vào khối lượng hàng hóa và đặc điểm hàng hóa
- căn cứ vào điều kiện vận tải
b. Tổ chức thuê phương tiện vận tải
- cách thuê tầu chợ: Tầu chợ là tàu chạy theo 1 hành trình và thời gian xác định
- cách thuê tầu chuyến: Thuê tầu chuyến là chủ tầu cho người thuê toàn bộ chiếc tầu để chuyên chở hàng hóa giữa 2 hay nhiều cảng và nhận tiền cước thuê tầu do 2 bên thỏa thuận.
1.3.4. Mua bảo hiểm hàng hóa.
Trong kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa thường phải vận chuyển đi xa, trong những điều kiện vận tải phức tạp, do đó hàng hóa dễ bị hư hỏng, mất mát, tổn thất trong quá trình vận chuyển. Chính vì vậy, những người kinh doanh xuất nhập khẩu thường mua bảo hiểm cho hàng hóa để giảm bớt các rủi ro có thể xảy ra.
a. Các căn cứ để mua bảo hiểm cho hàng hóa.
- Căn cứ vào điều kiện giao hàng trong hợp đồng TMQT.
- Căn cứ vào hàng hóa vận chuyển.
- Căn cứ váo điều kiện vận chuyển.
b. Tổ chức mua bảo hiểm cho hàng hóa.
- Xác định nhu cầu bảo hiểm.
- Xác định loại hình bảo hiểm.
- Lựa chọn công ty bảo hiểm.
- Đàm phán, ký kết hợp đồng bảo hiểm.
1.3.5. Làm thủ tục hải quan
Để làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp có thể trực tiếp tiến hành hay ủy quyền cho đại lý làm thủ tục hải quan. Quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu theo luật hải quan Việt Nam bao gồm các bước chính sau đây:
a. Khai và nộp hồ sơ hải quan.
Người khai hải quan phải và nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa trong thời gian quy định. Có 2 hình thức khai hải quan là khai thủ công và khai điện tử.
- Khai thủ công là người khai hải quan trực tiếp đến cơ quan để thực hiện khai trên tờ khai hải quan, đây là hình thức khai truyền thống, nhưng tốn kém thời gian và thủ tục hải quan bị kéo dài.
- Khai điện tử là doanh nghiệp tiến hành khai trên giấy tờ hải quan và truyền đến cơ quan hải quan thông qua Internet. Đây là hình thức khai tiến bộ được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Nếu hệ thống của cơ quan hải quan hiện đại và được tích hợp, đồng thời chấp nhận chứng từ điện tử, áp dụng hệ thống quản lý rủi ro tự động sẽ hiện đại hóa được thủ tục hải quan và rút ngắn thời gian thông quan.
Người khai hải quan sau khi khai vào tờ khai hải quan, cùng với chứng từ tạo thành hồ sơ hải quan. Hồ sơ hải quan nhập khẩu hàng hóa thường chứng từ phức tạp hơn hồ sơ hải quan xuất khẩu hàng hóa và số chứng từ còn phụ thuộc vào từng chủng loại hàng hóa và thị trường xuất nhập khẩu.
Hồ sơ hải quan được nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan tại trụ sở hải quan. Trong các trường hợp đặc biệt có thể gia hạn nộp 1 số chứng từ cho đến trước thời điểm kiểm tra hàng hóa thực tế của hải quan.
Hồ sơ hải quan sau khi tiếp nhận được thông qua hệ thống quản lý rủi ro tự động phân luồng: luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ. Hồ sơ luồng đỏ kiểm tra thực tế hàng hóa.
b. Xuất trình hàng hóa
Đối với hồ sơ thuộc luồng đỏ doanh nghiệp phải xuất trình hàng hóa để cơ quan kiểm tra thực tế hàng hóa. Hệ thống rủi ro tự động xác định các hình thức kiểm tra:
- Kiểm tra thay mặt không quá 10% đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu là nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu và gia công xuất khẩu, hàng cùng chủng loại,…
- Kiểm tra toàn bộ lô hàng xuất khẩu, nhập khaaurcuar chủ hàng đã vi phạm nhiều lần pháp luật hải quan, lô hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan.
Khi xuât trình hàng hóa doanh nghiệp phải thống nhất với cơ quan hải quan về địa điểm và thời điểm kiểm tra hàng hóa vừa đảm bảo đúng quy định của cơ quan hải quan vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong quá trình giao nhận hàng hóa và tối ưu được chi phí.
c. Nộp thuế và thực hiện các quy định của hải quan

 Trở ngại về hệ thống luật pháp và thông tin về thị trường Mỹ
Mỹ được xem là một quốc gia có hệ thống pháp luật chặt chẽ và khá phức tạp. Do vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu để nắm vững hệ thống luật này không đơn giản. Khi buôn bán với Mỹ, các công ty lớn nhỏ ở hầu hết các nước đều phải thuê luật sư với chi phí rất cao. Những vấn đề này hiện đang là trở ngại lớn cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ của Việt Nam khi vào thị trường Mỹ. Thiếu hiểu biết về luật pháp cũng như các quy định trong chính sách thương mại của Mỹ đã làm hạn chế đến quan hệ đối tác, tìm kiếm, thâm nhập và mở rộng thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam.
 Về cơ chế chính sách
Do chậm nhận thức đầy đủ về khả năng to lớn trong việc phát triển công nghiệp nuôi trồng thủy sản làm cơ sở để tăng nhanh nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Đồng thời chưa tập trung giải quyết tốt việc đổi mới công nghệ, bảo quản sau thu hoạch đối với sản phẩm của nghề khai thác nên chưa có hệ thống chính sách phù hợp với một đị nh hướng phát triển rõ ràng để tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu nuôi trồng, khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Giữa các cơ quan quản lý nhà nước chưa có sự phân công rõ ràng trách nhiệm, chưa có sự phối hợp hành động đồng bộ giữa các cấp chính quyền, các doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu triển khai nhằm tạo nên hành lang thuận lợi cho cạnh tranh hàng thủy sản.
Cơ chế quản lý của các doanh nghiệp nhà nước trong trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu chưa phát huy được năng lực và trí tuệ của đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân lành nghề, tạo ra động lực phát triển, đảm bảo có hiệu quả và khả năng tái xuất mở rộng hay tái đầu tư chiều sâu.

 Về phương tiện vận tải
Ở Việt Nam hiện nay các cơ sở đóng sửa tàu thuyền phần lớn quy mô nhỏ, phân tán và công nghệ lạc hậu. Các doanh nghiệp Nhà nước về đóng tàu thuyền không đủ khả năng đầu tư đổi mới thiết bị, ít khách hàng. Nhân lực kỹ thuật quá ít ỏi, công nhân đóng sửa tàu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống, hạn chế về tiếp thu công nghệ mới. Điều này gây bất lợi lớn khi xuất khẩu thủy sản sang Mỹ bởi khoảng cách giữa Mỹ và Việt Nam quá lớn, nếu không có các đội tàu lớn chúng ta không thể dành được quyền vận chuyển trong buôn bán và không chủ động được trong việc cung ứng hàng.

2.3 Đề xuất một số các giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản cho các doanh nghiệp
2.3.1. Phòng ngừa và hạn chế rủi ro từ các nghiệp vụ xuất khẩu.
2.3.1.1. Trong quá trình ký kết hợp đồng
 Chào hàng:
Doanh nghiệp phải chú trọng chào hàng trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng nhất là với đối tác mới. Doanh nghiệp cần chủ động chào hàng, tránh đưa ra những mẫu mã chào hàng quá cao so với khả năng của mình và cũng tránh đưa ra những mặt hàng quá thấp so với mặt hàng mình đang có. Nếu khâu này chuẩn bị tốt thì hợp đồng sẽ được ký kết và tránh được những rủi ro sau này. Khi tiến hành chào hàng cần đảm bảo:
- Đưa ra một giá cạnh tranh và hậu mãi chu đáo.
- Mặt hàng chào bán phải là mặt hàng đói tác có nhu cầu
- Ghi rõ thời hạn hiệu lực của lô hàng chào bán, tránh những biến độn xấu về giá làm thay đổi ý kiến của khách hàng.
- Sư dụng những ngôn ngữ dễ hiểu để tránh sự thắc mắc của khách hàng
- Hàng chào bán phải là hàng danh nghiệp có khả năng đáp ứng sau khi ký kết hợp đồng.
 Đàm phán:
- Nếu đàm phán qua điện thoại cần chủ động các thông tin về biến động giá cả, tỷ giá hối đoái, khả năng thu gom. Sau khi đàm phán qua điện thoại nhất thiết phải có thư xác nhận hay văn bản ghi nhớ vì chỉ những thỏa thuận bằng văn bản mới có giá trị pháp lý.
- Nếu đàm phán bằng thư từ cần đảm bảo yếu tố lịch sự, kiên nhẫn. Lời lẽ cần rõ ràng, dễ hiểu, tránh dùng từ nhiều nghĩa.
- Nếu đàm phán trực tiếp cần nghiên cứu kỹ đối tác trước khi đàm phán. Phải giải thích cặn kẽ cho khách hàng hiểu, tôn trọng, lắng nghe ý kiến cảu đối tác. Người đàm phán cần nhanh nhạy để giải quyết mọi vấn đề.
 Soạn thảo ký kết hợp đồng:
Thông thường hợp đồng được soạn thảo bằng ngôn ngữ chung hay bằng 2 ngôn ngữ. Ta phải xem câu chữ đã dịch đúng chưa. Người soạn thảo hợp đồng phải tinh thông ngôn ngữ, hiểu rõ luật của nước đối tác. Trước khi ký kết phải rà soát lại nội dung, hình thức và phụ lục của hợp đồng.
2.3.1.2. Chuẩn bị nguồn hàng
Đây là khâu quan trọng nhất sau khi ký kết hợp đồng . Nếu chuẩn bị tốt nguồn hàng thì sẽ giảm được rủi ro cho các khâu tiếp theo. N gay sau khi ký kết được hợp đồng doanh nghiệp cần:
- Liên kết với các đối tác tin cậy để tăng thu mua.
- Đảm bảo kho rộng rãi, nhiệt độ thích hợp đáp ứng được yêu cầu.
- Đóng gói đúng quy định. Hàng hóa phải được sắp xếp để sẵn sàng cho giao hàng.
- Có thể tiến hành kiển định hay trưng cầu giám định theo đòi hỏi các quy định hợp đồng hay quy ước của nước sở tại.
2.3.1.3. Trong quá trình vận chuyển , giao nhận làm thủ tục hải quan
Hầu hết hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua đều xuất khẩu theo hình thức FOB. Đây là hình thức xuất khẩu ít rủi ro nhất trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy khi xuất khẩu theo hình thức này doanh nghiệp cần chú ý:
- Lựa chọn Container phù hợp với hàng hóa xuất khẩu.
- Kiểm tra đầy đủ số lượng, chủng loại trước khi đóng thùng và kiểm tra niêm phòng Hải Quan
Trong quá trình giao nhận cần:
- Tìm đại lý tin cậy để ký kết hợp đồng vân chuyển.
- Thực hiện đúng kỹ thuật giao hàng
- Lấy vận đơn, chú ý đáp ứng các cách thanh toán theo thông lệ quốc tế và các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng.
2.3.1.4. Trong quá trình thanh toán, mua bảo hiểm:
 Trong quá trình mua bảo hiểm:
- Khi mua bảo hiểm doanh nghiệp cần chú ý:
+ Chọn công ty bảo hiển có uy tín, tin cậy, có khả năng tài chính.
+ Chứng từ bảo hiểm phải là loại mà tín dụng thư quy định và do chính công ty bảo hiểm cấp.
+ Loại bảo hiểm, số tiền và điều kiện bảo hiểm ghi theo đúng yêu cầu của thư tín dụng.
+ Bảo hiêm phải đúng ngày của chứng từ vận tải hay ngày mà hợp đồng quy định nếu có.
 Trong quá trình thanh toán:
Khi nhận phải kiểm tra kỹ nội dung vì đối tác có thể thêm bớt, hay sửa đổi nội dung khiến các quy đinh của phương tiện thanh toán không còn hiệu lực với các điều khoản ghi trên hợp đồng. Khi đó phải xem kỹ tín dụng thư có đúng là loại mà ngân hàng yêu cầu hay không và xem kỹ ngày mở tín dụng thư phải là ngày hợp lý.

2.3.2. Đề xuất biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi roc ho các doanh nghiệp xuất khẩu
2.3.2.1. Chủ động đối phó rủi ro
Các chuyên gia cho rằng cần chủ động hơn trong nắm bắt diễn biến các thị trường, nhất là những thị trường xuất khẩu thủy sản trọng điểm nhằm xây dựng kịch bản đối phó sớm với những tranh chấp có thể phát sinh thì mới giảm thiểu được rủi ro cho thủy sản xuất khẩu.
2.3.2.2. Chủ động và tang cường hơn nữa về marketing xuất khẩu
Công tác marketing xuất khẩu là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Khi kinh doanh xuất khẩu các doanh nghiệp nên có bộ phận chuyên trách công tác marketing xuất khẩu. Bộ phận này cần bố trí những cán bộ năng động, thông thạo chuyên môn nghiệp vụ ngoại thương, am hiểu về mặt hàng thủy sản, chủ động trong tìm kiếm thị trường và trong các khâu đàm phán ký kết. Bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động của công ty. Bộ phận này có nhiệm vụ:
- Định hướng thị trường xuất khẩu
- Định hướng mặt hang và mẫu hàng xuất khẩu
- Định hướng kế hoạch kinh doanh xuất khẩu
2.3.2.3. Chủ động khai thác và cập nhật thông tin
Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa quan tâm đúng mức tới thông tin kinh doanh. Đa số các doanh nghiệp còn rất yếu khâu cập nhật thông tin, ngay cả những thông tin công khai mà nhiều doanh nghiệp vẫn không biết. Vì vậy giải pháp hạn chế rủi ro là doanh nghiệp phải chủ động trong việc tìm kiếm và thu thập thông tin, không nên phụ thuộc quá nhiều vào thông tin chính thống của nhà nước. Doanh nghiệp cần chủ động liên hệ với cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước sở tại để co nhưng thong tin cần thiết, cập nhật về các đối tác và thị trường trong khi doanh nghiệp chưa có điều kiện mở văn phòng đại diện. Còn với những thị trường mới thì nên mở văn phòng đại diện, có sự cập nhật nhanh nhất để có thể đáp ứng với sự thay đổi. cần bố trí các cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thông thạo vi tính, thường xuyên cập nhật thay đổi giá cả trên mạng internet và trên các thị trường lớn. Tăng cường công tác của bộ phận marketing, theo dõi các báo cáo kinh tế và sự thay đổi chính sách thuế, nên thiết lập các mối quan hệ với các trung tâm thông tin, nên có cơ chế mua tin chủ động hơn, coi chi phí thông tin là một chi phí của quá trình sản xuất.
2.3.2.4. Đào tạo các cán bộ làm công tác ngoại thương ở cơ sở mình
Tình trạng chung của các cán bộ làm công tác ngoại thương hiện nay là đa số còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Đội ngũ lãnh đạo trông công tác ngoại thương đa số là được đào tạo từ thời bao cấp nên cũng thiếu nhiều kinh nghiệm trong buôn bán quốc tế. Vì vậy để hạn chế các rủi ro doanh nghiệp nên gửi những cán bộ như vây đi các trường đại học hay thậm chí các trung tâm thưng mại nước ngoài để đào tạo, hiệu quả của việc đào tạo này sẽ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Phải nâng đỡ và có đãi ngộ xứng đáng với những sang kiến, khuyến khích nhưng cán bộ giỏi và làm việc có hiệu quả.
Tham gia vào các hiệp hội ngành hàng, tạo dựng các liên minh kinh tế giữa các doanh nghiệp.
Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều các hiệp hội nhưng vai trò còn hạn chế. Các hiệp hội là những liên kết của các doanh nghiệp cùng kinh doanh một mặt hàng, có chức năng hòa giải khi xảy ra tranh mua tranh bán, có tác dụng điều tiết thị trường. Hiệp hội có vai trò khuyến cáo, điều hành các doanh nghiệp kinh doanh, tránh tình trạng bán phá giá, bán đổ bán tháo làm cho những doanh nghiệp còn lại bị ép giá có thể dẫn dến thua thiệt không đáng có. Vì vậy nên các doanh nghiệp nên chủ động tham gia các hiệp hội qua việc tham gia này doanh nghiệp có thể nắm bắt thông tin cần thiết và tạo ra sức mạnh liên kết trong ngành của mình.
2.3.2.5. Tạo dựng mối liên kết tốt giữa các ngân hàng và các tổ chức tài chính
Hoạt đông xuất khẩu đòi hỏi doanh nghiệp phải có số vốn lớn. Đây là một khó khăn với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Hầu hết các số vốn doanh nghiệp sử dụng trong kinh doanh xuất nhập khẩu là vốn vay ngân hàng hay các tổ chức tín dụng. Vì vây nếu không chủ động về nguồn vốn thì các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện các hợp đồng lớn. Sự liên kết này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động được nguồn vốn và ngân hàng cũng yên tâm hơn do tránh được rủi ro mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp.


Chương 3: Kết luận
Đẩy mạnh xuất khẩu là một trong những mục tiêu quan trọng phát triển kinh tế đối ngoại của nước ta. Đây được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế-xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngành công nghiệp xuất khẩu thủy sản là một ngành mũi nhọn mà được nhà nước quan tâm, đặc biệt là xuất khẩu vào thị trường Mĩ. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Mĩ trong thời gian qua đã có nhiều thành công và thể hiện rõ bước phát triển của ngành: kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên qua các năm, chất lượng mặt hàng ngày càng được cải thiện, có uy tín nhất định trên thị trường Mĩ, được người tiêu dung Mĩ đánh giá cao. Nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang gặp nhiều rủi ro, khó khăn và thách thức trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ như: những rủi ro trong lựa chọn đối tác, đàm phán và ký kết hợp đồng; những rủi ro trong quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu; những rủi ro trong quá trình giao hàng, nhận hàng; những rủi ro trong quá trình vận chuyển, mua bảo hiểm cho hàng hóa; những rủi ro trong quá trình thanh toán tiền hàng.
Từ những rủi ro của các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu thủy sản mà nhóm đưa ra, mong rằng sẽ phần nào nói lên được thực trạng những vấn đề các doanh nghiệp hiện đang gặp phải. Đồng thời, nhóm cũng đưa ra một số các đề xuất để hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Mỹ để có thể chủ động đối phó các rủi ro, chủ động và tăng cường hơn nữa về marketing xuất khẩu và tìm kiếm thông tin, có như vậy xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ ngày càng phát triển và khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Giải pháp nhằm hạn chế những rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp Luận văn Kinh tế 0
D Những giải pháp giảm thiểu rủi ro kinh doanh cho các doanh nghiệp Hà Nội trong quá trình hội nhập ki Luận văn Kinh tế 0
D [Free] Thực trạng và bài học kinh nghiệm rút ra từ những rủi ro trong hoạt động thanh toán xuất khẩu Luận văn Kinh tế 2
T Những rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng thư L/C và các biện pháp phòng tránh Luận văn Kinh tế 0
Q Phân tích những rủi ro và cá biện pháp quản trị rủi ro khi áp dụng phương pháp TDCT trong hoạt động Tài liệu chưa phân loại 0
N Những rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu là gì? Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 2
C Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: những nguyên nhân phát sinh Tài liệu chưa phân loại 0
N Những biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại MB chi nhánh Quảng Ngãi Luận văn Kinh tế 0
B Giải pháp nhằm hạn chế những rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư ngắn hạn tại NHNN & PTNT tỉnh Thanh Luận văn Kinh tế 0
L Những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ chăn nuôi cá tra-basa tại ngân hàng công th Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top