daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Những quy định của luật thương mại Việt Nam năm 2005 về môi giới thương mại thực tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra
Mục lục
Lời mở đầu.............................................................................................................1
Chương 1. Những vấn đề chung về hoạt động môi giới thương mại và pháp
luật về hoạt động môi giới thương mại .................................................................4
1.1 Hoạt động môi giới thương mại ...................................................................4
1.1.1 Khái niệm về hoạt động môi giới thương mại ...........................................4
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động MGTM ..............................................................6
1.1.3 Phân biệt hoạt động MGTM và một số hoạt động trung gian thương mại
khác ..................................................................................................................9
1.1.4 Vai trò của hoạt động môi giới thương mại ............................................13
1.2 Pháp luật về hoạt động môi giới thương mại ..............................................16
1.2.1 Sự cần thiết phải có pháp luật điểu chỉnh hoạt động môi giới thương mại
.......................................................................................................................17
1.2.2 Nội dung điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động môi giới thương mại
.......................................................................................................................18
Chương 2. Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động môi
giới thương mại, tình hình thực thi các quy định về hoạt động môi giới thương
mại và những vấn đề đặt ra ................................................................................22
2.1 Thực trạng các quy định của Luật thương mại Việt Nam năm 2005 về
hoạt động MGTM ............................................................................................22
2.1.1 Cách hiểu của Luật về hoạt động MGTM...............................................22
2.1.2 Các quy định cụ thể về hoạt động MGTM ..............................................23
2.2 Thực trạng hoạt động môi giới thương mại ở Việt Nam trong thời gian
qua ....................................................................................................................25
2.2.1 Nhận xét chung về những kết quả tích cực..............................................25
2.2.2 Tình hình hoạt động môi giới thương mại trong lĩnh vực chứng khoán...28
2.2.3 Tình hình hoạt động môi giới thương mại trong lĩnh vực kinh doanh bất
động sản .........................................................................................................38
2.3 Những vấn đề đặt ra...................................................................................52
2.3.1 Khung pháp luật cho hoạt động môi giới thương mại chưa đầy đủ.........52
2.3.2 Các thương nhân môi giới hoạt động chưa chuyên nghiệp .....................58
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiii
Chương 3. Giải pháp và kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy định của Luật
thương mại Việt Nam năm 2005 về hoạt động môi giới thương mại nhằm phát
triển hoạt động môi giới thương mại trong thời gian tới...................................59
3.1 Dự báo sự gia tăng của hoạt động môi giới thương mại ở Việt Nam trong
thời gian tới ......................................................................................................59
3.1.1 Cơ sở dự báo..........................................................................................59
3.1.2 Số liệu dự báo ........................................................................................60
3.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hoạt động môi giới
thương mại .......................................................................................................63
3.2.1 Cần ban hành văn bản dưới luật về hoạt động môi giới thương mại.......63
3.2.2 Tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định về hoạt động môi giới thương mại
trong Luật thương mại Việt Nam năm 2005 ....................................................63
3.2.3 Sửa đổi, bổ sung Luật chứng khoán năm 2006, Luật kinh doanh BĐS năm
2006................................................................................................................67
3.3 Các kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động môi giới thương mại phát triển
...........................................................................................................................72
3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước....................................................................72
3.3.2 Kiến nghị đối với các chủ thể tiến hành hoạt động môi giới thương mại.74
Kết luận................................................................................................................78
Danh mục tài liệu tham khảo..............................................................................80
Danh mục chữ cái viết tắt....................................................................................85
Danh mục bảng biểu............................................................................................86
Phụ lục 1 ..............................................................................................................87
Phụ lục 2 ..............................................................................................................88
Phụ lục 3 ..............................................................................................................89
Phụ lục 4 ..............................................................................................................90
Phụ lục 5 ..............................................................................................................91iii
Lời cảm ơn
tui xin chân thành Thank Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo nhân dân Nguyễn
Thị Mơ đã dành nhiều thời gian và công sức hướng dẫn tui tỉ mỉ, tận tình
trong suốt thời gian tui thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
tui xin chân thành Thank các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học
Ngoại thương đã tận tâm dạy dỗ và giúp đỡ tui trong suốt thời gian tui học tập
tại đây.
tui cũng xin gửi lời Thank đến gia đình và bạn bè, những người đã luôn
ủng hộ và khích lệ, động viên tôi.
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2010
Sinh viên
Ngô Thúy Hoài
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1
Lời mở đầu
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các hoạt động thương mại ở nước
ta ngày càng phát triển phong phú và đa dạng. Các giao dịch thương mại do
đó cũng được mở rộng, trở nên phức tạp; một giao dịch thương mại có thể
liên quan đến rất nhiều lĩnh vực. Khi đó, người mua, người bán muốn tiết
kiệm thời gian và công sức tìm kiếm đối tác giao dịch thường nhờ đến người
môi giới thương mại. Chính vì vậy, người môi giới thương mại có vai trò thúc
đẩy hoạt động thương mại diễn ra nhanh chóng.
Nhận thức được vai trò của người môi giới đối với sự phát triển của
thương mại, Luật thương mại năm 2005 đã đưa hoạt động môi giới vào đối
tượng điều chỉnh của Luật. Các luật chuyên ngành khác như Luật chứng
khoán năm 2006, Luật kinh doanh bất động sản năm 2006, Luật hàng hải năm
2005… cũng quy định về hoạt động môi giới trong các lĩnh vực cụ thể.
Tuy nhiên, các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại hiện nay vẫn
chưa có sự hiểu biết đầy đủ về những quy định của pháp luật đối với hoạt
động môi giới thương mại. Thêm vào đó, từ khi Luật thương mại 2005 ra đời
đến nay, hoạt động môi giới thương mại đã phát triển ngày càng đa dạng,
phức tạp, phát sinh nhiều vấn đề mới cần có sự xem xét để điều chỉnh. Vậy
Luật thương mại Việt Nam năm 2005 quy định như thế nào về môi giới
thương mại? Thực tiễn áp dụng Luật này trong bốn năm qua đã nảy sinh
những vấn đề gì? Những vấn đề gì cần được sửa đổi, bổ sung để các quy định
về môi giới thương mại sát với thực tiễn hơn, giúp hoạt động này ngày càng
phát triển, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước?
Xuất phát từ nhu cầu thiết yếu đó, tui chọn vấn đề “Những quy định
của Luật thương mại Việt Nam năm 2005 về môi giới thương mại. Thực
tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra.” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp
của mình.2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu những quy định của Luật thương mại Việt Nam năm
2005 về môi giới thương mại, đồng thời phân tích việc áp dụng Luật trong
thực tế và chỉ ra những bất cập trong các quy định đó cũng như những vấn đề
phát sinh trong thực tiễn áp dụng; đề tài đề xuất giải pháp và kiến nghị về việc
sửa đổi, bổ sung để các quy định về môi giới thương mại của Luật này hoàn
thiện hơn, mang tính khả thi cao hơn, phù hợp với thực trạng hoạt động
thương mại hiện nay ở Việt Nam.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đã nêu trên, khóa luận này thực hiện các nhiệm vụ
sau:
 Làm rõ những vấn đề cơ bản về môi giới thương mại như khái niệm,
đặc điểm, vai trò… của môi giới thương mại trong hoạt động thương mại;
 Phân tích những quy định của Luật thương mại năm 2005 về môi giới
thương mại, tập trung chỉ ra những bất cập trong các quy định này của Luật;
 Chỉ ra thực trạng áp dụng những quy định về môi giới thương mại của
Luật thương mại 2005 trong hoạt động môi giới chứng khoán và môi giới bất
động sản;
 Làm rõ những vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi những quy định
về môi giới thương mại của Luật thương mại năm 2005;
 Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện những quy định về môi giới
thương mại trong Luật thương mại năm 2005 và giải pháp gỡ bỏ những
vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định của Luật thương mại
Việt Nam 2005 về môi giới thương mại và những văn bản dưới luật có liên
quan. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này cũng bao gồm các vấn đề về môi
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
giới thương mại trong Luật thương mại năm 1997, Luật chứng khoán năm
2006 và Luật kinh doanh bất động sản năm 2006.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung, khóa luận nghiên cứu những quy định của Luật thương
mại năm 2005 về môi giới thương mại. Đồng thời, đề tài cũng nghiên cứu
những quy định có liên quan đến môi giới thương mại của Luật thương mại
1997.
Về mặt thời gian, khóa luận tập trung phân tích những vấn đề liên quan
đến hoạt động môi giới thương mại kể từ khi Luật thương mại năm 2005 ra
đời và dự báo về sự phát triển của hoạt động môi giới thương mại trong thời
gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, người viết đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương
pháp thống kê, phương pháp hệ thống hóa và phương pháp so sánh luật học.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội
dung khóa luận bao gồm ba chương:
Chương 1. Những vấn đề chung về hoạt động môi giới thương mại và
pháp luật về môi giới thương mại.
Chương 2. Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về môi giới
thương mại, tình hình thực thi các quy định về hoạt động môi giới thương mại
và những vấn đề đặt ra.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy định của
Luật thương mại Việt Nam năm 2005 về hoạt động môi giới thương mại
nhằm phát triển hoạt động môi giới thương mại trong thời gian tới.4
Chương 1. Những vấn đề chung về hoạt động môi giới thương
mại và pháp luật về hoạt động môi giới thương mại
1.1 Hoạt động môi giới thương mại
1.1.1 Khái niệm về hoạt động môi giới thương mại
“Môi giới” là “chủ thể (một cá nhân, một nhóm, một tổ chức, một
hãng…) làm trung gian cho hai hay nhiều chủ thể khác để những chủ thể này
có thể tạo được quan hệ trong giao tiếp, trong hoạt động kinh doanh”1. Cũng
có thể hiểu, “môi giới là người làm trung gian giúp hai bên tiếp xúc, trao đổi
việc gì đó”2.
Như vậy, có thể hiểu hoạt động môi giới là hoạt động kết nối người mua
và người bán, giúp người mua và người bán gặp nhau để họ tiến hành các
giao dịch nhằm thực hiện mục đích của mình.
Từ đó suy ra, môi giới thương mại (MGTM) là hoạt động trung gian
giúp các bên tiếp xúc với nhau nhằm thực hiện các hoạt động thương mại.
Theo Điều 45, Luật thương mại Việt Nam năm 1997, hoạt động MGTM
là một trong mười bốn hành vi thương mại (xem phụ lục 1). Hành vi thương
mại là hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hay giữa thương nhân với
các bên có liên quan (khoản 1, Điều 5, Luật thương mại Việt Nam năm 1997).
Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại
của thương nhân, bao gồm việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương
mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc
nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội (khoản 2, Điều 5, Luật thương
mại Việt Nam năm 1997).
1
Từ điển Tiếng Việt, truy cập ngày 08/03/2010, .
2
Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, tr1134, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
Theo Điều 93 Luật thương mại Việt Nam năm 1997, người môi giới
thương mại là thương nhân làm trung gian cho các bên mua bán hàng hoá,
cung ứng dịch vụ thương mại trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán
hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và được hưởng thù lao theo hợp đồng
môi giới.
Có thể thấy, Luật thương mại Việt Nam năm 1997 hiểu hoạt động
thương mại theo nghĩa rất hẹp. Do đó, phạm vi hoạt động của người MGTM
cũng chỉ thuộc lĩnh vực mua bán hàng hóa và cung ứng các dịch vụ liên quan
đến việc mua bán hàng hóa. Trong thời gian Luật thương mại năm 1997 có
hiệu lực, nhiều hoạt động môi giới nằm ngoài sự điều chỉnh của Luật nhưng
lại được quy định trong các văn bản luật khác như: Bộ luật hàng hải năm 1990
quy định về hoạt động môi giới hàng hải, Luật kinh doanh bảo hiểm năm
2000 quy định về hoạt động môi giới bảo hiểm… 3
Luật thương mại Việt Nam năm 2005 cũng có cách hiểu tương tự Luật
thương mại năm 1997 về khái niệm người môi giới thương mại. Điều 150
Luật thương mại Việt Nam năm 2005 quy định rõ rằng, “môi giới thương mại
là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên
môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được
môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ
và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới”.
Điểm khác biệt là ở chỗ, trong Luật thương mại Việt Nam năm 2005,
khái niệm về hoạt động thương mại đã được mở rộng hơn rất nhiều so với
Luật thương mại năm 1997. Theo khoản 1, Điều 3, Luật thương mại năm
2005, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm
mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt
Kết luận
Hoạt động môi giới thương mại ra đời bắt nguồn từ nhu cầu của các chủ
thể trong nền kinh tế mang tính toàn cầu và chuyên môn hóa ngày càng cao.
Trên thực tế, hoạt động môi giới thương mại đã chứng tỏ vai trò của nó trong
việc thúc đẩy các giao dịch thương mại. Để hoạt động môi giới thương mại
diễn ra một cách lành mạnh và có tổ chức, phát huy được vai trò của nó đối
với nền kinh tế, Luật thương mại Việt Nam năm 2005 đã dành một phần riêng
quy định về hoạt động này.
Hiện nay, các quy định về môi giới thương mại nói chung chủ yếu nằm
trong Luật thương mại Việt Nam năm 2005, nhưng chưa có văn bản dưới
Luật độc lập nào hướng dẫn một cách cụ thể, chi tiết về hoạt động này. Thông
qua việc tìm hiểu thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán và hoạt động
môi giới bất động sản, có thể thấy, một vài quy định của Luật thương mại
năm 2005 không phù hợp với thực tiễn, cần được bổ sung hay sửa đổi. Ngoài
ra, việc nghiên cứu hoạt động môi giới thương mại trong hai lĩnh vực nói trên
cũng cho thấy một số điểm mâu thuẫn giữa Luật thương mại Việt Nam năm
2005 và luật chuyên ngành; chưa kể đến bản thân các luật chuyên ngành vẫn
có những quy định bất cập, không sát với thực tiễn hoạt động môi giới thương
mại.
Những vấn đề nói trên gây khó khăn cho các chủ thể trong việc tiến hành
hoạt động môi giới thương mại; đồng thời khiến cho các quy định của Luật
thương mại và các luật chuyên ngành thiếu tính khả thi. Do đó, việc sửa đổi,
bổ sung những quy định về môi giới thương mại trong Luật thương mại Việt
Nam năm 2005 và các luật chuyên ngành là cần thiết để tạo ra hành lang pháp
lý hoàn thiện hơn cho hoạt động môi giới thương mại phát triển.
Người viết khóa luận đã nghiên cứu những quy định của Luật thương
mại Việt Nam năm 1997, Luật thương mại Việt Nam năm 2005 và các luật
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi79
chuyên ngành (Luật kinh doanh bất động sản năm 2006, Luật chứng khoán
năm 2006…) về hoạt động môi giới thương mại, tìm ra những điểm chưa hợp
lý hay không thống nhất giữa các luật nêu trên. Từ đó, người viết đề xuất
một số giải pháp sửa đổi, bổ sung các luật trên và các giải pháp khác nhằm
phát triển hoạt động môi giới thương mại để hoạt động này ngày càng chuyên
nghiệp, đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế.
Những nội dung trình bày trong khóa luận ít nhiều mang tính chủ quan
của người viết, có thể còn nhiều điểm thiếu hợp lý do thời gian và năng lực có
hạn của tác giả. Làm thế nào để các quy định về hoạt động môi giới thương
mại trong Luật thương mại Việt Nam năm 2005 và các luật chuyên ngành phù
hợp với thực tiễn, mang tính khả thi cao và thống nhất chặt chẽ với nhau là
một vấn đề phức tạp, cần được các nhà làm luật đầu tư nhiều thời gian và
công sức nghiên cứu.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các quy tắc xuất xứ trong hiệp định EVFTA và những điều cần lưu ý, cơ chế cấp C/O mẫu EUR.1 và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
D Quy chế pháp lý của đảo theo quy định của công ước luật biển năm 1982 và những vấn đề đặt ra đối với Luận văn Luật 0
D Bằng những quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, hãy chứng minh thuế nhập khẩu Luận văn Kinh tế 0
B Những quy định pháp lý về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo Luận văn Kinh tế 0
D Thẩm quyền của trọng tài thương mại và những quy định về sự hỗ trợ của Toà án đối với hoạt động của Luận văn Luật 0
D Phân tích những quy định của pháp luật về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng và thực tiễn áp dụn Luận văn Kinh tế 0
D Những quy định hiện hành và việc thực hiện chính sách, chế độ đối với công chức văn thư, lưu trữ tro Văn hóa, Xã hội 0
T Tổng hợp Đề thi: Những quy định chung về luật dân sự Việt Nam Luận văn Luật 0
P Một số quy định của pháp luật Hoa Kỳ về hàng hoá nhập khẩu : những bài học thực tiễn đặt ra cho Việt Luận văn Luật 0
R Những quy định pháp luật về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, thực trạng và Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top