kawaii_4me

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Mục lục
Lời mở đầu 3
Chương 1
Tổng quan về văn hoá kinh doanh 5
1.1. khái niệm văn hóa kinh doanh 5
1.1.1. Khái quát chung về văn hóa 5
1.1.2. Khái niệm về văn hóa kinh doanh 7
1.1.3. Văn hóa kinh doanh – văn hóa doanh nghiệp 9
1.2. Đặc điểm của văn hóa kinh doanh 10
1.3. Các yếu tố cấu thành nên văn hóa kinh doanh 11
1.4. Vai trò của văn hóa kinh doanh 20
1.4.1. Văn hoá kinh doanh là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh 21
1.4.2. Văn hoá doanh nghiệp "tiêu cực" là yếu tố kìm hãm sự phát triển 24
1.5. Tính chất “mạnh”, “yếu” của văn hóa kinh doanh. 25
chương 2
những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp nhật bản 29
2.1. Những yếu tố làm nên văn hóa kinh doanh Nhật Bản 29
2.1.1. Con người Nhật Bản 29
2.1.2. Những nét đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản 31
2.2. Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh Nhật Bản 34
2.2.1. Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh Nhật Bản 34
2.2.2. Một số mô hình kinh doanh thành công của Nhật Bản 50
2.2.3. Tinh thần Sato 57
Chương 3
Những bài học áp dụng đối với các doanh nghiệp Việt Nam 64
3.1. Thực trạng văn hóa kinh doanh ở Việt Nam 64
3.1.1. Về văn hóa kinh doanh ở nước ta hiện nay 65
3.2. Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam từ văn hóa kinh doanh Nhật Bản 71
3.2.1. Xác định mục đích và phương hướng kinh doanh đúng đắn 71
3.2.2. Dành sự quan tâm hơn nữa đến việc tuyển chọn và đãi ngộ nhân sự 73
3.2.3. Xây dựng một mô hình kinh doanh lý tưởng, năng động và tiến bộ 74
3.2.4. Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp trong cộng đồng 75
3.3. Những điểm cần lưu ý của các doanh nghiệp Việt Nam khi kinh doanh với các doanh nghiệp Nhật Bản 76
Kết luận 81
Danh mục các tài liệu tham khảo 84




Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chưa khi nào khái niệm văn hóa kinh doanh (VHKD) lại được nói đến nhiều như trong những năm gần đây. VHKD đang nhận được mối quan tâm ngày càng tăng từ phía các doanh nghiệp cũng như các nhà quản lý kinh tế. Các doanh nghiệp đã ý thức được rằng VHKD chính là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong bước đường tiến tới xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp, rằng để có thể đứng vững trong làn sóng hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải tạo dựng cho mình một nền văn hóa vững mạnh và riêng biệt. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta đang tích cực đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa và tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước ngày càng có nhiều cơ hội được hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp trên toàn thế giới thì vai trò của một nền VHKD vững mạnh lại càng trở nên quan trọng. Có một nền VHKD lành mạnh, doanh nghiệp sẽ có một nền tảng vững chắc, tạo được niềm tin cho đối tác và tạo cơ sở cho những mối quan hệ lâu dài, đặc biệt là với những đối tác rất khắt khe và khó tính như các doanh nghiệp Nhật Bản – vốn nổi tiếng là bạn hàng khó tính nhưng lại rất trung thành.
Trong vài năm trở lại đây, Nhật Bản đang trở thành một trong những đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch buôn bán hơn 7 tỷ USD / năm (2004 – Theo Đại sứ quán Nhật bản tại Việt nam). Đây là một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam để có thể giao lưu và tiếp xúc với một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng. Mỗi một doanh nghiệp Nhật Bản mang một nền VHKD riêng biệt. Chính nền văn hóa ấy là nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp, là nguồn lực tạo nên sức mạnh vô hình cho doanh nghiệp, là tôn chỉ phương châm hành động cho mỗi doanh nghiệp. Và, chính nền văn hóa ấy cũng là nhân tố ảnh hưởng có tính quyết định đến việc doanh nghiệp đó kinh doanh, hợp tác với các doanh nghiệp khác. Đây cũng là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức chú ý khi kinh doanh với các doanh nghiệp Nhật Bản.
Vậy thì, những nét VHKD của các doanh nghiệp Nhật Bản có những nét đặc trưng gì, nó có ảnh hưởng ra sao đến việc hợp tác kinh doanh của các doanh nghiệp đó với các doanh nghiệp khác, và các doanh nghiệp Việt Nam có thể học tập được những gì từ VHKD Nhật Bản khi xây dựng nền VHKD cho riêng mình. Trong phạm vi của bài khóa luận này, em xin được trình bày về “Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản”, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như những lưu ý cho các doanh nghiệp Việt Nam khi kinh doanh với các doanh nghiệp Nhật Bản.
2. Kết cấu của khóa luận
Nội dung của khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về văn hóa kinh doanh
Chương 2: Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản
Chương 3: Những bài học áp dụng đối với các doanh nghiệp Việt Nam
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là tìm hiểu về VHKD, những yếu tố hình thành nên VHKD cũng như ảnh hưởng của VHKD đến sự phát triển của doanh nghiệp, những nét đặc trưng trong VHKD của các doanh nghiệp Nhật Bản và những mô hình doanh nghiệp Nhật Bản thành công.
Do khuôn khổ có hạn, khóa luận chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu những nét đặc trưng nhất trong VHKD của các doanh nghiệp Nhật Bản, một số điển hình trong VHKD của các doanh nghiệp Nhật Bản như: Sony, Matsushita, Sato..để từ đó rút ra những bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến hành kinh doanh với các doanh nghiệp Nhật Bản.
Chương 1
Tổng quan về văn hoá kinh doanh
1.1. khái niệm văn hóa kinh doanh
1.1.1. Khái quát chung về văn hóa
Văn hóa ra đời từ khi xuất hiện xã hội loài người, thế nhưng mãi đến nửa sau thế kỷ XIX các nhà nghiên cứu mới bắt đầu quan tâm nghiên cứu đến văn hóa và mới bắt đầu đưa ra những định nghĩa ban đầu về văn hóa.
Trước hết, từ “Văn hóa” (Cultura) trong ngôn ngữ của người Hy Lạp – La Mã mang hai nghĩa: với nghĩa cụ thể là sự gieo trồng, cày vỡ; và nghĩa trừu tượng là sự phát triển năng khiếu tinh thần của con người. Với hai nghĩa cơ bản đó từ “văn hóa” đi vào hầu hết các ngôn ngữ châu Âu (như tiếng Pháp và tiếng Anh gọi là culture, tiếng Đức gọi là kultur).
Định nghĩa đầu tiên về văn hóa là định nghĩa của nhà nhân chủng học E.B Tylor đưa ra năm 1871. Theo ông, "Văn hoá là một tổng thể phức tạp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả những khả năng, thói quen mà con người đạt được với tư cách là thành viên của một xã hội”. Trong định nghĩa này, Tylor đề cập chủ yếu đến các lĩnh vực văn hóa tinh thần mà không đề cập đến các lĩnh vực văn hóa vật chất. Sau Tylor, đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra các định
chắc chắn các doanh nghiệp Việt Nam sẽ rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân mình để từ đó có thể hợp tác được lâu dài và hiệu quả với các doanh nghiệp Nhật Bản. Người bạn hàng được đánh giá là trung thành nhưng hơi khó tính.
Kết luận
Mỗi quốc gia có một nền văn hóa riêng của mình, bởi vậy mỗi nền kinh tế cũng đòi hỏi một nền văn hóa riêng, và nền kinh tế thị trường càng đòi hỏi có một văn hóa riêng - đó chính là văn hóa kinh doanh. Văn hóa kinh doanh chính là “chất keo” để thúc đẩy và gắn kết mọi nguồn lực, mọi lực lượng trên cơ sở phát huy tính chủ thể của từng cá nhân, đơn vị tham gia sản xuất kinh doanh trong quá trình thực hiện các quy chế, chính sách… của Nhà nước, trước hết là để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc phát huy năng lực, trình độ làm chủ thị trường của các lực lượng ấy; và về lâu dài là vì sự phát triển bền vững của hiệu quả kinh doanh, gây dựng thương hiệu và góp phần xây dựng thương trường, xây dựng nền văn hóa kinh doanh Việt Nam nói chung trong quá trình giao lưu, hội nhập kinh tế với khu vực và toàn thế giới.
Trong một nền phông chung của văn hóa kinh doanh, các doanh nghiệp cần nỗ lực hết mình để xây dựng nên cho doanh nghiệp mình một nền văn hóa lành mạnh và đặc sắc. Bởi vì bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hóa, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Trong khuynh hướng xã hội ngày nay thì các nguồn lực của một doanh nghiệp là con người mà văn hóa doanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ. Do vậy, văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Điều này có lẽ chúng ta sẽ không cần khẳng định gì thêm nữa, chính sự thành công của các doanh nghiệp Nhật Bản đã minh chứng cho vai trò to lớn của các yếu tố văn hóa trong kinh doanh và tầm quan trọng của việc xây dựng một nền văn hóa kinh doanh đối với sự tồn vong của doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây, cùng với xu thế quốc tế hóa và toàn cầu hóa, Việt Nam cũng đang rất nỗ lực hội nhập quốc tế, tăng cường thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài để xây dựng và phát triển kinh tế. Hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng cơ hội này để mở rộng thị trường ra thế giới. Nhưng bên cạnh những thời cơ do quá trình hội nhập đem lại, các doanh nghiệp cũng phải đối đầu với những thách thức lớn, đặc biệt là sức ép cạnh tranh từ phía các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Và văn hóa kinh doanh đã trở thành một vũ khí cạnh tranh mới rất hữu hiệu trên thương trường. Các doanh nghiệp cần cố gắng xây dựng cho mình một nền văn hóa mang tính chất đặc trưng mà “chỉ mình mới có”. Bởi vì văn hóa kinh doanh sẽ góp phần tạo nên sự đoàn kết trong nội bộ nhân viên từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất, phát huy sức mạnh tập thể và thúc đẩy công việc kinh doanh phát triển. Và hơn nữa, trong một nền kinh tế thị trường với các yếu tố luôn biến động không ngừng các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một môi trường văn hóa vững mạnh nhưng đủ linh hoạt và nhạy bén.
Đất nước chúng ta rồi sẽ phát triển, các công ty, doanh nghiệp tư nhân sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn, tham gia ngày càng tích cực hơn vào xây dựng nền kinh tế của đất nước. Để tăng cường tính cạnh tranh, cũng như nâng cao vị trí của các doanh nghiệp Việt Nam trong con mắt các đối tác, đặc biệt là các đối tác khó tính như Nhật Bản, thì các cơ quan hữu quan và bản thân các doanh nghiệp nên quan tâm nhiều hơn nữa đến sự phát triển bền vững, mà điều cốt yếu đó là xây dựng thành công mô hình văn hóa doanh nghiệp đặc thù Việt Nam trong mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Nhật Bản đã thành công trong việc xây dựng nền văn hóa kinh doanh mang tính chất Nhật Bản, và nó đã đem lại sự thành công, vững mạnh cho họ. Vậy thì tại sao chúng ta không cùng xây dựng nền văn hóa kinh doanh của Việt Nam. Trên cơ sở một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, cùng với những con người năng động, giỏi giang và tinh thần đoàn kết cộng đồng cao, nếu chúng ta cùng nỗ lực chắc chắn chúng ta sẽ xây dựng được một nền văn hóa kinh doanh đặc thù của riêng mình, tạo nên sức mạnh cho các doanh nghiệp trong quá trình hợp tác, mở rộng thị trường trên phạm vi toàn thế giới.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

nguyenhongyen

New Member
chào bạn, mình đang làm bài nghiên cứu về văn hoá công sở Nhật Bản nên cần tài liệu để tham khảo, thật may khi thấy bài chuyên đề này. Bạn có thể share cho mình được không? mình Thank bạn nhiều
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản Luận văn Kinh tế 0
B Những nét đặc sắc của đời sống văn hóa Đức hiện đại Luận văn Sư phạm 0
A Dân tộc Tày và những nét văn hóa đặc trưng Tài liệu chưa phân loại 2
C Những nét văn hoá đặc sắc của miền trung qua một số vùng đất Tài liệu chưa phân loại 0
C Tiểu luận: Khái quát về những đặc điểm chung của thị trường OTC cùng với một vài nét về thị trường O Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Tiểu luận Luật Quốc tịch năm 2008 với những nét cơ bản và đặc sắc riêng Tài liệu chưa phân loại 0
N Những nét đặc thù của triết học Ấn Độ cổ đại, tư tưởng triết học Phật giáo và những giá trị của nó Tài liệu chưa phân loại 0
A Tìm hiểu những nét tương đồng và dị biệt trong các món ăn đặc trưng ngày Tết của dân tộc chủ thể các quốc gia Đông Nam Á Tài liệu chưa phân loại 2
C Khái quát về những đặc điểm chung của thị trường OTC cùng với một vài nét về thị trường OTC ở Việt N Tài liệu chưa phân loại 0
P Địa tầng và những nét lớn của lịch sử phát triển địa chất miền Bắc Việt Nam trong kỷ đệ tứ Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top