Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Triết học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Luận văn dựa vào cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về lịch sử tư tưởng dân tộc, trình bày một cách có hệ thống về một số đặc điểm của Nho giáo Việt Nam thời Lý - Trần. Khái quát sự du nhập Nho giáo vào Việt Nam và sự phát triển của Nho giáo trong thời Bắc thuộc. Phân tích những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá cho sự phát triển của Nho giáo thời Lý - Trần và diện mạo của Nho giáo Việt Nam thời kỳ này. Từ các căn cứ trên hệ thống hoá và phân tích một số đặc điểm chủ yếu của nội dung Nho giáo thời kỳ này, chủ yếu là trong lĩnh vực tư tưởng chính trị - đạo đức, đó là Nho giáo thời Lý - Trần chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng yêu nước; đề cao phạm trù đạo đức "trung nghĩa"; đặc biệt là có sự kết hợp một cách hài hoà với Phật giáo, Đạo giáo và tư tưởng bản địa
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................2
2. Tình hình nghiên cứu ............................................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................6
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ...........................................................7
5. Đóng góp của luận văn .........................................................................................7
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn .............................................................................7
7. Kết cấu của luận văn .............................................................................................7
NỘI DUNG ...............................................................................................................8
CHƯƠNG 1: SỰ DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN NHO GIÁO TẠI
VIỆT NAM (TỪ THỜI BẮC THUỘC ĐẾN THỜI LÝ - TRẦN) ...........................8
1.1. Nho giáo thời Bắc thuộc ....................................................................................8
1.1.1. Sự du nhập Nho giáo vào Việt Nam ................................................................8
1.1.2. Sự phát triển của Nho giáo trong thời Bắc thuộc.............................................11
1.2. Sự phát triển của Nho giáo thời Lý - Trần..........................................................21
1.2. Điều kiện cho sự phát triển Nho giáo thời Lý - Trần .........................................21
1.2.2. Diện mạo của Nho giáo thời Lý - Trần ...........................................................29
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NHO GIÁO THỜI
LÝ - TRẦN................................................................................................................56
2.1. Nho giáo thời Lý - Trần có đặc điểm chịu sự quy định của tư tưởng yêu nước 56
2.1.1. Quan niệm về xã hội lý tưởng .........................................................................60
2.1.2. Quan niệm về xây dựng thể chế nhà nước phong kiến ...................................64
2.1.3. Tư tưởng “đức trị” ..........................................................................................74
2.1.4. Lĩnh vực ngoại giao độc lập, tự chủ ................................................................84
2.2. Nho giáo thời kỳ Lý - Trần đề cao phạm trù đạo đức “trung nghĩa”.................. 89
2.3. Nho giáo thời Lý - Trần có sự kết hợp một cách hài hoà với Phật giáo,
Đạo giáo và tư tưởng bản địa.....................................................................................100
KẾT LUẬN................................................................................................................123
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................126
Ở ĐẦU
1. ý do chọn đề tài
Nho học, Nho giáo là hướng đề tài được giới học thuật rất chú trọng.
Công trình của người trước để lại rất nhiều. Nghiên cứu Nho giáo tại Việt
Nam lại càng là một hướng nghiên cứu quan trọng, luôn có ý nghĩa lý luận
và tính thời sự cấp thiết. Bởi vì, Nho giáo chủ yếu là một học thuyết chính trị
- xã hội có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng ngay từ rất sớm, nó đã được du
nhập vào nước ta và dần chiếm một vị trí quan trọng trong kiến trúc thượng
tầng của xã hội phong kiến Việt Nam, đã ảnh hưởng và tác động tới mọi mặt
của đời sống xã hội. Nó là bộ phận cơ bản trong toàn bộ nội dung tri thức
của các tầng lớp sĩ phu thời phong kiến. Nho giáo phát triển trong mối quan
hệ xoắn xuýt với Phật giáo và Đạo giáo, tác động mạnh mẽ vào các lĩnh vực.
Nó thâm nhập vào đời sống tinh thần của nhân dân và ảnh hưởng sâu sắc
đến tâm lý của dân tộc. Biểu hiện những ảnh hưởng đó trên nhiều lĩnh vực
còn để lại tới tận ngày nay. Tuy nhiên, vị trí, vai trò ảnh hưởng của Nho giáo
đối với xã hội và con người Việt Nam không hoàn toàn giống nhau ở mọi
thời kỳ lịch sử, và chúng ta không thể phân tích, đánh giá những hiện tượng
tư tưởng bằng bản thân tư tưởng. Để hiểu rõ hơn vai trò, vị trí, đánh giá
những ảnh hưởng của Nho giáo, chúng ta phải đặt nó trong những điều kiện
kinh tế - xã hội cụ thể mà ở đó nó tồn tại và phát triển. Vì vậy, việc cần thiết
phải đi sâu vào việc nghiên cứu thời kỳ Việt Nam khôi phục nền độc lập tự
chủ, xây dựng và phát triển quốc gia Đại Việt và với việc giai cấp phong
kiến Việt Nam đã chủ động sử dụng Nho giáo làm hệ tư tưởng là hướng tiếp
cận quan trọng, có ý nghĩa bản lề. Có điều, qua tìm hiểu các công trình
nghiên cứu về Nho giáo tại Việt Nam chúng tui thấy rằng, các công trình tìm
hiểu đặc điểm riêng của Nho giáo thời Lý - Trần còn chưa nhiều và có nhiều
vấn đề còn bỏ ngỏ. Chúng tui cho rằng, cần có sự nghiên cứu và xem xét sâu
hơn, tìm hiểu Nho giáo ngay từ thời kỳ nó có những bước phát triển mạnh
mẽ ban đầu và trên nhiều mặt (Nho giáo thời Lý - Trần). Chính sự khởi sắc
của Nho giáo thời ấy đã tạo đà và chuẩn bị những điều kiện thiết yếu để nó
trở thành hệ tư tưởng chủ đạo của chế độ phong kiến Việt Nam ở các thế kỷ
sau. Hơn nữa, việc nghiên cứu Nho giáo trong thời Lý - Trần còn giúp ta
hiểu được khí phách tự lập trong học phong, học thuật của ông cha ta lúc bấy
giờ cũng như bản lĩnh của dân tộc Việt Nam trong việc tiếp thu các yếu tố
văn hoá ngoại nhập. Từ đó, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học quý giá về
quá trình bảo vệ và phát triển đời sống tư tưởng dân tộc trong hội nhập và
giao lưu quốc tế.
Hiện nay, để phục vụ mục tiêu đổi mới và hội nhập vào xu thế toàn
cầu hoá thành công, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà
vẫn không bị hoà tan, bị mất bản sắc văn hoá thì việc nghiên cứu di sản Nho
giáo ở Việt Nam nói chung, Nho giáo thời Lý - Trần nói riêng càng trở thành
một nhu cầu thiết yếu. Việc nghiên cứu ấy nhằm đưa ra những căn cứ để
đánh giá một cách khách quan về đặc điểm và nội dung, những ảnh hưởng
và giá trị của Nho giáo đối với đời sống tinh thần dân tộc, từ đó có thái độ và
căn cứ đúng đắn trong việc tiếp thu những di sản của quá khứ để xây dựng
một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Vì những lý do
trên, chúng tui lựa chọn vấn đề nghiên cứu đặc điểm của Nho giáo Việt Nam
thời Lý - Trần làm đề tài luận văn thạc sĩ triết học của mình. Hơn thế nữa
chúng tui hiểu rằng, đi sâu tìm hiểu Nho giáo thời Lý - Trần trong bối cảnh
hiện nay thực chất là góp phần tìm hiểu vai trò của nó trong công cuộc đổi
mới của đất nước.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, nghiên cứu về Nho giáo không phải là một đề tài mới.
Đã có nhiều công trình tiếp cận từ nhiều góc độ về Nho giáo như: làm Nghiêu. Nước họ có người giỏi, chưa dễ đánh lấy được” [83, 20]. Các
bài thơ tặng đáp đều là tác phẩm của những nhà nho uyên bác. Mặc dầu là
loại thơ thù đáp sáng tác “ứng khẩu thành chương” nhưng vẫn mang nội
dung đậm đà tinh thần yêu nước, khí phách hào hùng và niềm tin tưởng lạc
quan, đồng thời cũng không kém trau truốt, chứng tỏ trình độ Nho học, tài
năng, trí thông minh, nhạy bén của các tác giả.
Tóm lại, vận dụng chính những lời lẽ rút ra từ Kinh, Truyện thánh
hiền, từ những luận đề của Nho giáo, vua quan và nho sĩ thời kỳ Lý - Trần
đã đấu tranh chống lại âm mưu áp đặt của ngoại bang, ngăn chặn chiến tranh
xâm lược của chúng, bảo vệ chủ quyền của dân tộc. Hoạt động ngoại giao
thời kỳ này tuy được tiến hành dưới hình thức và lễ nghi của mối quan hệ
giữa một phiên thần và một thiên tử, nhưng đằng sau cái nghi thức bề ngoài
ấy, hoạt động đối ngoại của dân tộc ta đã diễn ra một cách tích cực nhưng
mềm dẻo và linh hoạt dưới ánh sáng của lòng yêu nước, tinh thần quyết tâm
giữ vững độc lập chủ quyền của đất nước, đồng thời nâng cao thể diện quốc
gia. Thời kỳ Lý - Trần, với tư cách là một bộ phận hệ tư tưởng cơ bản của
các vương triều có tinh thần dân tộc và có tính chất tiến bộ, Nho giáo đã
được khai thác, phát huy ở những phương diện nhân bản, thân dân, góp phần
quan trọng trong việc tạo nên xã hội thịnh trị; đối nội thì dẹp yên các cuộc
bạo loạn, đối ngoại thì giữ vững biên cương và khiến cho phương Bắc phải
“nguội cái lòng nhòm ngó phương Nam”.
2.2. Nho giáo thời kỳ ý - Trần đề cao phạm trù đạo đức “trung nghĩa”
Với tư cách là một bộ phận cơ bản của hệ tư tưởng, Nho giáo đã được
tiếp nhân một cách chủ động, sáng tạo. Xuất phát từ thực tiễn của công cuộc
dựng nước và giữ nước, triều đình phong kiến Lý - Trần đặc biệt coi trọng
việc giáo dục những phẩm chất đạo đức cho đông đảo nhân dân nói chung
và cho các tướng sĩ nói riêng. Bởi vì, trong những cuộc chiến tranh cứu nước lúc ấy, muốn động viên được sức dân thì không thể không đánh thức dậy ở
họ những tình cảm đạo đức trong sáng có tác dụng thôi thúc họ chiến đấu.
Vả lại, đạo trị nước yên dân của nước ta trong suốt hai triều đại Lý - Trần ít
nhiều cũng mang tính chất của một nền đức trị. Các phạm trù chính trị - đạo
đức của Nho giáo như trung, hiếu, nhân, nghĩa…đã được vận dụng vào lĩnh
vực chính trị và ngày càng trở thành chuẩn mực đạo đức cho hành vi của con
người trong xã hội. Đặc biệt, phù hợp với yêu cầu khách quan của lịch sử và
đáp ứng những nhiệm vụ đặt ra cho việc xây dựng, củng cố chế độ phong
kiến trung ương tập quyền, các nhà Nho và các triều đại phong kiến Lý -
Trần đều đề cao phạm trù trung tâm là trung nghĩa. Trung là trung với vua,
còn cái nghĩa lớn nhất của mọi thần dân là trung thành với nhà vua, với triều
đại phong kiến. Đề cao trung nghĩa cũng là nhằm đề cao địa vị, vai trò và uy
quyền tuyệt đối của nhà vua. Do vậy, trung nghĩa có tác dụng nhất định
trong việc xây dựng, củng cố nền quân chủ chuyên chế, kéo dài sự tồn tại
của một vương triều, đồng thời còn là cách hướng dẫn suy nghĩ và
hành động của mọi người dân.
Trong thời Lý cũng như thời Trần, đều có tục các quan trong triều đến
ngày 4 tháng 4 tới đền thờ thần núi Đồng Cổ làm lễ uống máu ăn thề hết
lòng trung với vua. Và trên thực tế, nhà vua là đại biểu về tư tưởng của tập
đoàn phong kiến thống trị đã hết sức biểu dương và cổ vũ những tấm gương
trung dũng của bề tôi. Vua Lý Thái Tông không tiếc lời ca ngợi Lê Phụng
Hiểu: “Ta thường xem sử nhà Đường thấy Uất Trì Kính Đức giúp nạn vua,
tự nghĩ là bề tui đời sau không ai sánh được. Ngày nay gặp biến, mới biết
Phụng Hiểu còn trung dũng hơn Kính Đức nhiều” [54, 275]. Tô Hiến Thành
bằng những hành vi và lời nói của mình đã tạo ra một tấm gương mẫu mực
về sự trung nghĩa mà các Nho sĩ đời sau vẫn lấy đó để noi theo. Quyền lợi và
sự mua chuộc không hề làm lay chuyển được lòng trung nghĩa của ông trong
khi ông vâng di chiếu của tiên đế mà phò ấu chúa. Ông nói rằng: “Làm việc bất nghĩa mà được giàu sang, kẻ trung thần nghĩa sĩ có vui làm đâu” [54,
406]. Khi vua Lý Thái Tổ mới băng hà, xảy ra loạn Ba vương, Đông Chính,
Dực Thánh và Vũ Đức đem quân vào phủ Long Thành đòi tranh ngôi với
anh là Lý Thái Tông. Trong tình hình ấy, chữ chính trung đã được các quan
quân đặt ra một cách quyết liệt:
Tình thế đã đến như vậy, thì ta còn mặt mũi nào trông thấy ba
vương nữa. Ta đành chỉ làm lễ thành phục, đứng hầu bên cạnh
linh cữu tiên đế, ngoài ra mọi việc đều uỷ thác cho các khanh
cả. Bọn Nhân Nghĩa đều lạy và đáp: Chết vì hoạn nạn của vua
là chức phận của kẻ làm tôi. Nay đã được chết đúng nơi đáng
chết, thì còn từ chối gì nữa. Thế rồi hạ lệnh cho vệ sĩ trong cung
mở cửa ra đánh, ai cũng vui lòng xông pha nguy hiểm, không
người nào không mang khí thế một địch trăm người... Quan
quân đuổi theo chém giết hầu như không còn sót một ai. Chỉ
riêng hai vương Đông Chính và Dực Thánh là thoát được [103,
251]
Bước sang thời Trần, đức “trung” tiếp tục được đề cao, nhấn mạnh.
Bề tui của vua và quan chức của triều đình thì phải một lòng trung thành với
vua, tận lực khi thi hành những nhiệm vụ mà vua sai khiến, đem ân đức của
nhà vua tới mọi nơi mọi chốn, mọi tầng lớp người trong xã hội. Vua Trần
Nhân Tông rất chú ý biểu dương đức trung hiếu của kẻ trượng phu. Ông nói:
“Ngay thờ chúa, thảo thờ cha, đi đôi mới trượng phu trung hiếu”.
Thời này, sự trung nghĩa còn được nhấn mạnh như một yêu cầu quan
trọng đối với các binh, tướng trong cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước, bảo
vệ an nguy cho triều đình. Trần Quốc Tuấn, trong bài Hịch tướng sĩ, đã hết
lời ca ngợi những tấm gương trung liệt của lịch sử Trung Quốc, như những
tấm gương chết thay vì vua của Kỷ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, những bậc trung thần, nghĩa sĩ bỏ mình vì nước như Thân Khoái, Kính Đức, Cảo
Khanh:
Ta thường nghe: Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao
đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu vương; Dự
Nhượng nuốt than báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay cứu
nạn cho nước; Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái
tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh, một bề tui xa,
miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa,
các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào không có?
[44, 91].
Thông qua đó, Trần Quốc Tuấn đã khơi dậy tinh thần trung nghĩa của
các tướng sĩ đối với nhà vua và lòng tự hào dân tộc, tinh thần xả thân vì
nước cho quân sĩ nhà Trần. Xuất phát từ lập trường trung quân đó, ông phê
phán những khuynh hướng tư tưởng sai lầm của các tỳ tướng: “Nay các
ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn.
Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái
thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm” [44, 92]. Trần Quốc Tuấn
đòi hỏi các tướng sĩ phải hết lòng trung thành với triều đình, phải biết rửa
nhục cho nước.
Đối với các nho sĩ thời Trần thì trung nghĩa đã thực sự trở thành một
tiêu chuẩn chính trị quan trọng của con người. Nó là một trong những điều
kiện để tuyển chọn quan lại. Nhà nho Trần Nguyên Đán cho rằng, việc bổ
nhiệm quan lại “trước phải xét phần trung chính, sau hãy xét đến văn
chương” [105, 174]. Còn Lưu Thường trong bài Thơ tuyệt mệnh cũng nhấn
mạnh vào sự trung nghĩa:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D những đặc điểm cơ bản của triết học phương đông Văn hóa, Xã hội 0
D những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và ý nghĩa của nó đối với việc nghiên cứu chủ nghĩa tư bản hiện nay Môn đại cương 0
D Những đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa đế quốc và địa vị lịch sử của nó trong chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản Môn đại cương 0
D Những đặc điểm trong quá trình hình thành nhà nước ở phương đông cổ đại Văn hóa, Xã hội 3
H Bạn cần biết! Những đặc điểm về loại đèn led âm trần 20W Thị trường, Mua bán 0
B Những đặc điểm cơ bản của truyền thống "Quan họ Bắc Ninh" Luận văn Kinh tế 0
P Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà Nội, những đặc điểm chủ yếu của Luận văn Kinh tế 0
L Những đặc điểm kinh doanh chung của Nhà xuất bản giáo dục phía Bắc Luận văn Kinh tế 0
V Những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật và tổ chức cơ sở của Công ty ứng dụng phát triển phát thanh truyền Luận văn Kinh tế 0
A Những đặc điểm cơ bản của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thường Tín Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top