marianc_2807

New Member
Download miễn phí Chuyên đề Những biện pháp cơ bản để phát triển du lịch Hội An đến năm 2010 theo hướng công nghiệp hoá - Hiện đại hoá


Ngày nay, trên thế giới cuộc cách mạng khoa học công nghệ (KHCN) đang phát triển như vũ bão. Nhiều quốc gia đã tận dụng cơ hội đó để phát triển cường thịnh. Việt Nam ta muốn thoát khỏi cùng kiệt nàn lạc hậu từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp sản xuất nhỏ, manh muốn để trở thành, về cơ bản là một nước công nghiệp vào năm 2020, như mục tiêu Đại hội VIII của Đảng ta đã xác định, thì con đường tất yếu phải lựa chọn không thể nào khác hơn là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH). Bởi vì, CNH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Công nghiệp hoá, hiện đại hóa tác động bao trùm lên các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội trong đó có cả du lịch, dịch vụ.
Với tư cách là một ngành “công nghiệp không khói”, được xác định là một trong số những ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch phát triển sẽ góp phần quan trọng đẩy mạnh nhanh quá trình CNH-HĐH đất nước, xét dưới góc độ là một nhân tố làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ thuần nông chuyển sang ngày càng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP quốc gia và là nhân tố tạo ra nguồn tích luỹ lớn để góp phần tái sản xuất, mở rộng nền kinh tế quốc dân.
Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế và xu thế đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ quốc tế thì du lịch đang đứng trước một cơ hội phát triển mạnh chưa từng thấy trên phạm vi thế giới cũng như ở đất nước ta.
Cách không xa Đà Nẵng, một Cảng biển, một Cảng hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia, một thành phố có sức phát triển năng động trên hành lang đường Đông – Tây, Hội An, nằm trong vùng kinh tế động lực của Miền Trung, là một Đô thị cửa sông – ven biển, một Di sản văn hoá có sức hấp dẫn trong chuỗi những Di sản thế giới gần nhau từ Quảng Bình đến Quảng Nam, hội đủ điều kiện để phát triển mạnh du lịch. Thực tế hơn 10 năm qua, Hội An đã đưa du lịch lên vị trí hàng đầu trong cơ cấu kinh tế của Thành phố. Tuy vậy, vẫn cần tiếp tục giải quyết nhiều vấn đề tồn tại để phát triển du lịch lên ngang tầm một trung tâm du lịch của Miền Trung vào năm 2010.
Với những lý do đó, tui chọn đề tài nghiên cứu: “Những biện pháp cơ bản để phát triển du lịch Hội An đến năm 2010 theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá”.
Trong phạm vi một tiểu luận, đề tài này sẽ được cố gắng làm rõ một số nội dung chính sau đây:
Vai trò, vị trí và chức năng của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội;
Đánh giá tài nguyên du lịch và thực trạng tình hình phát triển du lịch Hội An trong những năm qua;
Xác định phương hướng phát triển và đề xuất những giải pháp điều chỉnh chiến lược phát triển du lịch Thành phố đến năm 2010.
Bố cục gồm có các phần:
Phần mở đầu;
Phần thứ nhất: Cơ sở lý luận;
Phần thứ hai: Du lịch Hội An - Thực trạng và những vấn đề đang đặt ra;
Phần thứ ba: Một số biện pháp cơ bản để phát triển du lịch Hội An đến năm 2010;
Kết luận và kiến nghị.
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Một số khái niệm về du lịch:
1/ Khái lược sự hình thành:
Du lịch, khởi thuỷ từ hoạt động lữ hành chủ yếu là để trao đổi hàng hoá và sau đó là nhằm mục đích tôn giáo và mục đích tiêu khiển, đã hình thành từ trong xã hội cổ đại, khi sự phân công lao động xã hội giữa các ngành nông nghiệp, chăn nuôi và thủ công với thương nghiệp diễn ra. Lữ hành phát triển trước tiên ở Trung Quốc, Ai Cập, Babylone, Ấn Độ rồi đến Hy Lạp và La Mã - Những chiếc nôi lớn của nền văn minh cổ đại, với những kỳ quan như Kim Tự Tháp Ai Cập, vườn treo Babylone, những lễ hội tôn giáo tưng bừng như lễ hội Olimpic...
Sang thời Trung Đại, lữ hành thương mại, mà tiêu biểu là thương mại hàng hải, tiếp tục phát triển giữ vai trò chủ đạo. Đồng thời, các hoạt động lữ hành không vì mục đích kinh tế như lữ hành tôn giáo, ngoạn cảnh, tiêu khiển, văn hoá cũng phát triển. Hoạt động lữ hành chủ yếu là của giai cấp thống trị, tầng lớp thương nhân và trí thức, văn nghệ sĩ.
Bước vào thời kỳ cận đại, do tác động của cách mạng công nghiệp, hoạt động lữ hành bắt đầu trở thành một ngành kinh tế, mà người đặt dấu ấn đầu tiên vào năm 1841 là Thomas Cook của nước Anh, không chỉ phục vụ cho giới quí tộc, giai cấp Tư Sản mới mà còn cho nhiều người tự do khác.
Đến sau thế chiến II thì du lịch chính thức bước vào thời kỳ hiện đại và phát triển mạnh mẽ theo xu hướng xã hội hoá, đại chúng hoá. Ngày nay, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế tổng hợp, phát triển rộng khắp trên thế giới và càng ngày hiện đại hơn với những công nghệ không ngừng được hoàn thiện.
2/ Một số khái niệm về du lịch:
Có nhiều khái niệm khác nhau về du lịch, xuất phát từ nhiều cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau.
Năm 1942, hai giáo sư Thuỵ Sĩ là W. Hunzikeer và K. Kraff đưa ra định nghĩa: “Du lịch là sự tổng hoà các hiện tượng và quan hệ do việc lữ hành và tạm thời cư trú của những người không định cư dẫn tới. Số người này không định cư lâu dài, cũng không làm bất kỳ việc gì để kiếm tiền”.
Theo Michael M. Coltman thì: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ hỗ trợ do sự tương tác giữa 4 nhóm yếu tố: Du khách, các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch, chính quyền nơi du khách đến du lịch và cư dân địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ du khách”.
Còn một học giả Mỹ khác, Dennis L.Foster lại cho rằng: “Du lịch nói theo nghĩa hẹp là hoạt động hay tập tục đi đây đi đó để có sự thích thú, học hỏi hay sảng khoái cho cá nhân. Theo nghĩa rộng, du lịch là ngành kinh doanh vận chuyển, cung cấp thông tin, chỗ ở qua đêm và những dịch vụ khác cho du khách”.
Với các học giả Trung Quốc: “Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội nẩy sinh trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, là sự tổng hoà tất cả các quan hệ và hiện tượng do việc lữ hành, nhằm thoả mãn mục đích chủ yếu là nghỉ ngơi, giải trí, tiêu khiển và văn hoá, nhưng lưu động không định cư mà chỉ tạm thời cư trú của mọi người dẫn tới”. (Đổng Ngọc Minh – Vương Lôi Đình).
Năm 1980 WTO - Tổ chức Du lịch thế giới đưa ra định nghĩa: “Việc lữ hành của mọi người bắt đầu từ mục đích không phải di cư và một cách hoà bình, hay xuất phát từ mục đích thực hiện sự phát triển cá nhân về các phương diện kinh tế xã hội, văn hoá và tinh thần cùng với việc đẩy mạnh sự hiểu biết và hợp tác giữa mọi người”. (Kinh tế du lịch và du lịch học - Đổng Ngọc Minh – Vương Lôi Đình – nhà xuất bản trẻ, 2001, tr.12).
Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam năm 1999, du lịch được hiểu là: “Hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Qua tiếp cận với những định nghĩa trên, dưới góc độ du lịch học, có thể hiểu một cách đầy đủ và khái quát nhất: Du lịch là tổng thể những hoạt động với rất nhiều mối quan hệ phát sinh và tác động lẫn nhau giữa du khách, nhà doanh nghiệp du lịch, chính quyền các cấp và cộng đồng dân cư các địa phương trong quá trình khai thác tài nguyên du lịch, thu hút và lưu giữ du khách từ nơi khác đến tạm trú, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng nhằm thoả mãn nhu cầu của họ, mặc khác nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội cho đất nước, cho địa phương.
Hoạt động du lịch có phát triển hay không, tuỳ từng trường hợp vào du khách có đến hay không đến, đến một lần hay nhiều lần các địa chỉ du lịch, tuỳ từng trường hợp vào năng lực kinh doanh, vào trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, gắn bó với chính quyền và cộng đồng dân cư các địa phương sở tại của các doanh nghiệp du lịch, tuỳ từng trường hợp chính quyền các cấp có nhận thức và làm tròn trách nhiệm của mình hay không, tác động thuận lợi hay không thuận lợi đến du khách, đến ngành du lịch, tuỳ từng trường hợp vào cộng đồng dân cư địa phương trong mối quan hệ với du khách với các doanh nghiệp du lịch, trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.
Khách du lịch: là chủ thể của du lịch: Đó là những người đi du lịch hay kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hay hành nghề để có thu nhập ở nơi đến.
Khách du lịch, xét về không gian cư trú, gồm các du khách quốc tế và du khách nội địa; xét về thời gian du hành thì chia ra khách du lịch và khách tham quan.
Du khách quốc tế là người nước mình cư trú đi du lịch đến một nước khác. Ví dụ: người nước ngoài đến Việt Nam hay người Việt Nam ra ngoài du lịch là khách du lịch quốc tế.
Du khách nội địa là công dân của một nước hay người nước ngoài cư trú trên 1 năm tại nước đó, đi ra khỏi nơi cư trú của mình đến các nơi khác trong nước đó để du lịch.
Khách du lịch là du khách lưu trú qua đêm và có thời gian du lịch tại nơi đến vượt quá 24 tiếng đồng hồ.
Khách tham quan là du khách không lưu trú qua đêm và có thời gian du lịch dưới 24 tiếng đồng hồ tại nơi đến.
Tài nguyên du lịch: là khách thể du lịch. Đây là yếu tố để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm: Cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên văn hoá vật thể và phi vật thể như các di tích kiến trúc, di chỉ khảo cổ, di tích cách mạng, di tích lịch sử, văn học - nghệ thuật dân gian và hiện đại..., tài nguyên xã hội, là những cộng đồng dân cư, có thể thuần chủng hay đa chủng, với những phong tục tập quán biểu hiện trong sinh hoạt thường ngày sinh động.
Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch.
Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch với ưu thế nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển, nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của du khách, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.
Tour du lịch là một chuyến đi và trở về nơi xuất phát để thăm các điểm, các khu du lịch theo một lộ trình nào đó.
Chương trình du lịch là lịch trình của chuyến du lịch, bao gồm lịch trình từng buổi, từng ngày, hạng khách sạn lưu trú, phương tiện vận chuyển, giá bán chương trình, các dịch vụ miễn phí...
Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm trọn vẹn và sự hài lòng.
Sản phẩm du lịch là những dịch vụ không mang hình thái vật thể độc lập, cụ thể, ngay cả trong trường hợp nó có tính sản xuất vật chất, nó là sự hoạt động, sự phục vụ của những người làm du lịch đáp ứng những nhu cầu rất riêng của du khách, chẳng hạn như thiết kế một “Tour” du lịch hấp dẫn, cung cấp các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, du ngoạn, .v.v.. Nó là thứ hàng hoá mà du khách phải bỏ ra một thời gian, một lượng tiền và sức lực nhất định để đổi lấy. Du lịch là một ngành tổng hợp và nhu cầu của du khách có nhiều dạng, vì thế sản phẩm du lịch mang tính tổng thể của nhiều loại sản phẩm du lịch với 3 yếu tố cấu thành đó là: Tài nguyên du lịch được khai thác một cách đặc sắc, có hiệu quả, không tuỳ tiện và phải được bảo vệ tốt, cơ sở vật chất của ngành du lịch và dịch vụ du lịch - hạt nhân của sản phẩm du lịch.
Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một số hay tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động du lịch hay thực hiện dịch vụ du lịch trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Kinh doanh du lịch là một công nghệ bao gồm các ngành nghề kinh doanh lữ hành, kinh doanh cơ sở lưu trú, kinh doanh vận chuyển du khách và kinh doanh các dịch vụ khác.
Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này một cách trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hay các văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch.
Các doanh nghiệp lữ hành có thể tổ chức mạng lưới các đại lý lữ hành. Đại lý lữ hành được thực hiện các dịch vụ đưa đón khách, đăng ký nơi lưu trú, vận chuyển, hướng dẫn tham quan, bán các chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp thông tin du lịch và tư vấn dịch vụ nhằm hưởng hoa hồng.
Kinh doanh lữ hành theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam hiện hành, có hai loại là lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế nhằm vào đối tượng là du khách quốc tế, lữ hành nội địa chỉ phục vụ du khách trong nước.
Kinh doanh cơ sở lưu trú: Cơ sở lưu trú du lịch bao gồm các khách sạn (hotel, motel) được xếp hạng từ thấp – không sao, đến cao – 5 sao, các nhà nghỉ (qui mô nhỏ hơn khách sạn, có 9 phong trở xuống), các biệt thự du lịch, các làng du lịch, các căn hộ kinh doanh du lịch dành cho các gia đình đi du lịch, các bãi cắm trại. Tại các cơ sở lưu trú còn có thể kinh doanh các dịch vụ như ăn uống, bar rượu, viễn thông, truyền hình nước ngoài qua vệ tinh, thể dục thể thao, vật lý trị liệu, trò chơi điện tử, trò chơi có thưởng cho khách nước ngoài, vũ trường, biểu diễn văn nghệ, karaoke, các dịch vụ Internet...
Kinh doanh vận chuyển khách du kịch: Đây là dịch vụ đưa và đón khách đi du lịch bằng các phương tiện: máy bay, tàu thuỷ, thuyền máy, tàu hoả, ô tô, mô tô hay các phương tiện khác như xích lô, xe ngựa .v.v...
Tham gia kinh doanh dịch vụ này gồm có các ngành vận tải, hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thuỷ.
Kinh doanh các dịch vụ khác: Ngoài các hoạt động trên, trong du lịch còn rất phong phú và đang dạng các hoạt động khác, từ vui chơi giải trí, văn hoá, thể dục thể thao, ẩm thực, chăm sóc sức khoẻ, đến thông tin liên lạc, các dịch vụ tài chính ngân hàng .v.v...nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của du khách.
Tóm lại, du lịch với tư cách là những hoạt động vật chất và tinh thần nhằm đem lại cho con người sự thích thú, sảng khoái, thư giãn...trong cuộc sống đầy những công việc bận rộn, những lo toan thường ngày, có thể nói là một nghệ thuật sáng tạo và hiển nhiên là một kỹ nghệ phức tạp mà bản chất của nó là biến các tài nguyên du lịch thành các sản phẩm du lịch, kích thích những người có thời gian rỗi, thu nhập khả dĩ và có nhu cầu du lịch thành du khách.
II. Các loại hình của du lịch:
Xã hội ngày càng phát triển, thời gian lao động ngày càng giảm, nhu cầu của con người ngày càng tăng thì du lịch càng phát triển nhiều loại hình phong phú đang dạng. Trong điều kiện khoa học – công nghệ phát triển nhanh, dịch vụ phát triển nhiều thì mọi sự phân biệt chỉ là tương đối. Tuy nhiên, do sở thích riêng của du khách lại khác nhau, nên có thể kể ra một số loại hình du lịch hiện đại như sau:
1/ Xét về tổng thể: có thể tạm xếp làm 3 loại:
- Du lịch hàng không: Dùng máy bay, tàu lượn, khinh khí cầu... để chiêm ngưỡng mặt đất, mặt biển từ trên cao. Ngày nay đã manh nha thêm loại hình du lịch vũ trụ mà du khách phải có một số kỹ năng gần như một phi hành gia.
- Du lịch hàng hải: Sử dụng các phức hợp tàu thuỷ - khách sạn (boatel) để du ngoạn hải hành qua các Đại dương và ghé thăm các Châu lục. Ngành công nghiệp này đang phát triển mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều du khách giàu có trên thế giới.
- Du lịch lục địa: Là loại hình du lịch chủ yếu hiện nay, đang diễn ra rất đa dạng, phong phú khác nhau trên các đại lục.
2/ Xét theo một số hình thức cụ thể tương ứng với những nội dung nhất định, có thể phân ra:
a) Du lịch thiên nhiên:
Sự lãnh đạo của Đảng phải được cụ thể hoá kịp thời và sáng tạo bằng các đề án, các Nghị quyết chuyên đề của HĐND, UBND Thành phố và các chương trình hành động du lịch cụ thể thiết thực và có sức sống của các ngành, các doanh nghiệp.
Tăng cường sự quản lý Nhà nước, chỉ đạo phối hợp đồng bộ các ngành, các cấp, đảm bảo sự can thiệp có hiệu quả trong quá trình phát triển du lịch là biện pháp nhất thiết không thể xem nhẹ. Một mặt phải đảm bảo sự hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế được bình đẳng tham gia hoạt động du lịch đúng pháp luật, có hiệu quả kinh tế xã hội cao. Nhà nước có vai trò to lớn trong công tác quy hoạch phát triển du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng chung, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, quản lý tốt môi trường, tài nguyên du lịch, vận dụng các cơ chế chính sách của Trung ương, của Tỉnh một cách linh hoạt, cải cách các thủ tục hành chính không cần thiết gây phiền hà, rắc rối cản trở quá trình phát triển, đồng thời điều chỉnh, kiểm soát chặt chẽ quá trình phát triển du lịch. Mặc khác, vừa tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho du lịch phát triển, vừa xử lý nghiêm những vi phạm như kinh doanh trái phép, kinh doanh những dịch vụ không lành mạnh, trốn thuế, lậu thế và các hoạt động phi pháp khác.
Các doanh nghiệp, các doanh nhân du lịch có vai trò quyết định trong việc đầu tư, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để phát triển du lịch Hội An theo định hướng chung. Như đã trình bày, công nghệ du lịch bao gồm tổng thể các hoạt động đầu tư, nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ, xúc tiến du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức, quản lý điều hành kinh doanh, liên doanh, liên kết.v.v... Nhà nước chỉ có thể hướng dẫn, hỗ trợ và quản lý chung, không thể làm thay cho các nhà đầu tư được. Vì vậy, chính họ phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho chính họ và đội ngũ lao động thuộc quyền quản lý của họ, năng động, nhạy bén thời cơ, sẵn sàng chấp nhận thử thách trong cạnh tranh thị trường, vươn lên hội nhập với khu vực và thế giới; đồng thời chấp hành tốt luật pháp Nhà nước để tồn tại và phát triển ngành nghề làm giàu chính đáng cho mình và cho xã hội.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1/ Việc bảo vệ si sản văn hoá thế giới Khu phố cổ Hội An có mục đích tự thân của văn hóa là làm cho một di sản vô giá của ông cha truyền lại được trường tồn, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, vừa có mục đích kinh tế là để phát triển du lịch quốc gia, lại vừa có ý nghĩa chính trị mang tầm quốc tế.
Nhiệm vụ này, trước hết đòi hỏi phải có một nguồn tài chính lớn, điều đó vượt quá khả năng của Thành phố và của Tỉnh Quảng Nam. Vì vậy kính đề nghị Chính phủ tiếp tục hỗ trợ đầu tư. Đồng thời có cơ chế thuận lợi về uỷ quyền phê duyệt dự án, giải ngân và cung cấp nguồn gỗ quý cần thiết cho công tác trùng tu.
Mặc khác, để góp phần phát huy các giá trị văn hoá khác của vùng đất Hội An bổ sung vào giá trị di sản văn hoá thế giới Khu phố cổ, cũng xin đề nghị Chính phủ đặc cách cho phép xây dựng một bảo tàng lịch sử văn hoá Hội An tại Thành phố.
2/ Đề nghị Quân khu 5, Bộ Quốc phòng cho phép nới rộng không gian du lịch ở Cù Lao Chảm và phát triển một số loại hình du lịch biển, du lịch leo núi ở những khu vực không ảnh hưởng nhiều đến Quốc phòng.
3/ Đề nghị Tổng cục du lịch hỗ trợ đầu tư phát triển khu Công viên Du lịch – Văn hoá nằm trong khu du lịch chuyên đề văn hoá Hội An và khu du lịch bảo tồn sinh thái biển đảo Cù Lao Chàm.
4/ Đề nghị Tỉnh Quảng Nam tập trung chỉ đạo và có cơ chế đặc biệt để xây dựng Hội An thành trung tâm du lịch của Tỉnh và của Miền Trung, chủ động tăng cường liên kết chặt chẽ với Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Quảng Trị, tỉnh Quảng Bình để phát huy thế mạnh du lịch trong khu vực.
Chặng đường đến 2010 là chặng đường phát triển rất quan trọng trong hành trình du lịch Hội An. Nhiệm vụ đặt ra đối với Thành phố rất nặng nề, nhiều thuận lợi, nhưng vẫn còn bộn bề khó khăn, đòi hỏi phải có những nỗ lực rất lớn của Đảng bộ, chính quyền, các nhà doanh nghiệp và nhân dân toàn Thành phố.
Tuy khách có đến thăm và ở lại nhiều hay không còn phụ thuộc vào công việc, thời gian rãnh rỗi, túi tiền, điều kiện gia đình và sức khoẻ của họ, mặc khác, còn tuỳ từng trường hợp vào nhân tố nhân khẩu học và sự phát triên kinh tế trong vùng, nhưng với tư cách là chủ nhà, bằng lòng nhiệt tình và hiếu khách, Hội An phải làm hết sức mình để cuốn hút khách. Những giải pháp chúng tui đề xuất dù chưa phải là tất cả, nội dung của từng vấn đề cũng chưa thể đầy đủ và sâu sắc, vẫn hy vọng góp một phần nhỏ vào những trách nhiệm lớn lao của Đảng bộ, chính quyền, các doanh nghiệp và nhân dân toàn Thành phố.
Bên cạnh sự phấn đấu của Thành phố, rất cần có sự quan tâm ủng hộ, trợ lực và sự chỉ đạo sâu sắc của Tỉnh và của Trung ương, nhất là UBND Tỉnh, Tổng Cục du lịch, Bộ Văn hoá, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Giao thông và các bộ ngành khác, mới có thể phát triển nhanh du lịch Hội An một cách bền vững và đúng hướng xứng đáng là một địa chỉ du lịch không thể bỏ qua của Việt Nam.
Qua chuyến đi thực tập tại cơ quan, được hướng dẫn và quan sát tham quan, có điều kiện để áp dụng những kiến thức mình đã học vào thực tế, qua đó rút ra được những kinh nghiệm đầu tiên cho công việc của mình sau này. Để hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp này em xin vô cùng chân thành Thank thầy cô ở trường cùng với anh chị hướng dẫn tại cơ quan Văn phòng hướng dẫn tham quan du lịch thuộc Trung Tâm Văn Hoá Thể Thao Du Lịch Thành Phố Hội An đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện tốt bài báo cáo thực tập này. Một lần nữa em xin chân thành Thank và xin chúc thấy cô ở trường và anh chị trong cơ quan luôn mạnh khoẻ và thành công hơn nữa trong công việc của mình.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D NHỮNG BIỆN PHÁP, PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG tác kế TOÁN CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sả Nông Lâm Thủy sản 0
H Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty dệt Minh Khai Luận văn Kinh tế 0
O Những biện pháp cơ bản nhằm hạ giá thành sản phẩm tại xí nghiệp xây lắp điện – Công ty điện lực I Khoa học Tự nhiên 0
N Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty Sản xuất – xuất nhập khẩu đầu tư Luận văn Kinh tế 0
A Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và những biện pháp để đẩy thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nư Công nghệ thông tin 0
T Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty Công nghệ thông tin 0
T Những biện pháp cơ bản để tăng cường huy động vốn đầu tư trong nước phục vụ cho phát triển kinh tế V Công nghệ thông tin 0
Z Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty Cung ứng dịch v Công nghệ thông tin 0
L Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty cổ phần Cao Hà Công nghệ thông tin 0
B Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty vật liệu và côn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top