daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.

Năm 1994, Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD - Internation
Conference on Population Deverlopment ) tại Cairo, Ai Cập đã đánh dấu mốc quan trọng
trong sự thay đổi chính sách dân số ở các quốc gia, chương trình dân số chuyển hướng
sang quan tâm nhiều hơn đến chất lượng dân số, trong đó trọng tâm là nội dung chăm sóc
sức khỏe sinh sản. Có thể nói, việc nghiên cứu sức khỏe sinh sản nói chung và nghiên
cứu sức khỏe sinh sản vị thành niên đã được tiến hành rất sớm trên thế giới, nhất là ở các
quốc gia phát triển. Hướng nghiên cứu sức khỏe sinh sản trong đối tượng thanh thiếu niên
ở nước ngoài thường tập trung nghiên cứu về những vấn đề cụ thể, nhạy cảm của sức
khỏe sinh sản như vấn đề nạo phá thai, sinh đẻ sớm, vấn đề quan hệ tình dục trước hôn
nhân, các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Ở châu Á khi mới bắt đầu, chương trình
Giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản được coi là một bộ phận của chương trình kế hoạch
hoá gia đình và chỉ có giáo dục giới tính. Do đó, nhiều nước còn phản đối đưa Giáo dục
dân số - sức khỏe sinh sản vào trong các trường học. Trong Báo cáo chuẩn bị cho Hội
nghị dân số châu Á – Thái Bình Dương năm 2002 chỉ ra thực trạng nhận thức về sức
khỏe sinh sản của thanh thiếu niên còn nhiều hạn chế, phần lớn thanh niên trong khu vực
không sử dụng biện pháp tránh thai hay bao cao su khi sinh hoạt tình dục, nhu cầu tránh

thai không được đáp ứng đặc biệt cao ở Nam Á, tỷ lệ sinh con của vị thành niên khá cao,
họ không được tiếp cận với những chương trình kế hoạch hóa gia đìn. Thanh thiếu niên
thường không biết cơ thể họ thực hiện chức năng sinh dục và sinh sản như thế nào, rất
nhiều thanh niên cho rằng không thể có thai ở lần sinh hoạt tình dục đầu tiên, không biết
về các bệnh lây qua đường tình dục. Thực tế, nghiên cứu ở Indonexia, Philippines và Việt
Nam cho thấy chỉ khoảng 25-50% nữ vị thành niên 15-19 tuổi có thể nêu lên được 3 cách
phòng tránh HIV và hơn 2/3 có ít nhất một sự hiểu lầm quan trọng về HIV/ AIDS.


Ở Việt Nam từ những năm 80 của thế kỷ XX, hoạt động giáo dục dân số cũng đã
chuyển hướng sang giáo dục sức khỏe sinh sản nói chung và sức khỏe sinh sản cho vị
thành niên nói riêng. Tuy nhiên, vấn đề về sức khỏe sinh sản ở Việt Nam còn nhiều hạn
chế, thông tin về về tình dục, sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên hầu như
không có và việc thảo luận về tình dục thường bị cấm kỵ. Nhiều người lớn còn nghĩ rằng
việc đưa giáo dục sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên vào chương trình học sẽ khiến
lớp trẻ có quan hệ tình dục sớm hơn và nhiều hơn, các em không được tiếp xúc với những
thông tin về sức khỏe sinh sản, không có cơ hội trao đổi về vấn đề này. Vì vậy nhận thức
của lớp trẻ về sức khỏe sinh sản bao gồm tình dục, chức năng sinh sản , các biện pháp
tránh thai, quan hệ tình dục an toàn.... còn nhiều hạn chế. Theo thống kê có 40% thanh
thiếu niên cho biết họ không biết gì về các biện pháp tránh thai. Theo thống kê của Quỹ
dân số Liên hiệp quốc, Việt Nam là một trong năm nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế
giới và đứng đầu ở khu vực Đông Nam Á. Một năm trung bình có khoảng 1,2 triệu đến
1,6 triệu ca nạo phá thai mà trong đó có đến 300 đến 400 nghìn ca nạo phá thai ở tuổi vị
thành niên. Vì vậy, để nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho tuổi vị thành niên và
thanh niên, Đảng và nhà nước đã đề ra chiến lược quốc gia về sức khỏe sinh sản trong
giai đoạn 2001 – 2010 : “ Bộ giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo
thực hiện chương trình giáo dục về giới, về sức khỏe sinh sản”. Đây là bước đi rất có ý
nghĩa trong chiến lược giáo dục sức khỏe sinh sản nói chung và giáo dục sức khỏe sinh
sản. Cung cấp thông tin và giáo dục sức khỏe sinh sản giúp cho thanh niên có nhận thức
đúng đắn về vấn đề này, giúp cho thanh niên có có cuộc sống lành mạnh, hạnh phúc,
ngăn ngừa các nguy cơ nói trên.
Sinh viên trường Đại học Quy Nhơn là tầng lớp tri thức của xã hội, khi học ở
trường trung học phổ thông, sinh viên cũng đã được học những kiến thức cơ bản về sức
khỏe sinh sản về chức năng sinh sản, các biện pháp tránh thai, các con đường lây nhiễm
HIV, AIDS... Trường Đại học Quy Nhơn cũng đã đưa vấn đề này vào trong các chương
trình, các hội thi như “ Hội thi Tìm hiểu về sức khỏe sinh sản dành cho sinh viên thuộc
các trường đại học, cao đẳng trong toàn tỉnh” để các bạn SV trang bị cho mình những


kiến thức về giới tính, tình yêu và nâng cao nhận thức về các bệnh lây truyền qua đường

tình dục. Sinh viên có quan tâm nhưng sự hiểu biết về sức khỏe sinh sản còn hạn chế, mơ
hồ và thiếu chính xác. Sinh viên chưa trang bị cho bản thân được những kiến thức, kỹ
năng về quan hệ tình dục an toàn, các biện pháp tránh thai, các bệnh lây qua đường tình
dục...dẫn đến những trường hợp mang thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh lây nhiễm qua
đường tình dục và để lại nhiều hậu quả. Sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học
Quy Nhơn nói riêng là chủ nhân tương lai của đất nước, họ sẽ trở thành những nhà giáo,
kỹ sư, các bộ công chức với trình độ cao. Nhận thức và hành vi của họ sẽ ảnh hưởng đến
thế hệ sau này. Vì vậy, nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản cho sinh viên trường Đại
học Quy Nhơn là vấn đề quan trọng và cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tui tiến hành nghiên cứu “ Nhận thức về sức
khỏe sinh sản của sinh viên trường Đại học Quy Nhơn ”.
2. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu nhận thức của sinh viên trường Đại học Quy Nhơn về sức khỏe sinh sản, từ
đó đề xuất một số biện pháp cụ thể góp phần nâng cao nhận thức cho sinh viên.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1 Tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về nhận thức sức khỏe sinh sản.
3.2 Xác định thực trạng nhận thức của sinh viên trường Đại học Quy Nhơn về sức khỏe sinh

3.

sản.
3.3 Đề xuất các biện pháp nhằm góp phần nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản.
4. Giả thuyết nghiên cứu.

Sinh viên trường Đại học Quy Nhơn đã có những hiểu biết nhất định về sức khỏe sinh
sản nhưng còn chưa đầy đủ và thiếu tính chính xác. Nếu xây dựng được các chương trình
giáo dục sức khỏe sinh sản phù hợp cho sinh viên thì nhận thức của sinh viên về vấn đề
này sẽ được nâng cao.
5. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên trường đại học
Quy Nhơn .
Khách thể nghiên cứu chính: Sinh viên trường Đại học Quy Nhơn.
6. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu.
6.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Quy Nhơn đã có những quan

tâm đến vấn đề sức khỏe sinh sản nhưng sự hiểu biết còn hạn chế, thiếu chính xác. Đề tài
này nghiên cứu trên phương diện nhận thức của sinh viên về sức khỏe sinh sản.
6.2 Giới hạn về khách thể nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trên khách thể chính với số lượng
200 sinh viên, bao gồm 3 khối ngành: khối ngành tự nhiên, khối ngành xã hội, khối
ngành năng khiếu.
- Khách thể bổ trợ 10 giảng viên trường Đại học Quy Nhơn
6.3 Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2015
7. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
Căn cứ vào mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng tui đã lựa chọn và sử
dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu liên quan về sức khỏe sinh

7.2.1

sản để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Xây dựng bộ công cụ điều tra, khảo sát để xác định
thực trạng nhận thức của sinh viên trường Đại học Quy Nhơn về sức khỏe sinh sản. Đây

7.2.2
7.2.3

là phương pháp nghiên cứu chính mà chúng tui sử dụng trong đề tài.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Hỗ trợ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để tìm hiểu sâu
hơn thực trạng nhận thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên trường Đại học Quy Nhơn.
Phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả điều tra
8. Cấu trúc đề tài.
* Mở đầu:
- Lý do chọn đề tài.
- Mục đích nghiên cứu.
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Giả thuyết nghiên cứu.
- Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
- Phạm vi và giới hạn nghiên cứu.
- Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.


-

Cấu trúc đề tài.

Chương 1: Cơ sở lý luận về nhận thức của sinh viên về sức khỏe sinh sản
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề về nhận thức sức khỏe sinh sản.
1.1.1 Những nghiên cứu về nhận thức sức khỏe sinh sản trong nước.
1.1.2 Những nghiên cứu về nhận thức sức khỏe sinh sản trên thế giới.
1.2 Cơ sở lý luận về nhận thức của sinh viên về sức khỏe sinh sản.
1.2.1 Nhận thức
1.2.1.1 Khái niệm
1.2.1.2 Phân loại
1.2.1.3 Quá trình hình thành nhận thức
1.2.2 Sức khỏe sinh sản
1.2.2.1 Khái niệm
1.2.2.2 Nội dung cơ bản của sức khỏe sinh sản
1.2.3 Nhận thức sức khỏe sinh sản của sinh viên
1.2.3.1 Đặc điểm tâm lý của sinh viên
1.2.3.2 Nhận thức sức khỏe sinh sản của sinh viên.

Tiểu kết chương 1
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
2.1 Vài nét về khu vực và khách thể nghiên cứu.
2.1.1 Vài nét về khu vực nghiên cứu.
2.1.2
Vài nét về khách thể nghiên cứu
2.2 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Tiểu kết chương 2
Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn
3.1 Thực trạng về nhận thức của sinh viên trường Đại học Quy Nhơn về sức khỏe
sinh sản.
3.2 Phân tích các yếu tố điển hình
3.3 Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức sức khỏe sinh sản cho sinh
viên trường Đại học Quy Nhơn.
Tiểu kết chương 3
- Kết luận và kiến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục


Chương 1 : Lý luận về nhận thức của sinh viên trường Đại học Quy Nhơn về sức
khỏe sinh sản
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề về nhận thức sức khỏe sinh sản
1.1.1 Những nghiên cứu về nhận thức sức khỏe sinh sản trên thế giới

Việc nghiên cứu sức khỏe sinh sản nói chung và nghiên cứu sức khỏe sinh sản vị
thành niên được tiến hành rất sớm trên thế giới, hướng nghiên cứu thường tập trung vào
các vấn đề như nạo phá thai, sinh đẻ sớm, vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân, các
bệnh lây qua đường tình dục...
Năm 1965, Hội đồng dân số thế giới đã kêu gọi WHO đưa vấn đề sinh sản người
vào Chương trình hoạt động ( nghị quyết 18.49 của WHO) và yêu cầu thiết lập Chương
trình hoạt động liên quan đến sinh sản, sức khỏe sinh sản. Ở châu Mĩ La Tinh, chương
trình giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản bắt đầu từ những năm 1967 tại trường tổng hợp
Dell Valle ở Colombia..Cũng vào thời gian đó, Quỹ dân số của Liên Hiệp Quốc
(UNFPA) đã cho mọi người thấy được sự cần thiết của Giáo dục dân số – sức khỏe sinh
sản và bắt đầu tài trợ cho chương trình này. UNESCO một cơ quan quan trọng của Liên
Hiệp Quốc cũng biểu lộ sự đồng tình với chương trình Giáo dục dân số – sức khỏe sinh
sản và đã tổ chức hội nghị đầu tiên về Giáo dục dân số – sức khỏe sinh sản năm 1967.
Năm 1968, Đại hội đồng UNESCO xác định mục tiêu của UNESCO trong lĩnh
vực Giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản là: làm cho mọi người hiểu biết hơn về trách


nhiệm hệ trọng mà sự gia tăng dân số đặt ra cho mỗi cá nhân, quốc gia, thế giới. Năm
1970, một nhóm chuyên gia đã tổ chức hội nghị về dân số và giáo dục gia đình tại
Bangkok Thái Lan do UNESCO khu vực châu Á bảo trợ. Kết quả của hội nghị này có tác
động tích cực đến việc thúc đẩy chương trình Giáo dục dân số – Sức khỏe sinh sản trong
khu vực. Các nhà giáo dục đến từ 13 nước thành viên của châu Á đều đã nhất trí cao
trong việc vạch ra các tư tưởng chiến lược để soạn thảo chương trình, vạch ra nội dung để
đưa vào chương trình học ở nhà trường trong các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã
hội.
Ở châu Á khi mới bắt đầu, chương trình Giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản được
coi là một bộ phận của chương trình kế hoạch hoá gia đình và chỉ có giáo dục giới tính.
Do đó, nhiều nước còn phản đối đưa Giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản vào trong các
trường học. Các nhà chức trách về giáo dục thì cho rằng nếu giáo dục dân số chỉ là điều
chỉnh mức sinh thì nội dung của nó phải nói về tái sản xuất dân số và các biện pháp tránh
thai. Đến năm 1969, hội thảo quốc gia lần thứ nhất về Giáo dục dân số - sức khỏe sinh
sản đã đánh dấu một bước tiến đáng kể trong việc đưa giáo dục dân số vào hệ thống
trường phổ thông ở Ấn Độ. Năm 1985 ở Ấn độ, Giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản đã
được triển khai ở 34 trường đại học trong chương trình đào tạo cử nhân và 18 trường đại
học trong chương trình đào tạo thạc sĩ.
Tại Trung Quốc và Sri Lanka, giáo dục giới tính truyền thống gồm đọc về đoạn
sinh sản trong các cuốn sách giáo khoa sinh học. Tại Sri Lanka họ dạy trẻ em khi chúng
đã 17–18 tuổi. Tuy nhiên, năm 2000 một chương trình năm năm mới được Hội kế hoạch
hoá gia đình Trung Quốc đưa ra để "khuyến khích giáo dục giới tính trong thiếu niên
Trung Quốc và thanh niên chưa lập gia đình" tại mười ba quận đô thị và ba hạt. Nó bao
gồm những cuộc thảo luận về tình dục bên trong quan hệ con người cũng như mang thai
và ngăn ngừa HIV.
Xuất phát từ kết quả các cuộc khảo sát đa quốc gia về thăm dò thái độ của giới trẻ
trong quan hệ tình dục tại châu Âu vào những năm đầu thế kỷ 21 cho thấy mức độ đáng


báo động về quan hệ tình dục không được bảo vệ cũng như kiến thức, hiểu biết về các
biện pháp tránh thai còn thiếu hụt trong giới trẻ. Bên cạnh đó, các chương trình giáo dục
sức khỏe, giới tính trong hệ thống nhà trường không đủ để cung cấp thông tin một cách
toàn diện về vấn đề này. Điều đó dẫn đến hàng năm có tới 1/3 trong số 205 triệu trường
hợp mang thai trên thế giới là mang thai ngoài ý muốn, 36% độ tuổi vị thành niên cho
biết có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ, trong khi tỷ lệ bệnh lây truyền
qua đường tình dục cao nhất ở độ tuổi dưới 25.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá nhận thức về tác hại đối với môi trường của chất thải nhựa Khoa học Tự nhiên 0
D Quan điểm Giải tích về các cách tiếp cận khái niệm giới hạn và việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong dạy học Luận văn Sư phạm 0
D NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO HỌC SINH THÔNG QUA BÀI GIẢNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU MÔN ĐỊA LÍ 12 Luận văn Sư phạm 0
D Nhận thức của người dân về sử dụng túi nilon Văn hóa, Xã hội 0
D Nhận thức và thái độ của sinh viên hiện nay về đồng tính (qua khảo sát sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền) Y dược 1
K Phân tích nhận thức về các phương tiện tiến công đường không và tác động của các thành tựu khoa học Khoa học Tự nhiên 2
I Truyền thông marketing nhằm thay đổi nhận thức của khách hàng về thương hiệu Hải Hà – Kotobuki Luận văn Kinh tế 0
C Thực trạng nhận thức về nhãn hiệu trong các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nhận thức chung về thương hiệu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
O Một số nhận thức chủ yếu về công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top