sanacpn_vui

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

1.4. Vai trò can thiệp, điều chỉnh, bổ sung thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước không chỉ giữ vai trò bảo hộ, khuyến khích, điều chỉnh bổ sung cho thị trường , huớng thị trừơng vận động theo đúng mục tiêu quản lý.Điều tiết thị trường là khả năng tác động, can thiệp của nhà nước vào quá trình vân động của thị trường nhằm loại bỏ hay hạn chế những ảnh hưởng xấu của thị trưòng, hướng thị trường theo mục tiêu đã định.
Trong thực tế không có nhà nước nào lại không có tác động , can thiệp ít nhiều vào thị trường làm biến đổi thị trường. Chỉ có điều can thiệp đến mức độ nào hình thức can thiệp ra sao, hiệu quả của sự can thiệp đó đến đâu?Thông thường, sự tác động can thiệp của Nhà nước vào thị trường được thực hiện bằng quyền lực hành chính thông qua các biện pháp hành chính. Biện pháp hành chính là hình thức sử dụng quyền lực hành chính của Nhà nước tác động vào thị trường, hướng thị trường vận động theo mục tiêu trước phù hợp với sự phát triển kinh tế.Trước kia cơ chế tập trung bao cấp đã quá lợi dụng quyền lực hành chính vào quản lý, không thừa nhận quy luật vận động khách quan trong sự vận động của thị trường.Do vậy, nền kinh tế được điều hành theo ý trí chủ quan của chủ thể quản lý dẫn đến thị trường bị thu hẹp, các quy luật kinh tế không phát huy được tác dụng dẫn đến nền kinh tế không phát triển.
Từ thực tiễn quản lý cho thấy, muốn điều tiết thị trường có hiệu quả cần phải kết hợp hài hoà các biện pháp hành chính với các biện pháp kinh tế thông qua các công cụ quản lý là pháp luật, các chính sách kinh tế như: chính sách thuế, chính sách giá cả, chiến lược đầu tư , chính sách tiêu dùng... Trong cơ chế thị trường, biện pháp kinh tế đã ngày càng trở thành các biện pháp cơ bản để điều tiết, để định hướng cho sự phát triển của thị trường.
2. thành tựu đạt được .
Do nhà nước có các chính sách phù hợp cho nên nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều bươc phát triển mới như:
Chúng ta đã chuyển được nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp kém hiệu quả trước đâu sang nền kinh tế thị trường, mở rộng quan hệ trao đổi kinh tế với nhiều nước trên thế giới.
Đường lối của đảng đã được thể chế hoá thành một hệ thống hiến pháp luật tạo thành một hành lang pháp lý ổn định cho hoạt động kinh tế làm cho nền kinh tế phát triển
Chế độ sở hữu và cơ cấu thành phân kinh tế được đổi mới cơ bản từ sở hữu toàn dân và tập thể là chủ yếu sang sở hữu nhiều thành phần.
Hệ thống giá cả được ổn định và quan hệ hành hóa, tiền tệ phát triểnvà được sử dụng như công cụ để điều tiêt nền kinh tế.
Nền kinh tế nước ta đang trên đường vươn xa hoà nhập với nền kinh tế thế giới.
3. Hạn chế.
Môi trường kinh doanh theo cơ chế thị trường chưa thật sự ổn định vẫn xảy ra nhiều biến động.
Nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động giá cả, vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở, nhưng không chịu trách nhiệm.
Hệ thống pháp lý rườm rà, bộ máy quản lý cồng kềnh, có nhiều cấp trung gian và năng động từ đó sinh ra một đội ngũ cán bộ cửa quyền quan liêu lạm pháp.
4. Giải pháp.
Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước, nhà nước cần tập trung làm tốt các chức năng sau:
Định ra được sự phát triển bằng các chiến lược quy hoạch, quy hoạch và cơ chế, trên sự tôn trọng các nguyên tắc của thị trường.Phát huy tối đa mọi lợi thế so sánh của quốc gia, vùng và địa phương, thu hút mọi nguồn lực tham gia phát triển kinh tế, xã hội.
Tạo môi trường pháp lý và cơ chế, chính sách thuận lợi để phát huy các nguồn lực của xã hội cho phát triển các chủ thể hoạt động kinh doanh bình đẳng , có trật tự kỉ cương.
Hỗ trợ phát triển, xây dựnô hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, hệ thống an sinh xã hội .
Thực hiện quản lý nhà nước bằng hệ thống pháp luật, giảm tối đa can thiệp hành chính vào hoạt động thị trường và doanh nghiệp. Tách chức năng quản lý hành chính của nhà nước khỏi chức năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, xoá bỏ “ chế độ chủ quan”; tách hệ thống cơ quan hành chính công khỏi hệ thống cơ quan sự nghiệp; phát triển mạnh các dịnh vụ công cộng .
Tiếp tục đổi mới chính sách tài chính, tiền tệ bảo đảm ổn định và sự phát triển bền vững của nền tài chính quốc gia.Nhà nước trao đổi cho ngân hàng TW quyền hoạt động rộng rãi hơn để thi hành các chính sách kinh tế một cách linh hoạ. Thương mại hoá nền kinh tế một cách có hiệu quả, triệt để hơn, thúc đẩy cạnh tranh, chống độc quyền.
C. Kết thúc vấn đề.
Qua việc nghiên cứu về vấn đề nhà nước và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường cho chúng ta thấy được vai trò hết sức quan trọng của các chính sách vi mô, các hệ thống pháp luật của nhà nước nhằm điều tiết nền kinh tế theo các mục tiêu đã đề ra. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với xu hứơng hội nhập và mở cửa nền kinh tế thì chúng ta cần phát huy một cách tối đa các khả năng của mình, hạn chế các mặt khuyết điểm.Là một nước đang phát triển, đi sau chúng ta cần học hỏi , tiếp thu những thành tựu và khoa học cộng nghệ của các nước đi trước để phát triển nền kinh tế đất nước rút ngắn khoảng cách với nước trên thế giới.Sau 20 năm đổi mới, do nhà nước có các chính sách phù hợp nên:nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu chịu nhiều hậu quả của chiến tranh trở thành một nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới, đời sống nhân dân phát triển, dần trở thành một nước công nghiệp.Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề thiếu sót như:hệ thống pháp luật lỏng lẻo, tham nhũng ngày càng ra tăng, hành chính rườm rà ảnh hưởng đến việc đầu tư phát triển kinh tế...Vì vậy chúng ta cần nâng cao vai trò của nhà nứơc, đồng thời thu hút vốn của nước ngoài để xây dựng các khu kinh tế.Đang là một sinh viên, là thế hệ trẻ của đất nước em thấy mình cần trau dồi tri thức để làm giàu cho bản thân, gia đình và đất nứơc.

Mục lục
A.Đặt vấn đề................................................................................................1
B. Giải quyết vấn đề....................................................................................2
I. Lý luận về nhà nước.............................................................................2
1. Một số quan điểm trước Mac về nhà nứơc..........................................2
1.1. Lý luận của trường phái cổ điển...................................................2
1.2 Quan điểm của nhà tư tưởng Tây Âu thời kì cận đại về nhà nước.3
2. Quan điểm của chủ nghĩa Mac Lênin về nhà nước............................5
3. Nguồn gốc và bản chất của nhà nước.................................................6
3.1. Nguồn gốc của nhà nước..............................................................6
3.2. Bản chất của nhà nước.................................................................7
4. Đặc trưng cơ bản và chức năng của nhà nước...................................8
4.1. Đặc trưng cơ bản của nhà nứoc..................................................8
4.2. Chức năng của nhà nước............................................................9
5. Các kiểu và hình thức nhà nước......................................................10
5.1. Các kiểu nhà nứơc trong lịch sử...............................................10
5.2. Hình thưc nhà nước..................................................................12
II. Nhà nứoc Xã Hội Chủ Nghĩa...........................................................14
2.1. Một số mô hình nhà nước pháp quyền trên thế giới.................14
2.2. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam..................................14
2.3. Tư tưởng Hô Chí Minh về nhà nước pháp quyền.....................15
III. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường.........................17
1. Vai trò quản lý của nhà nứơc trong nền kinh tế thị trường........17
2.1. Xây dựng hệ thống chính sách vĩ mô ổn định.........................17
2.2 Vai trò tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn........17
2.3 Vai trò bảo hộ ..........................................................................18
2.4. Vai trò can thiệp , điều chỉnh bổ sung thị trường....................18
A.Đặt vấn đề.
Hiện nay, trên thế giới hoà bình hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Kinh tế thế giới, và khu vực tiếp tục phục hồi và phát triển nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất trắc khó lường. Khoa học công nghệ và thông tin có nhiều bước phát triển mới. Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra cơ hội nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng,gây khó khăn, thách thức cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển như nước ta.Để có thể cạnh tranh được với nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới thì chúng ta phải có một nền kinh tế vững mạnh. Trong kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, đã cho phép các quốc gia khai thác tối đa các nguồn lực trong nước, khai thác triệt để các lợi ích so sánh đầu tư, lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội nên chúng ta cần có những chích sách phù hợp để điều tiết nền kinh tế phát triển theo đúng con đường mà chúng ta đã chọn.Để làm được điều đó Nhà nước ta cần làm tốt các chức năng: định hướng sự phát triển bằng các chiến lược, quy hoạnh, kế hoạch và chính sách trên cơ sở tôn trọng và tuân thủ các nguên tắc của thị trường; tạo môi trường pháp lý thuận lợi để phát huy các nguồn lực của xã hội cho phát triển; bảo đảm tính bền vững và tích cực của các cân đốikinh tế vĩ mô, hạn chế các rủi ro và tác động tiêu cực của kinh tế thị trường; thực hiện quản lý nhà nước bằng hệ thống pháp luật, giảm tối đa sự can thiệp hành chính vào hoạt động của thị trường và doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với một nước như Việ Nam, chúng ta cần cố gắng để theo kịp xu hướng của thế giơí, thu hẹp khoảng cách với các nước trên thế giới. Chúng ta đang có bước tiến quan trọng như tổ chức thành công hội nghị cấp cao ASEM, APEC và mới đây chúng ta đã trở thành thành viên chích thức của WTO.Đó là những điều kiện thuận lợi cho chúng ta phát triển nhưng bên cạnh đó con có rất nhiều khó khăn.Điều này càng thấy rõ vai trò của nhà nước là rất quan trọng. Vì vậy em chọn đề tài: “Nhà nước và vai trò của nhà nước XHCN Việt nam trong nền kinh tế thị trường hiện nay’’để hiểu hơn về vấn đề này.
B. Giải quyết vấn đề.
I. Lý luận về nhà nước
1. Một số quan điểm trước Mac về nhà nước.
1.1. Lý luận của trường phái cổ điển.
Họ cho rằng Nhà nước không nên can thiệp vào nên kinh tế. Họ đã thừa nhận sự tồn tại của quy luật kinh tế là khách quan không phụ thuộc vào ý trí của con người.Sự phát triển các quan điểm của trường phái cổ điển phải nhắc tới AdamSmith (1723 - 1790) Ông là nhà kinh tế chính trị học cổ điển nổi tiếng ở Anh và trên thế giới. Tư tưởng của ông thấm nhuần nguyên lý triết học của Scotlen. A.Smith là nhà tư tưởng tiên tiến của giai cấp tư sản ông muốn thủ tiêu phân tích phong kiến mở đường cho CNTB phát triển và xem chế độ TBCN là hợp lý duy nhất. Thế giới quan của A.Smith chủ yếu là duy vật nhưng chủ nghĩa duy vật ở ông còn mang tính chất tự phát máy móc chưa biết phép biện chứng duy vật ông thừa nhận các quy luật kinh tế khách quan và tư tưởng tự do kinh tế. Ông đưa ra lý thuyết "Bàn tay vô hình" và nguyên lý "nhà nước không can thiệp" vào hoạt động nền kinh tế. Theo ông "Bàn tay vô hình" chính là quy luật kinh tế khách quan tự phát hoạt động chi phối hoạt động của con người. Hệ thống các quy luật kinh tế khách quan đó còn gọi là "Trật tự tự nhiên". Theo ông nền kinh tế phải phát triển trên cơ sở tự do kinh tế sự vận động của thị trường do quan hệ cung cầu và sự biến đổi tự phát của giá cả hàng hoá trên thị trường. Smith cho rằng chế độ xã hội mà trong đó tồn tại sản xuất và trao đổi hàng hoá là một chế độ bình thường, nền kinh tế bình thường là nền kinh tế phát triển trên cơ sở tự do cạnh tranh. Theo ông chế độ bình thường được xây dựng trên cơ sở "trật tư tự nhiên". Chế độ không bình thường là sản phẩm của sự dốt nát.
1.2.Quan điểm của nhà tư tưởng Tây Âu thời kì cận đại về nhà nước.
Nước Anh là một trong những nước đầu tiên ở Châu Âu có quan hệ tư bản nảy sinh và phát triển mạnh mẽ. Từ cuối thế kỷ XVII, nước Anh chính là “nơi chôn rau cắt rốn của chủ nghĩa duy vật hiện đại”. Chính trên mảnh đất của quốc gia tiên tiến này đã xuất hiện những trào lưu tư tưởng và những nhà tư tưởng dân chủ nổi tiếng. Chúng ta sẽ tiếp cận những thay mặt xuất sắc đó trong lĩnh vực tư tưởng về Nhà nước.
Tư tưởng của Tômát Hốpxơ (1588 – 1679): Theo Tômát Hốpxơ, mỗi dân tộc trong sự phát triển của mình đều trải qua hai giai đoạn: giai đoạn tự nhiên và giai đoạn xã hội công dân (hay còn gọi là gian đoạn Nhà nước).
Nhà nước là sự sáng tạo cao nhất mà con người có thể làm được. Nhà nước đóng vai trò điều hành sự phát triển của xã hội, xử phạt những ai vi phạm lợi ích chung của mọi người. Nhà nước “tựa như một con người nhân tạo” mà Chính phủ là linh hồn của đó. Sự xuất hiện Nhà nước cũng có mặt hạn chế ở chỗ là nó làm giảm bớt các khát vọng tự nhiên nhất định của con người, tự do của con người do đó mà bị thu hẹp. Nhưng không còn cách nào khác, con người cần có Nhà nước thì mới sống yên ổn được. Các thay mặt của Nhà nước nhiều khi trong một chừng mực nào đó không làm thỏa mãn sở thích cá nhân của một ai đó. Nhiệm vụ của Nhà nước là phải trừng phạt, nhưng phải công minh, còn mỗi cá nhân phải có nghĩa vụ phải tuân theo. Theo Hốpxơ, Nhà nước không phải tuân theo nhà thờ, mà ngược lại nhà thờ phải tuân theo Nhà nước.
Nước Pháp:
Tư tưởng chính trị của Pháp thế kỷ XVIII rất phong phú, đa dạng. Thời kỳ lịch sử này đã sản sinh ra những nhà tư tưởng vĩ đại đặt nền móng cho cách mạng tư sản. Nhiều tư tưởng của họ vẫn còn sáng mãi đến ngày nay. Đánh giá giá trị tư tưởng của các nhà Khai sáng, Ph.Anghen viết: “Những vĩ nhân Pháp đã soi sáng đầu óc mọi người, để chuẩn bị cho cuộc cách mạng sắp bùng nổ, chính họ là những người hết sức cách mạng…”. Đương nhiên, tính cấp tiến của những tư tưởng chính trị tư sản không thể vượt qua khỏi những khuôn khổ hệ tư tưởng tư hữu tư sản chủ nghĩa.
Tư tưởng của Vonte (Voltaire) (1694-1778):

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top