Yogi

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 7
5. Cấu trúc luận văn.................................................................................. 7
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT, NHÃN QUAN NGÔN
NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TUÂN............................... 8
1.1. Cái nhìn độc đáo về con ngƣời ....................................................... 8
1.2. Quan niệm về nhà văn và nghề văn ............................................. 19
1.3. Nhãn quan ngôn ngữ .................................................................... 29
CHƢƠNG 2: NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT.......................................... 36
2.1. Vài nét về ngôn ngữ nghệ thuật ................................................... 36
2.2. Ngôn ngữ ngƣời kể chuyện........................................................... 36
2.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện biết trước.................................... 37
2.2.2 Ngôn ngữ người kể chuyện hóa thân vào nhân vật ................. 40
2.3. Ngôn ngữ nhân vật........................................................................ 41
2.3.1 Ngôn ngữ đối thoại................................................................... 42
2.3.2. Ngôn ngữ độc thoại ................................................................ 50
2.4. Ngôn ngữ giàu màu sắc văn hóa................................................... 51
CHƢƠNG 3 : GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT ..................................... 59
3.1. Khái niệm giọng điệu.................................................................... 59
3.2. Các giọng điệu chính..................................................................... 59
3.2.1. Giọng điệu khinh bạc .............................................................. 60
3.2.2. Giọng điệu hoài tiếc................................................................. 77
3.2.3 Giọng điệu triết lý ..................................................................... 81
KẾT LUẬN................................................................................................. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 91Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Tuân là tác giả tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Ông là một trong số không nhiều nhà văn đã tạo được cho mình một phong
cách nghệ thuật độc đáo. Là một nghệ sĩ lớn, Nguyễn Tuân đã để lại sự
nghiệp văn học đồ sộ với nhiều trang viết tài hoa, độc đáo. Năm 1996, ông
vinh dự được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
Từ trước đến nay, có nhiều huớng nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn
Tuân, nhưng tìm hiểu ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật của ông lại chưa
được chú ý thích đáng. Ngôn ngữ chính là chất liệu, là phương tiện biểu hiện
mang tính đặc trưng của văn học. Đó là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng
trong quá trình sáng tạo và cũng là yếu tố đầu tiên mà người đọc tiếp xúc khi
đến với tác phẩm văn học nghệ thuật. Có lẽ vì thế mà M. Gorki đã viết: “Yếu
tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với các
sự kiện, các hiện tuợng của cuộc sống - là chất liệu của văn học”. [42, 215].
Ngôn ngữ, theo Martin Hedegeer là “Ngôi nhà của hữu thể”. Vì thế, khám
phá ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Tuân thực chất là tìm đến chiều sâu bản
ngã và tài năng nghệ thuật của ông.
Trong lễ trao giải thuởng cho những nhà văn được “Giải thuởng Hồ Chí
Minh‟‟, nhà thơ Tố Hữu đã gọi Nguyễn Tuân là “Người thợ kim hoàn của
chữ” [Báo Văn nghệ tháng 4 năm 1987]. Văn Nguyễn Tuân là một thế giới
nghệ thuật phong phú, kỳ diệu, mới mẻ và bao giờ cũng đem lại cho người
đọc một sự hứng thú đặc biệt. Hoài Anh nhận xét: “Nguyễn Tuân là người
nghệ sĩ ngôn từ đã đưa cái đẹp thăng hoa đến một độ cao hiếm thấy trong văn
học Việt Nam’’ [48, 230]
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Có những người viết hàng chục quyển sách nhưng vẫn chẳng ai biết tên,
nhớ mặt. Có những người chỉ viết vài bài thơ, vài truyện mà khắc được bóng
dáng mình vào vĩnh cửu. Nguyễn Tuân là nhà văn được trời phú cho rất nhiều
khả năng trong việc bộc lộ giọng điệu. Trong cuốn Nhà văn hiện đại, nhà phê
bình văn học Vũ Ngọc Phan đã nhận xét: “Văn chương Nguyễn Tuân đã làm
cho văn giới Việt Nam phải chú ý đến lối hành văn đặc biệt của ông và những
ý kiến cùng tư tuởng phô diễn bằng những giọng tài hoa, sâu cay, khinh bạc,
lúc thì đầy nghệ thuật, lúc thì bừa bãi lôi thôi, như một bức phác họa, nhưng
bao giờ nó cũng cho người ta thấy một trạng thái của tâm hồn”.[51, 426,
427]
Tất nhiên khi nhắc đến Nguyễn Tuân, người ta nhớ đến ông với tư cách
ông vua trong thể tùy bút. Với tài năng nghệ thuật của mình, ông đã đưa tùy
bút thành một thể văn sang trọng, lịch lãm. Bên cạnh đó, truyện ngắn của
Nguyễn Tuân cũng không kém phần đặc sắc. Trong luận văn này, chúng tôi
mạnh dạn trình bày kết quả nghiên cứu ngôn từ và giọng điệu nghệ thuật của
nhà văn trong truyện ngắn của Nguyễn Tuân trước năm 1945 để hiểu hơn sự
đa dạng của ngòi bút độc đáo này.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nghiên cứu chung về Nguyễn Tuân
Việc nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Tuân trải qua ba chặng sau đây:
Trước năm 1945: Nguyễn Tuân không phải là nhà văn thành công ngay
từ những tác phẩm đầu tay. Ông đã thử bút qua nhiều thể loại: thơ, bút ký,
truyện ngắn hiện thực trào phúng… Nhưng mãi đến đầu những năm 1938,
ông mới nhận ra sở trường của mình và thành công xuất sắc với các tác phẩm:
Một chuyến đi, Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt
cua… Tác phẩm của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám chủ yếu xoaySố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
quanh ba đề tài: “Chủ nghĩa xê dịch”, vẻ đẹp “Vang bóng một thời” và “Đời
sống trụy lạc”.
Ngay từ những năm 1940, nhà văn Thạch Lam qua tác phẩm “Vang
bóng một thời” đã coi Nguyễn Tuân là “Một nhà văn kính trọng và yêu mến
cái đẹp”. Coi công việc sáng tạo là công việc quý báu và thiêng liêng nhưng
Thạch Lam lại không đánh giá cao ngôn từ của Nguyễn Tuân trong tập truyện
này. Năm 1942, Vũ Ngọc Phan trong quyển Nhà văn hiện đại đã gọi Vang
bóng một thời là “một văn phẩm gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ”. “Ông là nhà
văn đứng hẳn ra một phái riêng cả về hành văn lẫn tư tuởng”.[50, 427]
Từ 1945 đến 1985: Từ sau cách mạng tháng tám năm 1945, Nguyễn
Tuân đã thực sự chuyển mình về nhận thức và tư tuởng. Ông chân thành đem
ngòi bút của mình phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc, nhưng Nguyễn Tuân
luôn luôn có ý thức phục vụ xã hội trên cương vị một nhà văn, đồng thời vẫn
phát huy cá tính và phong cách độc đáo của mình. Ông đóng góp cho nền văn
học mới nhiều trang viết sắc sảo và đầy tính nghệ thuật ca ngợi quê hương đất
nước, ca ngợi nhân dân lao động trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Sáng tác của
ông thể hiện rõ sự chuyển mình trong nhận thức và tư tưởng của chính nhà
văn. Một loạt tùy bút đã ra đời: Đường vui, Tình chiến dịch, Tùy bút Sông Đà,
Tùy bút kháng chiến, Ngày cách mạng đầy tuổi tôi…
Nghiên cứu về nghệ thuật, giai đoạn này đáng chú ý là bài viết của
Trương Chính, Nguyễn Đăng Mạnh, Phong Lê, Phan Cự Đệ… Tuy nhiên,
phần lớn các bài viết này đều tập trung đánh giá tài năng nghệ thuật của
Nguyễn Tuân ở thể tùy bút, còn chưa quan tâm thật sâu đối với thể loại truyện
ngắn. Các tác phẩm của Nguyễn Tuân giai đoạn này chưa được đánh giá cao
vì đọc chúng người ta vẫn nhận thấy bóng dáng của những con người cũ. Bên
cạnh đó, phê bình văn học lúc bấy giờ quan tâm chủ yếu đến nội dung xã hội
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
học, không chú trọng mặt nghệ thuật ngôn từ. Gió Lào ra đời 1947 đã nhận
được nhiều ý kiến khen chê khác nhau. Trương Chính đã phê phán Nguyễn
Tuân: “Sao mà kềnh càng đến thế? Bao nhiêu nỗi vui buồn trước mắt, thân
thiết hơn, sao không nói! Ai còn có thì giờ đâu mà đi sâu vào lòng mình, mà
ngồi chẻ sợi tóc làm tư. Mới đến cảnh gió Lào xứ Nghệ mà kéo bảy tám trang
ròng! Nhắc đến đại đóa, hoa lay ơn, giữa khi xung quanh ngút khói lửa và
vang tiếng đại bác, cối mìn! Thật là quá đáng”.
Khác với ý kiến trên, Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định Nguyễn Tuân là
nhà văn có tầm ảnh huởng lớn đến đời sống văn học nước nhà mấy chục năm
qua: ông “là một hiện tượng văn học phức tạp, nhất là trước cách mạng tháng
tám”. Tờ Văn hóa văn nghệ công an - số 10 năm 1997 có phỏng vấn nhà thơ
Tế Hanh về những tác phẩm văn học Việt Nam thế kỉ XX mà ông sẽ chọn
mang theo hành trang của mình vào thế kỷ XXI, nhà thơ đã không ngần ngại
nêu lên đầu tiên đó là Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân.
Sau năm 1986: Bước sang những năm 80, khi không khí văn học bắt đầu
đổi mới thì vấn đề nghiên cứu văn phẩm Nguyễn Tuân lại khởi sắc và có
nhiều cái nhìn mới thiện cảm hơn so với khoảng thời gian trước đó. Đây là
giai đoạn Nguyễn Tuân được đánh giá toàn diện, thỏa đáng. Thời kì này các
nhà nghiên cứu như: Phan Ngọc, Đỗ Đức Hiểu, Lại Nguyên Ân, Nguyễn
Đăng Mạnh, Nguyễn Minh Châu, Tô Hoài, Nguyễn Khải, Phong Lê, Tôn
Thảo Miên, Hà Văn Đức… đã tiếp cận nghiên cứu tài năng của Nguyễn Tuân
từ nhiều huớng khác nhau. Đặc biệt, sau khi Nguyễn Tuân mất, đã có hàng
loạt bài viết về ông khẳng định Nguyễn Tuân là một trong những cây bút lớn
nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu phê
bình văn học và nhà văn đều thừa nhận tài năng thực sự của Nguyễn Tuân
''Một phong cách nghệ thuật độc đáo'' (ý kiến của Phan Cự Đệ), hay ''Bậc
thầy của nghệ thuật ngôn từ'' - nhận xét của Nguyễn Đinh Thi…Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
N.I. Niculin - Tiến sĩ Viện văn học thế giới Nga đã gọi Nguyễn Tuân là
''nghệ sĩ ngôn từ''. Văn Nguyễn Tuân không chỉ thu hút sự quan tâm của
những nhà văn trong nước mà còn làm say lòng nhiều nhà nghiên cứu văn học
nước ngoài, đặc biệt là những nhà văn Liên Xô như: M.I Linxki, Mrian
Tkachop. Qua đó cho thấy vị trí của Nguyễn Tuân trong lòng bạn bè năm
châu trên thế giới.
Trong điếu văn đọc trước tang lễ của Nguyễn Tuân, nhà văn Nguyễn
Đình Thi khẳng định: ''Cùng với những bạn cùng thời như Ngô Tất Tố,
Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng… Nguyễn Tuân đã đặt viên đá riêng
vào cái nền còn mới mẻ của văn xuôi tiếng Việt ta và viên đá của Nguyễn
Tuân là một hòn đá tảng… sẽ chắc bền trong thời gian''.
Hơn 50 năm cầm bút, trải qua những giai đoạn lịch sử quan trọng của
nước nhà, từ chiến tranh khói lửa đến khi lập lại hòa bình và những năm đầu
đổi mới xây dựng đất nước, Nguyễn Tuân đã nhận được sự quan tâm của
đông đảo bạn đọc, nhà phê bình. Tuy có nhiều ý kiến khen, chê khác nhau
nhưng tất cả mọi ý kiến thống nhất khẳng định tài năng nghệ thuật của
Nguyễn Tuân.
2.2. Nghiên cứu về ngôn từ nghệ thuật Nguyễn Tuân
Văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Ngôn từ ở đây không phải là phương
tiện giao tiếp tự nhiên hằng ngày của đời sống mà là thứ ngôn ngữ được lựa
chọn, sáng tạo theo chủ quan của người nghệ sĩ để phục tùng các nhiệm vụ
nghệ thuật tác phẩm. Một tác phẩm văn học có trở thành kiệt tác, ghi đậm dấu
ấn trong lòng độc giả hay không, có trở thành món ăn tinh thần của dân tộc hay
không, không chỉ tùy thuộc vào nội dung tu tuởng mà còn phụ thuộc vào chất
luợng hình thức biểu hiện ngôn từ. Ngôn từ chính là yếu tố quan trọng bậc nhất
của hình thức biểu hiện đó. Đáng chú ý là một số bài viết như: Nguyễn Tuân -
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Nhà nghệ sĩ ngôn từ đã đưa cái đẹp thăng hoa của Hoài Anh; Nguyễn Tuân -
Bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam của Mai Quốc Liên; Về truyện ngắn
Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân của Văn Tâm; Thầy chữ Nguyễn Tuân của
Hà Bình Trị, Như một ông lão thợ đấu của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Tuânchuyên viên tiếng Việt của Nguyễn Đăng Điệp in trong cuốn dáng nhà
văn Việt Nam hiện đại, nhà xuất bản Giáo dục 2005.
Giọng điệu nghệ thuật Nguyễn Tuân cũng được một số nhà nghiên cứu
chú ý. Luôn chất chứa những mâu thuẫn trong nội tâm, tư tưởng nên văn
Nguyễn Tuân là thứ văn đa giọng điệu như: giọng trào phúng, trữ tình, hoài
tiếc, triết lý, khinh bạc. Nhắc đến giọng điệu Nguyễn Tuân không thể không
nhắc đến giọng khinh bạc, đây là giọng điệu nổi bật nhất giai đoạn trước cách
mạng tháng Tám.
Ngoài ra có nhiều công trình, luận án, luận văn quan tâm đánh giá,
nghiên cứu toàn diện hay nhiều khía cạnh nội dung, nghệ thuật tác phẩm
Nguyễn Tuân như: Ngôn từ nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Tuân của
Nguyễn Thị Ninh- năm 2004. Tuy nhiên, riêng về phương diện ngôn từ và
giọng điệu nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám
1945 hiện chưa có công trình nào nghiên cứu thật toàn diện và cụ thể. Đây là
một “khoảng trống” mà chúng tui hi vọng sẽ phần nào bù đắp được qua quá
trình thực hiện luận văn này.
3. Đối tuợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tuợng nghiên cứu
Chúng tui đặt vấn đề tìm hiểu đặc điểm ngôn từ và giọng điệu nghệ
thuật của Nguyễn Tuân trong toàn bộ truyện ngắn của ông trước Cách mạng
tháng Tám năm 1945. Về tư liệu chúng tui dựa vào quyển Nguyễn Tuân -
truyện ngắn do Nhà xuất bản Văn học phát hành năm 2006.Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để hiểu hơn tài năng của Nguyễn Tuân, một mặt chúng tui cố gắng bao
quát toàn bộ sáng tác của Nguyễn Tuân kể cả phê bình và tiểu luận văn học
của ông; mặt khác, chúng tui sẽ tiến hành so sánh truyện ngắn của Nguyễn
Tuân với một số tác giả khác để làm nổi rõ hơn tài năng nghệ thuật của
Nguyễn Tuân.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu, trong luận văn này chúng tui sử
dụng một số phương pháp chính như sau:
4.1. Phương pháp cấu trúc – hệ thống
4.2. Phương pháp so sánh
4.3. Phương pháp phân tích tác phẩm.
4.4. Vận dụng thi pháp học.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, cấu trúc của luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1. Quan niệm nghệ thuật và nhãn quan ngôn ngữ của Nguyễn Tuân
trong truyện ngắn trước cách mạng tháng Tám
Chương 2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Tuân trước
cách mạng tháng Tám
Chương 3. Giọng điệu nghệ thuật
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT, NHÃN QUAN NGÔN NGỮ
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TUÂN
1.1. Cái nhìn độc đáo về con ngƣời
Macel Proust - nhà văn Pháp nổi tiếng với tác phẩm Đi tìm thời gian đã
mất quan niệm: “Đối với nhà văn cũng như đối với nhà họa sĩ phong cách
không phải là vấn đề kĩ thuật, mà là vấn đề cái nhìn. Như vậy cái nhìn chi phối
hình thức nghệ thuật của tác phẩm, chi phối phong cách tác giả. Cái nhìn từ
phạm vi tri giác tuy có cội nguồn cảm giác nhưng là một cái nhìn có tính tự túc
một lãnh hội ý tưởng”. Ngôn ngữ thì chung nhưng cái nhìn của mỗi nhà văn lại
có sự khác nhau, sự khác nhau đó được thể hiện qua cách sử dụng ngôn từ của
nhà văn ấy. Cuộc sống vốn tồn tại muôn màu, muôn vẻ. Con người cũng có vô
vàn trạng thái tâm lý, cảm xúc khác nhau. Có những trạng thái tình cảm của
con người mà ngôn ngữ thông thường không sao biểu đạt được một cách chính
xác, đầy đủ. Người nghệ sĩ tài hoa phải là người viết được tình cảm ấy lên trang
giấy bằng thứ ngôn ngữ riêng của mình. Cái nhìn nghệ thuật chính là nền tảng
vững chắc để người nghệ sĩ tạo dựng cho mình một hệ thống ngôn từ riêng, qua
sự lựa chọn, chắt lọc ngôn ngữ chung. Trước sự vật, hiện tượng, mỗi nhà văn
có suy nghĩ, sự cảm thụ, liên tưởng, tưởng tượng khác nhau, điều đó đã quy
định cái nhìn nghệ thuật cũng có sự khác nhau.
Cùng viết về những nỗi thống khổ của con người trong xã hội thực dân
nửa phong kiến trước cách mạng, nhưng mỗi nhà văn lại có cái nhìn nghệ
thuật khác nhau nên con người trong tác phẩm của mỗi nhà văn ấy lại hiện lênSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
ở những góc độ, khía cạnh, mang theo số phận khác nhau. Vũ Trọng Phụng
đã nhìn cuộc đời qua lăng kính hiện thực, ông quan niệm “Đời là chó đểu, là
khốn nạn”. Bằng nghệ thuật trào phúng độc đáo, sử dụng những chi tiết cường
điệu, lối dắt dẫn bất ngờ, nhà văn đã khắc sâu dáng nhân vật biếm họa
để hạ nhục, vạch trần bộ mặt của bọn người hữu danh vô thực, bọn trọc phú
dâm ô dốt nát. Đó là Xuân tóc đỏ trong Số đỏ, Nghị Hách trong Giông tố. Bà
Phó Đoan được tặng bằng tiết hạnh vì “thủ tiết với hai đời chồng”. Một kẻ vô
học, hạ lưu, lưu manh như Xuân tóc đỏ thì lại được cả xã hội thuợng lưu tung
hô, công nhận, “Xuân tóc đỏ vạn tuế”. Thông qua những ngôn từ ấy, Vũ
Trọng Phụng đã vung làn roi quất mạnh vào sự nhố nhăng đồi bại của cái xã
hội thuợng lưu chó đểu, vô nghĩa lý, trong đó con người sống với nhau chỉ vì
đồng tiền, giả dối, rởm hợm, vô lương tâm, không tình nghĩa. Nam Cao,
Nguyễn Công Hoan đều nhìn cuộc đời là một sân khấu hề, một môi truờng hà
khắc, đen tối, tàn bạo khiến con người phải gồng mình, xù lông lên để chống
đỡ, để thích nghi, hay thu mình lại trong góc riêng nếu không muốn mình bị
tha hóa. Nam Cao phân tích con người là nạn nhân của xã hội phi nhân tính
ấy, đẩy người ta vào bước đường cùng và cuối cùng đã bị chính xã hội vô
nhân đạo biến thành một con người khác. Nhân vật của ông là tầng lớp trí
thức tư sản, họ mang trong mình những uớc mơ, hoài bão lớn lao về tương lai,
hay những người nông dân cùng kiệt khổ, sống trong cái nghèo, tất cả bọn họ
đều bị xã hội vùi dập, bóp nghẹt sự sống, cố vẫy vùng nhưng không tài nào
thoát ra được. Chí Phèo đã ngật ngưỡng buớc ra từ những trang sách của Nam
cao khiến cho cả xã hội phải giật mình về sự nghiệt ngã của chính nó, đã đẩy
anh nông dân chân chất, hiền lành ngày nào trở thành con quỷ dữ của làng Vũ
Đại, chuyên đi rạch mặt ăn vạ, một sự tha hóa đáng sợ. Cho dù Chí Phèo
muốn làm lại cuộc đời, muốn tìm được hạnh phúc cho riêng mình, nhưng Thị
Nở, bà cô Thị Nở hay cũng chính là sự miệt thị, ghẻ lạnh của xã hội đã đẩy
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Chí đến sâu thẳm của đáy vực. Chí đã vác dao đến nhà Bá Kiến để đòi lại sự
lương thiện, nhưng ai có thể trả lại sự lương thiện cho Chí. Nguyễn Công
Hoan nhìn thấy sự phá hoại nhân cách ở tầng lớp quan lại, giàu có, quyền thế,
sử dụng địa vị của mình để chà đạp lên những người dân thấp cổ bé họng.
Nói đến Nguyễn Tuân, người ta nghĩ ngay đến một cây bút nổi bật của
xu huớng văn học lãng mạn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Đó là một
nhà văn của quan điểm duy mỹ, nghiêng nhiều về phía vị nghệ thuật. Đối với
Nguyễn Tuân, văn chương và nghệ thuật đứng trên mọi thứ thiện ác ở đời.
Suốt cuộc đời cầm bút của mình, Nguyễn Tuân luôn khao khát vươn tới cái
đẹp, tôn thờ cái đẹp.
Tùy theo thái độ phản ứng lại đối với thực tại đời sống và cách tìm lối
thoát của các nghệ sĩ, chủ nghĩa lãng mạn được chia thành những khuynh
huớng khác nhau: khuynh hướng tiêu cực với thái độ bi quan về thực tại, tình
cảm chán chường và hoài niệm về quá khứ; khuynh hướng thứ hai là khuynh
hướng tích cực, tràn trề niềm tin vào cuộc sống thực tại, tương lai, lạc quan về
nhân thế và khả năng sáng tạo đời sống.[42, 87] Nguyễn Tuân và Thạch Lam
cùng chủ nghĩa lãng mạn theo khuynh hướng thứ nhất. Điểm chung của hai nhà
văn này là yêu vẻ đẹp cổ xưa, cùng hướng ngòi bút về cội nguồn văn hóa
truyền thống của dân tộc. Đều là nhà văn thuộc trường phái lãng mạn chủ
nghĩa, nhưng giữa hai cây bút Thạch Lam và Nguyễn Tuân lại có cái nhìn khác
nhau. Đương thời Thạch Lam là người không ưa sự hào nhoáng, bóng bẩy mà
yêu thích sự bình dị, kín đáo. Điều này đã ăn sâu vào tâm hồn nhà văn, nên
chúng ta dễ dàng nhận thấy nhân vật của Thạch Lam là nhân vật của cuộc sống,
đa phần thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội (Nhà mẹ Lê, Hai đứa trẻ), những người
phụ nữ mang số phận bất hạnh (Cô hàng xén, Tối ba mươi, Hai lần chết), có
tầng lớp tiểu tư sản (Một cơn giận, Cái chân què, Cuốn sách bỏ quên, Sợi tóc),
có cả người giàu có (Người đầm, Trở về). Thạch Lam cũng không phải là conSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
người hành động nên những nhân vật của ông thường thiên về suy nghĩ, bộc lộ
cảm xúc nội tâm, mang đặc điểm đúng với phong cách Thạch Lam. Đó là sự
tinh tế, đa cảm, thiết tha, chịu thương, chịu khó.
Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Tuân đa dạng và có sự
thay đổi theo thời gian. Trước cách mạng, Nguyễn Tuân căm ghét xã hội thực
dân thối nát, bóp chết uớc mơ, khát vọng tuổi trẻ, ông đã phủ nhận thực tại
bằng cách quay về quá khứ với quá khứ vàng son. Giống như nhiều nhà văn
lãng mạn khác, Nguyễn Tuân đã tách rời cái đẹp khỏi cái có ích, đề cao cái
đẹp thuần túy. Xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng tám đầy cạm bẫy, xấu
xa, lừa lọc, tất cả những điều ấy bủa vây xung quanh những văn nghệ sĩ, trong
đó có Nguyễn Tuân. Quá khó nếu không nói là không thể tìm được cái đẹp
trong xã hội ấy. Việc Nguyễn Tuân chọn những vẻ đẹp trong quá khứ làm đề
tài sáng tác khiến nhiều nhà phê bình gay gắt lên tiếng phê phán Nguyễn
Tuân. Họ cho rằng ông đã quay lưng lại với đất nước, trong khi cả dân tộc
đang phải gồng mình, đổ máu để chiến đấu chống lại kẻ thù thực dân thì ông
lại chạy trốn, không hòa nhịp với dân tộc.
Bản thân Nguyễn Tuân là một người tài hoa, tài tử, yêu cái đẹp, đẹp
hình thức, đẹp tâm hồn. Ông có cái nhìn lý tuởng hóa về con người nên những
nhân vật của Nguyễn Tuân đều là những người tài hoa, tài tử, phi thường,
những bậc chính nhân quân tử, mang trong mình các giá trị văn hóa, đậm đà
bản sắc dân tộc. Những con người ấy không chấp nhận thực tại đen tối của xã
hội, có sự phản ứng quyết liệt chống lại hoàn cảnh bằng những hành động phá
phách, ngang tàng, khác đời, khác người. Nguyễn Tuân tạo ra những con người
có cuộc sống riêng, chống lại khủng hoảng, dằn vặt, thất vọng. Xây dựng
những nhân vật ấy, Nguyễn Tuân đã tỏ lòng mình cho thiên hạ thấy, không
phải ông chạy trốn thực tại mà thể hiện lòng tự hào dân tộc, ý thức giữ gìn
những nét độc đáo của văn hóa Việt, lưu giữ giá trị thẩm mỹ dân tộc cho con
1. Nguyễn Tuân là một trong những cây đại thụ của văn học Việt Nam
hiện đại. Suốt đời mình, Nguyễn Tuân lao động miệt mài, bền bỉ để tạo ra
những trang viết độc đáo, tài hoa, uyên bác. Đặc biệt thành công với thể văn
tùy bút, nâng thể loại này thành một thể văn sang trọng, phóng túng nhưng
Nguyễn Tuân cũng là một cây truyện ngắn xuất sắc. Cho dù đến nay việc
nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Tuân vẫn còn nhiều khoảng trống nhưng
nhìn chung các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đều khẳng định trong lĩnh
vự truyện ngắn Nguyễn Tuân vẫn là một tài năng đích thực.
2. Là nhà văn nghiêng về duy mĩ, Nguyễn Tuân yêu cái đẹp thờ phụng
cái đẹp. Cũng bởi thế ông luôn ca ngợi những con người tài hoa, tài tử chí khí
hơn người, coi thường danh lợi, những kẻ tiểu nhân. Truyện ngắn Nguyễn
Tuân trước cách mạng là cả một niềm tâm sự u uất chứa đựng một cái nhìn
bất mãn với thời cuộc. Cũng bởi thế, ông chỉ tìm thấy mình, tìm thấy cái đẹp
trong một thời vang bóng. Cái đẹp tài hoa, tài tử được Nguyễn Tuân nâng
thành cái đẹp tuyệt đối. Cái đẹp ấy chỉ có ở lớp người “đặc tuyển”, những kẻ
thực bụng liên tài. Sau cách mạng, Nguyễn Tuân có sự thay đổi về tư duy
nghệ thuật và giờ đây ông nhìn thấy cái đẹp ở khắp mọi nơi trong cuộc sống.
3. Nguyễn Tuân là nhà văn có ý thức nghiêm túc về nghề nghiệp, nghề
văn là nghề của chữ và cái nhìn nghệ thuật ấy chi phối nghệ thuật sử dụng
ngôn từ của ông. Văn chương Nguyễn Tuân vì thế không phù hợp cho sự đọc
nhanh, đọc vội mà phải nghiền ngẫm, suy nghĩ mới thấy cái hay, cái đẹp trong
lớp sóng ngôn từ của ông. Nhiều khi văn chương Nguyễn Tuân xuất thần, làm
sửng sốt và mê lòng người. Cách sử dụng từ ngữ của ông cũng không nhòe
lẫn với bất cứ ai. Ông thích sự sáng tạo từ ngữ theo quy luật lạ hóa của nghệ
thuật. Ông thích sử dụng lớp từ Hán Việt vì nó phù hợp với không khí sang
trọng, cổ xưa trong văn ông, nhưng nhà văn sử dụng theo cách riêng của
mình. Những từ Hán Việt đôi khi kết hợp với những chữ Nôm bình dân làm
câu văn trở nên gần gũi, mềm mại, uyển chuyển hơn. Những câu trần thuật
không khi nào chỉ là trần thuật đơn thuần mà luôn chứa đựng sự miêu tả, diễn
đạt sâu sắc, đa dạng những cung bậc cảm xúc của con người.
4. Giọng điệu trong văn Nguyễn Tuân rất đa dạng. Trước cách mạng,
Nguyễn Tuân đã thể hiện sự bất hòa với xã hội đương thời bằng giọng điệu
trào phúng kết hợp với giọng điệu khinh bạc đầy vẻ châm chọc, chế nhạo
những điều chướng tai, gai mắt. Bên cạnh đó là giọng điệu hoài tiếc, man mác
buồn, nhớ tiếc quá khứ xa xưa với bao nỗi niềm, tâm trạng, cùng những triết
lý nhân sinh sâu sắc.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D cảm hứng, hình ảnh và ngôn từ nghệ thuật trong thơ trương nam hương Văn học 0
T Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy ở trẻ từ 1-3 tuổi Tâm lý học đại cương 2
B Khảo sát hành động ngôn từ đe dọa trong một số tác phẩm hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945 và một số tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp Văn hóa, Xã hội 2
K Liên từ logic và liên từ trong ngôn ngữ tự nhiên Văn hóa, Xã hội 0
C So sánh từ, ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt (về một số đặc điểm ngôn ngữ - văn hoá) Văn hóa, Xã hội 3
T Dạy học đọc hiểu "Sang thu" của Hữu Thỉnh trên cơ sở sáng tạo về ngôn từ, hình tượng và biểu tượng c Luận văn Sư phạm 0
L Đối chiếu ngữ nghĩa động từ thị giác trong tiếng Việt và tiếng Hán. Luận văn ThS. Ngôn ngữ học: 60 2 Ngoại ngữ 0
H “Máu thịt và linh hồn của văn học là hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn từ". Anh (chị) hã Văn học 0
P Bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu nhìn từ cấu trúc và ngôn ngữ Văn học 2
C AV-Student: Phần mềm tự viết để học ngoại ngữ và từ điển đa ngôn ngữ Giới thiệu phần mềm hay theo yêu cầu 8

Các chủ đề có liên quan khác

Top