Bromleah

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Mở đầu
Đặt vấn đề
Hoắc hương có tên khoa học là Pogostemon cablin (Blaco) Benth. Còn gọi là quảng hoắc hương, thổ hoắc hương. Thuộc họ hoa môi Lamiaceae (Labiatae). Hoắc hương là một vị thuốc làm mạnh dạ dày giúp sự tiêu hoá và ruột, dùng trong những trường hợp ăn không ngon, sôi bụng, đau bụng đi ngoài, hôi miệng. Còn dùng làm thuốc chữa cảm mạo, nhức đầu, mình mẩy đau đớn, triệu chứng cảm cúm.
Hoắc hương chủ yếu được trồng bằng cành nhưng những năm gần đây do thời tiết, khí hậu ở miền Bắc nước ta không ổn định. Quá trình lưu giữ giống qua mùa hè gặp rất nhiều khó khăn, có năm bị mất giống nên một yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần có một biện pháp giữ giống qua mùa hè để đảm bảo nguồn cây giống ổn định. Nuôi cấy mô tế bào thực vật có thể đáp ứng được yêu cầu này và vì vậy chúng tui đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống vô tính hoắc hương (Pogostemon cablin) bằng phương pháp in vitro”.
Mục đích - yêu cầu của đề tài
* Mục đích:
- Nghiên cứu tạo vật liệu khởi đầu in vitro cây hoắc hương
- Nghiên cứu quy trình kỹ thuật nhân nhanh in vitro cây hoắc hương
* Yêu cầu :
Quy trình nhân giống phải tạo ra hệ số nhân giống cao, cây con khoẻ và đồng nhất di truyền.
ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* ý nghĩa khoa học :
Phát hiện được quy luật tác dụng của các yếu tố môi trường dinh dưỡng đối với quá trình phát sinh hình thái của hoắc hương để ứng dụng vào việc tạo cây giống có chất lượng cao.


* ý nghĩa thực tiễn :
Cung cấp một phương pháp nhân giống hoắc hương mới, tạo ra cây giống có chất lượng cao, nâng cao hiệu quả kinh tế của khâu trồng trọt và góp phần thúc đẩy sản xuất hoắc hương trở thành cây trồng có tính chất hàng hoá mới phục vụ cho việc phòng chống bệnh tật của cộng đồng và xuất khẩu.
Phần i
Tổng quan tài liệu
1.1. Giới thiệu khái quát về cây hoắc hương
Hoắc hương còn gọi là quảng hoắc hương, thổ hoắc hương.
Tên khoa học: Pogostemon cablin (Blaco) Benth.
Thuộc họ hoa môi Lamiaceae (Labiatea).
1.1.1. Đặc điểm thực vật học
Hoắc hương là một cây cỏ sống lâu năm, thân có phân nhánh, cao chừng 30cm đến 60cm. Trên thân có lông, lá có mùi thơm. Lá có cuống ngắn, phiến lá hình trứng hay hình thuốn, dài chừng 5-10cm, rộng 2,5 – 7cm, mép có răng cưa to, mặt dưới nhiều lông hơn. Hoa màu hồng tím nhạt mọc thành bông ở kẽ lá hay đầu cành. Tuy nhiên cây trồng ở Việt Nam hầu như không thấy có hoa và kết quả [3,4].
Ngoài loài hoắc hương kể trên, người ta còn dùng loài hoắc hương Agastache rugosa (Fisch. et Mey.) O.Kuntze, cùng họ. Đó là một loại cỏ sống hàng năm, cao chừng 40-100cm. Lá hình trứng dài 2-8cm, rộng 1-5cm, đầu lá nhọn phía cuống hơi hình tim, cuống dài 1-4cm, mép có răng cưa thô, to. Hoa mọc thành vòng quanh thân ở đầu cành hay kẽ lá. Cánh hoa màu tím hay màu trắng. Mùa hoa tháng 6-7, mùa quả tháng 10-11. Cây này cũng có mọc ở nước ta nhưng ít phổ biến hơn loài trên.
1.1.2. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây hoắc hương được trồng nhiều nơi ở miền Bắc nước ta, chủ yếu lấy lá và cành làm thuốc. Nhiều nhất tại vùng Kim Sơn (Hà Nam), Hưng Yên. Tại Trung tâm nghiên cứu Trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội có trồng lưu giữ giống. Thường trồng bằng giâm cành, vì cây không có hoa quả [2].
Tại các nước khác tại vùng nhiệt đới Châu á và Châu Phi, hoắc hương được trồng rất quy mô để lấy lá cất tinh dầu. Những nước sản xuất hoắc hương nhiều nhất hiện nay là ấn Độ, Malaixia, Philippin, Mangat, Inđônêxia.


Hàng năm tại Malaixia thu hoạch chừng 500 tấn lá khô hoắc hương để cất tinh dầu, chưa kể còn sản xuất chừng 700-1000 tấn lá để xuất cảng nữa. Tại Mangat, vào năm 1925 đã sản xuất chừng hơn 5 tấn lá khô để cất tinh dầu, chưa kể số lá dùng để cất tinh dầu tiêu thụ trong nội địa.
Hiệu suất thu hoạch mỗi hecta hàng năm chừng 500 kg lá khô [10].
1.1.3. Thành phần hoá học
Trong lá hoắc hương khô có chứa 0,5 – 0,6 % tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu hoắc hương là cồn Patchouli C15H26O, còn gọi là long não Patchouli, chất anđêhit xinamic, anđêhit benzoic, eugenola, cađinen C15H24 sesquitecpen và azulen [10].
Long não Patchouli là một rượu bậc ba, kết tinh dưới dạng tinh thể hình lục lăng, có khi kết tinh ngay trong tinh dầu.
Trong tinh dầu cất từ lá cây mọc ở Hà Nội (Nguyễn Xuân Dũng và cộng sự J.Ess. Oil Res. 2,99 – 100, March-april, 1989) đã thấy cồn Patchouli chiếm 32-38%. Ngoài ra còn 10 thành phần khác được phát hiện trong đó có -bunesine và -guaiene [10].
Có thể cất tinh dầu hoắc hương bằng lá tươi, nhưng tỉ lệ thấp, thường tinh dầu chỉ xuất hiện trong lá khô hay lá để thành đống cho hơi lên men và khô dần [4,10].
1.1.4. Công dụng và liều dùng
* Công dụng:
- Trong y học nhân dân, hoắc hương là một vị thuốc làm mạnh dạ dày giúp sự tiêu hoá và ruột, dùng trong những trường hợp ăn không ngon, sôi bụng, đau bụng đi ngoài, hôi miệng.
Còn dùng làm thuốc chữa cảm mạo, nhức đầu, mình mẩy đâu đớn, triệu chứng cảm cúm.
Ngày dùng 6-12 gam dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột, dùng riêng hay phối hợp với vị thuốc khác [3].

- Trong kỹ nghệ nước hoa , hoắc hương là một nguyên liệu quý vì tinh dầu hoắc hương (Oil of Patchouli) là một tinh dầu thơm và định hương cao cấp.
* Đơn thuốc có hoắc hương
- Hoắc hương chính khí hay kiện tì chi tả tán:
Hoắc hương 15 gam, tô diệp (lá tía tô) 10 gam, thương truật 8 gam, cam thảo 3 gam, trầm bì 5 gam, đại táo 4 quả, hậu phác 3 gam, phục linh 6 gam. Tất cả tán thành bột chia thành gói 8 – 10 gam. Chữa ăn uống không tiêu, đau bụng đi ngoài. Người lớn ngày uống 2-5 gói (tối đa), cách một giờ uống 1 gói. Trẻ con dưới 1 tuổi không nên uống. Trẻ con từ 2-3 tuổi mỗi lần dùng 1/3 gói, 8-10 tuổi dùng mỗi lần 1/2 gói [4].
- Đơn thuốc chữa ăn uống không tiêu, hay sôi bụng.
Hoắc hương 12 gam, thạch xương bồ 12 gam, hoa cây đại 12 gam, vỏ bưởi đào đốt cháy 6 gam. Tất cả tán nhỏ. Trước bữa ăn 20 phút uống với nước nóng, mỗi lần 2 gam. Ngày uống 3 lần [4].
1.2. cách nhân giống cây trồng
Nhân giống là quá trình tạo ra và phát triển có thể mới. Có 2 phương pháp nhân giống chính: Phương pháp hữu tính – dùng hạt và phương pháp vô tính – dựa vào khả năng tái sinh của một bộ phận nào đó của cây như lá, thân, rễ, mô hay tế bào.
1.2.1. Nhân giống hữu tính (bằng hạt)
Phương pháp nhân giống này cho hệ số nhân giống cao, dễ bảo quản và vận chuyển. Tuy nhiên, một số cây trồng nếu nhân giống bằng hạt có thể cho những cá thể con không hoàn toàn giống bố mẹ chúng cả về hình thái lẫn thành phần hoá học (Carlson, 1964)[14]. Đặc biệt, đối với cây thuốc, sự không đồng nhất về di truyền dẫn đến hậu quả là nguyên liệu không ổn định về mặt chất lượng qua các thế hệ, gây khó khăn cho việc đưa nguyên liệu vào dây truyền sản xuất công nghiệp vì hàm lượng hoạt chất của nguyên liệu thay đổi thất thường.

Ví dụ: ở cây tinh dầu việc nhân giống bằng hạt dẫn đến sự phân ly không những về hàm lượng mà còn cả về số lượng các thành phần hoạt chất. Theo Nilov (1963) cây lavanda khi nhân giống bằng hạt, có sự phân ly rất lớn về hàm lượng và thành phần tinh dầu. Hàm lượng tinh dầu của cây con thay đổi từ 0,5 -11,3% hàm lượng lynalylacetat từ 11-87%. Trong những năm sau, nhiều tác giả đã đi đến kết luận là không nên nhân giống lavanda bằng hạt (Luzina 1983; Nicolaev, 1955) [1].
1.2.2. Nhân giống vô tính
Phương pháp này sử dụng khả năng tái sinh của các cơ quan dinh dưỡng khác nhau như thân, rễ, lá, mô hay tế bào. Nhân giống vô tính bao gồm nhân giống vô tính truyền thống (chiết, ghép, giâm) và nhân giống vô tính in vitro.
Nhân giống vô tính tạo ra cây con đồng nhất về mặt di truyền do duy trì được các tính trạng của cây mẹ [11,12].
Gía trị to lớn nhất của phương pháp nhân giống vô tính là duy trì được những tính trạng quý hiếm qua các thế hệ và vì vậy tạo ra khả năng sản xuất nguyên liệu có tiêu chuẩn ổn định cho công nghiệp.
Nhân giống vô tính còn có tác dụng rút ngắn thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch, tạo điều kiện tăng vụ, tăng sản phẩm và dẫn đến tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, nhân giống bằng phương pháp vô tính truyền thống cũng có những nhược điểm nhất định, đặc biệt là sự lây nhiễm bệnh qua nguyên liệu giống thường phổ biến và phức tạp. Sự lây nhiễm và tích tụ các ký sinh trùng đặc hiệu, nhất là virut, làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng. Thiệt hại do hiện tượng này gây ra có thể thấy rất rõ ở khoai tây (Vũ Triệu Mân [5], Van de zaag, (1983)[17], và nhiều cây khác.
1.2.3. Nhân nhanh vô tính in vitro
Là kỹ thuật nuôi cấy mô - tế bào trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo vô trùng để tái sinh chúng thành cơ thể mới.


1.2.3.1. Cơ sở lý luận của nuôi cấy in vitro
Nuôi cấy mô - tế bào thực vật đã hình thành một thế kỷ trước mà cơ sở của nó là giả thuyết về tính toàn năng của tế bào do nhà thực vật vật học người Đức Haberland G đề xướng (1902). Theo ông mỗi tế bào đều mang toàn bộ lượng thông tin di truyền của cơ thể, và có khả năng phát triển thành 1 cơ thể hoàn chỉnh khi gặp điều kiện thuận lợi. Thực tế đã chứng
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt:
1. Tạ Như Thục Anh (2002). Nghiên cứu công nghệ nhân nhanh cây trinh nữ hoàng cung, luận văn thạc sĩ khoa học, Đại học quốc gia Hà Nội - Đại học khoa học tự nhiên.
2. Lê Trần Đức (1997), Cây thuốc Việt Nam, trồng hái và chế biến, trị bệnh ban đầu, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
3. Kỹ thuật trồng và chế biến dược liệu (1979), NXB Nông nghiệp I, Hà Nội.
4. Đỗ Tất Lợi (1999), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Trang 838 – 836.
5. Vũ Triệu Mân và cộng tác viên (1986) “Nghiên cứu bệnh virus hại khoai tây miền Bắc Việt Nam”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, Trường đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
6. Chu Văn Mẫn (2001), ứng dụng tin học trong sinh học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Trang 118 – 126
7. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch (1993), Chất điều hoà sinh trưởng với cây trồng, NXB Nông nghiệp Hà Nội .
8. Nguyễn Quang Thạch (2001), Công nghệ sinh học trong trồng trọt – Giáo trình sau đại học.
9. Viện Dược liệu (1976), Kỹ thuật trồng cây thuốc, NXB Y học, Hà Nội .
10. Viện Dược liệu (1990), Cây thuốc Việt Nam, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội
11. Vũ Văn Vụ (1999), Sinh lý thực vật, NXB giáo dục, Hà Nội.

Tiếng Anh:
12. Asolkar, LV., Chadha, Y.R (1979),Diosgenon and other steroid Drug Precursors, Publicaonsn and information derctorate, CSIR. Delhi.
13. Bhojwani S.S, Razdan, M.K (1983), Plant tisue culture – Theory and practive, Elsvier Academic Publ,. Amsterdam.
14. Carlson R.F. (1964), Dwarf fruit trees, Mich. Arg. Ext. Serv.Bull, pp. 432.
15. Murashige, T., and R. Skoog. (1962), “A revised medium for rapid growth and bioassays with tobacco tissue cultures”. Phys. Plant. 15: 473 – 497
16. Murashige, T., (1980), Plant Growth Substances in commercial uses of tissue culture. In: Plant Growth Substaces 1979, ed. by F. Skoog. Springer – Verlag, Berlin Heidelberg New York, pp.426 – 434.

Tiếng Pháp
17. Van der Zaag. D.E. Plantes de pomme de terre Sources dapprovisionnement et traitement. Brochure de vulgaristion VIVAA.

Mở đầu 1
Mục đích - yêu cầu của đề tài 1
Phần i 3
Tổng quan tài liệu 3
1.1. Giới thiệu khái quát về cây hoắc hương 3
1.1.1. Đặc điểm thực vật học 3
1.1.2. Phân bố, thu hái và chế biến 3
1.1.3. Thành phần hoá học 4
1.1.4. Công dụng và liều dùng 4
1.2. cách nhân giống cây trồng 5
1.2.1. Nhân giống hữu tính (bằng hạt) 5
1.2.2. Nhân giống vô tính 6
1.2.3. Nhân nhanh vô tính in vitro 6
1.2.3.1. Cơ sở lý luận của nuôi cấy in vitro 7
1.2.3.2. Các phương pháp nhân giống vô tính in vitro 7
1.2.3.3. ảnh hưởng của mẫu nuôi cấy 9
1.2.3. 4. ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy 9
1.2.3.5. ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy 11
1.2.3.6. Quy trình nhân giống in vitro 11
1.2.3.7. Nghiên cứu nhân giống hoắc hương 14
Phần ii 15
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 15
2.1. Đối tượng nghiên cứu 15
2.2. Nội dung nghiên cứu 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu 18
2.3.1. Phương pháp lấy mẫu 18
2.3.2. Bố trí thí nghiệm 19
2.3.2.1. Các chỉ tiêu theo dõi. 19
2.4. Phương pháp sử lý số liệu 20
Phần iii 21
Kết quả nghiên cứu và thảo luận 21
3.1. Giai đoạn tạo vật liệu khởi đầu 21
3.2. Giai đoạn tạo cụm chồi 23
3.2.1. ảnh hưởng của BAP tới sự tạo chồi cây hoắc hương 23
3.2.2. ảnh hưởng của kinetin tới sự tạo chồi của cây hoắc hương 25
3.3. Giai đoạn nhân nhanh 27
3.3.1. ảnh hưởng của BAP và - NAA tới sự tạo chồi cây hoắc hương 28
3.3.5. ảnh hưởng của nồng độ đường 30
3.4. Giai đoạn ra rễ, tạo cây hoàn chỉnh 32
3.4.1. ảnh hưởng của - NAA đối với qúa trình tạo rễ cây hoắc hương. 32
3.4.2. ảnh hưởng của IBA đối với qúa trình tạo rễ cây hoắc hương 35
3.5. Chuyển cây ra bầu 36
phần iv 40
kết luận, tồn tại và đề nghị 40
4.2. Tồn tại: 40
4.3. Đề nghị: 40
Tài liệu tham khảo 41

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ Luận văn Kinh tế 0
D nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích các hoạt chất chính trong cây hương thảo Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu và đề xuất quy trình xây dựng hệ thống mạng an toàn Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống nấm kim châm dạng dịch thể và sản xuất nấm kim châm flammulina velutipes Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tuấn Khanh Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu vấn đề điều khiển lò nhiệt. Đi sâu xây dựng chương trình giám sát nhiệt độ lò nhiệt trong phòng thí nghiệm sử dụng card PCI 1710 Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu khả thi dự án xây dựng trung tâm đào tạo nghề tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh Kiến trúc, xây dựng 0
D Nghiên cứu xây dựng công cụ đo kiểm và đánh giá chất lượng dịch vụ di động 4G (LTE) Công nghệ thông tin 0
D nghiên cứu sự tham gia của hội cựu chiến binh trong xây dựng nông thôn mới tại huyện gia lâm, thành phố hà nội Nông Lâm Thủy sản 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top