Belden

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Khoa học môi trường -- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Tổng quan về khái niệm GIS, xói mòn đất và phương pháp nghiên cứu xói mòn đất. Xác định các hệ số xói mòn đất để xây dựng bản đồ dự báo xói mòn đất vùng Tây Bắc bằng công nghệ GIS theo phương trình mất đất phổ dụng biến đổi của USLE. Từ kết quả nghiên cứu, đánh giá khả năng ứng dụng GIS trong nghiên cứu xói mòn và đề xuất một số biện pháp hạn chế xói mòn đất của vùng Tây Bắc

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 10
1.1. Giới thiệu về hệ thông tin địa lý GIS ................................................................. 10
1.1.1 Khái niệm GIS ................................................................................................. 10
1.1.2 Lịch sử phát triển của hệ thông tin địa lý GIS ................................................. 10
1.1.3 Các thành phần của hệ thông tin địa lý ............................................................ 11
1.1.4 Xây dựng cơ sở dữ liệu trong GIS ................................................................... 12
1.1.5 Các lĩnh vực ứng dụng của GIS ....................................................................... 14
1.1.6 Tình hình ứng dụng GIS trên thế giới và ở Việt Nam ..................................... 15
1.2 Xói mòn, các phương pháp nghiên cứu và các biện pháp phòng chống xói mòn ..
................................................................................................................................... 18
1.2.1 Tổng quan về xói mòn đất ................................................................................ 18
1.2.2 Phương pháp nghiên cứu xói mòn đất ............................................................. 30
1.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng Tây Bắc ........................ 33
1.3.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Hòa Bình ..................... 33
1.3.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Sơn La ......................... 38
1.3.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Điện Biên .................... 42
1.3.4. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Lai Châu ...................... 45
1.4. Hiện trạng sử dụng đất của các tỉnh vùng Tây Bắc Việt Nam ........................... 49
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 52
2.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 52
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 52
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 55
3.1 Quy trình xây dựng bản đồ xói mòn đất ............................................................. 55
3.1.1 Khái quát chung về phương trình mất đất phổ dụng (Universal Soil Loss
Equation - USLE) ...................................................................................................... 55
3.1.2 Quy trình tiến hành thành lập bản đồ xói mòn đất ........................................... 56
3.1.3 Các bước tiến hành ........................................................................................... 57
3.2 Xây dựng các bản đồ thành phần vùng Tây Bắc Việt Nam ................................ 58
3.2.1 Bản đồ hệ số xói mòn đất do yếu tố đất (K) .................................................... 58
3.2.2 Bản đồ hệ số xói mòn đất do yếu tố mưa (R) .................................................. 62
3.2.3 Bản đồ hệ số xói mòn do yếu tố thảm thực vật (C) ......................................... 65
3.2.4 Bản đồ hệ số xói mòn đất do yếu tố địa hình (SL)........................................... 70
3.2.5 Bản đồ hệ số xói mòn do canh tác (P) ....................................................... 72
3.3 Xây dựng bản đồ dự báo xói mòn đất vùng Tây Bắc ......................................... 73
3.3.1. Xây dựng bản đồ dự báo xói mòn đất tiềm năng vùng Tây Bắc và các tỉnh
thuộc vùng Tây Bắc .................................................................................................. 73
3.3.2. Xây dựng bản đồ xói mòn đất hiện trạng vùng Tây Bắc và các tỉnh thuộc
vùng Tây Bắc ............................................................................................................ 81
3.4 Một số biện pháp kỹ thuật hạn chế xói mòn đất ................................................. 89
3.4.1. Kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc .................................................... 89
3.4.2. Một số biện pháp kỹ thuật khác ...................................................................... 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 96

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tai biến môi trường đã và đang là hiểm họa lớn đối với loài người vì
những tác động tiêu cực mà chúng gây nên, trong đó vấn đề xói mòn đất gây
những tác động không nhỏ đến cuộc sống con người, đặc biệt là những nước có
nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Ở đây, xói mòn đất không chỉ là
vấn đề riêng của một khu vực hay của một quốc gia nào đó mà đang là vấn đề có
tính chất toàn cầu.
Nghiên cứu để nắm vững quy luật của xói mòn đất nhằm tìm ra những
giải pháp phòng tránh và giảm nhẹ những thiệt hại do xói mòn đất gây ra là một
vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược ứng xử với môi trường của nhiều
nước cũng như của Việt Nam.
Trong những hướng nghiên cứu về xói mòn đất thì thành lập bản đồ để dự
báo xói mòn đất là một trong những nội dung có tính chất tổng hợp nhất và đang
được quan tâm chú ý. Có nhiều phương pháp nghiên cứu về xói mòn đất song
phương pháp thành lập bản đồ xói mòn đất có ứng dụng hệ thống thông tin địa lý
là một phương pháp nghiên cứu có sự kết hợp giữa phương pháp hiện đại và truyền
thống của nhiều lĩnh vực thuộc về khoa học trái đất. Trên thế giới đã có nhiều
công trình nghiên cứu có giá trị về xói mòn đất cũng như các hậu quả mà nó gây
ra, điều đó cũng góp một phần không nhỏ trong việc phòng tránh, giảm nhẹ
những thiệt hại do xói mòn đất gây ra. Hướng nghiên cứu này cũng đã được triển
khai ở Việt Nam từ nhiều năm nay, song những đóng góp về mặt khoa học và giá
trị thực tiễn của những đề tài đó vẫn còn bị hạn chế. Do đó còn có nhiều vấn đề
cần tiếp tục nghiên cứu, đặc biệt là vấn đề sử dụng các thành tựu khoa học kỹ
thuật tiên tiến.
Như vậy, việc xây dựng bản đồ xói mòn đất có vai trò quan trọng trong
công tác quản lý, bảo vệ và chống xói mòn. Cùng với sự phát triển như vũ bão
của khoa học kỹ thuật, nhất là sự phát triển của công nghệ thông tin, việc thành

lập bản đồ đã được tự động hóa cao và cập nhập thông tin nhanh chóng đáp ứng
được yêu cầu thực tiễn. Việc thành lập bản đồ xói mòn ở đây không chỉ đưa ra
nguyên nhân và thực tế của xói mòn mà còn có thể định hướng được các biện
pháp phòng chống. Thực tiễn đã cho thấy sự cần thiết không thể thiếu được của
các loại bản đồ khác nhau, bản đồ dự báo xói mòn đất cũng vậy, trong đó nó
chứa cả một khối lượng công việc không nhỏ như tính toán lượng đất mất hàng
năm, ảnh hưởng của thảm thực vật, hệ thống thủy văn và yếu tố địa hình….
Theo phân vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam, các tỉnh vùng Tây Bắc
Việt Nam gồm có: tỉnh Hòa Bình, tỉnh Điện Biên, tỉnh Lai Châu và tỉnh Sơn La.
Các tỉnh có địa hình chủ yếu là đồi núi, bị chia cắt mạnh, địa hình dốc là tương
đối lớn và lượng mưa trung bình từ 1.800 – 2.600 mm/năm. Các tỉnh này cũng có
nhiều tai biến môi trường xảy ra, đặc biệt là xói mòn đất, đã gây thiệt hại và ảnh
hưởng không nhỏ tới điều kiện môi trường và kinh tế xã hội của các tỉnh.
Xói mòn đất đã và đang xảy ra, kèm theo đó là xói mòn đất tiềm năng là
nguy cơ gây ra xói mòn đất rất cao mà hậu quả không thể lường hết được. Chính
vì những lý do đó mà tui chọn đề tài “ Nghiên cứu ứng dụng GIS xây dựng bản
đồ dự báo xói mòn đất vùng Tây Bắc Việt Nam” với hy vọng sẽ góp phần nhỏ
trong việc phòng chống xói mòn đất trong cả nước nói chung và vùng Tây Bắc nói
riêng.
2. Mục tiêu đề tài
- Xác định các hệ số xói mòn đất để xây dựng bản đồ dự báo xói mòn đất
vùng Tây Bắc bằng công nghệ GIS theo phương trình mất đất phổ dụng biến đổi
của USLE.
- Từ kết quả nghiên cứu, đánh giá khả năng ứng dụng GIS trong nghiên cứu
xói mòn và đề xuất một số biện pháp hạn chế xói mòn đất của vùng Tây Bắc Việt
Nam.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Khẳng định khả năng ứng dụng hệ thống thông tin địa lý
(GIS) để đánh giá xói mòn đất của vùng Tây Bắc Việt Nam.

Ý nghĩa thực tiễn:
+ Xây dựng được cơ sở dữ liệu về đánh giá xói mòn đất, nguy cơ xói mòn
theo phương trình mất đất phổ dụng biến đổi (USLE) của vùng Tây Bắc Việt Nam.
Góp phần cung cấp thông tin dữ liệu bản đồ, số liệu thuộc tính về điều kiện tự nhiên
của vùng.
+ Góp phần giúp cho các nhà khoa học nông, lâm nghiệp sử dụng các mô
hình phòng chống xói mòn một cách hiệu quả.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vùng Tây Bắc Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Vùng Tây Bắc Việt Nam gồm có 04 tỉnh là tỉnh Hòa Bình,
tỉnh Điện Biên, tỉnh Sơn La và tỉnh Lai Châu. Ranh giới hành chính của các tỉnh
được xác định trên bản đồ địa giới hành chính và bản đồ đất.
+ Về thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 3/2012 đến tháng 11/2012.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu về hệ thông tin địa lý GIS
1.1.1 Khái niệm GIS
Hệ thống thông tin địa lý thường được gọi tắt là GIS do viết tắt của chữ tiếng
Anh: Geographical Information System.
“Hệ thống Thông tin Địa Lý là một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu bằng máy
tính để thu thập, lưu trữ, phân tích và hiển thị dữ liệu không gian.” (National Center
for Geographic Information and Analysis, 1988)
1.1.2 Lịch sử phát triển của hệ thông tin địa lý GIS
Sơ lược quá trình phá triển GIS trên thế giới:
Đầu 60x: Hệ GIS đầu tiên của thế giới ra đời vào những năm 60 (1964) ở
Canada với tên gọi CGIS (Canadian Geographic Information System) với mục đích
điều tra và quản lý tài nguyên rộng lớn của đất nước.
Song song đó các trường đại học và viện nghiên cứu của Mỹ cũng tiến hành
nghiên cứu về GIS. Đây là lần đầu tiên người ta số hoá các bản đồ, chồng ghép và
dùng máy tính để đưa ra các thông tin phân tích, tổng hợp.
Năm 1968: Hội Địa Lý Quốc tế thành lập "Uỷ ban thu nhận và xử lý dữ liệu
Địa lý”. Ý tưởng đã hình thành và được chấp nhận nhưng còn nhiều hạn chế do
công nghệ.
Những năm 70x: Đứng trước sự gia tăng nhu cầu quản lý tài nguyên thiên
nhiên và bảo vệ môi trường nhiều hệ GIS ra đời và phát triển.
Công nghệ máy tính đạt được nhiều tiến bộ cũng thúc đẩy việc phát triển
GIS. Cũng vào những năm này, các hệ xử lý ảnh viễn thám ra đời và phát triển, đẩy
mạnh một hướng nghiên cứu mới kết hợp GIS với viễn thám.
Bắt đầu xuất hiện các hệ GIS áp dụng với quy mô lãnh thổ nhỏ, các phần
mềm GIS được thương mại hóa ESRI, GIMMS, SYNERCOM, INTERGRAPH,
CALMA, COMPUTERVISION,…

Những năm 80: Công nghệ máy tính phát triển là tiền đề cho sự phát triển
GIS. Trong thời kỳ này, người ta bắt đầu tập trung giải quyết những vấn đề kỹ thuật
sâu như sai số dữ liệu, chuyển đổi format.
Hình thành các hệ GIS chuyên dụng: quản lý đất (LIS), quản lý cảng (PMIS -
Port MIS), quản lý đất và nước (ILWIS) và phát sinh thêm nhiều ứng dụng thực tế
(quản lý xã hội, an ninh quốc phòng…).
Đây thực sự là thời kỳ bùng nổ ứng dụng GIS trên thế giới.
Những năm 90x và hiện nay: Việc đa dạng hóa nhu cầu dử dụng dẫn đến việc có rất
nhiều phần mềm GIS với các quy mô, đặc điểm khác nhau.
Mặt khác, dữ liệu được tích luỹ khá nhiều và xuất hiện yêu cầu bức xúc của
việc chuẩn hóa dữ liệu, mở rộng địa bàn trao đổi phục vụ.
Như vậy, trong vài thập kỷ vừa qua, GIS đã phát triển rất nhanh và trở thành
công cụ chủ yếu để khai thác thông tin địa lý một cách hiệu quả. Bên cạnh GIS,
Ngành Viễn thám (Remote Sensing-RS) và Hệ thống định vị toàn cầu (Global
Position System - GPS) đã cung cấp công cụ để thu thập thông tin địa lý nhanh
chóng và chính xác. Sự kết hợp của bộ ba này đã tạo ra công nghệ mới (công nghệ
3S) và đây sẽ chính là một trong những mũi nhọn phát triển khoa học kỹ thuật trong
thế kỷ mới.
1.1.3 Các thành phần của hệ thông tin địa lý
Công nghệ GIS bao gồm 5 hợp phần cơ bản là:
¾ Thiết bị phần cứng: Máy vi tính, máy vẽ, máy in, bàn số hoá…
¾ Phần mềm: ARC/INFO, MAPINFO, ILWIS, WINGIS, SPANS…
¾ CSDL địa lý tổ chức theo chuyên ngành, mục đích nhất định
¾ Kiến thức chuyên gia, chuyên ngành
¾ Chính sách và cách thức quản lý
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

hoabinhan203

New Member
anh chị ơi! có thể cho em xin link khác không ạ? Link này bị hỏng em không download được. em Thank anh chị ạ!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu quy trình tổng hợp vật liệu aerogels từ xơ dừa và ứng dụng hấp phụ Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên Cứu, Chế Tạo Carbon Cellulose Aerogel Từ Hỗn Hợp Sợi Lá Dứa Và Sợi Cotton Ứng Dụng Trong Hấp Phụ Khoa học Tự nhiên 0
D nghiên cứu các phương pháp phân lớp dữ liệu và ứng dụng trong bài toán dự báo thuê bao rời mạng viễn thông Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu về mạng Nơron tích chập và ứng dụng cho bài toán nhận dạng biển số xe Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu quy trình công nghệ trích ly triterpenoid từ nấm linh chi, ứng dụng cho chế biến thực phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu ứng dụng mô hình quadrotor trong giám sát và cứu hộ Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu, phân tích giải pháp mobile backhaul và ứng dụng triển khai trên mạng viễn thông của VNPT tuyên quang Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu ứng dụng tro bay làm chất độn gia cường cho vật liệu cao su và cao su blend Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bò sữa chậm sinh và ứng dụng hormone để khắc phục Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top