Warner

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn nghiên cứu thực trạng trình độ tư duy trực quan - hình tượng của trẻ 6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1. Phân tích những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới tư duy trực quan của trẻ và đề xuất giải pháp nhằm phát triển tốt hơn tư duy của trẻ em lứa tuổi này
Luận văn ThS. Tâm lý học -- Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 3
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 4
3. Khách thể nghiên cứu .................................................................................. 5
4. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 5
6. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 5
7. Giả thuyết nghiên cứu.................................................................................. 5
8. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ........................................ 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................... 7
1.1.1. Một số hướng tiếp cận vấn đề tư duy trong tâm lí học .......................... 7
1.1.2. Những nghiên cứu về sự phát triển tư duy của trẻ em ở nước ngoài ... 21
1.1.3. Những nghiên cứu về sự phát triển tư duy của trẻ em ở trong nước.... 29
1.2. Những khái niệm cơ bản........................................................................ 32
1.2.1. Khái niệm tư duy và các thao tác tư duy.............................................. 32
1.2.2. Khái niệm tư duy trực quan - hình tượng............................................. 36
1.2.3. Sự phát triển tư duy của trẻ em trước tuổi đi học................................. 39
1.2.4. Sự phát triển tư duy trực quan - hình tượng của trẻ em trước tuổi
đi học ............................................................................................................... 42
1.2.5. Nghiên cứu tư duy và tư duy trực quan - hình tượng của trẻ em
lứa tuổi mẫu giáo ............................................................................................. 47
1.2.6. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển tư duy trực quan - hình tượng của
trẻ em mẫu giáo lớn. ........................................................................................ 49
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU....................53
2.1. Vài nét về quá trình tổ chức thực hiện và khách thể nghiên cứu........ 53
2.1.1. Tiến trình thực hiện .............................................................................. 53
2.1.2. Chuẩn bị và nghiên cứu thực tiễn......................................................... 53
2.1.3. Một số đặc điểm của trẻ tham gia trắc nghiệm .................................... 55
2.2. Triển khai các công cụ nghiên cứu........................................................ 55
2.2.1. Trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn Raven màu dành cho trẻ em
từ 3 đến 10 tuổi................................................................................................ 55
2.2.2. Trắc nghiệm "Mô hình hoá tri giác" của L.A.Venger dành cho
trẻ em từ 4 đến 7 tuổi....................................................................................... 57
2.2.3. Các bài tập tư duy của J.Piaget đối với trẻ em từ 5 đến 7 tuổi............. 60
2.2.4. Các tờ ghi (phiếu nghi)......................................................................... 61
2.2.5. Phiếu điều tra bằng bảng hỏi ngắn ....................................................... 61
2.2.6. Các công thức toán thống kê ................................................................ 61
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 62
3.1. Kết quả trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn Raven màu......................... 62
3.2. Kết quả trắc nghiệm "Mô hình hoá tri giác" của L.A.Venger ............. 68
3.3. So sánh kết quả trắc nghiệm Raven và trắc nghiệm Venger ................ 75
3.4. Chương trình giáo dục ở trường mẫu giáo............................................ 76
3.5. Kết quả thực hiện các bài toán tư duy của J.Piaget .............................. 80
3.6. Kết quả điều tra đối với cha mẹ trẻ em ................................................... 90
KẾT LUẬN ............................................................................................... 102
KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 110
PHỤ LỤC................................................................................................... 114
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong “Thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường tháng 9 năm
1945”, Bác Hồ đã viết: “... Sau 80 năm trời nô lệ làm cho nước nhà yếu
hèn, ngày nay chúng ta cần xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại cho
chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.
Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các cháu
rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt
Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không,
chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu... ”[1]. Từ những
ngày đầu lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Bác Hồ đã dành sự quan
tâm đặc biệt cho các cháu thiếu niên nhi đồng vì đó chính là tương lai của
đất nước. Bác đã căn dặn các thầy, cô giáo cùng toàn thể nhân dân ta: “Vì
lợi ích mười năm phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”.
Gần 60 năm đã qua nhưng lời căn dặn của Bác vẫn còn nguyên ý
nghĩa. Đối với nước Việt Nam chúng ta ngày nay, trong thời đại mở cửa,
hội nhập và toàn cầu hoá, vấn đề nguồn lực con người và đào tạo nguồn
lực đó có vai trò vô cùng quan trọng. Sự nghiệp đổi mới ở nước ta đang
diễn ra mạnh mẽ và toàn diện. Mục tiêu mà Đại hội lần thứ IX Đảng Cộng
sản Việt Nam đề ra là: Từ nay đến năm 2020, nước ta phấn đấu trở thành
nước công nghiệp mới, tức là hoàn thành cơ bản công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Mục tiêu này có đạt được hay không là nhờ vào những con người
không chỉ có nhiệt tình, mà còn phải có phương pháp tư duy khoa học, có
khả năng tiếp cận với nền văn minh phát triển cao (văn minh công nghệ
thông tin, hay còn gọi là văn minh trí tuệ). Những con người đó chính là
trẻ em của chúng ta hôm nay.
Trong quá trình phát triển của trẻ em, giai đoạn từ khi sinh đến 6
tuổi đóng một vai trò quan trọng. Khoa học ngày nay đã có đủ chứng cứ để
khẳng định rằng: những cơ cấu và cơ chế quan trọng nhất của tâm trí con
người được hình thành trong 5, 6 năm đầu của cuộc đời. [34, tr.43]
Với ý nghĩa quan trọng như vậy của giai đoạn lứa tuổi 0-6 tuổi,
chúng ta cần quan tâm thích đáng hơn nữa tới trẻ em lứa tuổi này. Tạo điều
kiện để trẻ mầm non phát triển tốt có nghĩa là chúng ta đã góp phần đặt nền
móng vững chắc cho công cuộc “trồng người” của toàn xã hội.
Mỗi mùa hè đến, hàng triệu trẻ em Việt Nam lại bước vào kỳ nghỉ
hè và sau đó cánh cửa trường học lại mở đón các em vào năm học mới,
trong đó các em nhỏ cần được quan tâm đặc biệt. Các em này vừa "tốt
nghiệp" "mẫu giáo", sắp bước vào lớp 1. Liệu các em có thích nghi được
với một môi trường học tập hoàn toàn mới không? Chương trình cải cách
lớp 1 có quá nặng với các em không? Các em có đủ khả năng ngồi yên
trong lớp khá lâu và chú ý nghe thầy cô giáo giảng bài hay không? Quan
hệ của các em với các bè bạn và thầy cô như thế nào?... Tất cả những câu
hỏi đó phản ánh trăm ngàn mối quan tâm, e sợ tới các em. Tuy nhiên,
chúng tui chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu của mình ở việc tìm hiểu trình
độ phát triển tư duy trực quan - hình tượng của trẻ em 6 tuổi, trước khi
bước vào lớp 1. Ở độ tuổi này, tư duy trực quan - hình tượng đặc biệt phát
triển mạnh. Tuy nhiên, sự phát triển này chưa phải là đồng đều và chỉ được
đảm bảo khi người giáo dục hiểu rõ thực trạng và nguyên nhân của thực
trạng đó.
Với suy nghĩ trên, chúng tui chọn đề tài nghiên cứu của mình là:
Nghiên cứu trình độ tư duy trực quan - hình tượng của trẻ em cuối mẫu
giáo, trước khi bước vào lớp 1.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Chúng tui muốn tìm hiểu trình độ phát triển tư duy trực quan - hình tượng
của trẻ em 6 tuổi trước khi bước vào lớp 1, từ đó có những kiến nghị đối
với việc giáo dục các em ở trường mẫu giáo, cũng như ở lớp 1 nhằm phát
triển tốt hơn tư duy của trẻ.
3. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
- 150 trẻ em đang chuẩn bị bước vào lớp 1 ở quận Đống Đa, thành
phố Hà Nội.
- 150 phụ huynh của trẻ và một số cô giáo dạy trẻ.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Trình độ phát triển tư duy trực quan - hình tượng của trẻ em cuối
mẫu giáo, trước khi bước vào lớp một.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu các văn bản tài liệu có liên quan đến đề tài, từ đó
xây dựng cơ sở lý luận của đề tài và phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu thực trạng trình độ tư duy trực quan - hình tượng
của trẻ 6 tuổi đang chuẩn bị bước vào lớp 1.
Phân tích những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới sự phát
triển tư duy trực quan - hình tượng nói trên.
Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển tốt hơn tư
duy của trẻ em lứa tuổi này.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Khách thể: Trẻ em sinh vào năm 1996.
Nội dung: Chỉ nghiên cứu hiện trạng và nguyên nhân.
Nơi nghiên cứu: Phường Cát Linh, phường Quốc Tử Giám,
phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Thời gian: Từ tháng 12 năm 2001 đến tháng 10 năm 2002.
7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Có thể giả định rằng: trình độ phát triển tư duy trực quan - hình
tượng của trẻ em 6 tuổi, sắp bước vào lớp 1 là rất không đồng đều do
những nguyên nhân khác nhau. Nếu hiểu rõ thực trạng và nguyên nhân đó,
chúng ta mới có thể có biện pháp tác động phát triển tư duy của các em.
8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
8.1. Phương pháp nghiên cứu các văn bản, tài liệu
Phương pháp này được sử dụng nhằm:
+ Tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu;
+ Xây dựng cơ sở lý luận; xác định các phương pháp nghiên cứu;
8.2. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát có ghi biên bản được sử dụng để tìm hiểu
hành vi của trẻ khi làm các bài tập trắc nghiệm.
8.3. Phương pháp trắc nghiệm
Ở đây, chúng tui sử dụng hai trắc nghiệm nhằm xác định trình độ và
đặc điểm tư duy trực quan - hình tượng của trẻ em 6 tuổi. Các trắc nghiệm
này hỗ trợ cho nhau, giúp cho việc nghiên cứu chính xác hơn. Đó là:
Trắc nghiệm Raven màu dành cho trẻ em 3-10 tuổi;
Trắc nghiệm L.A.Venger dành cho trẻ em 4-7 tuổi;
8.4. Phương pháp sử dụng các bài tập tư duy của Piaget
Ở đây chúng tui cho trẻ thực hiện lại những "thí nghiệm" đơn giản
của J.Piaget nhằm tìm hiểu rõ hơn những thao tác tư duy ở trẻ 6 tuổi của
chúng ta.
8.5. Các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu và
trò chuyện
Dùng bảng hỏi hay tiếp xúc trực tiếp với trẻ em, phụ huynh, các cô
dạy trẻ để làm rõ và tìm hiểu sâu thêm các vấn đề cần nghiên cứu.
8.6. Phương pháp thống kê toán học.

Phương pháp này được sử dụng để xử lý các kết quả thu được, nhất
là từ trắc nghiệm và bảng hỏi.
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Tư duy là một trong những lĩnh vực được nghiên cứu nhiều và rất
sớm trong tâm lí học, vì vậy khó có thể trình bày hết các thành tựu khoa
học ở trong và ngoài nước. Vì thế, chương này chỉ đề cập tới những nội
dung cơ bản nhất.
1.1.1. Một số hướng tiếp cận vấn đề tư duy trong tâm lí học
Khi tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tui có thể khái quát
một số hướng tiếp cận chính sau:
1.1.1.1. Tiếp cận liên tưởng và tiếp cận hành động tinh thần
Đây là hai hướng tiếp cận cổ điển và là điển hình của hai trường
phái triết học trái ngược nhau được du nhập vào lĩnh vực tư duy: triết học
duy vật - duy cảm Anh và triết học duy lí Đức. [12, tr.11]
- Tiếp cận liên tưởng vấn đề tư duy
Tiếp cận liên tưởng theo trường phái tâm lí học Anh là nghiên cứu
giải thích động thái của các quá trình tâm lí theo nguyên tắc kết hợp, liên
tưởng các hình ảnh tri giác. Đại biểu là các nhà triết học, tâm lí học Anh:
D.Ghatli (1705-1836), D.S.Miller (1806-1873), H.Spencer (1820-
1903).Trong phạm vi tâm lí học nói chung, những luận điểm cơ bản của
hướng tiếp cận liên tưởng bao gồm: 1) Tâm lí (hiểu theo nghĩa là yếu tố ý
thức) được cấu thành từ các cảm giác. Cảm giác là cái thứ nhất, là cái cơ
sở, còn các cấu thành như biểu tượng, ý nghĩ, tình cảm... là cái thứ hai,
xuất hiện nhờ liên tưởng các cảm giác; 2) Điều kiện để hình thành các liên

tưởng là sự gần gũi của các quá trình tâm lí; 3)Các mối liên tưởng bị qui
định bỏi sự linh hoạt của các thành phần dược liên tưởng và tần số nhắc lại
của chúng trong kinh nghiệm.
Chuyển vào lĩnh vực tư duy, các nhà liên tưởng cho rằng tư duy là
quá trình thay đổi tự do tập hợp các hình ảnh, là sự liên tưởng các biểu
tượng. Tư duy luôn là tư duy hình ảnh [12, tr.12]. Mối quan tâm chủ yếu
của các nhà liên tưởng là tốc độ và mức độ liên kết các hình ảnh, các biểu
tượng đã có, tức là quan tâm chủ yếu tới vấn đề tái tạo các mối liên tưởng,
nên tư duy, theo hướng tiếp cận liên tưởng là tư duy tái tạo.
Sau này, mặc dù có nhiều cố gắng để giải thích các hiện tượng tâm
lí, ý thức theo chiều hướng khách quan, bằng cách gắn kết tâm lí học với
sinh lí học (như dựa vào cơ chế phản xạ có điều kiện do P.I.Pavlov phát
hiện để giải thích cơ sở sinh lí thần kinh của các mối liên tưởng tâm lí).
Nhưng về cơ bản, thuyết liên tưởng chưa thoát khỏi tư duy siêu hình, với
đặc trưng là phương pháp quy nạp hình thức các sự kiện. Vì vậy, các nhà
tâm lí học liên tưởng mới chỉ nêu ra nguyên tắc giải thích máy móc về tư
duy mà chưa đề cập đến bản chất, cấu trúc, vai trò của tư duy trong hoạt
động của con người.
- Tiếp cận theo tinh thần thực nghiệm:
Tiếp cận theo tinh thần thực nghiệm là đặc trưng của trường phái
tâm lí học Wurzburg - một trường phái tâm lí học Đức, theo truyền thống
triết học duy lí. Đại biểu là các nhà tâm lí học Đức: O.Kulpe (1862-1915),
O.Selz (1881-1944) và K.Buhler (1897-1963).
Về tổng thể, trường phái Wurzburg đã cố gắng đặt ra và giải quyết
hàng loạt vấn đề khác biệt về chất giữa tư duy với các quá trình tâm lí
khác, vạch ra sự hạn chế của các nhà tâm lí học liên tưởng trong nghiên
cứu tư duy. Tư tưởng chủ đạo của trường phái này là nghiên cứu động thái
tư duy thông qua thực nghiệm giải các bài toán tư duy. Một trong những

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top