daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Nghiên cứu thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, lực lượng vũ trang và khả năng đáp ứng của lực lượng quân dân y trên một số đảo thuộc địa bàn quân khu 7 và quân khu 9
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân và lực lượng quân đội ở
Việt Nam
1.1.1. Một số bệnh lây nhiễm
1.1.2. Một số bệnh không lây nhiễm
1.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân và lực
lượng quân đội
1.2.1. Tình hình hoạt động của y tế cơ sở
1.2.2. Công tác kết hợp quân dân y
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa bàn, đối tượng và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.3. Nội dung và các chỉ số nghiên cứu
2.2.4. Xử lý số liệu
2.3. Tổ chức nghiên cứu
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân và lực lượng quân đội tại
khu vực nghiên cứu
3.1.1. Ảnh hưởng của một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội
3.1.2. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân và lực lượng quân đội
3.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân và lực
lượng quân đội
3.2.1. Kết quả hoạt động y tế ở tuyến xã
3.2.2. Các nguồn lực của y tế xã ở địa bàn nghiên cứu
3.2.3. Thực trạng kết hợp quân dân y trên địa bàn
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân và lực lượng quân đội tại
khu vực nghiên cứu
4.1.1. Ảnh hưởng của một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội
4.1.2. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân và lực lượng quân đội
4.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân và lực
lượng quân đội
4.2.1. Kết quả hoạt động y tế ở tuyến xã
4.2.2. Các nguồn lực của y tế xã ở địa bàn nghiên cứu
4.2.3. Thực trạng kết hợp quân dân y trên địa bàn
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC: Bộ phiếu điều tra

Sau 25 năm đổi mới, cùng với những thành tựu chung về kinh tế-xã hội,
hệ thống y tế Việt Nam đã có nhiều đổi mới và tiến bộ, phục vụ nhu cầu phòng
bệnh và khám chữa bệnh của đại đa số dân cư, từng bước khống chế và thanh
toán các dịch bệnh, kể cả các dịch bệnh nguy hiểm. Năm 2009, hầu hết các chỉ

tiêu sức khỏe cơ bản đã đạt và vượt so với mục tiêu quốc gia đến năm 2010 như:
tuổi thọ trung bình, chết trẻ em dưới 1 tuổi, chết trẻ em dưới 5 tuổi…
Một trong những thách thức lớn của y tế Việt Nam là sự khác biệt về tình
trạng sức khỏe và chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân giữa các
vùng, miền trong nước, giữa các nhóm thu nhập. S
ự thay đổi mô hình bệnh tật
với nguy cơ gia tăng các bệnh không lây nhiễm và tai nạn thương tích, trong khi
một số bệnh truyền nhiễm vẫn có nguy cơ phát triển, đặc biệt là những dịch
bệnh nguy hiểm, tái nguy hiểm và dịch bệnh mới. Sức khỏe môi trường và an
toàn vệ sinh thực phẩm cũng là những thách thức lớn.

Trong khi đó, các nguồn lực của y tế cơ sở vẫn còn hạ
n chế, đặc biệt là ở
vùng sâu, vùng xa và vùng khó khăn. Bác sĩ, cán bộ y tế dự phòng ở tuyến xã
còn thiếu, trình độ chuyên môn còn nhiều bất cập với sự thay đổi mô hình bệnh
tật, hệ thống y tế thôn bản chưa hoàn chỉnh Hệ quả là, với khối lượng công
việc ngày càng tăng, các hoạt động và chương trình y tế quốc gia được triển khai
nhiều nhưng hiệu quả chưa đồng đề
u, còn có hiện tượng quá tải công việc ở
tuyến cơ sở. Bên cạnh đó, nguy cơ tổn thất các nguồn lực của y tế cơ sở khi xảy
ra thiên tai, thảm họa là rất lớn.
Trên khu vực biển đảo, đã có một số công trình nghiên cứu về sức khoẻ,
bệnh tật của nhân dân, lực lượng quân đội, các cơ sở y tế và quân y trên các đảo;
và nhất là nghiên cứu mô hình kết hợ
p quân dân y (KHQDY) ở tuyến huyện,
tuyến xã với các mô hình kết hợp toàn diện, kết hợp một số nội dung (tổ chức
biên chế, chức năng nhiệm vụ, tổ chức hoạt động) ở các tuyến đảo gần bờ, đảo
xa bờ từ Bắc vào Nam.

2
KHQDY đã và đang là một chủ trương lớn của Nhà nước nhằm tận dụng
tối đa các nguồn lực về y tế. Sau Dự án 1026, KHQDY đã được xây dựng là một
chương trình mục tiêu quốc gia. Các mô hình KHQDY đã phát huy hiệu quả
trong một thời gian dài với những nỗ lực của cả ngành y tế, trong đó có lực
lượng quân y.
Tại khu vực biển đảo thuộc địa bàn Quân khu 7, Quân khu 9, các huyện
đảo, xã đảo đã có rất nhiều thay đổi về điều kiện kinh tế-xã hội. Đời sống nhân

dân tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp; có nhiều yếu tố ảnh hưởng lớn
đến sức khỏe và hoạt động y tế; nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân và lực
lượng quân đội trên địa bàn ngày càng cao trong khi chưa phát huy một cách
hiệu quả các nguồn lực hiện có của c
ả ngành y tế và ngành quân y.
Vì thế, việc nghiên cứu nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, lực
lượng quân đội ở khu vực biển đảo này cũng như khả năng đáp ứng của lực
lượng quân y, dân y và nhất là hoạt động KHQDY trên các đảo là hết sức cần
thiết trong giai đoạn hiện nay.
Mục tiêu của đề tài:
1- Đánh giá thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, lự
c
lượng quân đội trên một số đảo thuộc địa bàn Quân khu 7 và Quân khu 9,
năm 2010.
2- Phân tích khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân,
lực lượng quân đội của lực lượng quân dân y trên một số đảo thuộc địa bàn
Quân khu 7 và Quân khu 9.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở xây dựng mô hình tổ chức hoạt
động KHQDY tại các xã đảo, huyện đảo phù hợp với điều ki
ện thực tế hiện nay,
nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, lực
lượng quân đội trên các tuyến đảo thuộc địa bàn Quân khu 7 và Quân khu 9.

3
Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN VÀ LỰC LƯỢNG QUÂN ĐỘI Ở
VIỆT NAM
Theo kết quả VNHS 2001-2002, mỗi năm bình quân một người có 1,5 đợt
ốm ảnh hưởng tới khả năng hoạt động bình thường như đi học, đi làm. Tuy
nhiên, số liệu này ở các địa phương có sự khác nhau rất lớn, phụ thuộc vào
nhiều yếu tố. Như vậy, hàng năm, có khoảng 123 triệu đợt ốm trong dân cư
nước ta [19], [32], [34].
Mô hình bệnh tật ở Việt Nam đã và đang chuy
ển đổi từ mô hình tỷ lệ mắc
các bệnh lây nhiễm cao sang mô hình có nhiều bệnh không lây nhiễm (thời kỳ
quá độ dịch tễ học). Theo số liệu báo cáo của các bệnh viện công từ năm 1998
đến năm 2005, tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú vì bệnh không lây nhiễm đã tăng
nhanh, từ 40% năm 1998 lên 62% năm 2005. Tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú vì
tai nạn, chấ
n thương, ngộ độc vẫn giữ ở mức tương đổi ổn định. Tỷ lệ bệnh nhân
nội trú vì bệnh lây nhiễm có xu hướng giảm rõ rệt [54].
55,50
59,20
37,63
24,94
22,90
42,65
39,00
50,02
62,40
66,32
1,84
1,80
12,35
12,66
10,78
0%
20%
40%
60%
80%
100%
1976 1986 1996 2006 2009
Bệnh lây nhiễm Bệnh không lây nhiễm Tai nạn, chấn thương, ngộ độc

Biểu đồ 1.1. Xu hướng thay đổi mô hình bệnh nội trú tại bệnh viện công,
1976-2009. Nguồn: Niên giám thống kê y tế [11]

4
Xu hướng trình bày trong Biểu đồ 1.1 chỉ phản ánh cơ cấu mô hình các
bệnh nặng phải điều trị tại bệnh viện. Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ những người
ốm tự điều trị, tỷ lệ người điều trị ngoại trú các bệnh viện, các trạm y tế
xã/phường, các cơ sở y tế tư nhân khá cao, không được phản ánh trong số liệu
trên.
Sau gần 25 năm đổi mới, hệ thống y tế Việt Nam đã có nhiều đổi mới và
tiến bộ, phục vụ nhu cầu phòng bệnh và khám chữa bệnh của đại đa số dân cư,
từng bước khống chế và thanh toán các dịch bệnh, kể cả các dịch bệnh nguy
hiểm. Hầu hết các chỉ tiêu sức khỏe cơ bản đã đạt và vượt so với mục tiêu quố
c
gia đến năm 2010 như: tuổi thọ trung bình, chết trẻ em dưới 1 tuổi, chết trẻ em
dưới 5 tuổi [11]
1.1.1. Một số bệnh lây nhiễm
* Nhiễm khuẩn hô hấp cấp
Bệnh phổ biến nhất là bệnh hô hấp cấp gồm cúm, viêm phổi và viêm phế
quản. Những bệnh này thường chỉ cần sử dụng dịch vụ y tế tại cộng đồng, ít có
nguy cơ dẫ
n đến tử vong nếu được điều trị kịp thời. Theo Niên giám thống kê y
tế 2009, có khoảng 1.000 ca chết do nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Chương trình
phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp (ARI) rất thành công trong việc giảm tử
vong ở trẻ em. Tuy nhiên, việc điều trị các bệnh đường hô hấp gặp khó khăn do
sử dụng kháng sinh không hợp lý dẫn đến kháng thuốc [11].
* Bệnh đường tiêu hóa
Tiêu chảy c
ũng thuộc nhóm các bệnh phổ biến nhất với gần một triệu
người/năm đến bệnh viện để điều trị và nhiều người khác mắc mà không điều
trị, tự điều trị hay điều trị ở cơ sở y tế tư nhân. Tả, thương hàn, lỵ vẫn còn ở
một số vùng của Việt Nam, đặc biệt t
ại những nơi chưa bảo đảm nước sạch và
công trình vệ sinh đầy đủ. Chương trình phòng chống tiêu chảy đã thành công
trong việc giảm chết do tiêu chảy mặc dù tỷ lệ mắc giảm không đáng kể
(1.096/100.000 dân năm 2005 giảm xuống 1.082/100.000 dân năm 2009). Tỷ lệ

5
mắc lỵ trực khuẩn, lỵ a míp, thương hàn có xu hướng giảm rõ rệt trong giai đoạn
2005-2009 [11], [13].
* Sốt xuất huyết
Năm 1997 có 354.517 ca sốt xuất huyết được chẩn đoán và 1.566 ca tử
vong [11]. Từ cuối những năm 1990, ngành y tế đã có những nỗ lực rất lớn để
giảm sốt xuất huyết, đến năm 2000 có 24.000 ca mắc và 52 ca chết. Các mục
tiêu được đưa ra để giả
m tỷ lệ mắc 15% và giảm tỷ lệ chết 10% so với mức thời
kỳ đầu của chương trình đều đạt được rất sớm. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc sốt xuất
huyết (tính trên 100.000 dân) trong giai đoạn 2005-2009 đang có xu hướng gia
tăng, từ 68,81 lên đến 122,49. Một điều đáng lưu ý là bệnh sốt xuất huyết xuất
hiện theo chu kỳ 4 năm 1 lần, nhưng hiệ
n nay tính chu kỳ không còn được thể
hiện rõ, bệnh xuất hiện rải rác hàng năm. Sốt xuất huyết phổ biến nhất ở Đồng
bằng Sông Cửu Long chiếm khoảng 80% tổng số ca mắc của cả nước [11], [13].
122,49
111,84
118,79
81,43
68,81
0
30
60
90
120
150
2005 2006 2007 2008 2009
Năm
Số mắc/100.000

Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết/100.000 dân
Nguồn: Báo cáo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia [13]
* Sốt rét
Tỷ lệ mới mắc sốt rét đã giảm đi hơn 4 lần trong giai đoạn 2001-2009. Năm
2009 có 60,9 nghìn ca mắc so với 99,3 nghìn ca mắc sốt rét năm 2005. Trong
khi tất cả các tỉnh đều có ca sốt rét do dân di cư giữa vùng sốt rét phổ biến sang
vùng không có sốt rét, bệnh gặp nhiề
u nhất ở miền núi phía Bắc (30% tổng số

6
ca), còn ở khu vực Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chiếm 3,4-
6,7% [11], [13].
0,71
0,83
1,19
2,04
3,28
0
1
2
3
4
2001 2003 2005 2007 2009
Năm
Tỷ lệ ‰

Biểu đồ 1.3. Tỷ lệ mắc sốt rét/1.000 dân
Nguồn: Báo cáo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia [13]
* Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục là vấn đề sức khỏe đáng chú ý.
Một số nghiên cứu [58] cho thấy, tỷ lệ khoảng 20-40% phụ nữ ở nông thôn và
10-20% phụ nữ ở thành thị mắc bệnh phụ khoa. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc mới các
bệ
nh lây truyền qua đường tình dục, theo số liệu từ Niên giám Thống kê Y tế
hàng năm, chỉ ở mức 0,3-0,4% và xu hướng giảm không rõ ràng [11]. Điều này
cho thấy một khả năng là nhiều trường hợp mắc bệnh lây truyền qua đường tình
dục chưa được phát hiện và điều trị, như vậy nguy cơ bệnh tiếp tục lây truyền là
rất lớn.
1.1.2. Một số bệnh không lây nhiễm
Kinh t
ế tăng trưởng, già hóa dân số, thay đổi lối sống là những nguyên
nhân dẫn đến gia tăng gánh nặng các bệnh không lây nhiễm. Một số bệnh không
lây nhiễm thường gặp ở trẻ em là các bệnh dinh dưỡng, hen xuyễn, rối loạn về
thị lực, sâu răng, dị tật bẩm sinh, tàn tật do bệnh hay tai nạn. Các bệnh thường
thấy ở người cao tuổi như bệnh tim mạch, đái tháo đườ
ng, bệnh thận và ung thư.

7
Theo Niên giám thống kế y tế, trong số 10 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất, tăng
huyết áp nguyên phát xếp thứ 5 với 327,18 ca mắc/100.000 dân nhưng tỷ lệ này
không đồng đều giữa các vùng sinh thái. Thông tin về tình hình mắc các bệnh
không lây nhiễm còn chưa đầy đủ, một phần do nhiều người mắc các bệnh này
chưa được chẩn đoán [11].
Dựa vào kết quả nghiên cứu dịch tễ ở các nhóm nhỏ có thể x
ếp theo 3
nhóm bệnh phổ biến, ít mắc và hiếm. Phổ biến nhất trong bệnh không lây nhiễm
là sâu răng và viêm lợi có tỷ lệ mắc ở tuổi trưởng thành trên 70%. Tiếp theo là
bệnh suy dinh dưỡng trẻ em, thiếu năng lượng trường diễn người lớn, cận thị,
tăng huyết áp và thừa cân người lớn chiếm từ 12 đến 28% đối tượng. Nhóm
bệnh không lây nhiễm phổ biến tiếp theo là hen suyễn,
đái tháo đường, tàn tật
nặng, chiếm từ 1 đến 6% [13].
* Suy dinh dưỡng trẻ em
Suy dinh dưỡng là một yếu tố làm tăng gánh nặng bệnh tật vì người bị suy
dinh dưỡng dễ mắc các bệnh lây nhiễm hơn. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em
là một mục tiêu quốc gia và mục tiêu thiên niên kỷ quan trọng. Suy dinh dưỡng
do thiếu protein và calo và tình trạng thiếu vi chất ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm
đ
áng kể ở Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều
cao/tuổi và cân nặng/chiều cao xu hướng giảm chậm.
18,9
21,2
25,2
29,4
33,8
39,0
0
10
20
30
40
50
1998 2000 2003 2005 2007 2009
Năm
Tỷ lệ %

Biểu đồ 1.4. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi [13]

8
* Bệnh tim mạch
Các bệnh tim mạch chính là tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh mạch
vành, tâm phế mạn và các bệnh mạch máu. Các yếu tố nguy cơ của bệnh tim
mạch gồm tăng huyết áp, tăng cholesterol máu và gián tiếp liên quan đến hút
thuốc, uống rượu, chế độ ăn uống, béo phì và tuổi cao.
Theo Báo cáo Y tế Thế giới 2002 của WHO, tăng huyết áp là yếu tố quan
trọng thứ hai ảnh hưởng tới gánh nặng bệ
nh tật trong các nước đang phát triển
có mức tử vong thấp như Việt Nam. Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ về
bệnh suy thận, suy tim, tai biến mạch máu não và một số bệnh khác. Kết quả từ
VNHS 2001-2002 [19], cho thấy tỷ lệ nam giới từ 16 tuổi trở lên bị tăng huyết
áp (theo định nghĩa của WHO) là 15,1%, và đối với phụ nữ là 13,5%.
* Ngộ độc thực phẩm
Ng
ộ độc thực phẩm là vấn đề tương đối phổ biến. Theo số liệu từ Chương
trình mục tiêu về VSATTP, hàng năm có khoảng 150-250 vụ ngộ độc thực phẩm
được báo cáo với từ 3,5 đến 6,5 nghìn người mắc với 37 đến 71 người chết một
năm.
Bảng 1.1. Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm (%)
Tác nhân 2005 2006 2007 2008 2009
Vi sinh vật
51,4 38,8 36,7 7,8 40,8
Hóa chất
8,3 10,9 4,9 0,5 2,6
Thực phẩm có độc
27,1 25,5 27,3 25,4 27,0
Không rõ nguyên nhân
13,2 24,8 31,0 66,3 29,6
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Nguồn: Niên giám thống kê y tế [11]
Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm trong những năm 2005-2009, chủ
yếu là vi sinh vật như Clostridium botulinum, E.coli hay Salmonella, với
nguyên nhân thứ hai là thực phẩm có độc như nấm hay cá nóc. Tuy nhiên, cơ
cấu nguyên nhân ngộ độc thực phẩm không đồng đều hàng năm có thể do số vụ
ngộ độc được thống kê còn ít, chưa phản ánh đầy đủ tình hình ngộ độc thự
c
phẩm ở Việt Nam.

9
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhưng trong bối cảnh phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế
quốc tế, hệ thống y tế nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức.
Tổng quan các tài liệu nghiên cứu, những thách thức chủ yếu mà ngành y tế Việt
Nam đang phải đối mặt trong quá trình đổ
i mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo
hướng công bằng, hiệu quả và phát triển là:
- Sự khác biệt về tình trạng sức khỏe giữa các vùng, miền trong nước,
giữa các nhóm thu nhập.
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em còn cao, nhất là vùng nghèo.
- Sự thay đổi mô hình bệnh tật với nguy cơ gia tăng các bệnh không lây
nhiễm và tai nạn thương tích, trong khi một số bệnh truyền nhiễm vẫn có tỷ lệ
mắ
c cao.
- Sức khỏe môi trường, đặc biệt rác thải y tế và an toàn vệ sinh thực phẩm
cũng là những thách thức lớn, trong đó đáng chú ý là các bệnh lây nhiễm như
dịch tả vẫn còn bùng phát và tiêu chảy còn phổ biến.
1.2. KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN VÀ
LỰC LƯỢNG QUÂN ĐỘI
1.2.1. Tình hình hoạt động của hệ thống y tế cơ sở
1.2.1.1. Mạng lưới y tế cơ sở:
Y tế cơ sở bao gồm y tế tuyến huyện, xã và thôn/bản/ấp. Theo số liệu năm
2009, mạng lưới y tế cơ sở đã phát triển rộng khắp với 100% các xã, phường có
cán bộ y tế hoạt động, 67,7% số xã có bác sỹ; 95,7% số xã có nữ hộ sinh hay y
sỹ sả
n nhi; 75,8% số thôn bản có cán bộ y tế hoạt động; 65,4% số xã đã đạt
chuẩn quốc gia về y tế xã; trên 70% số xã đã thực hiện khám chữa bệnh ban đầu
cho người có thẻ BHYT. Cùng với sự phát triển mạng lưới y tế cơ sở, các chủ
trương và Chính sách của Đảng và Chính phủ cũng thường xuyên được điều
chỉnh cho phù hợp với tình hình mới [1], [11], [15], [16], [16], [21], [47].
Để đáp ứng nhu cầ
u nhân lực ngày càng tăng của các cơ sở y tế trong và
ngoài công lập, Chính phủ đã chỉ đạo tập trung củng cố, nâng cấp hệ thống các

10
trường công lập, nâng cao chất lượng dạy và học, ban hành tiêu chuẩn các
trường trung học và cao đẳng y tế, mở thêm các mã ngành mới, tăng chỉ tiêu
tuyển sinh hàng năm, đồng thời khuyến khích các cơ sở đào tạo ngoài công lập
phát triển. Ngoài đào tạo chính quy, Chính phủ đã phê duyệt Đề án đào tạo theo
địa chỉ khoảng 600 bác sỹ cho các tỉnh Tây Nguyên; Đề án đào tạo nhân lực y tế
theo chế độ cử tuyể
n nhằm đáp ứng nhu cầu cán bộ y tế cho các vùng khó khăn,
vùng núi của các tỉnh miền Bắc, miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long và Tây
Nguyên.
Bảo hiểm y tế được mở rộng với số người tham gia và số thu BHYT tăng
nhanh. Tính đến tháng 6 năm 2010, cả nước có 53 triệu người tham gia BHYT
(chiếm khoảng 62% dân số). Nguồn thu từ BHYT có tỷ trọng ngày càng lớn
trong các nguồn tài chính cho y tế. Đã có 276 cơ sở y tế ngoài công lập
đủ điều
kiện theo quy định đã được tham gia khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT
trong tổng số 2.176 cơ sở y tế trên cả nước tham gia khám chữa bệnh BHYT;
trên 70% số trạm y tế xã, phường đã thực hiện khám chữa bệnh BHYT.
* Phòng khám đa khoa khu vực
Phòng khám đa khoa khu vực (PKĐKKV) là đơn vị trực thuộc bệnh viện
huyện, chủ yếu đóng vai trò chữa bệnh trong phạm vi mộ
t vài xã, phường trong
huyện. Năm 2009, cả nước có 686 phòng khám đa khoa khu vực, nhưng theo
Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010,
ngành y tế sẽ duy trì và phát triển phòng khám đa khoa khu vực thuộc bệnh viện
huyện tại các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, bảo đảm cung cấp dịch vụ y tế
cơ bản cho nhân dân địa phương [45].
* Trạm y tế xã, phường
Trạm y tế
là đơn vị kỹ thuật đầu tiên khám chữa bệnh cho nhân dân nằm
trong hệ thống y tế Nhà nước, có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn và quản lý, chỉ đạo hoạt động
của y tế thôn, bản. Từ năm 2000 đến 2005, có 342 trạm y tế xã, phường mới
được thành lập. Đến 31/12/2005 tất cả các xã có cán bộ y tế và 98% các xã có cơ

11
sở trạm y tế. Năm 2009, cả nước có 10.926 trạm y tế xã, phường. Số trạm y tế
xã, phường tiếp tục tăng lên hàng năm để bảo đảm các xã, phường mới được
chia tách có cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu [11].
Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam đến năm 2010 được
ban hành năm 2006 [45]. Một số nội dung chính về y tế xã:
- Củng c
ố tổ chức, mạng lưới và hoạt động chuyên môn của y tế xã. Đến
năm 2010, hầu hết các xã, phường có trạm y tế kiên cố phù hợp với điều kiện
kinh tế, địa lý, môi trường sinh thái và nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân
trên địa bàn.
- Bảo đảm 80% số trạm y tế xã có bác sĩ, trong đó 100% các trạm y tế xã
ở đồng bằng và 60% các trạm y tế xã miền núi có bác sĩ; 100% trạm y tế xã có
n
ữ hộ sinh hay y sĩ sản, nhi, trong đó 80% là nữ hộ sinh trung học; 80% trạm y
tế xã có cán bộ làm công tác y dược học cổ truyền; trung bình mỗi cán bộ trạm y
tế xã phục vụ từ 1.000 đến 1.200 dân. Bảo đảm tối thiểu có 5 cán bộ y tế theo
chức danh do Bộ Y tế quy định cho 1 trạm y tế xã. Phấn đấu đến hết năm 2010
có 80% số xã trong cả nước đạt chuẩn quốc gia về y tế
xã.
Theo Thông tư 08/2007/TTLB/BYT-BNV ngày 05/6/2007 [15], căn cứ
vào nhiệm vụ và nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ nhân dân, định mức biên chế
của Trạm y tế xã, phường, thị trấn được xác định theo đặc điểm địa lý, kinh tế -
xã hội, quy mô dân số như sau:
- Biên chế tối thiểu: 5 biên chế cho 1 trạm y tế xã, phường, thị trấn.
- Đối với xã miền núi, hải đảo trên 5.000 dân: tăng 1.000 dân thì tăng
thêm 01 biên chế cho trạ
m; tối đa không quá 10 biên chế/1 trạm.
- Các phường, thị trấn và những xã có các cơ sở khám chữa bệnh đóng
trên địa bàn: Bố trí tối đa 5 biên chế/trạm.
Trang thiết bị và công cụ y tế

Bộ Y tế đã xây dựng danh mục trang thiết bị y tế thiết yếu cho trạm y tế
theo Quyết định số 437/2002/QĐ-BYT năm 2002. Để tạo điều kiện phát huy khả
năng chuyên môn cho các bạn sĩ, năm 2004, theo Quyết định số 1020/2004/QĐ-

12
BYT của Bộ Y tế, danh sách trang thiết bị (TTB) thiết yếu cho trạm y tế có bác
sĩ đã được bổ sung. Các chương trình, dự án, ngân sách Nhà nước đã trang bị
cho nhiều trạm y tế những bộ trang thiết bị và công cụ cơ bản phục vụ cho khám
chữa bệnh chung, chăm sóc sức khỏe sinh sản, và việc tiệt khuẩn. Tuy nhiên, do
không có kinh phí để mua mới hay bổ sung, thay thế, sửa chữa nên thiế
t bị vẫn
còn thiếu, nhất là các công cụ chuyên khoa.
Việc bảo đảm có đủ TTB thiết yếu theo một danh mục ở trạm y tế đang
gặp nhiều khó khăn. Để tránh lãng phí và bảo đảm các trạm y tế có đủ TTB theo
nhu cầu thực tế, quá trình lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị cần được lập từ
từng trạm y tế với sự hướng dẫn củ
a tuyến trên. Cần đánh giá tác động của
những TTB khác nhau tới chất lượng và hiệu quả trong việc thu hút, chẩn đoán
và điều trị bệnh tại tuyến xã. Giám sát mức độ thực hiện chính sách về TTB phải
dựa vào mức độ đạt số loại TTB so với nhu cầu, được thể hiện trong kế hoạch và
theo những sự thay đổi trong mô hình sử dụng dịch vụ của dân và chất l
ượng
phục vụ của trạm y tế; chứ không cứng nhắc theo một danh mục chuẩn có thể
không phù hợp với điều kiện ở từng cơ sở y tế.
Theo danh mục TTB thiết yếu, nhân viên y tế thôn, bản được trang bị túi
y tế với 17 loại công cụ và vật tư cơ bản. Năm 2001-2002, theo VNHS, 63,1%
nhân viên y tế thôn bản có nhiệt kế, 56,1% có bơm, kim tiêm [19]. Loại TTB
cần thiế
t cho nhân viên y tế thôn bản phụ thuộc nhiều vào những kỹ năng phải
bảo đảm, và hiện nay nhiều nhân viên y tế thôn, bản chưa được đào tạo đầy đủ
để sử dụng hết những TTB trong túi y tế thiết yếu.
Thuốc thiết yếu tại trạm y tế

Theo VNHS, tỷ lệ trạm y tế xã có quầy thuốc là 86,9%, đặc biệt khu vực
Tây Nguyên chỉ khoảng 50%. Các mặt hàng thuốc thiết yếu ở trạm y tế cơ bản
đủ (khoảng 74 loại) trong đó 80% là thuốc nội, 8% là thuốc đông y. Đối với một
số chương trình mục tiêu, như chương trình phòng chống tiêu chảy, thì tỷ lệ
thuốc cung cấp cho các trạm cao nhất cũng chỉ mới đạt 95,9% s
ố trạm có đủ
thuốc chống tiêu chảy (ORS). Tỷ lệ sử dụng thuốc nam còn thấp (39,5%) [19].

13
Trước đây, một số xã thực hiện theo sáng kiến Bamako - sử dụng vốn viện
trợ để lập quỹ quay vòng thuốc thiết yếu, nhưng một số nơi mất vốn dần, nhất là
những xã nghèo, vùng dân tộc thiểu số, người dân không có tiền để trả. Ở những
vùng đồng bằng, hầu hết các trạm y tế làm đại lý cho các doanh nghiệp, công ty
thuốc, với vốn tự
góp của các nhân viên trạm y tế xã và một phần quỹ của xã. Ở
vùng khó khăn, thuốc thiết yếu cho các trạm y tế xã vẫn chưa được đảm bảo và
có ảnh hưởng nhất định đến công tác chữa bệnh, đặc biệt là ở vùng cao, miền
núi, vùng khó khăn, người dân vẫn còn quen được bao cấp, nên cần có chính
sách phù hợp.
Năm 2005, Bộ Y tế đã ban hành danh mục thuốc thiết yếu lần thứ 5 theo
Quy
ết định 17/2005/QĐ-BYT, trong đó có danh mục thuốc khác nhau cho trạm
y tế xã có bác sĩ và không có bác sĩ [14].
* Y tế thôn, bản
Y tế thôn, bản là cánh tay kéo dài của y tế xã để triển khai công tác truyền
thông giáo dục sức khỏe góp phần thực hiện các chương trình y tế quốc gia và
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân tại các hộ gia đình và cộng đồng.
Trong quá trình đổi mới, mạng lưới y tế thôn, bản ở nhiều địa phương đ
ã bị mất
đi, do đó đời sống của họ không được bảo đảm. Trong những năm gần đây, Nhà
nước và ngành y tế đã và đang củng cố, đẩy mạnh và phát triển mạng lưới y tế
thôn, bản.
Nhân viên y tế thôn bản chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của trạm y
tế xã, của trưởng thôn, trưởng bản và có mối quan hệ phối hợp v
ới các tổ
chức quần chúng, đoàn thể tại thôn, bản. Nhân viên y tế thôn bản có vai trò chủ
yếu liên quan đến công tác y tế dự phòng. Hoạt động của họ tập trung vào những
công việc tuyên truyền, theo dõi sức khỏe trẻ em suy dinh dưỡng, vận động
TCMR và theo dõi tình hình bệnh tật của dân. Nhân viên y tế thôn, bản cũng có
tham gia sơ cứu, khám chữa bệnh và khám thai, đỡ đẻ.
Chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân giai đoạ
n 2001-2010 đã khẳng
định lại nhu cầu về nhân viên y tế thôn, bản với mục tiêu 100% thôn, bản có

14
nhân viên y tế hoạt động cả ở thành thị và nông thôn. Kết quả đến 31/12/2004 cả
nước đã đạt được 82,4% số thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động. Đến
31/12/2005 cả nước có 92.223 nhân viên y tế thôn, bản, trên 87% số thôn bản có
nhân viên y tế hoạt động, năm 2007 tỷ lệ là 84,89% và năm 2008 là 84,44%.
Tuy nhiên, đến năm 2009, tỷ lệ thôn bản có nhân viên y tế lại chỉ còn 75,8%.
Trình độ chuyên môn của nhân viên y tế thôn bản không đồng đều, và c
ũng chưa
đáp ứng được yêu cầu có trình độ sơ học theo Quyết định 35/2001/QĐ-TTg.
Mặt khác, chế độ phụ cấp cho nhân viên y tế thôn, bản chưa thống nhất,
không hợp lý và còn phụ thuộc nhiều vào các địa phương (Nhà nước mới có phụ
cấp cho nhân viên y tế thôn, bản khu vực miền núi, vùng cao, hải đảo với mức
40.000đ/người/tháng, các khu vực khác do địa phương tự trả), thậm chí nhiề
u
địa phương không có phụ cấp cho nhân viên y tế thôn, bản. Năm 2009, Thủ
tướng Chính phủ đã có Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg chính thức quy định chế
độ phụ cấp cho toàn bộ nhân viên y tế thôn bản. Hiện cả nước có khoảng trên
70% số nhân viên y tế thôn, bản được hưởng phụ cấp.
Chủ trương lấy tuyến y tế cơ sở làm nòng cốt trong công tác chăm sóc sức
khỏe nhân dân đã mang lại nhi
ều thành tựu, nhất là đã góp phần đạt được các
mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn dân. Tuy nhiên, mô hình y tế tuyến cơ sở hiện
đang phải đối mặt với một số thách thức lớn:
- Những biến động về dân số và dịch tễ đã dẫn đến những thay đổi trong
nhu cầu khám, chữa bệnh ở cấp cơ sở. Ở những vùng kinh tế kém phát triển và
vùng sâu, vùng xa, nơ
i tập trung nhiều dân cùng kiệt hơn, trọng tâm của công tác y
tế tuyến cơ sở là xử lý các bệnh lây nhiễm và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ
em.
- Một vấn đề còn tồn tại nữa ở cấp y tế cơ sở là chất lượng chăm sóc và
chữa bệnh còn thấp. Các cơ sở hạ tầng của tuyến y tế xã, phường đang được
nâng cấp theo Chuẩn Quốc gia y tế
xã để đạt được tiêu chuẩn tối thiểu cơ bản về
đội ngũ cán bộ và trang thiết bị y tế cơ sở.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu:
- Người dân: đối tượng sử dụng dịch vụ y tế.
- Trạm y tế/PKĐKKV các xã/thị trấn: nơi cung cấp dịch vụ y tế.
- Các hoạt động liên quan đến chăm sóc sức khỏe, công tác y tế.
- Hoạt động kết hợp quân dân y.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6/2010 đến tháng 6/2011. Trong đó,
nội dung điều tra thực địa được tiến hành từ tháng 9 đến tháng 11/2010.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Thiết kế nghiên cứu áp dụng cho đề tài là nghiên cứu mô tả cắt ngang có
phân tích.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.2.1. Phân tích số liệu thứ cấp (2005-2009):
+ Thu thập số liệu về các nguồn lực của trạm y tế, các đơn vị quân y.
+ Tình hình dân số, sức khỏe, bệnh tật, tử vong của nhân dân.
+ Tình hình các hoạt động của các trạm y tế xã.
+ Kết quả hoạt động của các đơn vị quân y.
+ Kết quả các hoạt động kết hợp quân dân y.
+ Tình hình tự nhiên, kinh tế-xã hội của 19 xã nghiên cứu.
Công cụ thu thập số liệu: 10 mẫu phiếu của dân y (cho 20 xã) và 1 mẫu
phiếu của quân y (cho 5 Ban chỉ huy quân sự huyện, Đội điều trị 78 và Bệnh xá
quân y ở đảo Thổ Chu).
Thu thập số liệu về kết quả hoạt động của y tế tuyến huyện (2005-2009)
tại 6 huyện nghiên cứu. Tổng số báo cáo thu thập: 18.
2.2.2.2. Điều tra xã hội học
* Phỏng vấn bằng bảng hỏi:
Đối tượng điều tra: Người sử dụng dịch vụ là chủ hộ gia đình.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại đông nam á Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông Y dược 0
D Nghiên cứu quy trình công nghệ trích ly triterpenoid từ nấm linh chi, ứng dụng cho chế biến thực phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu đặc điểm của hệ thống gạt mưa rửa kính,thiết lập các bài tập thực hành và thí nghiệm trên mô hình hệ thống gạt mưa rửa kính Khoa học kỹ thuật 0
D Ebook Nghiên cứu quốc tế - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cây Vàng tâm (Magnolia fordiana) làm cơ sở cho việc bảo tồn các loài thực vật quý hiếm Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của Tập đoàn viễn thông quân đội (VIETTEL) - Thực trạng và giải pháp Văn hóa, Xã hội 0
D Giáo trình thực hành nghiên cứu trong kinh tế và quản trị kinh doanh PDF Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đánh giá tiềm năng về sản lượng Biogas và thực trạng sử dụng năng lượng biogas tại khu vực Đan – Hoài – Hà Nội Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top