agu_eowataocpr

New Member
Luận văn: Nghiên cứu sử dụng tài nguyên đất huyện Ba Vì cho mục tiêu phát triển bền vững : Luận văn ThS. Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường: 60 44 03 01
Nhà xuất bản: ĐHKHTN
Ngày: 2014
Miêu tả: 72 tr. CD Rom
Luận văn ThS. Khoa học môi trường -- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
MụC LụC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................3
1.1. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất.................................3
1.2. Khái niệm và hướng sử dụng tài nguyên đất bền vững.....................................6
1.2.1. Các khái niệm cơ bản.....................................................................................6
1.2.2. Những hoạt động ưu tiên nhằm chống tình trạng thoái hóa đất, sử dụng hiệu
quả và bền vững tài nguyên đất: ..............................................................................9
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................11
2.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................11
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................11
2.2.1. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa........................................................11
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu điều tra...............................................................11
2.2.3. Phương pháp tham khảo, thừa kế các tài liệu có liên quan đến đề tài............12
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu, bản đồ ...............................................................12
2.2.5. Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất........................................................12
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................14
3.1. Khái quát thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Ba Vì.............14
3.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................14
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ...............................................................................17
3.2. Hiện trạng sử dụng đất huyện Ba Vì ...............................................................30
3.2.1. Đặc điểm tài nguyên đất của huyện Ba Vì....................................................30
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện. ...............................................................33
3.3. Đánh giá tiềm năng sử dụng đất của huyện .....................................................40
3.3.1. Tiềm năng sử dụng đất của huyện................................................................40
3.3.2. Đánh giá tiềm năng đất đai...........................................................................42
3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn huyện ..........................................45
3.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường trong việc sử dụng đất.......45
3.4.2. Đánh giá tính hợp lý của việc sử dụng đất....................................................47
3.4.3. Những tồn tại trong việc sử dụng đất ...........................................................48
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3.5. Định hướng và các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng đất huyện Ba
vì hướng tới phát triển bền vững............................................................................50
3.5.1. Định hướng phát triển chung của huyện.......................................................50
3.5.2. Định hướng trong việc sử dụng đất ..............................................................50
3.5.3. Dự báo phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.............................51
3.5.4. Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất....................................63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................68
1. KếT LUậN............................................................................................................68
2. KIếN NGHị ..........................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................70DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp huyện Ba Vì giai đoạn 2005 - 2012 ....18
Bảng 2. Một số chỉ tiêu kinh tế nông lâm thủy sản .........................................22
Bảng 3. Một số chỉ tiêu về dân số huyện Ba Vì 2000 - 2012 ...................................25
Bảng 4: Bảng phân loại đất huyện Ba vì ...........................................................31
Bảng 5: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Ba Vì ...............................34
Bảng 6: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Ba Vì .......................37
Bảng 7: Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 Thành phố Hà Nội phân bổ cho
huyện Ba Vì ................................................................................................................................................. 61
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiDANH MỤC HÌNH
Hình 1. Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ..............................................................19
Hình 2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2012 .................................................................39
Hình 3. Dự báo cơ cấu sử dụng đất năm 2020 ...........................................................51
Hình 4. Dự báo cơ cấu sử dụng đất năm 2030 ...........................................................59DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHN-HĐH
FAO
NĐ-CP
GDP
GTSX
HTNN
KTXH
PTCS
QL
Ss94
TDTT
THCS
TNHH
UBND
VPVP
WCED
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Tổ chức nông lương thế giới của liên hợp quốc
Nghị định - Chính phủ
Tổng sản phẩm quốc nội
Giá trị sản xuất
Hệ thống nông nghiệp
Kinh tế xã hội
Phổ Thông cơ sở
Quốc Lộ
Tổng sản phẩm nội tỉnh
Thể dục thể thao
Trung học cơ sở
Trách nhiệm hữu hạn
Uỷ ban nhân dân
Văn phòng chính phủ
Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề.
Ba Vì là huyện miền núi của Thủ đô Hà Nội, với 7 xã miền núi, chiếm phần lớn
dãy núi Ba Vì và Vườn quốc gia Ba Vì; cách Trung tâm thành phố thành phố Hà Nội
53 km theo đường QL32. Ba Vì là huyện có diện tích lớn nhất của thành phố Hà Nội
với diện tích là 42.402,69 ha chiếm 12,74% tổng diện tích tự nhiên của toàn thành phố,
dân số năm 2012 là 253 nghìn người, mật độ dân số trung bình là 597 người/km2 thấp
so với mật độ dân số của Thành phố. Là huyện thuộc vùng bán sơn địa nên địa hình
toàn huyện gồm 3 tiểu vùng: vùng núi, vùng gò đồi và vùng bằng thấp. Đất đai huyện
Ba Vì được chia làm 2 nhóm, nhóm vùng đồng bằng và nhóm đất vùng đồi núi. Nhóm
đất vùng đồng bằng có 12.892 ha bằng 41,1% diện tích đất đai toàn huyện.Nhóm đất
vùng đồi núi: 18.478 ha bằng 58,9% đất đai của huyện. Ba Vì được xác định là huyện có vị
trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái cho Thủ
đô Hà Nội.
Do vai trò quan trọng của tài nguyên đất đai trong phát triển nông lâm nghiệp
nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu về
tài nguyên đất của tỉnh Hà Tây cũ phục vụ cho các dự án phát triển trên địa bàn, để tổ
chức, quản lý và sử dụng tài nguyên đất một cách hợp lý nhất cho các mục đích phát
triển kinh tế trên địa bàn. Do đó đề tài “Nghiên cứu sử dụng tài nguyên đất huyện Ba
Vì cho mục tiêu phát triển bền vững” được tiến hành nghiên cứu nhằm đưa ra những
định hướng sử dụng tài nguyên đất của toàn huyện một cách hợp lý nhất tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện hướng tới phát triển bền
vững.
2.. Nội dung nghiên cứu
2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến sử dụng đất đai
- Đánh giá điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, đất đai, khí hậu, địa hình, thủy văn.
- Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội: Cơ cấu kinh tế, tình hình dân số, lao động,
trình độ dân trí, tình hình quản lý đất đai, thị trường tiêu thụ nông sản, dịch vụ và cơ sở
hạ tầng (giao thông, thủy lợi, công trình phúc lợi, văn hóa...)
2.2. Hiện trạng sử dụng đất
- Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên đất (loại đất, quy mô, tính chất hóa lý của đất)2
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất: Đánh giá hiện trạng sản xuất đất nông nghiệp,
phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng năm 2012 trên địa bàn huyện.
- Nghiên cứu các kiểu sử dụng đất hiện trạng, diện tích và sự phân bố các kiểu sử
dụng đất trong huyện.
2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Nghiên cứu các loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn huyện và đánh giá hiệu
quả kinh tế, xã hội và môi trường và đề xuất sử dụng đất hợp lý.
2.4. Định hướng và các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
của huyện
- Đề xuất diện tích phân bổ cho các loại đất và bố trí các kiểu sử dụng đất nhằm
đạt hiệu quả sử dụng đất cao.
- Đề xuất các giải pháp thực hiện.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con
người, đất là môi trường duy nhất để sản xuất lương thực, thực phẩm nuôi sống con
người và là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội. Đối với mỗi
quốc gia, đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là nguồn nội lực, nguồn vốn to
lớn của đất nước, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc
biệt và chủ yếu, không gì có thể thay thế được.[2]
Kinh tế - xã hội phát triển mạnh, cùng với sự bùng nổ dân số đã làm cho mối
quan hệ giữa con người và đất đai ngày càng trở nên căng thẳng. Những sai lầm của
con người trong quá trình sử dụng đất cùng với sự tác động của thiên nhiên đã và đang
làm hủy hoại môi trường đất, một số công năng của đất đai bị suy yếu đi. Vấn đề tổ
chức quản lý và sử dụng đất đai đúng pháp luật, có hiệu quả cao và bền vững càng trở
nên quan trọng, bức xúc và mang tính toàn cầu, là vấn đề cấp thiết đang được đặt ra
cho các cấp, các ngành và các đối tượng sử dụng đất.
Ở hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều đang xây dựng cho mình một nền
kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất lấy đó
làm bàn đạp cho sự phát triển của ngành khác.Vì vậy tổ chức sử dụng nguồn tài
nguyên đất hợp lý có hiệu quả cao theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
đang trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Mục đích của việc sử dụng đất là làm thế
nào để bắt nguồn từ nguồn tài nguyên có hạn này mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả
sinh thái, hiệu quả xã hội cao nhất và đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài.[5]
Hiện nay, trên thế giới, tổng diện tích đất tự nhiên là 148 triệu km2. Những loại
đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6%. Những loại đất quá xấu
chiếm tới 40,5%. Diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng 10% tổng diện tích tự
nhiên. Đất đai thế giới phân bố không đều giữa các châu lục và các nước (châu Mỹ
chiếm 35%, châu Á chiếm 26%, châu Âu chiếm 13%, châu Phi chiếm 20%, Châu Đại
Dương chiếm 6%). Bước vào thế kỷ XXI với những thách thức về an ninh lương thực,
dân số, môi trường sinh thái thì nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất lương thực, thực
phẩm cơ bản đối với loài người. Nhu cầu của con người ngày càng tăng đã gây sức ép4
nặng nề lên đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp bị suy thoái, biến chất và
ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng nông sản. Ngày nay, thoái hoá đất và hoang
mạc hoá là một trong những vấn đề môi trường mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt
và giải quyết. Đất khô cằn có ở mọi khu vực, chiếm hơn 40% bề mặt Trái đất. Theo
ước tính, có khoảng 10 - 20% diện tích đất khô cằn đã bị thoái hoá. Điều này đã gây
ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp.[19]
Ở nước ta, theo niên giám thống kê (2010), tổng diện tích đất tự nhiên cả nước là
33,105 triệu ha, trong đó diện tích sông suối và núi đá khoảng 1.370,100 ha (chiếm
khoảng 4,16% diện tích đất tự nhiên), phần đất liền khoảng 31,1 triệu ha (chiếm
khoảng 94,5% diện tích tự nhiên), và là một trong những nước có diện tích tự nhiên
nhỏ, xếp vào nhóm thứ 5 trong nhóm nước có diện tích bình quân từ 0,3 – 0,5
ha/người, đứng thứ 203 trong số 218 nước trên thế giới. Bình quân đất nông nghiệp
0,11 ha/người, thuộc nhóm 7 có mức bình quân diện tích đất từ 0,1 – 0,2 ha/người.
Hiện nay, đất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản chiếm 79% diện tích đất
(26,1 triệu ha). Đất sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp đã lên đến 3,7 triệu ha;
đáng chú ý là diện tích đất chưa đưa vào sử dụng vẫn còn lớn, 3,3 triệu ha, chiếm 10%.
Phần lớn diện tích này là đất bị suy thoái và hoang mạc hóa, mất giá trị sử dụng do quá
trình khai thác không hợp lý. Một phần đất này hiện đang được cải tạo thông qua các
dự án trồng rừng, khoanh nuôi rừng và phục hồi đồi núi trọc.
Theo điều 10 Luật đất đai Việt Nam năm 2013 thì tổng diện tích đất tự nhiên
được chia thành 3 nhóm lớn là: Nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp,
nhóm đất chưa sử dụng. Diện tích đất tự nhiên nước ta có 33.093,857 ha (theo số liệu
kiểm kê năm 2012), trong đó có 26.100,160 ha là đất nông nghiệp; 3.670,186 ha là đất
phi nông nghiệp; 3.323,512 ha là đất chưa sử dụng.
Nhóm đất nông nghiệp bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng cây hàng
năm, đất trồng cây lâu năm), đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất
nông nghiệp khác.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp nước ta là 10.117,893 ha chiếm 38,77% tổng
diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp là 15.249,025 ha chiếm 58,43%
tổng diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 690,218 ha chiếm
2,64% tổng diện tích đất nông nghiệp, đất làm muối là 17.562 ha chiếm 0,07% tổng
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
diện tích đất nông nghiệp và đất nông nghiệp khác là 25.462 ha chiếm 0,10% tổng diện
tích đất nông nghiệp.
Thực tế mấy năm trở lại đây, cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại. Tình trạng phổ biến hiện
nay là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất: quỹ đất nông nghiệp được chuyển đổi
thành đất công nghiệp, xây dựng và giao thông. Tỷ lệ diện tích đất phi nông nghiệp
trên diện tích nông nghiệp có xu hướng tăng. Năm 2006, tỷ lệ này là 0,133% và đến
năm 2009 tỷ lệ tăng 0,138%. Nghiên cứu ở vùng đồng bằng sông Hồng, nơi tốc độ đô
thị hóa diễn ra sôi động nhất cả nước thì trung bình mỗi năm quỹ đất nông nghiệp bị
mất khoảng 0,43%.
Trước tình hình quỹ đất nông nghiệp ngày càng giảm, Chính phủ đã có những
biện pháp chỉ đạo rất quyết liệt. Tại công văn số 2031/VPCP – CN ngày 31/3/2008 và
Quyết định số 391/QĐ-TTg ngày 18/4/2008, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo không
phát triển khu công nghiệp trên đất nông nghiệp có năng suất ổn định. Nghị quyết số
63/2009/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 23/12/2009 về bảo đảm an ninh lương
thực quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng chỉ rõ, diện tích đất lúa cần
giữ là 3,8 triệu ha. Tuy nhiên, theo dự báo, từ nay đến năm 2030, nhu cầu chuyển đất
lúa sang các mục đích khác còn tiếp tục tăng khoảng 500 nghìn ha. Đây là một sức ép
rất lớn đối với tài nguyên và môi trường đất.
Thoái hóa đất đang là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn ở nước ta,
đặc biệt là ở vùng miền núi, nơi tập trung ¾ quỹ đất. Các dạng thoái hoá đất chủ yếu
là: Xói mòn, rửa trôi, đất có độ phì nhiêu thấp và mất cân bằng dinh dưỡng, đất chua
hoá, mặn hoá, phèn hoá bạc mầu, khô hạn và sa mạc hoá, đất ngập úng, lũ quét, đất
trượt và sạt lở, ô nhiễm đất.
Trên 50% diện tích đất (3,2 triệu ha) ở vùng đồng bằng và trên 60% diện tích
đất (13 triệu ha) ở vùng miền núi có những vấn đề liên quan tới quá trình suy thoái hóa
đất, ở miền núi, nguyên nhân suy thoái hóa đất có nhiều, song chủ yếu do cách
canh tác nương rẫy còn thô sơ, lạc hậu của các dân tộc thiểu số, tình trạng chặt phá,
đốt rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên khoáng sản không hợp lý, lạm dụng các chất
hữu cơ trong sản xuất, việc triển khai các công trình giao thông, nhà ở,…Sự suy thoái
môi trường đất kéo theo sự suy thoái các quần thể động, thực vật và chiều hướng giảm6
diện tích đất nông nghiệp trên đầu người đã tới mức báo động .
Theo thống kê của Tổng Cục Lâm nghiệp (2012), Việt Nam hiện nay có khoảng
9,3 triệu ha đất liên quan tới sa mạc hoá, chiếm 28% tổng diện tích đất trên toàn quốc.
Trong đó có khoảng 2 triệu ha đất đang được sử dụng nhưng đã bị thoái hoá nặng và 2
triệu ha đang có nguy cơ thoái hóa cao. Nước ta đã xuất hiện hiện tượng sa mạc hoá
cục bộ tại các giải đất hẹp dọc bờ biển miền Trung.
Đây thực sự là những vấn đề đáng lo ngại và là thách thức lớn với một nước
nông nghiệp như nước ta hiện nay, việc sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng
lúa thiếu thận trọng vào bất cứ việc gì cũng đều gây lãng phí và con cháu chúng ta sẽ
gánh chịu những hậu quả khó lường.
Để giải quyết nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp, con người phải thâm canh, tăng
vụ, tăng năng suất cây trồng và mở rộng diện tích đất nông nghiệp.Việc điều tra,
nghiên cứu đất đai để nắm vững số lượng và chất lượng đất bao gồm điều tra lập bản
đồ đất, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, đánh giá phân hạng đất và quy hoạch sử dụng
đất hợp lý là vấn đề đặc biệt quan trọng mà các quốc gia đang rất quan tâm nhằm ngăn
chặn những suy thoái tài nguyên đất đai do sự thiếu hiểu biết của con người, đồng thời
nhằm hướng dẫn những quyết định về sử dụng và quản lý đất đai sao cho nguồn tài
nguyên này có thể được khai thác tốt nhất mà vẫn duy trì được sức sản xuất của nó
trong tương lai.
Để chống thoái hoá đất, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất, Việt Nam
đã và đang thực hiện các chính sách, chương trình và dự án thích hợp như : giao đất
khoán rừng cho hộ gia đình, trồng rừng, nông lâm kết hợp, phát triển cây lâu năm trên
đất dốc, bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước, quản lý lưu vực sông và đới ven
bờ... Một số hành động quốc tế nhằm chống thoái hoá đất cũng đã được thực hiện,
song quy mô còn rất nhỏ.
1.2. Khái niệm và hướng sử dụng tài nguyên đất bền vững
1.2.1. Các khái niệm cơ bản
Một số khái niệm chung
+ Đất (Soil): Cho tới nay có nhiều định nghĩa về đất, nhưng định nghĩa của
Đacutraep (1879) – nhà thổ nhưỡng học người Nga được thừa nhận rộng rãi nhất.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
Theo tác giả này thì: Đất là vật thể tự nhiên được hình thành qua một thời gian dài do
kết quả tác động tổng hợp của 5 yếu tố: đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian.
Đất là một hệ thống hở. Các hoạt động thêm vào đất, mất khỏi đất, chuyển dịch
vị trí trong đất và hoạt động chuyển hóa trong đất xảy ra liên tục. Chất lượng của đất
phụ thuộc vào đá mẹ, khí hậu, cỏ cây và sinh vật sống trên và trong lòng đất, đặc biệt
phụ thuộc vào tác động của con người đối với đất đai.[5]
+ Đất đai (Land): Theo cách định nghĩa của tổ chức FAO thì: “Đất đai là một
tổng thể vật chất, bao gồm cả sự kết hợp giữa địa hình và không gian tự nhiên của thực
thể vật chất đó”. Cũng có những quan điểm tổng hợp hơn cho rằng đất đai là những tài
nguyên sinh thái và tài nguyên kinh tế, xã hội của một tổng thể vật chất. Theo quan
điểm đó, đất đai là một phần diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm cả các yếu tố
cấu thành môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đất như khí hậu, thổ nhưỡng,
dạng địa hình, địa mạo, nước mặt (hồ, sông, suối, đầm lầy, v.v …) các lớp trầm tích
sát bề mặt cùng với nước ngầm, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con
người, những kết quả hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san
nền, hồ chứa nước, hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa. v.v...).
Phát triển bền vững
Khái niệm "phát triển bền vững" xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường
từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ 20. Năm 1987, trong Báo cáo "Tương
lai chung của chúng ta" của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED)
của Liên hợp quốc, "phát triển bền vững" được định nghĩa "là sự phát triển đáp ứng
được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu
của các thế hệ mai sau".[32]
Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de
Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững
tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định "phát triển bền
vững" là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của
sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã
hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm cùng kiệt và giải quyết việc
làm) và bảo vệ môi trường(nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất
lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng
tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự8
tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp
lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi
trường sống.
Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát
triển của xã hội loài người, vì vậy đã được các quốc gia trên thế giới đồng thuận xây
dựng thành Chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử. Tại Hội nghị
Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển được tổ chức năm 1992 ở Rio de
Janeiro (Braxin), 179 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Rio de Janeiro
về môi trường và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Chương trình nghị sự 21
(Agenda 21) về các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ
21. Hội nghị khuyến nghị từng nước căn cứ vào điều kiện và đặc điểm cụ thể để xây
dựng Chương trình nghị sự 21 ở cấp quốc gia, cấp ngành và địa phương. Mười năm
sau, tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức năm 2002 ở
Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi), 166 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Bản
Tuyên bố Johannesburg và Bản Kế hoạch thực hiện về phát triển bền vững. Hội nghị
đã khẳng định lại các nguyên tắc đã đề ra trước đây và tiếp tục cam kết thực hiện đầy
đủ Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững.
Từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển được tổ chức
tại Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 đến nay đã có 113 nước trên thế giới xây dựng
và thực hiện Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững cấp quốc gia và 6.416
Chương trình nghị sự 21 cấp địa phương, đồng thời tại các nước này đều đã thành lập
các cơ quan độc lập để triển khai thực hiện chương trình này. Các nước trong khu vực
như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia...đều đã xây dựng và thực hiện
Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững.
Ở Việt Nam, quan điểm phát triển bền vững đã được khẳng định trong Chỉ thị
số 36-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo
vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó nhấn
mạnh: "Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối,
chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở
quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước". Quan điểm phát triển bền vững đã được tái khẳng định
trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt
+ Chuyển các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu dân cư vào các cụm công
nghiệp.
3.5.4.2. Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư
- Khai thác tốt nguồn nhân lực từ đội ngũ cán bộ công chức, viên chức hiện có;
đẩy mạnh bồi dưỡng nghiệp vụ theo hướng chuyên sâu, kết hợp nâng cao ý thức chính
trị, đạo đức của cán bộ, công chức. Hiện đại hóa công nghệ, áp dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật để nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về đất đai.
- Cần cân đối xác định các nguồn vốn để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất, đảm bảo tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ quỹ đất , cân đôi, bố trí ngân
sách, tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Trung ương, Thành phố để đầu tư vào lĩnh vực xây
dựng kết cấu hạ tầng, khu du dịch sinh thái, bảo vệ môi trường và xử lý nước thải, chất
thải.
3.5.4.3. Giải pháp về khoa học - công nghệ, sử dụng lao động
- Có giải pháp sử dụng, đào tạo nguồn lao động địa phương một cách hợp lý,
hiệu quả, đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt.
- Cần xem xét ưu tiên đối với những dự án đầu tư có tính trọng điểm, là động lực
phát triển kinh tế xã hội của địa phương, các dự án thân thiện với môi trường, các dự
án mang tính bền vững.
- Gắn việc ứng dụng nhanh các thành tựu của khoa học - kỹ thuật và phát triển
khoa học, công nghệ cao vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ tin học trong mọi lĩnh
vực. Từng bước đưa công nghệ thông tin vào các lĩnh vực quản lý, kể cả quản lý, điều
hành kinh tế và quản lý xã hội.
- Cần đẩy mạnh ứng dụng các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao,
khả năng chịu bệnh tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện.
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, có hiệu quả kinh
tế cao, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
- Xã hội hoá hoạt động khoa học và công nghệ, huy động sự đóng góp trí tuệ và
vật chất cho sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ.
- Bố trí đủ điều kiện vật chất, từng bước ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ
trong việc lập và giám sát, tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất;

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

chien85

New Member
Check lại bạn ơi. Hình như bị lỗi không download được.

Gửi từ my english services
 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu depolymer hóa nhựa PET bằng acid sử dụng Microwave Reactor Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu hệ thống treo bán tích cực sử dụng trên ô tô du lịch Khoa học kỹ thuật 2
D Nghiên cứu sử dụng vỏ trấu để sản xuất gạch không nung Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu sự khác nhau về nhu cầu sử dụng dịch vụ hẹn hò của người việt tại hà nội theo độ tuổi Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng Sacombank Luận văn Kinh tế 0
D Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu sử dụng bản đồ tư duy (mindmaps) trong dạy học chương “động học chất điểm” vật lý 10 thpt Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Tại Các Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Thị Xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu ứng dụng PLC để đo, điều khiển và cảnh báo mức nước trong bể sử dụng cảm biến alalog là module mở rộng ADC của PLC Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu đặc tính quang của bộ tách kênh ghép tín hiệu sử dụng ống dẫn sóng silicon Khoa học kỹ thuật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top