myclass11

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch đã phát triển trở thành một hiện tƣợng toàn cầu, nằm trong số những
ngành kinh tế và hoạt động xã hội quan trọng nhất trong thời đại ngày nay. Du lịch
đang đóng góp trực tiếp 5% vào GDP thế giới; cứ 12 việc làm đƣợc tạo ra thì có
một việc làm trong ngành du lịch; là ngành xuất khẩu chính đối với nhiều quốc gia,
cả những quốc gia đang phát triển và phát triển, 30% xuất khẩu dịch vụ và tới 45%
xuất khẩu của các nƣớc kém phát triển nhất trên thế giới.
Bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, du lịch vẫn là một
trong rất ít ngành hiếm hoi tiếp tục đà phục hồi và có tăng trƣởng, cả về số lƣợng
lẫn doanh thu. Năm 2012, lƣợng khách du lịch quốc tế tăng 5% so vơi năm 2011 lần
đầu tiên vƣợt qua ngƣỡng 1 tỷ lƣợt, một dấu mốc lịch sử của ngành du lịch thế giới.
Riêng tại Việt Nam trải qua một năm nhiều gian khó, ngành du lịch Việt Nam đã
đạt đƣợc kết quả bất ngờ với việc đón hơn 6,8 triệu lƣợt khách quốc tế và 32,5 triệu
lƣợt khách nội địa tăng 13,8% so với năm 2011, tổng doanh thu đạt 160.000 tỷ
đồng, tăng hơn 23% so với năm trƣớc.
Trong những năm qua đƣợc sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc và sự nỗ lực
của các cấp lãnh đạo địa phƣơng, du lịch Hậu Giang đã có những bƣớc phát triển
đáng khích lệ, đóng góp không nhỏ đối với sự phát triển KTXH, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, du lịch Hậu Giang vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập nên
chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng vốn có, du lịch chƣa thu hút mạnh các
nguồn lực do chƣa thực sự xây dựng đƣợc các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn, có
khả năng cạnh tranh cao giữa các tỉnh trong khu vực và cả nƣớc.
Hậu Giang đƣợc tách ra từ tỉnh Cần Thơ để trở thành một tỉnh mới trực thuộc
Trung ƣơng theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nƣớc
Cộng hòa XHCN Việt Nam và Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của
Thủ tƣớng Chính phủ.
Hậu Giang có vị trí vệ tinh trong khu vực và chịu ảnh hƣởng lớn của du lịch
thành phố Cần Thơ, là một địa bàn trọng điểm phát triển du lịch miền Tây Nam bộ,
đóng vai trò quan trọng đối với du lịch cả nƣớc.
Từ năm 2004 đến nay, kinh tế xã hội của tỉnh đã có sự phát triển tƣơng đối
nhanh và ổn định. Trong đó, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch đƣợc
chú trọng và không ngừng phát triển. Tuy nhiên, ngành du lịch của tỉnh Hậu Giang
là lĩnh vực kinh tế còn khá non trẻ, đóng góp kinh tế chung cho tỉnh còn khá khiêm
tốn. Để tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch tỉnh Hậu Giang phát triển sánh bƣớc
cùng các tỉnh trong khu vực và cả nƣớc, đồng thời phát huy thế mạnh với các tiềm
năng sẵn có thì việc nghiên cứu thực trạng, rút ra những việc làm đƣợc và những
yếu kém, đề xuất những giải pháp để xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, nâng cao
hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch để xây dựng thƣơng
hiệu điểm đến hấp dẫn, không trùng lắp với các tỉnh, thành trong cả nƣớc nói chung
và ĐBSCL nói riêng là vấn đề hết sức cần thiết cho du lịch Hậu Giang hiện nay.
Xuất phát từ những quan điểm nhận thức trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu:
“Nghiên cứu sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Hậu Giang”. Tác giả hy vọng
việc nghiên cứu đề tài sẽ góp phần nhỏ bé của mình vào quá trình phát triển ngành
du lịch Hậu Giang trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây có nhiều đề tài của các tác giả đi vào nghiên cứu
về lĩnh vực du lịch ở các góc độ khác nhau nhƣ:
- Đề tài “Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm cùng kiệt tại tỉnh Hậu Giang”
do Cử nhân Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Sở Thƣơng Mại – Du lịch tỉnh Hậu
Giang làm chủ nhiệm, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, năm 2009. Đối tƣợng
nghiên cứu chủ yếu của đề tài này là tập trung nghiên cứu nhu cầu khách nội địa
đến Hậu Giang, tác giả tham khảo đề tài này để làm phong phú thêm luận văn, nhất
là ở giải pháp để xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù và đào tạo nguồn nhân lực du
lịch nhằm năng cao hiệu quả tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch
- Đề tài “Hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về du lịch tại tỉnh Hậu Giang” của tác
giả Hồ Ngọc Tú Anh, Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công, năm 2009. Đề tài
này nghiên cứu chủ yếu về công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch nói chung và quản
lý nhà nƣớc về du lịch tại tỉnh Hậu Giang nói riêng, là tài liệu tham khảo phong phú
khi tác giả nghiên cứu các giải pháp để phát triển du lịch tỉnh Hậu Giang trong đó
có giải pháp quản lý nhà nƣớc về du lịch.
- Đề tài “Đẩy mạnh ngành du lịch Hậu Giang phát triển bền vững đến năm
2020 ” của tác giả Lê Thị Phƣơng Quyên, Luận văn thạc sĩ ngành Quản trị kinh
doanh, năm 2012. Đề tày này tác giả tập trung phân tích, đánh giá hiện trạng phát
triển du lịch của tỉnh Hậu Giang trong thời gian qua, từ đó đƣa ra những quan điểm
và giải pháp để đẩy mạnh du lịch Hậu Giang phát triển bền vững đến năm 2020.
Đây là tài liệu tham khảo giúp tác giả có cái nhìn tổng thể từ đó có giải pháp để xây
dựng sản phẩm cũng nhƣ trong chiến lƣợc quảng bá, xúc tiến cho du lịch Hậu
Giang.
- Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh Hậu Giang đến
năm 2020” của UBND tỉnh Hậu Giang, năm 2007. Trong đề án này, các cấp quản lý
đã định hƣớng phát triển du lịch ngang tầm với tiềm năng, thế mạnh theo hƣớng du
lịch nghĩ dƣỡng, du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch sinh thái, giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc, phát triển du lịch quốc tế và du lịch nội địa; góp phần quan
trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giữ vững an ninh quốc
phòng, trật tự an toàn xã hội, phấn đấu đƣa du lịch Hậu Giang trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn và là địa bàn động lực để đẩy mạnh du lịch cả nƣớc.
- Đề tài “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh
trong khu vực và quốc tế”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2009 của Tiến sĩ
Đỗ Cẩm Thơ, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là
đề xuất định hƣớng phát triển sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cho du lịch Việt
Nam trong giai đoạn hội nhập, tác giả tham khảo đề tài này để có cơ sở khoa học
cho việc tổng thuật các vấn đề lý luận cho việc xây dựng sản phẩm du lịch có tính
cạnh tranh cao.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

loandanglt

New Member
Chào ban quản trị forum.
Sao mình không thể tài bài "Nghiên cứu sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Hậu Giang" theo đường link đính kèm được ạ.
Vui lòng kiểm tra lại và nếu ban quản trị sẵn lòng giúp đỡ xin gửi giúp tài liệu này đến địa chỉ [email protected]
Chân thành cảm ơn!
Trân trọng!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông Y dược 0
D Xác định một số chỉ tiêu sinh sản, chỉ tiêu huyết học của chuột nhắt trắng giống Swiss nhân nuôi trong một số cơ sở nghiên cứu tại Hà Nội Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản trên đàn chuột nhắt trắng giống Swiss nuôi tại Viện kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu quy trình phân lập và sản xuất sinh khối sợi nấm lim xanh Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu quy trình sản xuất cao đặc hai loài diệp hạ châu quy mô pilot Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu khoa học: Hệ thống phân loại sản phẩm PLC Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu quy trình sản xuất trà hòa tan từ nấm linh chi Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu sử dụng vỏ trấu để sản xuất gạch không nung Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu công nghệ bọc hạt để sản xuất phân Urê thông minh Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu kết quả phẫu thuật rau cài răng lược trên bệnh nhân có sẹo mổ lấy thai tại bệnh viện phụ sản Hà Nội Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top