Briggebam

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................6
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu..............................................................................7
3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................11
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................11
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..............................................................................11
6. Bố cục luận văn ............................................................................................12
7. Đóng góp của luận văn .................................................................................13
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA BIỂN
ĐẢO .....................................................................................................................14
1.1. Các khái niệm liên quan ............................................................................14
1.1.1. Khái niệm văn hóa...............................................................................14
1.1.2. Khái niệm du lịch văn hóa ..................................................................15
1.1.3. Khái niệm văn hóa biển đảo................................................................16
1.1.4. Khái niệm liên quan đến du lịch biển đảo...........................................19
1.1.4.1. Khái niệm du lịch..........................................................................19
1.1.4.2. Du lịch biển đảo............................................................................19
1.1.4.3. Khái niệm du lịch văn hóa biển đảo .............................................19
1.2. Du lịch văn hóa biển đảo ...........................................................................20
1.2.1. Đặc điểm của du lịch biển đảo ............................................................20
1.2.2. Vai trò của du lịch biển đảo ................................................................20
1.2.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến du lịch văn hóa biển đảo......................22
1.2.4. Những nguyên tắc phát triển du lịch văn hóa biển đảo.......................23
1.3. Những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch văn hóa biển đảo.........24
1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế ...........................................................................24
1.3.2. Kinh nghiệm trong nƣớc .....................................................................30
1.4. Những nhiệm vụ đặt ra trong việc nghiên cứu du lịch văn hóa biển đảo..33 Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................33
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA BIỂN
ĐẢO KHÁNH HÒA..........................................................................................35
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa biển đảo tỉnh Khánh Hòa...............35
2.1.1. Lịch sử hình thành...............................................................................35
2.1.2. Các điều kiện tự nhiên.........................................................................36
2.1.3. Các điều kiện kinh tế - xã hội..............................................................37
2.1.4. Tài nguyên du lịch...............................................................................39
2.2. Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa biển đảo tại Khánh Hòa................51
2.2.1. Thị trƣờng khách du lịch văn hóa biển đảo tại Khánh Hòa ................51
2.2.2. Các sản phẩm du lịch văn hóa biển đảo tại Khánh Hòa......................54
2.2.3. Các điểm - tuyến du lịch văn hóa biển đảo tại Khánh Hòa................56
2.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa biển đảo tại Khánh Hòa 59
2.2.5. Nhân lực du lịch văn hóa biển đảo tại Khánh Hòa .............................63
2.2.6. Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa biển đảo tại Khánh Hòa.................66
2.2.7. Tuyên truyền quảng bá du lịch văn hóa biển đảo tại Khánh Hòa.......68
2.3. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động du lịch văn hóa biển đảo tại
Khánh Hòa ........................................................................................................72
Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................76
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
BIỂN ĐẢO KHÁNH HÒA...............................................................................78
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ...........................................................................78
3.1.1. Mục tiêu, chiến lƣợc phát triển du lịch của Nhà nƣớc, địa phƣơng....79
3.1.2. Quy hoạch du lịch Khánh Hòa............................................................80
3.2. Các nhóm giải pháp cụ thể.........................................................................83
3.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách, quy hoạch, tổ chức, quản lý..............83
3.2.2. Nhóm giải pháp về đầu tƣ, phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật
.......................................................................................................................85
3.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm, thị trƣờng du lịch văn hóa
biển đảo .........................................................................................................87 3.2.4. Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực.......................................100
3.2.5. Nhóm giải pháp về xúc tiến quảng bá du lịch văn hóa biển đảo ......101
3.2.6. Nhóm giải pháp bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng văn hóa biển..........106
3.2.7. Nhóm giải pháp phát triển du lịch văn hóa biển đảo gắn với đảm bảo
an ninh quốc phòng .....................................................................................109
3.3. Một số kiến nghị ......................................................................................112
3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc ở tỉnh ...................................112
3.3.2. Đối với các doanh nghiệp du lịch......................................................113
3.3.3. Đối với cộng đồng địa phƣơng và khách du lịch ..............................113
Tiểu kết chƣơng 3 ...........................................................................................113
KẾT LUẬN .......................................................................................................115
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................118
PHỤ LỤC..........................................................................................................124 MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh nguy cơ cạn kiệt tài nguyên đất liền trên toàn cầu, các quốc gia tiếp
xúc với biển đều có chiến lƣợc tích cực tận dụng và khai thác biển, nhƣng Việt Nam
cho đến giờ vẫn chƣa tận dụng và khai thác đƣợc nguồn tài nguyên này tƣơng xứng với
tiềm lực vốn có của nó.
Khánh Hòa là một trong số ít các tỉnh ven biển có kinh nghiệm về biển nhiều hơn
cả, cũng là địa phƣơng đang đi đầu trong khai thác biển. Với diện tích khoảng
5.197km2 gồm khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Vịnh Nha Trang đƣợc công nhận
là thành viên thứ 29 của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới. Với thế mạnh của một
vùng đất đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, nơi tiềm ẩn nhiều giá trị của nền văn hóa lớn, trong
đó biển, đảo là giá trị đặc trƣng của nơi đây, đặc biệt văn hóa biển đảo còn lƣu giữ
nhiều nét đặc sắc, giúp cho việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù. Đó chính là một
tiềm năng to lớn, một thế mạnh không dễ gì có đƣợc.
Du lịch biển nói chung, du lịch văn hóa biển đảo chiếm một vị trí vô cùng quan
trọng đối với du lịch Khánh Hòa, nhất là trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay.
Khánh Hòa là vùng đất có nhiều tiềm năng đang có sức hút lớn đối với các nhà đầu tƣ
trong và ngoài nƣớc. Vì vậy, nó bắt đầu đƣợc chú ý khai thác, phát triển. Du lịch văn
hóa biển đảo đang đặt ra nhiều vấn đề cần đƣợc nghiên cứu, hoàn thiện nhằm đánh giá
đúng mức những giá trị văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn văn hóa với
việc bảo vệ và gìn giữ trọn vẹn chủ quyền biển đảo quốc gia.
Cho đến nay, vẫn chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống,
toàn diện và mang tính phƣơng pháp luận hoàn chỉnh về nhận thức và thực tiễn đối với
du lịch văn hóa biển đảo ở Khánh Hòa. Vì thế, trong điều kiện hội nhập hiện nay, việc
đầu tƣ cho công trình nghiên cứu mang tính hệ thống, toàn diện về văn hóa biển đảo
trong phát triển du lịch là một vấn đề rất cấp bách của tỉnh trong việc khai thác tiềm
năng, lợi thế của biển, đảo đối với các chiến lƣợc phát triển kinh tế biển đảo theo hƣớng bền vững. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU
LỊCH VĂN HÓA BIỂN ĐẢO TỈNH KHÁNH HÒA cho luận văn Thạc sĩ ngành Du
lịch của mình..
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
* Về văn hóa biển đảo nói chung
Hiện nay, các công trình khoa học nghiên cứu về văn hóa và cƣ dân biển đảo phục
vụ phát triển du lịch không có nhiều. Theo nhận xét của Ngô Đức Thịnh, kết quả của
việc nghiên cứu biển và cƣ dân ven biển, đảo - thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân
văn vẫn còn khá khiêm tốn. Riêng bộ môn văn hóa dân gian nghiên cứu về biển thì kết
quả lại càng khiêm tốn hơn. Các công trình nghiên cứu khái quát về biển tiêu biểu nhƣ:
Luận án tiến sĩ lịch sử Văn hóa dân gian của cư dân ven biển Quảng Ngãi của
Nguyễn Đăng Vũ (2003). Công trình này phản ánh khá toàn diện bức tranh văn hóa
dân gian của cộng đồng cƣ dân nơi đây: từ tín ngƣỡng, lễ hội cho đến nghệ thuật diễn
xƣớng dân gian, nghệ thuật tạo hình dân gian, ngữ văn dân gian.
Tác phẩm Lễ hội dân gian của ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu của Phan An, Đinh
Văn Hạnh (2004). Các tác giả đã nghiên cứu, miêu tả một số lễ hội dân gian của ngƣ
dân địa phƣơng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong quá trình hình thành và phát triển.
Công trình Văn hóa biển miền Trung và văn hóa biển Tây Nam Bộ (2007) là kết
quả của 2 cuộc hội thảo do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phối hợp với Viện
Nghiên cứu Văn hóa, Sở Văn hóa – Thông tin Quảng Ngãi, Hội Văn học nghệ thuật
Kiên Giang tổ chức, đã cung cấp khá nhiều tri thức về văn hóa biển ở 02 khu vực này.
Ngoài ra, chúng ta còn thấy có nhiều công trình nghiên cứu khác, nhƣ Nuyễn Thị
Hải Lê (2009) với Biển trong văn hóa người Việt đã khái quát toàn bộ biển trong các
lớp văn hóa của ngƣời Việt về không gian và thời gian, trong đời sống văn hóa vật chất
và tinh thần của ngƣời Việt. Chuyên khảo Tín ngưỡng cư dân ven biển Quảng Nam –
Đà Nẵng (hình thái, đặc trưng và giá trị) của Nguyễn Xuân Hƣơng (2009). Cuốn sách
đã tập trung nghiên cứu về tín ngƣỡng thờ cá voi, tín ngƣỡng thờ Mẫu, thờ âm linh,
tiền hiền ở địa phƣơng này… Gần đây, bài nghiên cứu Đặc điểm cư dân và văn hóa
vùng ven biển và hải đảo: Một số lý luận cơ bản của Phan Duy Hợp và Đặng Vũ Cảnh
Linh đã đƣa ra những lý luận giải thích các khái niệm về văn hóa học nhƣ “ Đặc điểm
cƣ dân”, “Con ngƣời và văn hóa”. Các vấn đề này đƣợc cụ thể hóa bằng con đƣờng
diễn dịch từ hƣớng tiếp cận lý thuyết khinh - trọng, chứ không đi vào nghiên cứu các
loại hình văn hóa cụ thể của cƣ dân vùng ven biển và hải đảo.
Văn hóa biển đảo những năm gần đây thu hút nhiều sự chú ý của giới nghiên cứu,
quản lý thông qua các cuộc hội thảo nhƣ: Tục thờ Tứ vị thánh nương với văn hóa biển
ở Việt Nam (Nghệ An, 2009), Di sản văn hóa Nam Trung Bộ với sự phát triển du lịch
trong hội nhập quốc tế (Phú Yên, tháng 4/2011), Khai thác tiềm năng biển, đảo vì sự
phát triển bền vững của Quảng Ngãi và miền Trung (Quảng Ngãi, tháng 5/2011)…
* Về khảo cổ học biển đảo Khánh Hòa
Qua các đợt khai quật di chỉ khảo cổ học tại các làng ven biển – đảo ở Khánh Hòa,
một số tác giả trong các cuốn sách Văn hóa phi vật thể Khánh Hòa; Tìm hiểu giá trị
lịch sử và văn hóa Khánh Hòa đã có những nhận định khái quát về lịch sử văn hóa
biển, đảo. Đáng chú ý nhất là bài viết Khánh Hòa một cái nhìn địa – văn hóa của Trần
Quốc Vƣợng. Tác giả đã nêu lên đặc trƣng các nền văn hóa ven biển miền Trung thời
tiền sử - sơ sử (đá mới – sơ kỳ kim khí) là văn hóa cồn bàu. Trong đó, có văn hóa Xóm
Cồn với đảo Bích Đầm, đảo Hòn Tre của Khánh Hòa; văn hóa Gò Ốc (Phú Yên)…
* Về lễ hội biển đảo Khánh Hòa
Các bài viết Lễ hội Cầu ngư ở Khánh Hòa của Nguyễn Tứ Hải; Lễ hội Cầu ngư ở
Khánh Hòa của Khánh Hải đã khảo tả và đƣa ra nhận xét chung về các lễ hội diễn ra
tại các đình, lăng ven biển gồm các nghi lễ: rước sắc, lễ nghinh thủy triều, lễ tế sanh,
tế chánh (Nguyễn Văn Khánh cb 1999; Nhiều tác giả 2005). * Về tín ngưỡng biển đảo Khánh Hòa
Lê Quang Nghiêm với chuyên khảo Tục thờ cúng của ngư phủ lưới đăng Khánh
Hòa đã thể hiện sự công phu, nghiêm túc trong nghiên cứu thực địa. Công trình không
chỉ có giá trị đối với tục thờ cá Ông mà còn về tín ngƣỡng ngƣ dân vùng biển Khánh
Hòa nói chung. Đây là một công trình biên khảo về văn hóa biển.
Tục thờ cá Ông ở Khánh Hòa thông qua những tài liệu điền dã cụ thể trên địa bàn
Khánh Hòa đã cung cấp một diện mạo chung về tập tục này ở địa phƣơng (Nguyễn
Thanh Lợi 2002).
Nói tóm lại các công trình trên đã làm rõ những nghi lễ, tục thờ, tín ngƣỡng của
cộng đồng cƣ dân ven biển, đảo ở Khánh Hòa.
* Về nghệ thuật biểu diễn dân gian biển đảo Khánh Hòa
Nhiều tác giả đã giới thiệu và miêu tả các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian
của cƣ dân vùng ven biển, đảo ở Khánh Hòa. Chẳng hạn nhƣ: bài viết Hò Bá Trạo ở
Khánh Hòa của Khánh Hải miêu tả một buổi trình diễn hoàn chỉnh của đội hò bá trạo,
gồm trò diễn chèo thuyền và điệu hò biển để phục vụ cho nghi thức cúng tế cá Ông của
ngƣ dân ven biển. hay bài Múa bóng, múa hò bá trạo, múa siêu của cộng đồng cư
dân ven biển ở Vạn Ninh của tác giả Nguyễn Sĩ Chức.
* Về nghề truyền thống biển đảo Khánh Hòa
Một số tác giả đã giới thiệu, miêu thuật, cung cấp nhiều tƣ liệu quý về các nghề
đánh bắt truyền thống, đặc biệt là nghề lƣới đăng ở Khánh Hòa. Dƣới đây là một số bài
viết tiêu biểu:
Năm 2007, kế thừa nhiều thành tựu nghiên cứu của Guy Moréchand, 1952,
Nguyễn Thụy Anh (1952), Lê Quang Nghiêm (1970), Võ Khoa Châu, Nguyễn Viết
Trung có bài Lưới đăng – nghề biển truyền thống ở Khánh Hòa.
Các bài viết khác nhƣ: Nhƣ Hoàng có 2 bài Nghề đăng ở Khánh Hòa (1996), Nghề
đăng ở Bích Đầm (1997); Nguyễn Âu Hồng với bài Nghề lưới đăng truyền thống ở
Khánh Hòa (Nguyễn Văn Khánh cb 1999); Lê Đình Chi với bài Nghề lưới đăng ở Khánh Hòa (2000); bài Nghiên cứu điều tra nghề lưới đăng ở Nha Trang; Võ Khoa
Châu với bài Nghề truyền thống đầm đăng ở Vạn Ninh, Khánh Hòa (2005); Lê Đình
Chi có bài khảo cứu Nghề câu cá biển ở Nha Trang (Nhiều tác giả 2010).
* Về kiến trúc, điêu khắc dân gian biển đảo Khánh Hòa
Các nhà nghiên cứu ít quan tâm về mảng nội dung này. Theo sự tìm hiểu, đối với
đề tài này, mới chỉ có 2 bài viết Lăng Tân Mỹ và tục thờ cúng Ông Nam Hải của Võ
Khoa Châu và Lăng Nam Hải ở Bình Ba của Hoàng Quý (Nhiều tác giả 2010). Hai tác
giả trên đã khái quát lịch sử hình thành, kiến trúc xây dựng, mục đích, ý nghĩa và vai
trò của lăng Ông trong đời sống văn hóa cƣ dân ven biển và đảo ở Khánh Hòa.
2.2 Tình hình nghiên cứu du lịch văn hóa biển đảo Khánh Hòa
Nhìn chung, văn hóa biển đảo Khánh Hòa đã đƣợc nghiên cứu, tìm hiểu trên nhiều
phƣơng diện, nhất là về văn hóa, về môi trƣờng, hay về các lĩnh vực kinh tế khác,
nhƣng du lịch văn hóa biển đảo Khánh Hòa thì cho đến nay hầu nhƣ chƣa có đƣợc
nghiên cứu chuyên sâu nào. Chính vì vậy, luận văn của chúng tui tiếp thu các kiến thức
chung về văn hóa biển đảo, phát triển ý tƣởng nghiên cứu trong một số luận văn Thạc
sĩ, Cử nhân đã đƣợc thực hiện trƣớc đây về du lịch văn hóa nói chung, du lịch văn hóa
biển đảo nói riêng, để triển khai cho việc nghiên cứu du lịch văn hóa biển đảo tại
Khánh Hòa.
Trong nghiên cứu của mình, chúng tui chú ý đến những tài liệu trực tiếp đề cập tới
du lịch văn hóa biển đảo nhƣ:
* Nguyễn Thị Thúy Vân: Khai thác các sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển
Thanh Hóa, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học KHXHVNV, 2008.
* Ngô Quang Duy: Phát triển du lịch biển đảo ở Vân Đồn, Quảng Ninh, Luận văn
Thạc sĩ, Trƣờng Đại học KHXHVNV, 2008.
* Nguyễn Phƣơng Thanh: Du lịch làng nổi Hạ Long, Khóa luận tốt nghiệp đại học,
Đại học KHXHVNV, 2006 * Nguyễn Thị Hồng Thƣ: Du lịch đêm Hạ Long, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Đại
học KHXHVNV, 2007
Luận văn của chúng tui kế thừa những thành quả nghiên cứu của ngƣời đi trƣớc, cố
gắng trình bày những vấn đề có tính chung nhất và cấp thiết nhất cho phát triển du lịch
văn hóa biển đảo Khánh Hòa, nhƣ một sự tri ân đối với quê hƣơng.
3. Mục đích nghiên cứu
Thông qua các nghiên cứu cụ thể, luận văn hƣớng tới mục đích góp phần đƣa ra
những luận cứ khoa học cho việc khai thác, bảo tồn các di sản văn hóa biển đảo Khánh
Hòa trong công cuộc phát triển kinh tế của địa phƣơng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Bao gồm toàn bộ các di sản văn hóa biển đảo Khánh Hòa,
các hoạt động văn hóa biển đảo hiện đại, và các hoạt động du lịch văn hóa biển đảo tại
Khánh Hòa
- Phạm vi không gian nghiên cứu: tỉnh Khánh Hòa, tập trung tại vịnh Nha Trang và
huyện đảo Trƣờng Sa. Bên cạnh đó, đề tài sẽ có sự so sánh, liên hệ với vùng du lịch
Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: chuỗi số liệu thống kê và các vấn đề liên quan
đƣợc sử dụng trong nghiên cứu là từ năm 2008 đến 2012, cùng một số dữ liệu đến 06
tháng đầu năm 2013.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sẽ chủ yếu sử dụng các phƣơng
pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập tư liệu thứ cấp: Qua các sách, báo, tạp chí, luận văn, luận
án… tại các thƣ viện, kho lƣu trữ.
- Phương pháp điều tra thực địa: Công tác thực địa có mục đích cơ bản là kiểm tra
chỉnh lý và bổ sung những tƣ liệu; đối chiếu và lên danh mục cụ thể từng đối tƣợng

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Đợt Bùng Phát Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Y dược 0
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Tại Các Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Thị Xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Biển Tỉnh Cà Mau Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Trưởng, Phát Triển Của Một Số Dòng Giống Đậu Tương Tại Huyện Vị Xuyên - Tỉnh Hà Giang Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sa Pa theo hướng phát triển bền vững Văn hóa, Xã hội 1
D Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón vi sinh đến sinh trưởng và phát triển của măng tây xanh trồng tại Thái Nguyên Nông Lâm Thủy sản 0
D Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua dạy học lĩnh vực khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0
A Nghiên cứu ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và protein thô trên sự sinh trưởng phát dục và tỷ lệ đẻ của gà nòi ở đồng bằng sông cửu long Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top