daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng thực vật và ánh sáng đèn led trong nuôi cấy invitro cây đẳng sâm (codonopsis javanica (blume) . Hook.f.)
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƢỞNG THỰC VẬT VÀ ÁNH SÁNG ĐÈN LED TRONG NUÔI CẤY INVITRO CÂY ĐẲNG SÂM (Codonopsis javanica ( Blume). Hook.f.) Ở SƠN LA

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 7
2. Nội dung nghiên cứu
3. Mục tiêu nghiên cứu.................................... Error! Bookmark not defined.
4. Phạm vi nghiên cứu..................................... Error! Bookmark not defined.
5. Ý nghĩa thực và những đóng góp mới đề tàiError! Bookmark not
defined.
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN ......................................................................... 10
1.1. Giới thiệu sơ lược về cây Đẳng sâm ........................................................ 10
1.1.1. Sơ lược về cây Đẳng sâm...................................................................... 10
1.1.2. Phân loại[6] ........................................................................................... 11
1.1.3. Đặc điểm hình thái ................................................................................ 11
1.1.4. Tác dụng của Đảng sâm ........................................................................ 12
1.1.4.1. Các hoạt chất sinh học có trong Đẳng sâm........................................ 12
1.1.4.2. Tác dụng dược lý................................................................................ 13
1.1.5. Tình hình nghiên cứu về Đẳng sâm ...................................................... 14
1.2. Nguồn ánh sáng nhân tạo và vai trò của ánh sáng LEDError! Bookmark
not defined.
1.2.1. Nguồn ánh sáng nhân tạo trong nhân giống cây trồng ......................... 15
1.2.2. Đèn LED ............................................................................................... 16
1.2.3. Ứng dụng của đèn LED trong nhân giống cây trồng............................ 17
1.3. Ứng dụng công nghệ trong chọn tạo giống cây trồng.............................. 19
1.3.1. Phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật............................................ 19
1.3.2. Sự phát sinh hình thái thực vật.............................................................. 19
1.3.3. Hệ thống nuôi cấy mô tế bào thực vật .................................................. 20
1.3.4. Môi trường nuôi cấy.............................................................................. 21
1.3.5. Vai trò của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật............................... 22
1.3.5.1. Auxin.................................................................................................. 22
1.3.5.2. Cytokinin............................................................................................ 22
CHƢƠNG II: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................... 25
2.1. Vật liệu, hóa chất và thiết bị .................................................................... 25
2.1.1. Vật liệu thực vật .................................................................................... 25
2.1.2. Hóa chất và thiết bị ............................................................................... 25
2.1.2.1. Thiết bị ............................................................................................... 25
2.1.2.2. Hóa chất.............................................................................................. 25
2.1.3. Bố trí thí nghiệm ................................................................................... 25
2.2. Địa điểm nghiên cứu
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 26
2.2.1. Ảnh hưởng của BAP và NAA đến khả năng tạo đa chồi của cây Đẳng
sâm................................................................................................................... 26
2.2.2. Ảnh hưởng của IBA và than hoạt tính đến khả năng tạo rễ của cây Đẳng
sâm................................................................................................................... 27
2.2.3. Ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED tới sự sinh trưởng và phát triển của
Đẳng sâm......................................................................................................... 27
2.3. Các chỉ tiêu theo dõi................................................................................. 28
2.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 29
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................ 30
3.1. Kết quả nuôi cấy invitro cây Đẳng sâm thu thập tại Sơn La ................... 30
3.1.1. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ BAP và NAA đến khả năng tạo đa
chồi của cây Đẳng sâm.................................................................................... 30
3.1.2. Khảo sát ảnh hưởng của IBA và than hoạt tính đến sự phát triển của rễ
Đẳng sâm......................................................................................................... 34
3.2. Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của Đẳng sâm dưới ánh sáng đèn
LED ................................................................................................................. 41
3.2.1. Kết quả nhân nhanh tạo đa chồi Đẳng sâm invitro trong các điều kiện
chiếu sáng LED ................................................................................................. 4
3.2.2. Kết quả nhân nhanh tạo rễ Đẳng sâm invitro trong các điều kiện chiếu
sáng LED........................................................................................................... 7
CHƢƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................ 10
4.1. Kết luận .................................................................................................... 10
4.2. Kiến nghị.................................................................................................. 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 12
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đẳng sâm, là loài cây leo thảo, sống nhiều năm. Đẳng sâm là loài cây dược liệu
có giá trị kinh tế. Theo sách đỏ Việt Nam thì Đẳng sâm là nguồn gen quý và là cây
thuốc quý, được sử dụng phổ biến trong y học dân tộc [1]. Đẳng sâm là cây thuốc quý,
có tác dụng bổ ngũ tạng, nâng cao thể lực, tăng sức dẻo dai, tăng cường khả năng
miễn dịch cho cơ thể; có tác dụng ích huyết, sinh tân dịch, chống mệt mỏi, giảm
stress. Bộ phận dùng làm thuốc duy nhất của Đẳng sâm là rễ. Rễ cây Đẳng sâm chứa
saponins, triterpenes và streroid. Các hoạt chất có trong Đẳng sâm giúp cho các hoạt
động trao đổi chất của cơ thể được tốt hơn. Về công dụng, Đẳng sâm được dùng thay
thế cho nhân sâm trong các bệnh thiếu máu, da vàng, bệnh bạch huyết, viêm thượng
thận, nước tiểu có anbumin, chân phù đau; dùng làm thuốc bổ dạ dày, chữa ho, tiêu
đờm, lợi tiểu. Do có giá trị dược lý và kinh tế nên hiện nay người dân đang tập trung
khai thác rễ cây Đẳng sâm trong rừng một cách triệt để; làm cạn kiệt và giảm khả
năng tái sinh nguồn cây trong tự nhiên. Vì vậy, để bảo vệ nguồn cây dược liệu mang
tính đặc hữu của các vùng cần có các nghiên cứu bảo tồn, nhân giống, phát triển
nguồn cây dược liệu này.
Sơn La là một tỉnh miền núi phía Bắc có điều điều kiện khí hậu, đất đai có
nhiều thuận lợi để phát triển các loại cây dược liệu, hiện nay đã thống kê được 241
loại cây thuốc, trong đó hơn 100 loại cây thuốc đặc trưng của từng vùng và 12 loại
cây thuốc có trữ lượng lớn trong tự nhiên, gồm: bình vôi, cốt khí, cẩu tích, đẳng sâm,
hà thủ ô, hoàng tinh, hy thiêm, kê huyết đẳng, táo mèo, thảo quyết minh, thổ phục
linh, thiên niên kiện. Dân thường khai thác để bán cho các thương lái nước ngoài. Đặc
biệt, những năm trước đây, việc khai thác tràn lan không đi đôi với tái tạo, bảo tồn dẫn
đến tình trạng các loại cây dược liệu trong tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt. Có rất
nhiều các phương pháp để bảo tồn các loài cây dược liệu quý, trong đó có phương
pháp nuôi cấy invitro với mục đích tạo ra số lượng lớn các cây giống đồng đều, sạch
bệnh.
Việc nhân giống cây Đẳng sâm ở Sơn La đã nghiên cứu nhân giống bằng hạt thành
công – 1977( Tài liệu toàn văn tra cứu tại Trung tâm thông tin – Thư viên VDL), chưa
có đề tại nào nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố sinh trưởng và ánh sáng đèn
LED trong nuôi cấy invitro cây Đẳng sâm. Vì vậy việc nghiên cứu hoàn thiện quy
trình nuôi cấy invitro cây Đẳng sâm có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn, nhân
rộng, phát triển và khai thác nguồn gen quý hiếm đem lại lợi ích kinh tế lớn cho tỉnh
Sơn La là một việc làm rất cần thiết.
Chính vì vậy, tui thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều
hòa sinh trưởng thực vật và ánh sáng đèn LED trong nuôi cấy in vitro cây Đẳng sâm
(Codonopsis javanica (Blum).Hook.f.) ở Sơn La.”
2. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp BAA và NAA, IBA và than hoạt tính
tới quá trình tạo chồi và rễ của cây Đẳng sâm.
Khảo sát ảnh hưởng ánh sáng LED trong quá trình nhân nhanh tạo đa chồi
của cây Đẳng sâm trong nuôi cấy invitro.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm được môi trường thích hợp nhất cho quá trình nhân nhanh tạo đa chồi
của cây Đẳng sâm.
Tìm được môi trường thích hợp nhất cho quá trình ra rễ cây Đẳng sâm.
Tìm được ánh sáng LED thích hợp nhất cho quá trình nhân nhanh tạo đa
chồi cây của cây Đẳng sâm.
Tìm được ánh sáng LED thích hợp nhất cho quá trình ra rễ của cây Đẳng
sâm.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu giống cây Đẳng sâm được thu thập trên địa bàn tỉnh Sơn La.
5. Ý nghĩa và những đóng góp mới của đề tài
Đề tài đã nghiên cứu được ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng
thực vật và ánh sáng đến LED trong nuôi cấy invitro cây Đẳng sâm mà các
nghiên cứu khác chưa đề cập tới.
Phát triển được quy trình nhân giống invitro cây Đẳng sâm (Codonopsis
javanica) tạo ra được những giống Đẳng sâm có năng suất và chất lượng cao phục vụ
bảo tồn và phát triển nguồn gen cây dược liệu quý tại tỉnh Sơn La.
10
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN
1.1. GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ CÂY ĐẲNG SÂM
1.1.1. Sơ lược về cây Đẳng sâm
Đẳng sâm (Codonopsis javanica.) là loài dây leo thảo, sống nhiều năm. Đẳng
sâm là loài cây dược liệu có giá trị kinh tế. Theo sách đỏ Việt Nam thì Đẳng sâm là
nguồn gen quý và là cây thuốc quý, được sử dụng phổ biến trong y học dân tộc[1].
Đẳng sâm là cây thuốc quý, có tác dụng bổ ngũ tạng, nâng cao thể lực, tăng sức dẻo
dai, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể; có tác dụng ích huyết, sinh tân dịch,
chống mệt mỏi, giảm stress. Bộ phận dùng làm thuốc duy nhất của Đẳng sâm là rễ. Rễ
cây Đẳng sâm chứa saponins, triterpenes và steroid. Các hoạt chất có trong Đẳng Sâm
giúp cho hoạt động trao đổi chất trong cơ thể tốt hơn. Về công dụng, Đẳng sâm được
dùng thay thế cho nhân sâm trong các bệnh thiếu máu, da vàng, bệnh bạch huyết,
viêm thượng thận, nước tiểu có anbumin, chân phù đau; dùng làm thuốc bổ dạ dày,
chữa ho, tiêu đờm, lợi tiểu.
Trên thế giới, cây Đẳng Sâm được nhắc đến như là cây thuốc, cây thực phẩm có
thể thay thế cho nhân sâm. Ở Trung Quốc, công dụng của Đẳng sâm đã được đề cập
trong các y thư, văn thư cổ như các sách “Bản thảo phùng nguyên”, “Bản thảo tùng
tân”, “ Bản thảo cương mục thập di”, “Bản thảo chính nghĩa”. Nhiều công trình
nghiên cứu hiện đại của nhiều tác giả trên thế giới tập trung nghiên cứu về thành phần
hóa học, tác dụng dược lý của cây Đẳng sâm.
Trong Đông y, vị thuốc Đẳng sâm được khai thác từ nhiều loài khác nhau, cùng
thuộc chi Codonopsis- thuộc họ hoa chuông (Campanulaceae).
Tại Việt Nam thường gặp loài có tên khoa học là Codonopsis javanica (Blume)
Hook.f. Loài này phân bố ở độ cao 900 – 2200m, có ở hầu hết các tỉnh miền núi. Tập
trung nhất ở Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La… Ở phía Nam, có ở núi Ngọc
Linh và vùng Đà Lạt. Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc tương
đối tập trung ở các vùng nương rẫy cũ, ven rừng, nhất là loại hình rừng núi đá vôi sau
khi đã bị khai phá để lấy đất canh tác[26].
(Nguồn: cơ sở tài nguyên của Viện dược liệu ( )
Hình 1.2. Hình thái cây Đẳng sâm
1.1.4. Tác dụng của Đẳng sâm
1.1.4.1. Các hoạt chất sinh học có trong Đẳng sâm
Từ xa xưa, trong y học cổ truyền, lang y đã biết dùng củ sâm phơi khô để dùng
trong các bài thuốc chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe. Ngày nay, với sự phát triển của khoa
học, con người đã biết tách chiết riêng những thành phần có tính chất dược trong củ
sâm tạo thành thuốc. Công nghệ tách chiết hoạt chất đã giúp cho việc không phải sử
dụng nguyên củ sâm cùng những thành phần không có công dụng chữa bệnh cũng như
bồi bổ sức khoẻ.
Các loài sâm nói chung cũng như Đẳng sâm nói riêng chứa rất nhiều hoạt chất
sinh học. Các hoạt chất này có nhiều tính chất dược và được sử dụng nhiều để làm
thuốc. Trong các loài sâm thường chứa các hoạt chất như: terpen, acid amin, hợp chất
glycosid, vitamin, các nguyên tố khoáng, alkaloid và hợp chất saponin. Thành phần
saponin, được hiểu như là hoạt chất chính tạo nên những công dụng của nhân sâm.
Sâm càng có nhiều thành phần này thì càng tốt.
Trong rễ cây Đẳng sâm chứa thành phần chủ yếu là saponin, ngoài ra còn có:
stigmasterol, α-spinasterol, inulin, fructose, choline, caproic acid, enanthic acid, pinen
và các alkanloid . Trong rễ cây Đẳng sâm chứa nhiều loại acid amin (khoảng 17 loại),
0
Giàn A1 Giàn A2 Giàn A3 Giàn A4 Giàn A5
Biểu đồ 3.3: Ảnh hưởng của đèn LED đến khả năng tạo đa chồi
của cây Đẳng sâm
Qua bảng 3.3, biểu đồ 3.3 và hình 3.4 ta thấy sự sinh trưởng của Đẳng
sâm ở các tỉ lệ đèn khác nhau đều có sự sinh trưởng và tạo đa chồi tăng lên
một cách rõ rệt theo từng ngày. Ở 15 ngày đầu, sự sinh trưởng của Đẳng sâm
ở các tỉ lệ đèn khác nhau trung bình dao động từ 5,2 đến 6,7 chồi/cụm, trong
đó ở tỉ lệ đèn 20% xanh: 80% đỏ đậm ( Giàn A4) trung bình 6,7 chồi/1 cụm
đạt giá trị cao nhất và tỉ lệ huỳnh quang trung bình 5,2 chồi/1 cụm đạt giá trị
thấp nhất. Ở 30 ngày sau, sinh trưởng cây Đẳng sâm có sự thay đổi giữa các tỉ
lệ đèn và khác so với 15 ngày đầu dao động từ 9,1 đến 11,4 chồi/cụm, trong
đó tỉ lệ đèn 20% xanh : 80% đỏ đậm ( giàn A4) trung bình 11,4 chồi/1 cụm
đạt giá trị cao nhất và đạt giá trị thấp nhất ở tỉ lệ đèn là 100% trắng ( giàn A5)
(trung bình 9,1 chồi/1 cụm). Những số liệu thu được sau 15 ngày và 30 ngày
nuôi cấy phản ánh chất lượng ánh sáng khác nhau lên sự sinh trưởng và phát
triển chồi của cây Đẳng sâm invitro.
Do đó, chúng tui lựa chọn ánh sáng thích hợp tạo đa chồi Đẳng sâm
chồi của Đẳng sâm
3.2.2. Kết quả nhân nhanh tạo rễ Đẳng sâm invitro trong các điều
ki n chiếu sáng LED
Ánh sáng đơn sắc từ đèn LED (đi – ốt phát quang) đã và đang được
nghiên cứu làm nguồn sáng trong nhân giống thực vật. Sử dụng ánh sáng đơn
sắc đỏ (600 – 700 nm) hay đỏ xa (700 – 800 nm) hay kết hợp với xanh lam
của đèn LED làm cây tăng trưởng rất tốt và tiết kiệm điện năng hơn so với
dùng đèn huỳnh quang. Một trong những yếu tố của môi trường ảnh hưởng
lên quá trình tạo rễ của mẫu cấy là ánh sáng. Ánh sáng góp phần vào việc tạo
rễ và chồi bất định của đoạn cắt. Chỉ cần cường độ ánh sáng thấp cho quá
trình tạo rễ, vì cường độ ánh sáng cao quá sẽ ngăn cản sự tạo rễ. Đối với một
số loài, quang kỳ có thể ảnh hưởng đến sự tạo rễ. Chất lượng ánh sáng cũng
ảnh hưởng đến sự ra rễ.
Sử dụng chồi ngọn cây con từ môi trường nhân đa chồi co chiều dài từ
2 – 2,5cm cấy vào môi trường R2 (MS + 10g/l đường + 0,5mg/l IBA + 0,5g/l
AC + 2,5g/l phytagel). Sau đó đặt các mẫu cấy trên 5 giàn đèn LED có tỷ lệ
ánh sáng khác nhau.
Sau 15 ngày và 30 ngày nuôi cấy, chúng tui tiến hành quan sát, thu thập
và xử lý số liệu, kết quả thu được thể hiện qua bảng 3.4 biểu đồ 3.4
Bảng 3.4: Ảnh hưởng phối hợp của ánh sáng đèn LED với các tỷ lệ khác đến
khả năng tạo rễ của cây Đẳng sâm (sau 15 ngày và 30 ngày theo dõi)
Tỷ lệ ra rễ (%) Số rễ/cây Chiều dài rễ (cm)
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Xác định một số chỉ tiêu sinh sản, chỉ tiêu huyết học của chuột nhắt trắng giống Swiss nhân nuôi trong một số cơ sở nghiên cứu tại Hà Nội Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản trên đàn chuột nhắt trắng giống Swiss nuôi tại Viện kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu quy trình nhân giống hoa Đồng Tiền bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu nhân giống cây ba kích (Morinda officianalis. How) bằng phương pháp nuôi cấy mô Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu hệ thống kênh phân phối sản phẩm thức ăn chăn nuôi tại công ty cổ phần thương mại quốc tế thăng long Luận văn Kinh tế 1
D Nghiên cứu, phân lập và nuôi cấy tăng sinh tế bào gốc mỡ định hướng ghép tự thân trong điều trị vết Y dược 0
H Nghiên cứu xây dựng kĩ thuật nuôi trồng vi tảo làm thức ăn cho con giống động vật biển Kiến trúc, xây dựng 0
S Nghiên cứu sản xuất phụ gia chăn nuôi Kiến trúc, xây dựng 0
D Nghiên cứu mô hình xử lý nước thải chăn nuôi heo sau Biogas bẳng đất ngập nước kiến tạo Khoa học Tự nhiên 0
D NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG AO NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (LITOPENAEUS VANNAMEI) TẠI PHƯ Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top