Beanon

New Member
Chương 1 14
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH LỄ HỘI 14
1.1 Văn hóa và du lịch văn hóa 14
1.1.1 Khái niệm văn hóa 14
1.1.2 Du lịch văn hóa 14
1.2.1 Lễ hội 16
1.2.2 Du lịch lễ hội 17
1.3.2An ninh chính trị và an toàn xã hội 20
1.3.3 Kinh tế, giao thông vận tải, khoa học kỹ thuật 22
1.3.4Trình độ dân trí, đặc điểm văn hóa 23

1.5 Những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch lễ hội 28
1.6 Những nhiệm vụ đặt ra trong việc nghiên cứu du lịch lễ hội chùa
Hương 32
CHƯƠNG 2 33
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG 33
2.1 Tổng quan về lễ hội chùa Hương 33
2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển chùa Hương 35
2.1.2 Hệ thống các di tích, danh thắng tại chùa Hương 36
2.1.2.2.Di tích khảo cổ, cổ vật 48
2.1.3. Lễ hội chùa Hương 50
Thực trạng hoạt động du lịch lễ hội chùa Hương 54
2.2.1 Thị trường khách du lịch lễ hội chùa Hương 54
2.2.1.1 Lượng khách 54
2
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp lượng khách đến chùa Hương 55
2.2.1.2 Cơ cấu khách 55
2.2.1.3 Đặc điểm khách 56
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp số liệu điều tra về mục đích của khách đến Lễ
hội chùa Hương 56
Bảng 2.3 Trình độ học vấn của du khách 56
2.2.1.4 Xu hướng du lịch của khách 57
Bảng 2.4 Đánh giá mức quan tâm tâm của du khách đến các tuyến 57
2.2.2. Các sản phẩm du lịch lễ hội chùa Hương 57
2.2.2.1 Du lịch tham quan danh thắng 57
2.2.2.3 Du lịch tham gia các hoạt động lễ hội 59
2.2.2.4 Ẩm thực du lịch lễ hội chùa Hương 60
62
2.2.3.1 Cơ sở vật chất giao thông, vận chuyển khách 63
Bảng 2.6 Bảng đánh giá chất lượng dịch vụ phương tiện tiếp cận lễ hội. 64
64
2.2.3.2 Cơ sở vật chất của dịch vụ ăn uống 65
Bảng 2.7 Bảng đánh giá chất lượng dịch vụ ăn uống tại chùa Hương 65
65
2.2.3.3 Cơ sở vật chất của dịch vụ lưu trú 66
Bảng 2.8: Thống kê CSLT tại ĐĐDL Hương Sơn tính đến T12/2010 66
Bảng 2.9 Đánh giá của du khách về dịch vụ lưu trú 67
67
2.2.3.4 Cơ sở vật chất dịch vụ thông tin liên lạc, điện, nước, xử lý rác thải tại khu di
tích 67
Bảng 2.10 Đánh giá của du khách về môi trường 68
68
3
2.2.3.5 Cơ sở vật chất của các di tích, chùa chiền, hang động, danh thắng 68
2.2.3.6 Cơ sở vật chất của dịch vụ vui chơi giải trí 69
2.2.4 Nhân lực du lịch lễ hội chùa Hương 70
2.2.5 Tổ chức, quản lý du lịch lễ hội chùa Hương 72
Bảng 2.11 Mô hình quản lý lễ hội chùa Hương 73
2.2.6. Tuyên truyền quảng bá du lịch lễ hội chùa Hương 75
2.2.7 Bảo tồn di sản văn hóa truyền thống lễ hội chùa Hương 76
CHƯƠNG 3 79
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN 79
DU LỊCH LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG 79
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp 79
3.1.1. Mục tiêu, chiến lược phát triển du lịch Hà Nội 79
3.1.2. Quy hoạch du lịch Hà Nội 81
3.1.3. Những hạn chế cần khắc phục của du lịch lễ hội chùa Hương 83
3.2. Các nhóm giải pháp 89
3.2.1 Giải pháp về mặt chính sách, quy hoạch, tổ chức, quản lý lễ hội chùa Hương 89
3.2.1.1 Chính sách, quy hoạch lễ hội chùa Hương 89
3.2.1.2 Hoàn thiện tổ chức, quản lý du lịch lễ hội chùa Hương 91
Giải pháp về đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch lễ hội chùa Hương 95
3.2.3 Giải pháp về phát triển sản phẩm, thị trường du lịch lễ hội Chùa Hương 97
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch lễ hội Chùa Hương 101
3.2.5 Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá du lịch lễ hội Chùa Hương 102
3.2.6 Giải pháp bảo vệ môi trường và bảo tồn các di sản văn hóa trong hoạt động du
lịch lễ hội Chùa Hương 103
3.3. Một số kiến nghị 105
3.3.1 Đối với các cơ quan quản lý nhà nước 105
4
3.3.2. Đối với các doanh nghiệp du lịch 106
3.3.3. Đối với chính quyền và cư dân địa phương 107
KẾT LUẬN 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 7
Chương 1 14
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH LỄ HỘI 14
CHƯƠNG 2 33
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG 33
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp lượng khách đến chùa Hương 55
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp số liệu điều tra về mục đích của khách đến Lễ
hội chùa Hương 56
Bảng 2.3 Trình độ học vấn của du khách 56
Bảng 2.4 Đánh giá mức quan tâm tâm của du khách đến các tuyến 57
Bảng 2.6 Bảng đánh giá chất lượng dịch vụ phương tiện tiếp cận lễ hội. 64
Bảng 2.7 Bảng đánh giá chất lượng dịch vụ ăn uống tại chùa Hương 65
Bảng 2.8: Thống kê CSLT tại ĐĐDL Hương Sơn tính đến T12/2010 66
Bảng 2.9 Đánh giá của du khách về dịch vụ lưu trú 67
Bảng 2.10 Đánh giá của du khách về môi trường 68
Bảng 2.11 Mô hình quản lý lễ hội chùa Hương 73
CHƯƠNG 3 79
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN 79
DU LỊCH LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG 79
KẾT LUẬN 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ICOMOS
International scientific Committee on Cultural Tourism
Hiệp hội khoa học quốc tế về du lịch văn hóa
OECD
The Organisation for Economic Co-operation and
Development
Tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế
NGO
Non – Government Organization
Tổ chức phi chính phủ
UBND Uỷ ban nhân dân
UNESCO
United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp
Quốc
7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Danh thắng chùa Hương từ xa xưa đã nức tiếng thiên hạ, nơi đây được mệnh
danh là “kỳ sơn tú thủy” của Việt Nam. Những ai đã đến thăm chùa Hương cũng
đều bị cuốn hút bởi vẻ đẹp diễm lệ của phong cảnh và đắm chìm trong không gian
thanh tịnh, thoát tục của bầu không khí Phật Giáo. Bà Huyện Thanh Quan trong một
lần đến thăm chùa, trước cảnh sắc nơi đây đã viết bài thơ vịnh cảnh Hương Sơn:
Đệ nhất Nam thiên ấy cảnh này
Hai bên quả núi lồng gương suối
Cửa Phật lần theo tầng đá dãi
Nam – mô tiếng dậy thưa trần tục
Thuyền lan đón khách mái chèo lay
Bốn mặt hoa ngàn rủ bóng mây
Chùa tiên bát ngát khói hương bay
Non nước bồng lai mới thấy đây.
(Bà Huyện Thanh Quan)
Như những gì Bà Huyện Thanh Quan miêu tả, chùa Hương là một quần thể
hài hòa bao gồm các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đền chùa, miếu mạo và
các hang động tuyệt đẹp, đan xen ẩn mình trong núi non, cỏ cây hoa lá. Đặc biệt
nhắc đến chùa Hương là người ta nhắc đến lễ hội truyền thống mang đậm màu sắc
tín ngưỡng dân gian – đạo Phật với nền văn hoá nông nghiệp. Hàng năm cứ mỗi độ
xuân về, khi những nụ mai Hương Sơn nở rộ là lúc lễ hội chùa Hương bắt đầu. Đây
cũng là thời điểm các phật tử và du khách thập phương lại nô nức tụ họp về trảy
hội, đi lễ, dâng nén hương thành tâm lên Đức Phật, vãn cảnh chùa và phong cảnh
thiên nhiên.
Hội chùa Hương được mở từ ngày mùng sáu tháng giêng đến hết tháng ba
âm lịch trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Đây là lễ
hội cấp quốc gia và được coi là một trong những lễ hội lớn nhất nước. Theo sử sách
của khu quần thể di tích chùa Hương ghi lại thì Chúa Trịnh Sâm là người đầu tiên
đặt nền móng cho lễ hội chùa Hương, tục từ đó hàng năm cứ vào dịp xuân, du
khách thập phương lại về đây trảy hội và ngày một đông vui.
Trong những năm qua, chùa Hương đã được nhận sự quan tâm, hỗ trợ từ các
ban ngành từ Trung Ương đến địa phương, góp phần làm cho thắng cảnh Hương
Sơn càng thêm hấp dẫn. Theo thống kê, số lượng khách du lịch đến hành hương
8
tham gia lễ hội chùa Hương ngày một tăng, doanh thu từ du lịch đã đóng góp một
phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách địa phương.
Điều đáng ghi nhận là du lịch lễ hội chùa Hương ngày càng có nhiều tiến bộ,
công tác tổ chức, điều hành lễ hội và các hoạt động của lễ hội cũng được thực hiện
bài bản hơn, quy củ hơn. Du khách đến với lễ hội rất đông và số lượng này tăng
theo từng năm, đa phần là khách nội địa, khách quốc tế chưa nhiều. Tuy nhiên, dù
đã có nhiều đổi mới, song lễ hội chùa Hương và du lịch lễ hội chùa Hương vẫn còn
nhiều bất cập, cả về thị trường du khách, cơ sở vật chất kỹ thuật, các dịch vụ du
lịch, công tác tổ chức, quản lý, tuyên truyền, quảng bá, và đặc biệt là vấn đề bảo tồn
di sản văn hóa. Bên cạnh đó thì môi trường cảnh quan chưa được gìn giữ đúng mức,
tình trạng chặt chém khách hàng chưa được giải quyết dứt điểm, việc kinh doanh ăn
uống động vật hoang dã hay tệ cờ bạc, bói toán, trật tự trị an… có nhiều hạn chế. Vì
vậy để đánh giá đúng thực trạng du lịch lễ hội chùa Hương từ đó vạch ra chiến lược
đúng đắn phù hợp nhằm cải thiện và phát triển môi trường du lịch lễ hội, đáp ứng
được nhu cầu của du khách đồng thời vẫn bảo tồn và gìn giữ được cảnh quan thiên
nhiên và giá trị bản sắc văn hóa đặc trưng của Hương Sơn cần có một công trình
nghiên cứu nghiêm túc.
Xuất phát từ mong ước trên, tác giả xin chọn vấn đề “Nghiên cứu du lịch lễ
hội chùa Hương ở Huyện Mỹ Đức, Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận văn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Theo chính sách phát triển của Nhà nước, việc tập trung phát triển du lịch
thành một ngành công nghiệp mũi nhọn, trong đó có du lịch lễ hội là một trong
những vấn đề được đặc biệt quan tâm, bởi lễ hội mang nhiều nét văn hóa, bản sắc
của từng vùng miền cũng như tâm hồn của người dân bản địa. Do đó, những năm
gần đây, nghiên cứu lễ hội phát triển du lịch là đề tài rất được các nhà khoa học
quan tâm, trăn trở.
Ở đồng bằng châu thổ Sông Hồng, Lễ hội chùa Hương được coi là một trong
những lễ hội lớn nhất vùng, thu hút sự quan tâm của nhiều du khách cũng như các
nhà nghiên cứu, hoạch định kinh tế. Số lượng sách báo viết về lễ hội chùa Hương
9
vô cùng phong phú, đa dạng từ những sách du ký, sách lịch sử, sách giới thiệu du
lịch cho đến những công trình nghiên cứu khoa học.
Những sách viết về lịch sử và thắng cảnh chùa Hương như:
Di tích lịch sử chùa Hương của Thành Nhân: đây là cuốn sách giới thiệu
những nét đặc sắc về non nước, suối rừng, hang động và hệ thống đền chùa trong
khu Di tích lịch sử văn hoá Hương Sơn qua các thời kỳ xây dựng và phát triển.
Chùa Hương Tích của Dương Thư Pháp: chủ yếu là hình ảnh được thực hiện
từ những năm 30 của thế kỷ trước. Chùa Hương Tích là tài liệu khảo cứu về thuyền
phả của chùa Hương, có các chỉ dẫn về phong cảnh, đường xá, các điển tích về các
động và chùa trong quần thể di tích chùa Hương.
Chùa Hương cổ tích của Nguyễn Đức Bảng: là tập hợp các câu chuyện,
truyền thuyết về khu Phật tích chùa Hương đồng thời giới thiệu thắng cảnh chùa
cùng các động. Trong sách còn có một số bài thơ về chùa Hương.
Thắng cảnh Hương sơn (Hương Sơn bầu trời cảnh bụt) của Trần Huyền
Thương: nội dung chủ yếu vẫn là giới thiệu về di tích Hương Sơn, đạo Phật ở Chùa
Hương và lễ hội chùa Hương.
Thắng cảnh Hương Sơn của Trần Lê Văn: tập trung giới thiệu cảnh đẹp, con
người vùng Hương Sơn đồng thời đưa ra một số tư liệu lịch sử về các bài thơ bình
về thắng cảnh chùa Hương.
Chùa Hương Tích cảnh quan và tín ngưỡng của Phạm Đức Hiếu: đây là cuốn
sách giới thiệu về Hà Tây và chùa Hương, về các nghi lễ trong lễ hội chùa Hương
cùng các đặc sản.
Chùa Hương ngày nay của Thích Viên Thành, tác phẩm ngoài giới thiệu đôi
nét về hội chùa Hương, về khu di tích còn nêu đặc điểm Phật giáo ở Hương sơn và
vấn đề trùng tu di tích chùa Hương.
Lịch sử chùa Hương Tích của Nguyễn Đình Bảng là tác phẩm được viết bằng
hai thứ tiếng Anh – Việt, có rất nhiều hình ảnh về chùa Hương. Tác phẩm nói về
lịch sử chùa Hương Tích, giới thiệu đầy đủ các động, các đền chùa trong khu thắng
cảnh và giải thích những gốc tích liên quan đến đạo Phật nơi đây.
10
Đặc biệt Thung Mơ Hương Tích của tác giả Trần Lê Văn được coi là
một trong những tài liệu hướng dẫn du lịch về chùa Hương. Đây là tập bút ký
được tác giả thực hiện vào năm 1974, năm 2003 mới được nhà xuất bản Thanh
niên tái bản lần thứ hai. Trong bút ký này, dựa vào các nguồn nghiên cứu như
chuyện kể của người địa phương, các văn bia, thiền phả và các nguồn sách vở
tư liệu khác, tác giả đã giới thiệu cặn kẽ về địa lý, lịch sử hình thành Hương
Tích và các di tích nơi đây.
Ngoài ra còn có những tác phẩm viết lễ hội chùa Hương như Những cái nhất
của lễ hội chùa Hương của Bùi Thiết, Trảy hội chùa Hương, tuyển chọn và trích
dẫn của Trần Đăng Hùng, Nguyễn Quang Đại và Nguyễn Hồng Hạnh, . Nội dung
chính của những tài liệu này chủ yếu tập trung giới thiệu truyền thuyết khu Phật
tích, giới thiệu các thắng cảnh, lễ hội và các nghi lễ trong lễ hội chùa Hương.
Bên cạnh những tài liệu viết về khu thắng cảnh chùa Hương nói trên còn có
những công trình khoa học nghiên cứu về du lịch chùa Hương. Đầu tiên phải kể đến
đề tài khoa học cấp ngành do Kỹ sư Nguyễn Thăng Long chủ nhiệm mang tên
Nghiên cứu ảnh hưởng của tính mùa vụ du lịch đến hoạt động du lịch ở Việt Nam.
Đề tài phân tích những ảnh hưởng tiêu cực của tính mùa vụ đến phát triển du lịch,
trong đó có phân tích những ảnh hưởng của mùa vụ đến việc phát triển du lịch ở
chùa Hương. Ngoài đề tài nói trên, đáng chú ý hơn cả là công trình khoa học cấp bộ
do PGS.TS Võ Quế chủ nhiệm mang tên Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển
du lịch dựa vào cộng đồng tại chùa Hương- Hà Tây. Công trình nghiên cứu lý luận
về du lịch cộng đồng, tập trung phân tích hiện trạng du lịch chùa Hương, đánh giá
phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại chùa Hương để từ đó xây dựng mô hình
phát triển du lịch dựa vào cộng đồng phù hợp. Bên cạnh đó là nhiều khóa luận tốt
nghiệp đại học ngành du lịch văn hóa cũng bước đầu đề cập đến vấn đề này.
Tóm lại các sách viết về chùa Hương đa phần là nghiên cứu, giới thiệu về
thắng cảnh, lịch sử khu di tích Hương Sơn, còn những sách viết riêng về lễ hội chùa
Hương lại chủ yếu tập trung ở phần giá trị văn hóa của lễ hội, miêu tả, giới thiệu lễ
hội. Còn các công trình nghiên cứu về du lịch chủ yếu tập trung đến vấn đề phát
triển du lịch cả quần thể chùa Hương, chứ không nghiên cứu riêng về du lịch lễ hội.
11
Do đó cần có một công trình nghiên cứu chuyên sâu, đầy đủ về lễ hội chùa Hương,
phân tích vai trò của lễ hội đối với phát triển du lịch đồng thời xây dựng chiến lược
phát triển du lịch lễ hội chùa Hương, nâng du lịch lễ hội chùa Hương lên một tầm
cao mới đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch đồng thời vẫn lưu giữ bảo tồn
được những nét văn hóa đặc thù của riêng lễ hội nơi đây.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra những luận cứ khoa học cho việc phát triển du
lịch lễ hội ở chùa Hương nói riêng, phát triển du lịch lễ hội nói chung, cũng như
góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong hoạt động du lịch lễ hội.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, đề tài có các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về du lịch lễ hội, chỉ ra những nhiệm vụ
cần thực hiện trong việc nghiên cứu lễ hội chùa Hương.
- Phân tích thực trạng hoạt động du lịch lễ hội ở chùa Hương; phân tích, đánh
giá những điểm mạnh, yếu của du lịch lễ hội chùa Hương.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch lễ hội chùa Hương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng:
- Các hoạt động văn hóa, xã hội tại lễ hội chùa Hương
- Các hoạt động du lịch của lễ hội chùa Hương
- Các chính sách, cơ chế, giải pháp nhằm phát triển du lịch lễ hội chùa Hương
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Đánh giá tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch
lễ hội chùa Hương và nêu lên định hướng, giải pháp phát triển du lịch lễ hội
chùa Hương
- Phạm vi không gian: trên địa bàn khu di tích Hương Sơn, huyện Mỹ Đức
- Thời gian: Tham khảo các tài liệu, số liệu, thực tế trong phạm vi 5 năm từ
năm 2009 đến năm 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
12
Để thu thập tài liệu cho đề tài, nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp
sau:
- Phương pháp sưu tầm, phân tích tài liệu tại các cơ sở lưu trữ
- Phương pháp điều tra thực địa, quan sát, phỏng vấn, chụp ảnh lễ hội và
phong cảnh Chùa Hương.
- Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn các chuyên gia về du lịch chùa
Hương
- Phương pháp bản đồ
Sau khi thu thập và phân loại các loại tài liệu, các nguồn thông tin, người
nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để hoàn thiện
công trình nghiên cứu.
6. Bố cục luận văn
Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, được
chia làm ba chương, bao gồm:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về du lịch lễ hội
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch lễ hội chùa Hương
Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch lễ hội chùa Hương.
7. Đóng góp của luận văn
- Tổng quan một số vấn đề lý luận về du lịch lễ hội
- Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch lễ hội chùa Hương
- Đề ra một số giải pháp nhằm phát triển du lịch lễ hội chùa Hương.
13
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH LỄ HỘI
1.1 Văn hóa và du lịch văn hóa
1.1.1 Khái niệm văn hóa
Trước khi bàn về du lịch văn hóa ta cần định nghĩa văn hóa. Bởi hiểu được
văn hóa sẽ giúp ta hiểu về du lịch văn hóa.
Văn hóa là gì? Văn hóa là khái niệm phức tạp, đa nghĩa được nhiều nhà khoa
học nghiên cứu và giải thích.
Theo các nhà nhân chủng học, văn hóa là các kiểu hành vi, suy nghĩ mà con
người sống trong các nhóm xã hội tạo ra, học tập và chia sẻ với nhau. Văn hóa giúp
phân biệt nhóm người này với nhóm người khác và nó cũng là điểm khác biệt giữa
con người và động vật. Văn hóa bao gồm niềm tin, các quy tắc ứng xử, ngôn ngữ,
nghi lễ, nghệ thuật, kỹ thuật, trang phục, cách sản xuất, nấu ăn, tôn giáo, hệ
thống chính trị kinh tế. [ 41, 2008 ]
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa
nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất,
tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa
đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, cách chung sống, hệ
thống giá trị, truyền thống và đức tin”.
Tóm lại ta có thể hiểu Văn hóa là một tổng thể bao gồm tất cả các giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, là một phần của cách sống mà một nhóm
người cùng chia sẻ. Các giá trị vật chất và tinh thần đó được kế tục và lưu truyền từ
thế hệ này qua thế hệ khác. Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển.
1.1.2 Du lịch văn hóa
Con người trong cuộc sống bên cạnh những nhu cầu sinh tồn như ăn, ở, mặc,
con người cũng có những nhu cầu khác như học tập, thể thao, vui chơi, giải trí.
Ngày nay khi đời sống vật chất ngày càng được nâng cao thì việc thỏa mãn đời sống
14
tinh thần cũng đặc biệt được chú trọng. Đi du lịch là một trong những cách
đáp ứng nhu cầu tinh thần đó.
Du lịch trong tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán, trong đó du có nghĩa là đi và
lịch có nghĩa là trải việc. Vì vậy du lịch hiểu đơn giản là chuyến đi chơi xa cho biết
xứ lạ [Từ điển Hán – Nôm – Việt trực tuyến]. Trong cuốn Đại từ điển Tiếng Việt,
du lịch được giải thích là “Đi đến những nơi xa lạ để hiểu thêm về đất nước, con
người, cuộc sống”.[40, tr 551]
Tổ chức Liên Hiệp Quốc định nghĩa: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ,
hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của
cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với
mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”. [31,
tr.17]
Theo Luật du lịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố
năm 2005, du lịch được hiểu là “các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,
tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. [18, tr.8]
Ngày nay, bên cạnh các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám
chữa bệnh, du lịch giải trí, thì du lịch văn hóa đang trở thành xu hướng phát triển
mới không chỉ Việt Nam mà còn của nhiều quốc gia trên thế giới.
Vậy du lịch văn hóa là gì? Một trong những định nghĩa chuyên ngành nhất là
định nghĩa của ICOMOS. Theo hiến chương của ICOMOS về du lịch năm 1976 cho
rằng: “Du lịch văn hóa có thể được định nghĩa như một loại hình hoạt động giúp
con người trải nghiệm cách sống của người khác, nhờ đó được tiếp cận trực tiếp và
thấu đáo những công trình kiến trúc, lịch sử, khảo cổ, những phong tục tập quán,
truyền thống, môi trường tự nhiên, tri thức, và những giá trị văn hóa khác mà còn
được lưu giữ”. [49]
Ở Việt Nam “Du lịch văn hóa được hiểu là hình thức du lịch dựa vào bản sắc
dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống”. [18, tr.4]
15
Như vậy dù tiếp cận dưới bất cứ góc độ nào thì du lịch văn hóa vẫn là sản
phẩm do con người tạo ra. Nó là một tập hợp con của du lịch, mục đích của du lịch
văn hóa là dùng việc khai thác tài nguyên nhân văn để tạo ra các sản phẩm du lịch
nhằm thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu thưởng thức giá trị văn hóa của khách du lịch.
1.2 Lễ hội và du lịch lễ hội
1.2.1 Lễ hội
Cư dân Việt xưa vốn là những nông dân làm nghề nuôi trồng lúa nước, hàng
năm cứ mỗi khi được việc đồng áng hoàn tất, công việc nhà nông cũng bớt vất vả,
bận rộn người dân lại tổ chức những nghi lễ để Thank thần linh phù hộ trong cho
một mùa màng tươi tốt vừa qua, đồng thời cầu xin các ngài phù hộ cho một vụ mùa
bội thu sắp tới. Dần dần những nghi thức đơn sơ ban đầu này trở thành một sinh
hoạt cộng đồng chung, được xây dựng và tổ chức định kỳ hàng năm, gọi chung là lễ
hội. [39a, tr.102]
Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa “lễ hội là một hệ thống các hành vi,
động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh
những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có
khả năng thực hiện”. [15, tr.674]
Về căn bản, lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá đặc sắc phản ánh đời
sống tinh thần của mỗi dân tộc. Đây là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân
sau những ngày lao động vất vả. Lễ hội là dịp để con người trở về với cội nguồn, là
sự kiện thể hiện truyền thống quý báu của cộng đồng, tôn vinh những hình tượng
thiêng liêng, hướng về những sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước hay liên quan
đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, hay chỉ đơn thuần là những hoạt
động có tính chất vui chơi giải trí.
Căn cứ vào tính chất của lễ hội Giáo sư Trần Ngọc Thêm chia lễ hội truyền
thống ở Việt Nam thành ba nhóm như sau:
- Nhóm lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi trường
tự nhiên, được coi là các lễ hội nghề nghiệp. Trong nhóm này lễ hội nông
nghiệp là quan trọng nhất;
16
- Nhóm lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi trường
xã hội. Đây thường là những lễ hội kỷ niệm các anh hùng dựng nước giữ
nước;
- Nhóm lễ hội liên quan đến đời sống cộng đồng, là những lễ hội tôn giáo,
văn hóa. [33b, tr.273]
Tuy nhiên có thể thấy cách phân loại lễ hội của Giáo sư Trần Ngọc Thêm
mới chỉ tập trung vào lễ hội truyền thống trong khi hiện tại đã có rất nhiều những lễ
hội mới được du nhập vào Việt Nam trong quá trình giao lưu văn hóa mà Giáo sư
chưa đề cập tới. Vì vậy để phản ánh đúng tình hình thực tế trong văn bản ban hành
chính thức của Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch, thì tất cả 7.966 lễ hội của Việt
Nam được chia làm 5 loại chính:
- Lễ hội dân gian chiếm 88,36%
- Lễ hội tôn giáo chiếm 6,82%
- Lễ hội lịch sử cách mạng chiếm 4,16%
- Lễ hội du nhập từ nước ngoài chiếm 0,12%
- Các lễ hội khác chiếm 0,5% [44]
Dù lễ hội ở Việt Nam vô cùng phong phú về số lượng nhưng về cơ bản lễ hội
đều bao gồm hai phần chính là: phần lễ và phần hội.
Nghi lễ là một phần tất yếu quan trọng trong các lễ hội truyền thống, nó tạo
một khúc dạo đầu cần thiết, một yếu tố văn hóa thiêng liêng, một giá trị thẩm mỹ
đối với toàn thể cộng đồng trước khi bước vào phần hội sôi động, náo nhiệt.
Đối với các lễ hội dân gian, phần hội mang nhiều nét văn hóa truyền thống.
Trò chơi dân gian là một phần không thể thiếu trong những lễ hội này. Nguồn gốc
những trò chơi đều xuất phát từ ước vọng thiêng liêng của người làm nông nghiệp
như trò chơi ném pháo, đánh pháo đất đều là những trò chơi bày tỏ ước vọng cầu
mưa của người nông dân. [33b, tr275]
Du khách khi đến tham quan lễ hội cũng có thể cùng tham gia vào các trò
chơi ở lễ hội. Do đó phần hội rất sôi động và hấp dẫn.
1.2.2 Du lịch lễ hội
Các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam như Giáo sư Trần Quốc Vượng, Giáo
sư Trần Ngọc Thêm, khi nhắc đến văn hóa Việt Nam đều nhắc đến làng quê Việt.
Đó là những xã hội thu nhỏ của người Việt, là nơi sinh trưởng, phát triển, lưu giữ và
trao truyền những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc đến từng cá thể trong cộng
17
đồng và tới thế hệ tương lai. Trong các xã hội làng xã Việt Nam ấy, lễ hội luôn có
một vai trò vô cùng quan trọng. Bởi trong các lễ hội, lịch sử, nguồn gốc, khát vọng,
ước mơ – những nét tinh túy hồn Việt, của nền văn hóa lúa nước được phác họa một
cách chân thực nhất, cô đọng nhất. Việt Nam có rất nhiều lễ hội, quy mô các lễ hội
tùy thuộc vào từng vùng và của từng tính chất lễ hội.
Du khách khi tham gia lễ hội có thể hiểu về văn hóa con người của nơi tổ
chức lễ hội, hiểu về đời sống tinh thần phong phú của họ. Như vậy lễ hội là một
dạng tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo. Và theo một cuộc điều tra được tiến hành
vào năm 2005 trên internet đã chỉ ra 88% khách du lịch bằng lòng đến thăm quan
một nơi nào đó do ở đó có lễ hội đang diễn ra. Vì vậy các lễ hội đóng vai trò quan
trọng trong việc củng cố vị thế của du lịch văn hóa trong ngành công nghiệp không
khói. [42, tr.44]
Dựa vào các lý luận về văn hóa, du lịch văn hóa và lễ hội, ta có thể khẳng
định du lịch lễ hội thuộc về du lịch văn hóa. Du lịch lễ hội được hiểu là hoạt động
của con người đến với nơi tổ chức lễ hội để được tiếp xúc trực tiếp, được tham
quan, tìm hiểu, trải nghiệm và vui chơi giải trí ở lễ hội trong một khoảng thời gian
xác định.
Hiện nay lễ hội là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn được ngành Du lịch
đánh giá là sản phẩm văn hóa đặc biệt cần phát triển. Bởi lễ hội phản ánh tâm hồn
dân tộc, phản ánh những nét văn hóa tinh túy nhất con người và địa phương nơi dân
tộc đó cư trú. Với lý do trên đưa khách đến với lễ hội là giới thiệu với du khách
niềm tự hào của người Việt Nam thế hệ trước và thế hệ hôm nay.
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến du lịch lễ hội
1.3.1 Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch được nhắc đến đầu tiên bởi nó là bước căn bản, là cơ sở
để hình thành nên du lịch lễ hội của một địa phương, một quốc gia. Bởi nếu không
có tài nguyên du lịch thì sẽ không thể phát triển du lịch.
Tài nguyên được hiểu là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần được khai
thác và phục vụ cho mục đích phát triển nào đó của con người. Theo Điều 4, Luật
Du lịch của Việt Nam thì “tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự
18
nhiên, di tích lịch sử-văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá
trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ
bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. Xét
dưới góc độ cơ cấu tài nguyên du lịch, ta có thể phân tài nguyên du lịch thành hai
loại: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
Tài nguyên du lịch chính là một trong những yếu tố nội tại quan trọng đối
với ngành du lịch lễ hội bởi nó được coi là một nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của lễ
hội và du lịch lễ hội.
1.3.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm địa hình, khí hậu, nguồn nước và hệ
động thực vật.
Địa hình của bề mặt trái đất là sản phẩm của một quá trình hoạt động địa
chất kéo dài. Trong một giới hạn nhất định mọi hoạt động của con người đều phụ
thuộc vào địa hình. Ví dụ địa hình sinh sống của một cộng đồng là sông nước thì
phương tiện đi lại chủ yếu của họ là thuyền, bè, các sản phẩm của họ phần lớn cũng
liên quan nhiều đến địa hình sông nước.
Tương tự như vậy, đối với du lịch lễ hội, địa hình cũng có những ảnh hưởng
nhất định giúp định hình và phát triển các hoạt động của ngành du lịch này. Ta có
thể lấy lễ hội chùa Hương làm ví dụ cho sự ảnh hưởng của địa hình tới hoạt động du
lịch. Địa hình chùa Hương có rừng, có sông suối, có núi. Khi tham gia lễ hội du
khách sẽ được trải nghiệm đầy đủ các kiểu địa hình ở đây. Để vào được động
Hương Tích, khách sẽ phải lội suối, sau đó sẽ đi bộ leo núi, băng rừng để đến
Hương Tích nơi bà Chúa Ba tu hành đắc đạo. Như vậy đối với địa hình sông nước ở
đây, một trong những dịch vụ phát triển để đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách
chính là dịch vụ chèo thuyền, đò đưa khách.
Ngoài yếu tố địa hình, các yếu tố như khí hậu, tài nguyên nước và hệ động
thực vật cũng có những ảnh hưởng nhất định đến du lịch lễ hội. Những yếu tố này
giống như những tiểu cảnh tô điểm thêm lễ hội, góp phần tạo nên nét hấp dẫn, đặc
sắc của lễ hội cũng như những dịch vụ của lễ hội. Vì vậy tài nguyên du lịch tự nhiên
chính là một trong những yếu tố bổ trợ cho du lịch lễ hội.
19
1.3.1.2 Tài nguyên du lịch văn hóa
Tài nguyên du lịch nhân văn được hiểu là những truyền thống văn hóa, các
yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc,
các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi
vật thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Bản thân lễ hội với những nghi lễ đặc trưng ở phần lễ và các hoạt động văn
hóa trong phần hội cũng chính là một nguồn tài nguyên nhân văn quý giá, là món ăn
tinh thần đặc trưng của mỗi địa phương, mỗi dân tộc. Đây là hoạt động sinh hoạt
văn hóa cộng đồng, diễn ra trên một địa bàn dân cư trong thời gian, không gian nhất
định. Lễ hội chính là văn kiện lịch sử, văn hóa sống của một dân tộc.
Thực tế đã chứng minh, lễ hội nào càng có bề dày lịch sử, còn giữ được
những nét văn hóa nguyên sơ, lễ hội đó càng hấp dẫn du khách. Đối với những lễ
hội nổi tiếng, khả năng “hút khách” càng lớn, dễ dàng trở thành một trong những
yếu tố làm cơ sở cho việc hình thành và phát triển du lịch lễ hội.
1.3.2 An ninh chính trị và an toàn xã hội
Không khí hòa bình, nền chính trị ổn định ảnh hưởng không nhỏ đến du lịch
lễ hội. Nơi nào có nền chính trị và an toàn xã hội cao nơi đó du lịch lễ hội càng có
cơ hội phát triển. Sự bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh tạo môi trường ổn
định cho đất nước và khách tới tham quan.
Du lịch lễ hội là dịp để du khách thẩm nhận những giá trị vật chất, tinh thần
độc đáo, khác lạ của quê hương, cũng là dịp để du khách giao lưu với người dân địa
phương. Bầu chính trị hòa bình, hữu nghị sẽ kích thích sự phát triển của ngành du
lịch nói chung và du lịch lễ hội nói riêng. Một quốc gia bất ổn về chính trị, thường
xuyên xảy xung đột về sắc tộc, tôn giáo sẽ làm ảnh hưởng tới rất nhiều mặt của đời
sống kinh tế, xã hội; làm ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến an toàn du khách,
reo rắc nỗi hoài nghi, tâm lý sợ hãi cho du khách. Bên cạnh đó, những cuộc nội
chiến, những cuộc chiến tranh xâm lược với nhiều loại vũ khí hủy diệt sẽ phá hủy
các cơ sở vật chất, hạ tầng, tài nguyên du lịch, các công trình nghệ thuật kiến trúc
do loài người sáng tạo nên, làm ảnh hưởng thậm chí cắt đứt các hoạt động du lịch.
Và tất nhiên với một nền chính trị an ninh như vậy, lễ hội cũng rất khó để tổ chức
20
được. Không có lễ hội thì không thể có du lịch lễ hội. Và giả sử nếu lễ hội vẫn được
tiến hành thì sự có mặt của du khách cũng vô cùng hạn chế. Như vậy du lịch lễ hội
không thể tồn tại và phát triển.
Thiên tai, dịch bệnh cũng được coi là một yếu tố tác động đến mức độ an
toàn xã hội và có tác động không nhỏ đến du lịch lễ hội. Khi thiên tai xảy ra, việc tổ
chức lễ hội sẽ gặp nhiều khó khăn thậm chí là phải hủy bỏ bởi khả năng cung ứng
dịch vụ du lịch bị hạn chế, ngoài ra thiên tai còn gây ra những hệ lụy không khó
lường như các bệnh dịch. Điều này không chỉ làm du khách sợ đến các vùng có dịch
bệnh mà bản thân các cơ quan chức năng địa phương đó cũng dựng lên các rào cản
để ngăn chặn sự phát tán của bệnh dịch.
Ta có thể lấy một vài ví dụ làm minh chứng cho mức độ ảnh hưởng của thiên
tai, bệnh dịch đối với sự phát triển du lịch:
Năm 2003 được coi là năm tồi tệ đối với ngành du lịch. Không những cuộc
chiến tranh chống Iraq do Mỹ khởi xướng đã khai ngòi mà thế giới còn phải hứng
chịu sự hoành hành của dịch bệnh SARS.
Theo thống kê của Tổ chức lao động quốc tế, đại dịch SARS đã cắt giảm
tám triệu việc làm ở Châu Á. Còn theo báo cáo của Tổ chức du lịch quốc tế, hành
khách đến Châu Á qua đường hàng không giảm 70%, trong đó Hong Kong giảm
60%, Singapore 40%, Bangkok 37% và Kuala Lumpur 36%.
Theo thống kê của Phòng Du Lịch Đài Loan vào tháng 7 năm 2003, lượng
khách du lịch đến Đài Loan chỉ còn 110.000 khách giảm một nửa so với cùng kỳ
năm 2002.
Ngành Du lịch Thái Lan năm 2003 cũng bị thiệt hại lớn khi lượng khách
quốc tế đến Thái Lan giảm mạnh, trong khoảng thời gian từ ngày mùng 1 đến 21
tháng 4 năm 2003, khách từ Trung Quốc giảm 58%, từ Singapore giảm 72%, từ
Nhật Bản giảm 36%, từ Hồng Kông giảm 58%. Lễ hội té nước Songkran nổi tiếng
của Thái Lan cũng bị ảnh hưởng vì dịch bệnh này khi nhiều thiết bị an ninh y tế
được dựng lên và hàng nghìn khách du lịch và người dân Thái về nước trong dịp
này bị yêu cầu kiểm tra.
21
Ở Việt Nam tháng 4 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Y Tế, Trưởng Ban chỉ đạo
phòng chống Dịch cũng có công văn gửi Thành phố Quảng Ninh và Hải Phòng đề
nghị tăng cường phòng chống dịch bệnh và yêu cầu giảm đông vui ở các lễ hội
vùng ven biển phía Bắc để tránh sự lây lan của bệnh SARS.
Từ những ví dụ trên ta có thể thấy được tầm quan trọng, sự tác động của ổn
định chính trị, an toàn xã hội đối với ngành du lịch nói chung và du lịch lễ hội nói
riêng.
1.3.3 Kinh tế, giao thông vận tải, khoa học kỹ thuật
Đối với du lịch lễ hội thì điều kiện kinh tế cũng là một trong những nhân tố
quan trọng. Một quốc gia có nền kinh tế phát triển sẽ giúp cho ngành du lịch phát
triển trong đó có du lịch lễ hội.
Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế thuộc Hội đồng Kinh tế và Xã hội
của Liên Hợp Quốc, một đất nước có thể phát triển du lịch một cách vững chắc nếu
nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du lịch. [29,
tr.91]
Điều kiện kinh tế phát triển sẽ giúp tạo ra các thiết bị, của cải vật chất có chất
lượng cao phục vụ cho chính lễ hội của mình, giúp các nhà hoạch định, tổ chức,
quản lý lễ hội dễ dàng thực hiện công tác điều hành, kiểm soát lễ hội một cách hiệu
quả nhất, đảm bảo an ninh cho người tham gia lễ hội đồng thời vẫn giữ được sức
hấp dẫn cho lễ hội.
Kinh tế cũng đóng góp một phần không nhỏ cho việc xây dựng các cơ sở hạ
tầng phục vụ du khách đến tham gia lễ hội. Các cở hạ tầng được xây sửa đẹp, tiện
nghi đáp ứng nhu cầu của khách là một trong những yếu tố tạo dựng nên thành
công, tạo một dịch vụ hoàn hảo cho lễ hội.
Ta có thể dẫn chứng một vài ví dụ để hiểu hơn về tác động của kinh tế đến
du lịch lễ hội. Khi lễ hội diễn ra, sẽ thu hút một lượng người tham gia đông đảo, vì
vậy nhà vệ sinh công cộng là rất cần thiết. Do đó nếu vùng tổ chức lễ hội có nền
kinh tế vững mạnh có thể dễ dàng quy hoạch và cho xây dựng những nhà vệ sinh,
sạch đẹp đáp ứng được du khách.
Khi nói đến kinh tế của một quốc gia, một vùng lãnh thổ không thể không
nhắc đến giao thông vận tải. Giao thông vận tải được khẳng định là một trong
những nhân tố trọng yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch lễ hội. Sự phát
22
triển của mạng lưới giao thông vận tải cả về lượng và chất giúp kết nối các vùng với
nhau, giúp khách du lịch dễ dàng lựa chọn phương tiện để tiếp cận nơi diễn ra lễ
hội. Ngoài ra nó còn cải thiện dịch vụ lễ hội và nâng cao mức an toàn cho người
tham gia lễ hội.
Trong suốt quá trình phát triển của xã hội loài người hiện đại, sự phát triển
của khoa học kỹ thuật và sự phát triển kinh tế thường đi liền với nhau và có mối
quan hệ hai chiều mật thiết. Khoa học kỹ thuật cũng góp phần tạo những bước đột
phá trong sản xuất, giúp nâng cao, cải thiện kinh tế. Khi nền kinh tế đạt mức thặng
dư, nhu cầu của con người sẽ không chỉ dừng lại ở vấn đề ăn, ở, mặc. Lúc này nhu
cầu nghỉ ngơi, thư giãn, giao lưu, tìm hiểu văn hóa sẽ xuất hiện. Từ đó du lịch lễ hội
sẽ được hưởng lợi từ nhu cầu này.
Đối với ngành du lịch nói chung và du lịch lễ hội nói riêng, khách hàng là
nhân tố quan trọng. Sự phát triển du lịch lễ hội một phần phụ thuộc vào khách tham
dự lễ hội. Khách chính là người chi trả cho các dịch vụ, hoạt động của lễ hội. Điều
kiện để du khách tham gia lễ hội bao gồm thời gian rảnh rỗi, nhu cầu đi du lịch, tìm
hiểu văn hóa và khả năng tài chính. Trong những nhân tố trên, khả năng tài chính
quyết định mức chi trả các dịch vụ của du khách khi tham gia lễ hội như dịch vụ cư
trú, ăn uống, … Khả năng tài chính càng lớn thì nhu cầu càng lớn, mức chi trả càng
cao. Như vậy điều kiện kinh tế phát triển là cơ sở để du lịch lễ hội khai thác kinh
doanh các nguồn khách khác nhau, đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Ngoài ra, kinh tế còn tạo tiền đề cho việc mở rộng và quảng bá lễ hội ra khỏi
một vùng lãnh thổ, đất nước khiến nhiều người biết đến và tham gia lễ hội, giúp lễ
hội được tổ chức ngày một chuyên nghiệp hơn, quy củ hơn và “hoành tráng hơn”.
1.3.4 Trình độ dân trí, đặc điểm văn hóa
Trình độ dân trí, văn hoá cao tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch lễ hội.
Nó ảnh hưởng đến hai nhóm người tham gia lễ hội: du khách và người phục vụ lễ
hội.
Đối với du khách, trình độ dân trí, văn hóa ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch.
Ở đất nước có trình độ dân trí cao, nhu cầu tìm hiểu các giá trị bản sắc văn hóa, lịch
sử dân tộc trở thành một thói quen, sở thích. Để đáp ứng nhu cầu của mình, du lịch
là một trong những hình thức được nhiều người lựa chọn. Trong đó, tham gia các lễ
23
hội để tìm hiểu về văn hóa, thỏa mãn tính hiếu kỳ cũng là một trong những hình
thức lựa chọn. Ngoài ra, du khách có văn hóa cao luôn biết cách cư xử và có những
hành động phù hợp với văn hóa nơi diễn ra lễ hội. Họ sẽ không có thái độ coi
thường, miệt thị và hành động thiếu tôn trọng với nơi tổ chức lễ hội mà sẽ biết cách
dung hòa, tôn trọng nó. Thực tế đã chứng minh, du khách đến tham gia các lễ hội,
đặc biệt là các lễ hội truyền thống thường là những người có trình độ học vấn, văn
hóa nhất định mới hiểu hết các giá trị văn hóa mà các lễ hội truyền tải.
Đối với người phục vụ lễ hội: thái độ phục vụ, văn hóa ứng xử, đón tiếp của
người tổ chức, phục vụ lễ hội, của nhân dân vùng, miền - nơi tổ chức lễ hội đối với
khách tham quan lễ hội cũng rất quan trọng. Trình độ dân trí, văn hóa thấp sẽ gây
ảnh hưởng xấu đến lễ hội như nạn ăn xin, chèo kéo, trộm cắp, chèn ép khách
Ngược lại, trình độ dân trí, văn hóa cao sẽ làm cho lễ hội và các dịch vụ của du lịch
lễ hội được thực hiện một cách chuyên nghiệp, chu đáo, hoàn hảo; phát huy được
hết những giá trị tài nguyên nhân văn, vừa thu hút được lượng khách lớn đến với lễ
hội, vừa vẫn giữ gìn, bảo tồn được những giá trị đặc trưng của lễ hội, làm cho ngành
du lịch lễ hội ngày càng phát triển bền vững.
1.3.5 Chính sách và đường lối phát triển du lịch của chính quyền
Chính sách và đường lối phát triển du lịch lễ hội của chính quyền địa phương
được coi là một trong những yếu tố quyết định hay kìm hãm hay phát triển du lịch
lễ hội.
Một đất nước có nhiều lễ hội hấp dẫn, mang đậm bản sắc dân tộc nhưng nếu
chính quyền sở tại không hỗ trợ, không có những chính sách phát triển, bảo tồn phù
hợp và không yểm trợ cho những hoạt động du lịch thì du lịch lễ hội sẽ bị hạn chế.
Ngược lại, nếu du lịch lễ hội được chính quyền “đỡ đầu”, quan tâm, du lịch lễ hội sẽ
có cơ hội mở rộng, phát triển.
1.3.6 Thời gian tổ chức và quy mô lễ hội
Ngoài các yếu tố trên, yếu tố thời gian và quy mô cũng ảnh hưởng đến du
lịch lễ hội. Ở Việt Nam, những lễ hội được tổ chức vào mùa xuân thường thu hút
lượng khách lớn hơn những mùa khác do mùa xuân là thời điểm bắt đầu năm mới,
dịp tết cổ truyền của dân tộc cũng diễn ra trong mùa này do đó mọi người cũng có
24
nhiều thời gian rảnh rỗi để tham gia vào các lễ hội. Đặc biệt mùa xuân là mùa cây
cối đâm chồi nảy lộc, là mùa của sự sống. Thời gian này người dân thường đi cầu
tài cầu lộc, mong một năm bình an, sức khỏe dồi dào, tài lộc như ý. Chính lượng
khách du xuân này quyết định sự phát triển của các ngành dịch vụ phục vụ lễ hội.
Thực tế chứng minh, những lễ hội được tổ chức vào thời gian nghỉ của du khách sẽ
thu hút lượng lớn khách đến địa phương có lễ hội.
1.3.7 Nguồn lực bên ngoài
Nguồn lực bên ngoài mà ta nhắc đến ở đây chính là nguồn vốn, công nghệ và
năng lực tổ chức, quản lý, bảo tồn và phát huy lễ hội. Đối với du lịch lễ hội, nó góp
phần hình thành, thúc đẩy và phát triển du lịch lễ hội.
Du lịch lễ hội địa phương muốn phát triển vững mạnh, đáp ứng được nhu cầu
du khách thì cơ sở hạ tầng, kỹ thuật cần được đầu tư bài bản, đồng bộ. Để làm được
điều đó cần có nguồn vốn dồi dào, công nghệ tiên tiến và đội ngũ quản lý có năng
lực, kinh nghiệm. Không có nguồn vốn đầu tư thì không thể xây dựng cơ sở hạ tầng
phục vụ lễ hội, không có đội ngũ lãnh đạo có năng lực, kinh nghiệm thì việc hoạch
định, xây dựng sản phẩm, quản lý và vận hành hệ thống du lịch lễ hội sẽ không
hoàn hảo, dễ rơi vào tình trạng bị động, không thuận tiện cho du khách khi đến lễ
hội. Như vậy khả năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng sẽ thấp, khiến du khách không
sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ, hay có thể dẫn đến tình trạng dù khách hàng
muốn chi trả cũng không biết chi trả cho cái gì và ở đâu.
Do đó để du lịch lễ hội phát triển, những yếu tố về vốn đầu tư, kinh nghiệm
tổ chức, quản lý là những yếu tố không thể bỏ qua mà cần xem xét kỹ lưỡng,
cẩn trọng.
1.3.8 Tính thời vụ
Bên cạnh những yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của du lịch lễ
hội thì tính thời vụ có thể coi là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến du lịch lễ hội. “Tính
thời vụ trong du lịch là những biến động lặp đi lặp lại hàng năm của cung và cầu du
lịch xảy ra dưới tác động của một số nhân tố xác định.”[29, tr.121]
Đối với du lịch lễ hội, tính thời vụ được thể hiện rõ nét. Trong thời điểm diễn
ra lễ hội, các hoạt động của lễ hội diễn ra rất sôi nổi thu hút một lượng lớn du khách


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

nhanghinamduview

New Member
bài viết sau trình bày khó đọc thế nhỉ, mình là dân miền Nam và nghe câu đi chùa hương này lâu lắm òi nè
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu hệ thống treo bán tích cực sử dụng trên ô tô du lịch Khoa học kỹ thuật 2
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Tại Các Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Thị Xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Biển Tỉnh Cà Mau Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sa Pa theo hướng phát triển bền vững Văn hóa, Xã hội 1
D Nghiên cứu sự hài lòng của du khách nội địa đối với khu du lịch sinh thái phong nha – kẻ bàng, tỉnh quảng bình Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định quay lại điểm đến du lịch thành phố Đà Nẵng của khách du lịch nội địa Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường nước tại khu du lịch thác Bản Giốc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng Văn hóa, Xã hội 2
D Nghiên cứu kỹ thuật lập lịch QoS để nâng cao chất lượng dịch vụ trong mạng LTE Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu kỹ thuật lập lịch nâng cao chất lượng dịch vụ trong hệ thống thông tin di động lte Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top