daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đồ án nghiên cứu công nghệ chuyển tiếp (relaying) trong mạng LTE advanced
MỤC LỤC
DANH SÁCH HÌNH VẼ 5
DANH SÁCH BẢNG BIỂU 7
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 11
1.1 Lí do chọn đề tài 11
1.2 Mục tiêu của đề tài 11
1.3 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 12
1.4 Kết quả dự kiến đạt được 12
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÍ THUYẾT 13
2.1 Tổng quan hệ thống thông tin di động 13
2.1.1 Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ nhất (1G) 13
2.1.2 Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ hai (2G) 13
2.1.3 Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba (3G) 14
2.1.4 Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ tư (4G) 16
2.2 Kiến trúc mạng LTE và tổng quan về mạng LTE-Advanced 18
2.2.1 Kiến trúc mạng LTE 18
2.2.2 Tổng quan về mạng LTE-Advanced 23
2.3 Những công nghệ thành phần đề xuất cho LTE-Advanced 25
2.3.1. Truyền dẫn băng rộng và chia sẻ phổ tần. 25
2.3.2. Giải pháp đa anten 26
2.3.3. Truyền dẫn đa điểm phối hợp 26
2.3.4. Các bộ lặp và các bộ chuyển tiếp 28
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG THỰC HIỆN 30
3.1. Tìm hiểu công nghệ chuyển tiếp (relaying) 30
3.1.1. Giới thiệu 30
3.1.2. Phân loại relay 30
3.1.3. Relay trong mạng LTE-Advanced 36
3.2. Tìm hiểu về phần mềm Matlab và viết code mô phỏng trên matlab 45
3.2.1. Tổng quan về phần mềm mô phỏng Matlab 45
3.2.2. Thực hiện cài đặt, mô phỏng 50
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN 56
4.1 Kết quả đạt được của đề tài 56
4.2 Hạn chế của đề tài 56
4.3 Hướng phát triển của đề tài 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
PHỤ LỤC 58

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Lí do chọn đề tài
Trước sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của các dịch vụ số liệu, trước xu hướng tích hợp và IP hóa đã đặt ra yêu cầu mới đối với công nghiệp Viễn thông di động. Trong bối cảnh đó người ta đã chuyển hướng sang nghiên cứu và triển khai hệ thống thông tin di động mới có tên gọi 4G dựa trên nền tảng là công nghệ LTE (Long Term Evolution).
Hiện nay, trên thế giới, các nước Bắc Mỹ và Bắc Âu đã bắt đầu triển khai các mạng Viễn thông 4G dung công nghệ LTE. Tại Việt Nam, công nghệ 4G/LTE đã được thử nghiệm bởi Ericssion phối hợp với Bộ thông tin và Truyền thông trong năm 2010. Đến nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép thử nghiệm 4G/LTE trong một năm cho năm đơn vị, gồm: VNPT, Viettel, FPT, tập đoàn Công nghệ CMC vf tổng công ty VTC. Trong giai đoạn 1, dự án thử nghiệm cung cấp dịch vụ vô tuyến băng rộng 4G/LTE sẽ phủ song tại khu vực Hà Nội có tốc độ truy cập Internet lên đến 60 Mbps. Trạm BTS dung công nghệ 4G/LTE đã được lắp xong vào ngày 10/10/2010, đặt tại Cầu Giấy, Hà Nội.
Công nghệ LTE ngày càng được cải tiến, sử dụng các công nghệ được đổi mới từ đó công nghệ LTE đang là một trong những lựa chọn hàng đầu cho các nhà cung cấp dịch vụ di động trên toàn cầu.
Xuất phát từ thực trạng trên, em đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu công nghệ chuyển tiếp (relaying) trong mạng LTE-Advanced” nhằm mục đích tiếp cận và tìm hiểu về công nghệ mạng di động thế hệ mới LTE.
1.2 Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu kiến thức về mạng LTE và phiên bản mới nhất là LTE-Advanced.
- Tìm hiểu kĩ thuật chuyển tiếp trong mạng di đông LTE.
- Tìm hiểu về phần mềm Matlab và sử dụng phần mềm này để mô phỏng kĩ thuật chuyển tiếp trong mạng LTE.
1.3 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Nội dung đề tài nghiên cứu một cách tổng quan về công nghệ mạng LTE cũng như kĩ thuật chuyển tiếp trong công nghệ LTE.
- Nội dung mô phỏng của đề tài dừng lại ở việc phân tích đánh giá ưu điểm khi sử dụng trạm relay để giảm công suất tiêu thụ, không đi sâu vào cáo vấn đề khác.
1.4 Kết quả dự kiến đạt được
- Có kiến thức tổng quan về công nghệ LTE.
- Có kiến thức tổng quan về kic thuật chuyển tiếp trong công nghệ mạng LTE.
- Cài đặt và sử dụng phần mềm Matlab để mô phỏng sự cải thiện mức công suất tiêu thụ khi sử dụng các nút chuyển tiếp trong mạng LTE.













CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
2.1 Tổng quan hệ thống thông tin di động
2.1.1 Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ nhất (1G)
Công nghệ di động đầu tiên là công nghệ tương tự, là hệ thống truyền tín hiệu tương tự, là mạng điện thoại di động đầu tiên của nhân loại, được khơi mào ở Nhật vào năm 1979. Những công nghệ chính thuộc thế hệ thứ nhất nào có thể kể đến là :
- NMT (Nordic Mobile Telephone – Điện thoại di động Bắc Âu) được sử dụng ở các nước Bắc Âu, Tây Âu và Nga.
- AMPS (Advanced Mobile Phone Sytem – Hệ thống điện thoại di đông tiên tiến) được sử dụng ở Mĩ và Úc.
- TACS (Total Access Communication Sytem – Hệ thống truyền thông truy nhập toàn phần ) được sử dụng ở Anh.
Hầu hết các hệ thống đều là hệ thống tương tự và dịch truyền chủ yếu là thoại. Với hệ thống này, cuộc gọi có thể bị nghe trộm bởi bên thứ ba. Những điểm yếu của hệ thống 1G là dung lượng thấp, xác suất rớt cuộc gọi cao, khả năng chuyển cuộc gọi không tin cậy, chất lượng âm thanh kém, không có chế độ bảo mật… do vậy hệ thống 1G không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng.
2.1.2 Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ hai (2G)
Hệ thống thông tin thế hệ thứ 2 sử dụng truyền vô tuyến số cho việc truyền tải. Những hệ thống mạng 2G thì có dung lượng lớn hơn những hệ thống mạng thế hệ thứ nhất. Một kênh tần số thì đồng thời dược chia ra cho nhiều người dung (bởi việc chia theo mã hay chia theo thời gian). Sự sắp xếp có trật tự các tế bào, mỗi khu vực phục vụ thì được bao bọc bởi một tế bào lớn, những tế bào lớn và một phần của những tế bào đã làm tăng dung lượng của hệ thống xa hơn nữa. Có 4 chuẩn chính đối với hệ thống 2G: Hệ Thống Thông Tin Di Động Toàn Cầu (GSM) và những dẫn xuất của nó; AMPS số (D-AMPS); Đa Truy Cập Phân Chia Theo Mã IS-95; và Mạng tế bào Số Cá Nhân (PDC) . GSM đạt được thành công nhất và được sử dụng rộng rãi trong hệ thống 2G.
- GSM: GSM cơ bản sử dụng bằng tần số 900MHz. Sử dụng kỹ thuật đa truy cập theo thời gian TDMA. Tuy nhiên, GSM mới chỉ cung cấp được các dịch vụ thoại và tin nhắn, trong khi nhu cầu truy cập Internet và cá dịch vụ từ người sử dụng là rất lớn nên GSM phát triển lên 2.5G.

Trong đó :
- HSCSD (High Speed Circuit Switched Data) - Số liệu chuyển mạch kênh tốc độ cao.
- GPRS (General Packet Radio Service) – Dịch vụ vô tuyến gói chung.
- EDGE (Ennhanced Data Rates for GSM Evolution): Tốc độ số liệu tang cường để phát triển GSM: EDGE có thể phát triển nhiều bit gấp 3 lần trong GPRS trong một chu kì.
Mặc dù hệ thống thông tin di động 2G được coi là những tiến bộ đáng kể nhưng vẫn gặp phải các hạn chế sau: Tốc độ thấp và tài nguyên hạn hẹp. Vì thế cần thiết phải chuyển đổi trên mạng thông tin di động thế hệ tiếp theo để cải thiện dịch vụ truyền số liệu, nâng cao tốc độ bit và tài nguyên được chia sẻ… Mặt khác, khi các hệ thông thông tin di đông ngày càng phát triển, không chỉ số lượng người sử dụng điện thoại di động tăng lên, mở rộng thị trường mà người sử dụng còn đòi hỏi cá dịch vụ tân tiến hơn không chỉ là các dịch vụ cuộc gọi truyền thống vè dịch vụ số liệu tốc độ thấp hiện có trong mạng hiện tại. Nhu cầu thị trường có thể phân loại thành các lĩnh vực như: Dịch vụ dữ liệu trên máy tính, dịch vụ viến thông, dịch vụ nội dung số như âm thanh hình ảnh. Những lý do trên thúc đẩy cá tổ chức nghiên cứu phát triển hệ thống thông tin di động trên thế giới tiến hành nghiên cứu và đã áp dụng trong thực tế chuẩn mới cho hệ thống thông tin di động: Thông tin di động 3G
2.1.3 Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba (3G)
Vào năm 1992, ITU công bố chuẩn IMT-2000 (International Mobile telecommunication -2000) cho hệ thống 3G với các ưu điểm chính được mong đợi đem lại bởi hệ thống 3G là :
- Cung cấp dịch vụ thoại chất lượng cao.
- Các dịch vụ tin nhắn (E-mail, fax, SMS, chat ...).
- Các dịch vụ đa phương tiện (xem phim, xem truyền hình, nghe nhạc…).
- Truy cập Internet (duyệt Web, tải tài liệu…).
Sử dụng chung một công nghệ thống nhất, đảm bảo sự tương thích toàn cầu giữa các hệ thống. Để thỏa mãn cá dịch vụ đa phương tiện cũng như đảm bảo khả năng truy cập internet bang thông rộng, IMT-2000 hứa hẹn cung cấp băng thông 2Mbps, nhưng thực tế triển khai chỉ ra rằng với băng thông này việc chuyển giao rất khó, vì vậy chỉ có những người sử dụng không di động mới được đáp ứng băng thông kết nối này, còn khi đi bộ băng thông sẽ là 384 Kbs, khi di chuyển bằng ô tô sẽ là 144Kbs.
Các hệ thống 3G điển hình là:
• UMTS (W-CDMA)
UMTS (Universal Mobile Telephone System) dựa vào công nghệ W-CDMA, là giải pháp được ưa chuộng cho các nước đang phát triển khai thác hệ thống GSM muốn chuyển lên 3G. UMTS được hỗ trợ Liên Minh Châu Âu và được quản lý bởi 3GPP tổ chức chịu trách nhiệm cho các công nghệ GSM,GPRS. UMTS hoạt động ở băng thông 5MHz, cho phép cá cuộc gọi có thể chuyển giao một cách hoàn hảo giữa các hệ thống UMTS và GSM đã có. Những đặc điểm cỉa WCDMA như sau:
- WCDMA sử dụng kênh truyền dẫn 5 MHz để chuyển dữ liệu. Nó cũng cho phép việc truyền dữ liệu ở tốc độ 384 Kbps trong mạng di động và 2 Mbps trong hệ thống tĩnh.
- Kết cấu phân tầng: Hệ thống UMTS dựa trên các dịch vụ được phân tầng, không giống như mạn GSM, Ở trên cùng là tầng dịch vụ, đem lại những ưu điểm như triển khai nhanh các dịch vụ, hay các địa điểm được tập trung hóa. Tầng giữa là tầng điều khiển, giúp cho việc nâng cấp các quy trình và cho phép mạng lưới có thể được phân chia linh hoạt. Cuối cùng là tầng kết nối, bất kì công nghệ truyền dữ liệu nào cũng có thể được sử dụng và dữ liệu âm thanh sẽ được chuyển qua ATM/AAL2 hay IP/RTP.
- Tần số: hiện tại có 6 băng sử dụng cho UMTS/WCDMA, tập trung vào UMTS tầng số cấp phát trong 2 băng đường lên (1885 MHz-2025 MHz) và đường xuống (2110 Mhz – 2200 MHz). Sự phát triển của WCDMA lên 3.5G là HsxPA.
• CDMA2000
Một chuẩn 3G quan trọng khác là CDMA2000, chuẩn này là sự tiếp nối đối với các hệ thống đang sử dụng công nghệ CDMA trong thế hệ 2. CDMA2000 được quản lý bởi 3GPP2, một tổ chức độc lập và tách rời khỏi 3GPP của UMTS.
CDMA2000 có tốc độ truyền dữ liệu từ 144Kbps đến Mbps.
• TD-SCDMA
Chuẩn được ít biết đến hơn là TD-SCDMA đang được phát triển tại Trung Quốc bởi các công ty Datang và Siemens. Hiện tại có nhiều chuẩn công nghệ cho 2G nên sẽ có nhiều chuẩn công nghe 3G đi theo, tuy nhiên trên thwucj tế chỉ có 2 tiêu chuẩn quan trọng nhất đã có sản phẩm thương mại và có khả năng được triển khai rộng rãi trên toàn thế giới là WCDMA(FDD) và CDMA2000 . WCDMA được phát triển trên cơ sở tương thích với giao thức mạng lõi GSM (GSM MAP), một hệ thống chiếm tới 65% thị trường thế giới. Còn CDMA2000 nhằm tương thích với mạng lõi IS-41, hiện chiếm 15% thị trường.

2.1.4 Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ tư (4G)
Hệ thống thông tin di động 4G đã được đưa vào khai thác và sử dụng tại một số quốc gia phát triển trên thế giới từ năm 2012. Với sự đột phá về dung lượng, hệ thống thông tin di động 4G cung cấp những dịch vụ sâu hơn vào đời sống sinh hoạt thường nhật, công việc cũng như có sự tác động lớn đến lối sống của chứng ta trong tương lai gần. Cụ thể trong các khía cạnh của cuộc sống được trình bày dưới đây:
• Trong giáo dục, nghệ thuật, khoa học
Nhờ có sự ưu việt của hệ thống 4G, sự tiên tiến của thiết bị đầu cuối, học sinh, sinh viên, nhà nghiên cứu khoa học có thể trao đổi thông tin, hình ảnh cần thiết cho việc học tập, nghiên cứu mà không có rào cản nào về mặt khoảng cách cũng như ngôn ngữ. Thiết bị đầu cuối di động của hệ thống 4G (điện thoại, đồng hô…) có tích hợp camera có chức năng thông dịch ngôn ngữ tự động giúp trao đổi thông tin trực tiếp.
• Giải trí
Hệ thống di động 4G cho phép sử dụng hệ thống trò chơi, âm nhạc, video và các nội dung liên quan. Những trò chơi, hình ảnh có thể được truy cập ở bất kì nơi nào với những nội dung cực kì phong phú, đa dạng.
• Truyền thông hình ảnh
Hệ thống di động 4G cũng được ứng dụng trong việc trao đổi thông tin giữa các điểm cách xa nhau. Một đoạn phim của một sự kiện thể thao có thể được gửi bởi một máy quay gắn trên một máy thu phát càm tay và được gửi tức thời đến bất kì đâu dù tỏng hay ngoài nước.
• Thương mại di động
Hệ thống di động 4G được ứng dụng trao đổi và thỏa thuận mua bán hàng hóa. Chỉ bằng thiết bị di động cầm tay người sử dụng có thể thu được các thông tin về sản phẩm, đặt hàng, thanh toán bằng tài khoản di động thông qua thiết bị di động.
• Cuộc sống thường nhật
Công nghệ xác thực cá nhân tiên tiến cho phép người sử dụng mua những hàng hóa đắt tiền một cách an toàn và thanh toán bằng tài khoản thông qua mạng di động. Dữ liệu được tải từ cá thiết bị di động có thể sử dụng như các thẻ thanh toán, thẻ ra vào, thẻ thành viên. Các dịch vụ di động cũng được sử dụng trong cuộc sống như: tải các chương trình tivi trên các máy chủ đặt tại gia đình lên thiết bị di động và xem chúng khi đi ra ngoài hay sử dụng thiết bị cầm tay điều khiển robot từ xa.
• Điều trị và chăm sóc sức khỏe
Những dữ liệu về sức khỏe có thể tự động gửi đến bệnh viện theo thời gian thực từ các thiết bị mang tên bệnh nhân, nhờ đó các bạn sĩ có thể thực hiện việc kiểm tra sức khỏe hay xử lý tức thì các tình trạng khẩn cấp.
• Điều trị trong các tình trạng khẩn cấp
Phương tiện truyền thống di động được sử dụng cho cấp cứu khẩn cấp ngay sau khi tai nạn giai thông xảy ra. Vị trí của tai nạn sẽ được thông báo tự động bằng cách sử dụng thông tin định vị, khi đó các bạn sĩ tại trung tâm y tế đưa ra các chỉ dẫn sơ cứu cho bệnh nhân thông qua việc quan sát bệnh nhân qua màn hình. Các dữ liệu y tế cũng được truyền ngay lập tức tới các xe cứu thương hay bệnh viện thông qua mạng di động.
• Ứng dụng trong thảm họa thiên tai
Hệ thống thông tin báo động đóng vai trò là thiết bị thông tin quan trọng trong trường hợp xảy ra thảm họa thiên tai, cho phép truyền tin đi hình ảnh thực trạng của các khu vực xảy ra thảm họa. Do đó tại những nơi thảm họa không xảy ra tất cả các lãnh đạo chính phủ, phương tiện truyền thông đại chúng và người dân nói chung có thể chia sẻ thông tin.
2.2 Kiến trúc mạng LTE và tổng quan về mạng LTE-Advanced
2.2.1 Kiến trúc mạng LTE
Cấu trúc mạng LTE được thiết kế với mục tiêu hỗ trợ lưu lượng chuyển mạch gói với tính di động linh hoạt, chất lượng dịch vụ (QoS) và độ trễ tối thiểu. Một phương pháp chuyển mạch gói cho phép hỗ trợ tất cả các dịch vụ bao gồm cả thoại thông qua các kết nối gói. Kết quả là trong một cấu trúc phẳng hơn, rất đơn giản chỉ với 2 loại nút cụ thể là nút B phát triển (eNB) và phần tử quản lý di động cổng ( MME/GW). Điều này hoàn toán trái ngược với nhiều nút mạng trong Cấu trúc mạng phân cấp hiện hành của hệ thống 3G. Một thay đổi lớn nữa là phần điều khiển mạng vô tuyến (RNC) được loại bỏ khỏi đường dữ liệu và chức năng của nó hiện nay được thành lập ở eNB. Một số ích lợi của một nút duy nhất trong mạng truy nhập là giảm độ trễ và phân phối của việc xử lý tải RNC vào nhiều eNB. Việc loại bỏ RNC ra khỏi mạng truy nhập có thể một phần do hệ thống LTE không hỗ trợ chuyển giao mềm.

Cú pháp đặc biệt (syntactic sugar)
Để tăng tốc độ lập trình, nhất là thao tác từ dấu nhắc lệnh, MatLab cho phép nhiều kiểu cú pháp viết tắt. Chẳng hạn để xem hướng dẫn về lệnh plot thì hai câu lệnh sau là tương đương:
doc('plot')
doc plot % chú thích: cách viết gọn, đồng thời bỏ dấu ngoặc tròn và dấu nháy
Một ví dụ nữa là các số trong một véc-tơ hàng không cần có dấu phẩy ngăn cách
v1 = [2, 3, 4]
v2 = [5 6 7] % cũng hợp lệ!
Và ngay cả cách gọi file lệnh từ dấu nhắc cũng là một dạng rút gọn đặc biệt. Chẳng hạn ta cần chạy file tinhtong.m trong thư mục hiện hành:
>> tinhtong
chức năng vẽ đồ thị
Vẽ đồ thị là một chức năng được trau chuốt trong MatLab; với rất nhiều kiểu đồ thị khác nhau như biểu đồ dạng đường, biểu đồ chấm điểm, các lớp màu (patch) hai chiều, đường đồng mức và các đường cong, mặt cong ba chiều. Ngoài ra MatLab còn cung cấp giao diện để người dùng trực tiếp biên tập hình vẽ, điền vào các ghi chú theo ý muốn.
• Vẽ đồ thị dạng đường
Giả sử có dãy số liệu V đo theo thời gian t. Trong MatLab, V và t đều có dạng vec tơ có cùng độ dài. Khi đó lệnh vẽ đồ thị với trục hoành là t và trục tung là V có dạng:
plot(t, V)
xlabel('t (s)') % viết tiêu đề các trục
ylabel('V (m/s)')
• Vẽ đồ thị dạng lớp màu
Một cách hiệu quả để biểu thị các trường vật lí trong không gian hai chiều là dùng lớp màu. Chẳng hạn T là một ma trận 2 chiều lưu giữ giá trị nhiệt độ của một tấm kim loại hình chữ nhật, thì việc hiển thị phân phối nhiệt độ bằng một lớp màu được thực hiện dễ dàng:
pcolor(T)
• Vẽ trường véc tơ
Cũng như đồ thị lớp màu, việc hiển thị trường vectơ rất cần thiết trong các ngành khoa học - vật lí. Để vẽ trường véc-tơ hai chiều của các ma trận u và v, dùng lệnh:
quiver(u,v)
3.2.2. Thực hiện cài đặt, mô phỏng
a) Nội dung và các tham số mô phỏng
Nội dung mô phỏng gồm hai phần:
- Phần I: Mô phỏng mức công suất tiêu thụ khi các MS đứng yên trong trường hợp có sử dụng RS và không sử dụng RS.
Bảng 3-1: Các tham số mô phỏng công suất tiêu thụ khi MS đứng yên

Cú pháp đặc biệt (syntactic sugar)
Để tăng tốc độ lập trình, nhất là thao tác từ dấu nhắc lệnh, MatLab cho phép nhiều kiểu cú pháp viết tắt. Chẳng hạn để xem hướng dẫn về lệnh plot thì hai câu lệnh sau là tương đương:
doc('plot')
doc plot % chú thích: cách viết gọn, đồng thời bỏ dấu ngoặc tròn và dấu nháy
Một ví dụ nữa là các số trong một véc-tơ hàng không cần có dấu phẩy ngăn cách
v1 = [2, 3, 4]
v2 = [5 6 7] % cũng hợp lệ!
Và ngay cả cách gọi file lệnh từ dấu nhắc cũng là một dạng rút gọn đặc biệt. Chẳng hạn ta cần chạy file tinhtong.m trong thư mục hiện hành:
>> tinhtong
chức năng vẽ đồ thị
Vẽ đồ thị là một chức năng được trau chuốt trong MatLab; với rất nhiều kiểu đồ thị khác nhau như biểu đồ dạng đường, biểu đồ chấm điểm, các lớp màu (patch) hai chiều, đường đồng mức và các đường cong, mặt cong ba chiều. Ngoài ra MatLab còn cung cấp giao diện để người dùng trực tiếp biên tập hình vẽ, điền vào các ghi chú theo ý muốn.
• Vẽ đồ thị dạng đường
Giả sử có dãy số liệu V đo theo thời gian t. Trong MatLab, V và t đều có dạng vec tơ có cùng độ dài. Khi đó lệnh vẽ đồ thị với trục hoành là t và trục tung là V có dạng:
plot(t, V)
xlabel('t (s)') % viết tiêu đề các trục
ylabel('V (m/s)')
• Vẽ đồ thị dạng lớp màu
Một cách hiệu quả để biểu thị các trường vật lí trong không gian hai chiều là dùng lớp màu. Chẳng hạn T là một ma trận 2 chiều lưu giữ giá trị nhiệt độ của một tấm kim loại hình chữ nhật, thì việc hiển thị phân phối nhiệt độ bằng một lớp màu được thực hiện dễ dàng:
pcolor(T)
• Vẽ trường véc tơ
Cũng như đồ thị lớp màu, việc hiển thị trường vectơ rất cần thiết trong các ngành khoa học - vật lí. Để vẽ trường véc-tơ hai chiều của các ma trận u và v, dùng lệnh:
quiver(u,v)
3.2.2. Thực hiện cài đặt, mô phỏng
a) Nội dung và các tham số mô phỏng
Nội dung mô phỏng gồm hai phần:
- Phần I: Mô phỏng mức công suất tiêu thụ khi các MS đứng yên trong trường hợp có sử dụng RS và không sử dụng RS.
Bảng 3-1: Các tham số mô phỏng công suất tiêu thụ khi MS đứng yên

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Viettel Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên Cứu Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty Bưu Điện Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại đông nam á Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu quy trình công nghệ trích ly triterpenoid từ nấm linh chi, ứng dụng cho chế biến thực phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu công nghệ bọc hạt để sản xuất phân Urê thông minh Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Phân tích môi trường kinh doanh Công ty nghiên cứu Công ty Lữ hành Hanoitourist Văn hóa, Xã hội 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu, quy hoạch hệ thống trang thiết bị thí nghiệm công nghệ cơ khí theo định hướng CAD/CAM/CNC Khoa học kỹ thuật 0
D Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kế toán tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp Luận văn Sư phạm 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top