daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Nƣớc ta là một nƣớc nông nghiệp, có khí hậu rất đa dạng nên nƣớc ta
có rất nhiều loại rau quả phong phú, xuất hiện quanh năm với chất lƣợng đặc
trƣng và tiềm năng phát triển đầy hứa hẹn. Không chỉ ngƣời Việt Nam ƣa
thích rau quả Việt Nam mà nhiều nƣớc trên thế giới đã và đang sẵn sàng trở
thành bạn hàng lớn của chúng ta. Hàng năm, nƣớc ta thu về hàng trăm triệu
USD từ việc xuất khẩu rau quả. Tuy nhiên, việc xuất khẩu rau quả của Việt
Nam vẫn còn nhiều hạn chế, nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng hƣ hỏng
của rau quả sau khi thu hoạch. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn thì hiện nay tỉ lệ hƣ hỏng sau thu hoạch ở Việt Nam còn rất
cao, chiếm tới hơn 20% tổng sản lƣợng. Đó là một tổn thất rất đáng kể đối với
Nhà nƣớc và với ngƣời nông dân. Chính vì vậy, vấn đề bảo quản rau quả sau
thu hoạch là một vấn đề quan trọng, rất cần đƣợc quan tâm thích đáng.
Có nhiều phƣơng pháp bảo quản rau quả đã đƣợc sử dụng trong đó sử
dụng màng bao gói khí quyển biến đổi (MAP) là một trong những phƣơng
pháp hiệu quả, an toàn cho ngƣời sử dụng, dễ áp dụng ở quy mô lớn, có thể
tái sử dụng, không gây ô nhiễm môi trƣờng, có giá thành thấp, phù hợp với
điều kiện kinh tế của ngƣời nông dân...Chính vì vậy trong luận văn này tui đã
chọn đề tài:“Nghiên cứu chế tạo vật liệu bảo quản dạng bao gói khí quyển
biến đổi (MAP) từ nhựa LDPE và phụ gia zeolit ”.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Nguyên nhân gây tổn thất hoa quả sau khi thu hoạch.
Hầu hết quá trình suy giảm khối lƣợng và chất lƣợng của hoa quả tƣơi
đều diễn ra trong giai đoạn từ khi thu hoạch đến khi tiêu thụ. Nguyên nhân là
do hoa quả sau khi thu hoạch vẫn là những tế bào sống và vẫn tiếp tục các
hoạt động hô hấp và trao đổi chất thông qua một số quá trình biến đổi. Chính
những biến đổi này làm cho hoa quả nhanh chín, nhanh già, nhũn…dẫn tới
hỏng nếu không áp dụng biện pháp đặc biệt để làm chậm các quá trình này
[27]. Rau quả sau thu hoạch thƣờng trải qua một số biến đổi nhƣ:
- Biến đổi sinh hoá: hô hấp là hoạt động cơ bản trong quá trình bảo
quản quả tƣơi. Đó là quá trình oxy hoá chậm các chất hữu cơ phức tạp dƣới
tác dụng của enzyme thành các chất đơn giản hơn và giải phóng năng lƣợng.
- Biến đổi vật lý: quả tƣơi sau khi thu hoạch thƣờng xảy ra hiện tƣợng
bay hơi nƣớc. Sự mất nƣớc dẫn tới khô héo, giảm khối lƣợng, gây rối loạn
sinh lý, giảm khả năng kháng khuẩn và giảm giá trị thƣơng mại…Kết quả là
quả sẽ bị chín hay già khá nhanh dẫn đến thối rữa.
- Biến đổi hoá học: trong thời gian bảo quản, hầu hết các thành phần
hoá học của hoa quả đều bị biến đổi do tham gia hô hấp hay hoạt động của
enzyme.
Hiểu rõ đặc tính hô hấp của quả tƣơi cũng nhƣ cơ chế của những biến
đổi trên có thể kéo dài thời hạn bảo quản của chúng [7].
1.2. Các phƣơng pháp bảo quản hoa quả tƣơi sau khi thu hoạch [7].
1.2.1. Nhiệt độ thấp, độ ẩm tương đối (RH) cao.
Phƣơng pháp phổ biến nhất để duy trì chất lƣợng và kiểm soát sự hƣ
hỏng của hoa quả là làm lạnh nhanh với độ ẩm tƣơng đối (RH) cao. Tuy
nhiên, phƣơng pháp này lại gây nên sự hƣ hỏng lạnh ở hoa quả và việc kiểm
soát nhiệt độ một cách hiệu quả là rất khó nên một số phƣơng pháp bảo quản
khác vẫn đang đƣợc nghiên cứu.
1.2.2. Bảo quản bằng hoá chất.
Sử dụng một số loại hoá chất ở những liều lƣợng khác nhau để kéo dài
thời gian bảo quản của hoa quả chủ yếu dựa vào khả năng tiêu diệt vi sinh vật
của những hoá chất này. Để tăng hiệu quả, xử lý hoá chất thƣờng đƣợc kết
hợp với bảo quản lạnh. Hoá chất đƣợc sử dụng để bảo quản hoa quả tƣơi cần
đáp ứng một số yêu cầu nhƣ: diệt đƣợc vi sinh vật ở liều lƣợng thấp dƣới mức
nguy hiểm cho ngƣời, không tác dụng với các thành phần trong quả để dẫn tới
biến đổi màu sắc, mùi vị làm giảm chất lƣợng hoa quả, không tác dụng với
vật liệu làm bao bì hay dụng cụ, thiết bị công nghệ, dễ tách khỏi sản phẩm
khi cần sử dụng. Tuy nhiên, ít có loại hoá chất nào có thể thoả mãn tất cả các
yêu cầu trên, cho nên khi sử dụng phải chọn lựa cho phù hợp nhằm đảm bảo
đồng thời chất lƣợng bảo quản và an toàn thực phẩm. Phƣơng pháp bảo quản
bằng hoá chất cũng bộc lộ một số nhƣợc điểm nhƣ: hoá chất có thể làm biến
đổi phần nào chất lƣợng của hoa quả, tạo mùi vị không tốt, gây hại cho sức
khoẻ con ngƣời, có thể gây ngộ độc tức khắc hay lâu dài. Vì vậy, cần thận
trọng khi sử dụng hoá chất để bảo quản hoa quả.
1.2.3. Bảo quản trong môi trường khí quyển điều khiển CA (Controlled
Atmosphere).
Là phƣơng pháp bảo quản hoa quả tƣơi trong môi trƣờng khí quyển mà
thành phần các khí nhƣ O2, CO2 đƣợc điều chỉnh hay đƣợc kiểm soát khác
với điều kiện bình thƣờng. Khí CO2 và O2 có tác dụng trực tiếp lên quá trình
sinh lý, sinh hoá của hoa quả, từ đó ảnh hƣởng tới thời hạn bảo quản của
chúng. Bảo quản trong điều kiện hạ thấp nồng độ O2, tăng hàm lƣợng CO2 có
thể làm giảm quá trình hô hấp, chậm sự già hoá, nhờ đó kéo dài thời hạn bảo
quản. Phƣơng pháp này có ƣu điểm là cho hiệu quả tốt, thời hạn bảo quản dài,
chất lƣợng hoa quả hầu nhƣ không đổi trong quá trình bảo quản. Tuy nhiên,
một nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là khá phức tạp, phải chú ý đặc biệt
trong đầu tƣ xây dựng cũng nhƣ vận hành kho bảo quản.
1.2.4. Bảo quản trong môi trường khí quyển biến đổi MA (Modified
Atmosphere).
Là phƣơng pháp bảo quản mà hoa quả đƣợc đựng trong túi màng mỏng
có tính thẩm thấu chọn lọc hay đựng trong sọt có lót màng bao gói. Thậm chí
hoa quả còn đƣợc đựng trong container lớn đƣợc lót bằng vật liệu tổng hợp có
tính thẩm thấu chọn lọc đối với các loại khí.
1.3. Bảo quản bằng khí quyển biến đổi (MA).
Bảo quản bằng khí quyển biến đổi đƣợc định nghĩa là bao bọc sản
phẩm thực phẩm trong các vật liệu chắn khí, trong đó môi trƣờng khí đƣợc
thay đổi để ức chế tác nhân gây hƣ hỏng, nhờ đó có thể duy trì chất lƣợng cao
hơn của các thực phẩm dễ hỏng trong quá trình sống tự nhiên hay kéo dài thời
hạn sử dụng.
Ƣu điểm của MA là tăng đáng kể thời gian bảo quản do hạn chế đƣợc
quá trình hô hấp, trao đổi và chuyển hoá các chất do đó giảm tổn thất sau thu
hoạch mà vẫn duy trì đƣợc chất lƣợng thƣơng phẩm mà không cần dùng hoá
chất. Sản phẩm đƣợc bảo quản bằng khí quyển biến đổi là sản phẩm “sạch”
do không cần bất cứ hoá chất bảo quản nào do đó nó tuyệt đối an toàn cho
ngƣời tiêu dùng và môi trƣờng xung quanh, giảm chu kì đƣa hàng, giảm phế
thải, tốt cho chất lƣợng cảm quan, tăng khoảng cách phân phối sản phẩm…
Bảo quản bằng khí quyển biến đổi làm cho quá trình mềm hoá bị chậm lại,
quả vẫn giữ đƣợc độ chắc, cứng cần thiết, các sắc tố chllorophil giảm chậm
[5].
1.3.1. Bảo quản bằng lớp phủ ăn được.
Trong số các phƣơng pháp bảo quản quả đang đƣợc nghiên cứu và sử
dụng hiện nay, lớp phủ ăn đƣợc rất đƣợc chú ý. Lớp phủ ăn đƣợc là một lớp
vật liệu mỏng đƣợc áp dụng trên bề mặt sản phẩm hay để thay thế lớp sáp
bảo vệ tự nhiên và cung cấp một lớp chắn ẩm, oxy và sự di chuyển chất tan
cho thực phẩm. Các lớp phủ này đƣợc áp dụng trực tiếp trên bề mặt quả bằng
cách nhúng, phun hay quét để tạo ra một khí quyển biến đổi. Lớp màng bán
thấm tạo thành trên bề mặt quả sẽ giảm bớt quá trình hô hấp và kiểm soát sự
mất độ ẩm cũng nhƣ cung cấp các chức năng khác. Lớp sáp trên bề mặt hoa
quả thƣờng có độ thấm hơi nƣớc kém nên việc áp dụng một lớp phủ bên ngoài
sẽ làm tăng tính chất chắn tự nhiên này và thay thế nó trong trƣờng hợp lớp
sáp bị loại bỏ một phần hay bị biến đổi trong quá trình bảo quản sau thu
hoạch [27]. Lớp phủ ăn đƣợc từ lâu đã đƣợc sử dụng để duy trì chất lƣợng và
kéo dài thời hạn sử dụng của một số loại quả tƣơi nhƣ các loại quả có múi
(cam, chanh, quít), táo, dƣa chuột…Lớp phủ ăn đƣợc có một số ƣu điểm nhƣ:
cải thiện khả năng duy trì các thành phần chất màu, đƣờng, axit và hƣơng
thơm, giảm hao hụt khối lƣợng, duy trì chất lƣợng trong quá trình vận chuyển
và bảo quản, giảm rối loạn khi bảo quản, cải thiện sức hấp dẫn với ngƣời tiêu
dùng, kéo dài thời hạn sử dụng. Tuy nhiên, các lớp phủ này cũng bộc lộ một
số nhƣợc điểm. Lớp phủ dày có thể hạn chế sự trao đổi khí hô hấp làm cho
sản phẩm tích lũy etanol với hàm lƣợng cao và gây ra mùi khó chịu. Tính chất
chắn hơi nƣớc kém của lớp phủ có thể dẫn tới hao hụt khối lƣợng và mất độ
ẩm của sản phẩm, nhƣng nó có thể ngăn chặn sự ngƣng tụ hơi nƣớc, là nguồn
gây hƣ hỏng do vi khuẩn đối với quả đƣợc bao gói. Những nhƣợc điểm này có
thể khắc phục nhờ lựa chọn loại và chiều dày lớp phủ phù hợp và tránh xử lý
những loại quả còn non không có mùi thơm hay bảo quản quả đã phủ màng ở
nhiệt độ cao .
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN .................................................................................................4
1.1. Nguyên nhân gây tổn thất hoa quả sau khi thu hoạch. ...................................................4
1.2. Các phƣơng pháp bảo quản hoa quả tƣơi sau khi thu hoạch. .........................................4
1.2.1. Nhiệt độ thấp, độ ẩm tƣơng đối (RH) cao. ..................................................................4
1.2.2. Bảo quản bằng hoá chất. ..............................................................................................5
1.2.3. Bảo quản trong môi trƣờng khí quyển điều khiển CA (Controlled Atmosphere). ......5
1.2.4. Bảo quản trong môi trƣờng khí quyển biến đổi MA (Modified Atmosphere). ...........6
1.3. Bảo quản bằng khí quyển biến đổi (MA). ......................................................................6
1.3.1. Bảo quản bằng lớp phủ ăn đƣợc. .................................................................................7
1.3.2. Bảo quản bằng màng bao gói khí quyển biến đổi MAP (Modified Atmosphere
Packaging). .............................................................................................................8
1.4 . Chế tạo màng bao gói khí quyển biến đổi. ....................................................................9
1.4.1. Công nghệ chế tạo màng..............................................................................................9
1.4.2. Một số phƣơng pháp điều chỉnh độ thấm khí qua màng MAP..................................11
1.4.2.1. Điều chỉnh độ dày màng. ........................................................................................11
1.4.2.2. Phƣơng pháp đục lỗ. ...............................................................................................12
1.4.2.3. Phƣơng pháp đƣa thêm phụ gia vào màng..............................................................12
1.4.3. Vật liệu để chế tạo màng MAP..................................................................................15
1.4.3.1. Polyetylen ...............................................................................................................16
1.4.3.2. Phụ gia sử dụng trong quá trình tạo màng MAP. ..................................................19
CHƢƠNG 2. THỰC NGHIỆM ...........................................................................................22
2.1. Hoá chất, công cụ và thiết bị. .......................................................................................22
2.1.1. Hoá chất: ....................................................................................................................22
2.1.2. công cụ và thiết bị:....................................................................................................22
2.1.3. Sơ đồ nguyên lý thiết bị thổi màng............................................................................23
2.2. Phƣơng pháp tiến hành. ................................................................................................23
2.2.1. Chế tạo màng bao gói khí quyển biến đổi (MAP). ....................................................23
2.2.1.1. Hoạt hoá bề mặt zeolit và xác định tính chất của zeolit hoạt hoá...........................23
2.2.1.2. Quá trình thổi màng. ...............................................................................................24
2.2.2. Nghiên cứu các tính chất lý hoá của của màng MAP trên cơ sở LDPE/zeolit hoạt
hoá.........................................................................................................................25
2.2.3. Xác định độ thấm khí CO2 và O2 của màng MAP. ....................................................25
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................................27
3.1. Một số tính chất của zeolit hoạt hoá. ............................................................................27
3.2. Ảnh hƣởng của các thông số công nghệ đến chiều dày màng. .....................................27
3.3. Nghiên cứu các tính chất của của màng MAP trên cơ sở LDPE/zeolit hoạt hoá. ........29
3.3.1. Tƣơng tác của phụ gia zeolit hoạt hoá và LDPE. ......................................................29
3.3.2. Tính chất cơ lý của màng MAP. ................................................................................31
3.3.3. Hình thái học bề mặt của màng MAP........................................................................32
3.3.4. Độ bền nhiệt của màng MAP.....................................................................................36
3.4. Xác định độ thấm khí O2 và CO2 của màng MAP........................................................37
KẾT LUẬN..........................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................40
KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu, chúng tui đã thu đƣợc một số kết quả nhƣ sau:
- Đã nghiên cứu chế tạo màng bao gói khí quyển biến đổi (MAP) trên cơ sở
LDPE và chất phụ gia zeolit hoạt hoá bằng phƣơng pháp đùn thổi. Nghiên
cứu ảnh hƣởng của các thông số công nghệ đến chiều dày màng.
- Đã xác định và nghiên cứu ảnh hƣởng của phụ gia zeolit hoạt hoá đến một
số tính chất của màng MAP nhƣ: nghiên cứu tƣơng tác của phụ gia với
polyme bằng phổ hồng ngoại, tính chất cơ lý (độ bền kéo đứt, độ dãn dài khi
đứt), độ bền nhiệt, hình thái học bề mặt và độ thấm khí O2 và CO2.
Những kết quả thu đƣợc trong luận văn này cho thấy việc chế tạo thành
công màng bao gói khí quyển biến đổi (MAP) để bảo quản quả là một hƣớng
nghiên cứu có triển vọng góp phần giảm tỷ lệ hƣ hỏng, kéo dài thời gian bảo
quản, nâng cao chất lƣợng và sức cạnh tranh của sản phẩm rau quả Việt Nam
trên thị trƣờng thế giới, góp phần thực hiện thành công quá trình công nghiệp
hoá nông thôn trong bối cảnh Việt Nam vừa gia nhập tổ chức thƣơng mại thế
giới.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top