Gawain

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 5
I. Tổng quan về cacbon disunphua. 5
1.Giới thiệu về cacbon disunphua 5
2. Tính chất vật lý của CS2 5
3. Tính chất hoá học 8
4. Quá trình sản xuất cacbon disunphua 11
5. Ảnh hưởng của CS2 đến môi trường trong quá trình cách bảo quản, vận chuyển 13
II. Tổng quan về một số dẫn xuất của cacbon disunphua. 14
1. Một số các hợp chất xantat thường gặp 14
2. Tổng hợp các hợp chất xantat (dithiocacbonat) 17
3.Quá trình xantat hóa xenluloza 19
4. Ứng dụng của một số các dẫn xuất cacbon disunphua 24
CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 28
A. Một số tính chất của của nguyên liệu dùng để tổng hợp 28
B. Phương pháp tổng hợp các hợp chất xantat. 29
CHƯƠNG 3: THẢO LUẬN 33
1. Ảnh hưởng của tỷ lệ mol CS2 : KOH. 33
2. Ảnh hưởng của lượng rượu dùng để phản ứng 34
3.Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất quá trình. 36
4. Ảnh hưởng của thời gian phản ứng. 37
KẾT LUẬN 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
MỞ ĐẦU

Hợp chất xantat là một chất quan trọng trong công nghiệp cũng như trong đời sống. Thông thường các hợp chất này được tổng hợp từ cacbon disunphua và các alcol với sự có mặt của kiềm. Các chất xantat thường được ứng dụng làm: thuốc diệt côn trùng, tổng hợp sợi visco, tác nhân tuyển nổi, chất xúc tiến cho quá trình lưu hoá cao su, giấy bóng kính, phụ gia cho dầu nhờn làm việc ở áp suất cao…
Hợp chất xantat thường có mùi đặc trưng của các hợp chất chứa lưu huỳnh và có độ độc tính trung bình, dễ cháy có thể hấp phụ qua da, qua đường hô hấp làm tổn thương hệ thần kinh, hệ hô hấp.
Ở các nước có nền công nghiệp hoá chất phát triển thì các hợp chất xantat được sản xuất với công suất lớn đặc biệt là ở Nga, Ấn Độ,Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc…Hàng năm ở Ấn Độ lượng xantat được sản xuất đến 1500 tấn, Trung Quốc - 2500 tấn.
Ở Việt Nam, nền công nghiệp hoá chất chưa phát triển, chưa có nhà máy sản xuất các hợp chất xantat. Quy trình sản xuất không phức tạp nên việc sản xuất các hợp xantat ở nước ta là hoàn toàn có thể thực hiện được. Với lý do nêu trên đây, đồ án này nhằm “ nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành xantat ”.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
I. Tổng quan về cacbon disunphua.
1. Giới thiệu về cacbon disunphua[1].
Cacbon disunphua (CS2) là một hoá chất quan trọng trong công nghiệp và đã được tổng hợp với qui mô lớn. Lamdadius đã tìm ra cacbon disunphua vào năm 1796 trong quá trình gia nhiệt quặng pirít sắt và cacbon. Cho đến năm 1839 thì cacbon disunphua mới được quan tâm nhiều, Schroter đã điều chế được CS2 bằng cách gia nhiệt cho phản ứng giữa than và lưu huỳnh trong bình ba cổ được gia nhiệt bên ngoài. Do CS2 là một dung môi rất tốt nên nó được sử dụng rộng rãi cho quá trình trích ly chất béo và dầu. Tuy nhiên nó chỉ được giới thiệu vào đầu những năm 1900 trong quá trình chế biến sợi visco. Trong quá trình này thì cacbon disunphua dùng để hoà tan xenluloza. Từ đó CS2 bắt đầu đóng vai trò quan trọng, được sản xuất với qui mô công nghiệp lớn. Ngày nay cacbon disunphua được sử dụng trong nhiều nghành công nghiệp.
Vào năm 1980 thì 1,1 triệu tấn CS2 đã được sản xuất, hơn 75% được sử dụng để tái sinh xenluloza trong các nhà máy tổng hợp sợi visco. Phần còn lại được sử dụng để sản xuất các hợp chất: cacbon teraclo, các dẫn xuất hữu cơ của lưu huỳnh (những chất này dùng trong việc xúc tiến quá trình lưu hóa cao su, tác nhân tuyển nổi).
2. Tính chất vật lý của CS2 [1].
Cacbon disunphua là một chất dễ bay hơi, ở dạng lỏng thì giới hạn nổ của nó trong không khí tương đối rộng ( 1-50% thể tích ). Cacbon disunphua thường có nhiệt độ tự bốc cháy thấp (100oC) và điểm bắt lửa tương đối thấp (-30oC ). Tốc độ bay hơi cacbon disunphua trong không khí gấp 1,6 lần so với dietylete. Ngoài ra CS2 còn là dung môi tuyệt vời cho nhiều hợp chất hữu cơ vì nó dễ dàng hoà tan các chất như là lưu huỳnh, phốt pho, iot, sáp, cao su, các chất nhựa. Các sản phẩm thương mại thường có mùi đặc trưng của các hợp chất chứa lưu huỳnh. Thông số vật lí và hệ số chuyển đổi được đưa trong bảng 1, 2, 3
tiến hành phản ứng ở nhiệt độ cao hơn 46oC thì cacbon disunphua bị bay hơi do đó hiệu suất sẽ giảm.
Quá trình tổng hợp xantat nên được tiến hành tại nhiệt độ 35o C vì tại nhiệt độ này ta thu được hiệu suất cao nhất mà không cần tốn nhiều năng lượng.
4. Ảnh hưởng của thời gian phản ứng.
Theo đồ thị hình 6 ta thấy được các xantat của rượu etylic và propylic xảy ra tương đối nhanh các xantat của rượu n-butylic và amylic xảy ra chậm hơn. Hiện tượng này cũng được giải thích là tính axit của rượu etylic và isopropylic mạnh hơn so với n-butylic và amylic.

KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm ta có thể rút ra kết luận sau:
-) Rượu càng cao thì hiệu suất phản ứng càng thấp.
-) Lượng rượu dùng để phản ứng phải dư, nhưng phải có điểm tối ưu.
-) Nhiệt độ tiến hành phản ứng là 35oC.
-) Phản ứng tổng hợp xantat xảy ra tương đối nhanh.
-) Hiệu suất phản ứng tối ưu phụ thuộc vào tỷ lệ số mol CS2/số mol KOH, nhiệt độ phản ứng, thời gian phản ứng được trình bày ở bảng 11:
Bảng 11 : Điều kiện tối ưu cho quá trình tổng hợp các chất xantat

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu các yếu tố tác động đến gia tăng giá trị đất đô thị tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư cao cấp - Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu sự hài lòng của người dân về nhà ở tái định cư tại các dự án xây dựng lại nhà chung cư cũ Luận văn Kinh tế 0
D nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích các hoạt chất chính trong cây hương thảo Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu các phương pháp phân lớp dữ liệu và ứng dụng trong bài toán dự báo thuê bao rời mạng viễn thông Công nghệ thông tin 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Các loại sai số trong nghiên cứu dịch tễ học Y dược 0
D Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top