daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đời sống con ngƣời
cũng ngày đƣợc cải thiện về cả vật chất và tinh thần. Song bên cạnh đó, ô nhiễm
môi trƣờng cũng ngày một trở nên nguy cập hơn bao giờ hết. Môi trƣờng sống bị
hủy hoại, kéo theo sự phát triển của những bệnh da liễu, mụn nhọt, lở loét. Những
bệnh này gây phiền hà không nhỏ tới đời sống sinh hoạt của con ngƣời.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra, trong các bệnh da liễu, hay gặp nhất
chính là eczema (theo YHCT là bệnh thuộc chứng phong chẩn), trong đó thể bệnh
phổ biến nhất là viêm da cơ địa. Bệnh đã đang phát triển lan rộng và chƣa có
phƣơng pháp điều trị đặc hiệu. Bệnh thƣờng gặp, hay tái phát nên diễn biến kéo dài,
dai dẳng, mang lại nhiều thống khổ cho ngƣời bệnh. Các thuốc Tây y hiện nay nhƣ
kháng histamin không cho đƣợc kết quả nhƣ mong đợi; liệu pháp corticoid tuy có
tác dụng nhất định nhƣng sau khi dừng thuốc thƣờng có biểu hiện tái phát nặng hơn.
Chính vì những bức xúc này, việc phát triển thuốc y học cổ truyền với tác dụng
chống viêm, trừ ngứa, điều tiết miễn dịch sẽ có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh,
hơn nữa, thuốc y học cổ truyền lại ít tác dụng phụ không nhƣ thuốc kháng histamin
hay corticoid, và không gây tái phát nặng hơn.
Do đó, PGS.TS. Phùng Hòa Bình đã nghiên cứu và tìm tòi phối hợp các vị
thuốc quý của dân tộc để xây dựng nên bài thuốc EZ giúp điều trị bệnh hiệu quả tốt,
an toàn.
Để chứng minh tác dụng trị bệnh đồng thời góp phần hiện đại hóa thuốc y học
cổ truyền, chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu bào chế cao đặc và
một số tác dụng dƣợc lý của cao đặc bào chế đƣợc từ bài thuốc EZ” với mục tiêu
nghiên cứu sau:
1. Bào chế cao đặc từ bài thuốc EZ.
2. Khảo sát tác dụng dƣợc lý: chống viêm (cấp tính, mạn tính), kháng khuẩn,
độc tính cấp của cao đặc bài thuốc.
Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH ECZEMA
1.1.1. Bệnh eczema theo quan điểm Tây y
1.1.1.1. Định nghĩa
Eczema là một trạng thái viêm lớp nông của da cấp tính hay mạn tính, tiến
triển từng đợt hay tái phát, lâm sàng biểu hiện bằng đám mảng đỏ ở da, mụn nƣớc
và ngứa, nguyên nhân phức tạp (bao gồm yếu tố nội sinh, ngoại sinh) nhƣng bao giờ
cũng có vai trò của "thể địa dị ứng", về mô học có hiện tƣợng xốp bào (Spongiosis).
Eczema là bệnh da ngứa điển hình, mạn tính hay tái phát, điều trị khó khăn.
Eczema có nhiều thể lâm sàng, tuy nhiên hay gặp nhất là viêm da cơ địa
(atopic dermatitis hay atopic eczema - AD). Vì vậy, với nhiều tác giả, thuật ngữ
eczema đƣợc sử dụng nhƣ một từ cùng nghĩa chỉ bệnh viêm da cơ địa [5], [38], [58].
1.1.1.2. Căn nguyên và sinh bệnh học
Qua nhiều nghiên cứu gần đây, đa số tác giả cho rằng, sự kết hợp của một cơ
địa dị ứng với những tác nhân kích thích từ bên trong hay bên ngoài cơ thể là
nguyên nhân chính gây ra nhiều biến đổi gây hiện tƣợng viêm da [5], [12].
- Cơ địa dị ứng: Eczema là bệnh có di truyền. Ngoài ra, một số yếu tố khác
của cơ địa dị ứng cũng đã đƣợc xác định có liên quan nhƣ: da khô, suy giảm miễn
dịch qua trung gian tế bào [5], [12].
- Các tác nhân kích thích: gồm tác nhân nội sinh (rối loạn thần kinh, nội tiết,
chuyển hóa…) và các tác nhân ngoại sinh - dị nguyên (các yếu tố vật lý, hóa học,
sinh vật học tiếp xúc với da gây cảm ứng thành viêm da, eczema) [5], [12].
Theo Halpern Coombs, phản ứng dị ứng eczema đƣợc xếp vào kiểu "mẫn cảm
tế bào trì hoãn", trong đó có vai trò của các tế bào lympho mang ký ức kháng
nguyên, xuất hiện trên bệnh nhân có “thể địa dị ứng” [5], [12].
1.1.1.3. Biểu hiện lâm sàng
- Vị trí bệnh: Eczema có thể biểu hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, nhƣng
thƣờng gặp ở vùng da hở, vùng da tiếp xúc với dị nguyên [5], [12], [24].
- Tổn thương cơ bản: Đám mảng đỏ da và mụn nƣớc. Mụn nƣớc là tổn thƣơng
điển hình của bệnh eczema, mụn nƣớc nhỏ, nông, đùn lên hết lớp này tới lớp khác.
Sau GD cấp tính, đám tổn thƣơng giảm viêm, đóng vẩy, lên da non, có trƣờng hợp
lichen hóa, hằn cổ trâu [5].
Eczema phát triển qua 4 giai đoạn (GD): GD đỏ da (GD cấp tính), GD mụn
nƣớc (GD chảy nƣớc), GD đóng vẩy da, lên da non (GD bán cấp), GD lichen hoá,
hằn cổ trâu (eczema mạn tính). Chia thành 4 GD để dễ hiểu tiến triển của một
eczema nhƣng trên thực tế các GD không thực phân chia rõ rệt nhƣ vậy mà thƣờng
xen kẽ nhau, lồng vào nhau [5].
Ngứa là triệu chứng xuyên suốt, xuất hiện sớm nhất, tồn tại dai dẳng, do đó
ngƣời ta coi bệnh eczema là bệnh da ngứa điển hình [5].
- Tiến triển: Mạn tính, tái phát, nhiều đợt vƣợng bệnh, xen kẽ GD tạm đỡ [5].
- Xét nghiệm và chẩn đoán: Chƣa có xét nghiệm đặc hiệu. Thông thƣờng chẩn
đoán dựa trên tiền sử bệnh và khám tổn thƣơng trên da [5].
1.1.1.4. Các thể lâm sàng
1.1.1.4.1. Eczema tiếp xúc (contact eczema, contact dermatitis)
- Tổn thương cơ bản: da đỏ xung huyết, có khi hơi nề, trên bề mặt có mụn
nƣớc; hay bọng nƣớc, trợt ƣớt, phù nề; hay mạn tính, khô, dầy cộm và có vảy da.
Ngừng tiếp xúc dị nguyên, bệnh thuyên giảm, tiếp xúc lại với dị ứng nguyên bệnh
tái phát hay nặng lên [5], [58], [60].
- Xét nghiệm: Test da (áp da, con tem) với dị nguyên thƣờng dƣơng tính [5].
- Dị ứng nguyên (Allergens) ngoại sinh: Nikel, kali dicromat, fomaldehyde, xi
măng, cao su, neomycin, streptomycin... [5], [59].
- Cơ chế miễn dịch: Eczema tiếp xúc có cơ chế miễn dịch thuộc type IV - tăng
mẫn cảm loại hình chậm có vai trò lympho T [5].
1.1.1.4.2. Eczema thể địa, viêm da cơ địa (Atopic dermatitis- AD)
- Dịch tễ học: AD là biểu hiện ngoài da của cơ địa Atopy (Atopic state, Atopic
diathesis). 70% bệnh nhân có tiền sử gia đình bị bệnh dị ứng. Khoảng 10% trẻ em
có biểu hiện của viêm da cơ địa [5], [12], [13], [43].

Tỷ lệ hiện mắc: Theo báo cáo của phòng khám tại viện da liễu quốc gia, có khi
AD chiếm khoảng 20% số bệnh nhân đến khám tại phòng khám [5], [12], [13], [43].
Tuổi phát bệnh, giới: Thƣờng vào những năm đầu đời. Rất hiếm bệnh nhân
phát bệnh khi trƣởng thành. Có báo cáo cho rằng nam mắc nhiều hơn nữ [42].
Các yếu tố làm bệnh khởi phát và nặng lên:
+ Dị nguyên ngoại sinh: chất thải của rệp nhà, len dạ, ngoại độc tố S.aureus
đóng vai trò siêu kháng nguyên kích thích hoạt hóa lympho T và đại thực bào…
+ Dị nguyên nội sinh: trong huyết thanh bệnh nhân có kháng thể IgE, kích
thích IgE hay lympho T đáp ứng viêm, giảm chức năng hàng rào bảo vệ của da và
giảm lớp ceramic trên bề mặt da làm cho da dễ bị mất nƣớc gây khô da [5], [59].
- Sinh bệnh học và miễn dịch học:
Nghiên cứu về gen học gần đây đã xác định đƣợc nhiều gen có liên quan tới
AD: các gen nằm trên các NST 11q13, 5q31-33, 16p11.2-11.1… [48], [49].
IgE tăng cao hơn cả hen suyễn và viêm mũi dị ứng ở 80% số bệnh nhân AD và
càng cao nếu AD càng nặng. Sự hình thành và tăng IgE (AD còn gọi là viêm da
tăng IgE) là do phản ứng tăng mẫn cảm do giải phóng chất hoạt mạnh từ tế bào
Mastocytes hay Basophils [5], [12].
- Xét nghiệm: Trong AD, miễn dịch trung gian tế bào bị suy giảm dẫn đến
giảm sút tính phản ứng trong test da chậm nhƣ Tuberculine, Candidine... [5], [12].
- Tổn thương cơ bản: Là một bệnh kinh diễn hay tái phát nên các thƣơng tổn
lâm sàng chủ yếu là: Viêm da (rát đỏ kèm sẩn mụn nƣớc), hằn cổ trâu, khô da, xây
xƣớc, nhiễm trùng thứ phát [5], [12], [48], [49].
1.1.1.4.3. Eczema vi khuẩn
- Nguyên nhân: Do dị ứng với độc tố của vi khuẩn S. aurerus, liên cầu hoặc
độc tố của nấm Trichophyton, Epidermophyton.
- Tổn thương cơ bản: Đám tổn thƣơng trợt, chảy dịch, có mủ dịch, vẩy tiết,
giới hạn tƣơng đối rõ. Xung quanh có thể có một số mụn mủ, nhọt "kiểu vệ tinh".
Có trƣờng hợp ngoài đám tổn thƣơng chính ở mặt, thân mình, các chi có các đám đỏ
nhỏ, bề mặt lẩn mẩn sẩn, mụn nƣớc và ngứa gọi là "ban dị ứng thứ phát xa" [5],
[59].
1.1.1.4.4. Eczema thể đồng tiền (Nummular eczema)
- Tổn thương cơ bản: Đám tổn thƣơng hình tròn, oval nhƣ đồng xu, ban đầu là
đám đỏ tiết dịch, có mụn nƣớc, sẩn, hơi nề, sau có vẩy tiết, vảy da, lichen hoá giới
hạn rõ, thƣờng khu trú ở thân mình, mặt duỗi của chi, trƣớc xƣơng chầy, mu bàn tay.
Thƣờng gặp ở đàn ông tuổi trung niên, nhất là mùa thu đông.
- Mô bệnh học: Có tăng gai, xốp bào [5], [58].
1.1.1.4.5. Eczema da dầu, viêm da da dầu (Seborrheic dermatitis)
- Tổn thương: Tổn thƣơng là đám mảng đỏ, trên có vẩy, vẩy mỡ, có khi có sẩn
trên bề mặt, giới hạn tƣơng đối rõ, khô, xuất hiện ở vùng tuyến bã hoạt động mạnh
nhƣ mặt, đầu và các nếp gấp.
- Đặc điểm: Là bệnh da mạn tính thƣờng gặp phần lớn ở ngƣời 20-50 tuổi, có
thể gặp ở trẻ em (những tháng đầu), tuổi ấu thơ, niên thiếu. Nam thƣờng bị nhiều
hơn. Có thể địa di truyền "thể địa da dầu".
- Mô bệnh học: Á sừng, tăng gai, xốp bào, chân bì viêm không đặc hiệu [5],
[58].
1.1.1.5. Điều trị
1.1.1.5.1. Điều trị chung
- Tránh tiếp xúc với dị ứng nguyên. Tránh cào, gãi, chà xát, tránh xà phòng.
- Thuốc chống ngứa, chống dị ứng: kháng histamin tổng hợp.
- Nếu có nhiễm khuẩn: dùng kháng sinh uống 1 đợt 7 - 10 ngày (Tetracyclin,
erythromycin…).
- Eczema GD cấp tính: cần nghỉ ngơi, hạn chế chất kích thích (cà phê, rƣợu...).
- Eczema đang vƣợng lan rộng, có ban dị ứng thứ phát có thể chỉ định
corticoids uống một đợt (nếu không có chống chỉ định) [5], [12], [24].
1.1.1.5.2. Điều trị tại chỗ
- Đối với eczema cấp tính chảy nƣớc, loét trợt: dùng các thuốc dịu da, sát
khuẩn, chống ngứa, ráo nƣớc nhƣ đắp gạc dung dịch thuốc tím pha loãng 1/4000,
nƣớc muối sinh lý 0,9%, nitrat bạc 0,25%, Rivanol 0,1%, dung dịch Yarish, trong 5
-7 ngày đầu, sau đó bôi thuốc màu nhƣ dung dịch tím Metin 1%, dung dịch Milian,
kết hợp hồ nƣớc.
- Khi tổn thƣơng khô cho bôi tiếp kẽm cream, mỡ corticoid + kháng sinh
(cream Synalar-neomycin, cream celestoderm-neomycin....).
- Với eczema mạn tính có thể dùng Gondron, coaltar, mỡ corticoids hay mỡ
corticoid + acid salicylic (mỡ diprosalic) [5], [12], [24].
1.1.2. Bệnh eczema theo quan điểm y học cổ truyền
1.1.2.1. Định nghĩa
Theo YHCT, bệnh eczema có tên gọi là bệnh chàm - một bệnh ngoài da hay
gặp với biểu hiện lâm sàng là các tổn thƣơng da đa dạng, có xu hƣớng xuất tiết,
phân bố đối xứng, dễ tái phát và trở thành mạn tính hóa, cảm giác ngứa rất dữ dội
[6].
Bệnh thuộc phạm trù chứng “phong chẩn” của YHCT. Đông y gọi bệnh chàm
là thấp sang hay huyết phong sang, thấp chẩn. Tuy nhiên, tùy theo vị trí phát, bệnh
còn có tên khác nhƣ: ở trẻ còn bú mẹ là “nhũ sang”; phát ra quanh tai là “hoàn nhĩ
sang”; phát ra ở chỗ gấp khúc của tứ chi gọi là “tứ loan phong” [6], [29], [61].
1.1.2.2. Nguyên nhân
Bệnh do phong, nhiệt và thấp kết hợp, nhƣng do phong là chủ yếu. Bệnh ở thể
mạn tính thƣờng do phong gây ra huyết táo rồi phối hợp với nhau gây bệnh [6].
Theo YHCT, bệnh có những nguyên nhân cụ thể sau:
- Ăn uống không điều độ, uống rƣợu, ăn cay hay tanh quá nhiều gây tổn
thƣơng tỳ vị. Tỳ mất kiện vận làm cho thấp nhiệt nội sinh và ứ trệ, đồng thời ngoại
cảm phải phong thấp nhiệt tà. Nội ngoại tà tƣơng tác rồi ứ trệ lại ở bì phu mà sinh
bệnh.
- Cơ thể hƣ nhƣợc, tỳ vị thấp khốn, cơ nhục không đƣợc nuôi dƣỡng mà sinh
bệnh.
- Thấp nhiệt uất lâu ngày, làm hao tổn phần âm huyết, hƣ táo sinh phong, tạo
nên chứng huyết hƣ phong táo, làm cho bì phu không đƣợc nuôi dƣỡng mà sinh
bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh tƣơng đối phức tạp. Nhiều khả năng là do các nguyên
nhân ngoại - nội sinh tƣơng tác với nhau gây nên. Những nguyên nhân này tƣơng
đối khó loại trừ khiến cho bệnh có xu hƣớng tái phát và trở thành mạn tính [6], [29].
1.1.2.3. Tổn thương cơ bản
- Vị trí: Thƣờng ở bàn chân, cẳng chân, bàn tay, khuỷu tay. Các vùng khác ít
gặp. Phân bố thƣờng có tính chất đối xứng [6], [29], [61].
- Tổn thương da đa dạng và có quy luật diễn biến nhất định [29], [61].
Bệnh thƣờng bắt đầu bằng GD cấp tính với những ban đỏ lan tỏa, sau đó phát
triển thành nốt sẩn, rồi thành mụn nƣớc, vỡ ra, xuất tiết rồi đóng thành vẩy. Tại một
thời điểm thƣờng có vài dạng tổn thƣơng đồng thời tồn tại. Tổn thƣơng có thể tập
trung thành từng vùng, những cũng có thể lan tỏa, không có ranh giới rõ rệt, thậm
chí có thể lan ra toàn thân. Bệnh nhân tự cảm giác nóng rát và ngứa dữ dội [29].
Nếu không đƣợc điều trị, bệnh sẽ phát triển sang GD sau - GD mạn tính. Lúc
này, bệnh thƣờng phát cục bộ tại một vị trí nào đó nhƣ mu tay, cẳng chân, nách, âm
nang, âm hộ, có ranh giới rõ ràng. Da vùng bệnh dày và thô, nếp nhăn trên da rất rõ,
da sẫm màu, trên mặt thƣờng có vẩy da, vẩy máu do vết gãi để lại; có thể có một số
các nốt sẩn, mụn nƣớc khi gãi vỡ có xuất tiết. Khi tổn thƣơng xảy ra ở các khớp thì
da dễ bị nứt toác ra hay dầy lên, gây đau nhiều, ảnh hƣởng đến hoạt động [29].
Ngứa kéo dài dai dẳng cùng bệnh. Lúc bình thƣờng cảm giác ngứa không rõ
rệt, nhƣng trƣớc khi ngủ hay khi thần kinh căng thẳng thƣờng xuất hiện những cơn
ngứa dữ dội [29], [61].
Nhƣ vậy, diễn biến thƣờng gặp của chàm là GD cấp tính, bán cấp diễn ra vài
tuần thƣờng hết, nhƣng hay tái phát rồi dần trở thành chàm mạn tính. Tuy nhiên
cũng có trƣờng hợp không tuân theo diễn biến này [29], [61].
1.1.2.4. Phân loại - Điều trị
1.1.2.4.1. Điều trị chung
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top