joey_boo611

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Nghệ thuật truyện ngắn Gabriel Garcia Marquez: Luận văn ThS. Văn học: 60.22.30
Nhà xuất bản: Đại học KHXH&NV
Ngày: 2011
Chủ đề: Marquez, Gabriel Garcia
Nghiên cứu văn học
Truyện ngắn
Văn học Mỹ Latinh
Miêu tả: 96 tr. + CD-ROM + Tóm tắt
Luận văn ThS. Văn học nước ngoài -- Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Nghiên cứu, khám phá những giá trị nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn G.G.Marquez ở ba nội dung: thế giới nhân vật đa sắc màu, không – thời gian huyền thoại và tự sự nhiều điểm nhìn và nghệ thuật kể chuyện dân gian. Qua đó, rút ra những bài học bổ ích từ một khuynh hướng văn học thịnh hành thời kỳ hậu hiện đại với nhiều cách tân mới mẻ, táo bạo; bổ sung thêm một tiếng nói vào các nghiên cứu trước đó về một tài năng bậc thầy của văn chương Mỹ Latin nói riêng và văn chương thế giới nói chung
Abstract. Nghiên cứu, khám phá những giá trị nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn
G.G.Marquez ở ba nội dung: thế giới nhân vật đa sắc màu, không – thời gian huyền
thoại và tự sự nhiều điểm nhìn và nghệ thuật kể chuyện dân gian. Qua đó, rút ra
những bài học bổ ích từ một khuynh hướng văn học thịnh hành thời kỳ hậu hiện đại
với nhiều cách tân mới mẻ, táo bạo; bổ sung thêm một tiếng nói vào các nghiên cứu
trước đó về một tài năng bậc thầy của văn chương Mỹ Latin nói riêng và văn chương
thế giới nói chung.

Keywords. Marquez, Gabriel Garcia; Nghiên cứu văn học; Truyện ngắn; Văn học
Mỹ Latinh

Content.

MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:


Vào những năm 1960, từ bên kia đại dương, nền văn học Mỹ Latinh vươn mình trỗi
dậy cất lên tiếng nói nghệ thuật đầy hứng khởi. Người ta nói nhiều đến nghệ thuật
hiện đại, chủ nghĩa hậu hiện đại, chủ nghĩa siêu thực và đặc biệt là chủ nghĩa hiện
thực huyền ảo như một dòng văn học mới gắn liền với địa danh Mỹ Latin vốn còn
nhiều bí hiểm.

Trên cái nền của nghệ thuật hiện đại, các nhà huyền ảo nỗ lực khai phá một lối đi
mới cho văn chương. G. G. Marquez không phải là người khai sinh dòng văn học
hiện thực huyền ảo nhưng là người kế tục xứng đáng và là người kết tinh những
phẩm chất thẩm mỹ độc đáo của nó vào trong tác phẩm của mình.

Với đề tài: Nghệ thuật truyện ngắn Gabriel Garcia Marquez, người viết hi vọng
đóng góp thêm tiếng nói để nhận diện, khám phá phần nào những giá trị nghệ thuật
đặc sắc của truyện ngắn Marquez nói riêng và văn học Colombia nói chung.




2
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:

2.1 Phùng Văn Tửu trong bài “Những hướng đổi mới của văn học kỳ ảo thế kỷ XX”
thiên về hướng chỉ ra những dấu hiệu đổi mới của thể loại văn học kỳ ảo trong thế kỷ
XX. Từ việc khoanh vùng giới hạn của thuật ngữ kỳ ảo, người viết đi đến phân biệt
giữa văn học kỳ ảo và cái kỳ ảo trong văn học.

2.2 G. G. Marquez là một trong những nghệ sĩ kể chuyện vĩ đại nhất của Mỹ Latin.
Dâng hiến cả cuộc đời cho sáng tạo nghệ thuật, tiểu thuyết và truyện ngắn của ông
không chỉ phơi bày thực tại cuộc sống mà còn hướng mở tương lai cần sống,
bằng những hư cấu nghệ thuật “quen mà lạ”.


Ngay từ đầu, tên tuổi của Marquez đã gắn liền với dòng văn học hiện thực huyền
ảo. Các sáng tác của ông khá đa dạng, trong đó, bộ phận tiểu thuyết được nhiều
người đánh giá là xuất sắc nhất trong sự nghiệp văn chương của Marquez. Trái lại,
thể loại truyện ngắn chưa được quan tâm nhiều.

Bài “Sơ lược về sự hình thành và phát triển của nền văn học Mỹ Latin” của
Đoàn Đình Ca (Tạp chí văn học số 4, 1967) được xem là một trong những bài đầu
tiên giới thiệu về nền văn học khu vực Mỹ Latin tuy rằng cái tên Marquez vẫn còn rất
mới lạ.

Vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu về G. G. Marquez và chủ nghĩa hiện thực huyền ảo
được tác giả Lê Huy Bắc đề cập đến trong một loạt các bài viết “G. G. Marquez và
những người thầy của ông” (Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 10, 2005); “Nghệ thuật
Phran Dơ Káp Ka” (2006); “Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và G. G. Marquez:
Chuyên luận”. Trên cơ sở khái quát thi pháp nghệ thuật trong các sáng tác của Kafa,
người viết đã đi đến đối chiếu điểm giống và khác giữa bút pháp huyền ảo hậu hiện
đại Marquez và huyền ảo hiện đại Kafka.

2.3 Những năm gần đây, tình hình nghiên cứu về truyện ngắn Marquez thu được
nhiều sự chú ý. Đầu tiên có thể kể đến bài phê bình của dịch giả Nguyễn Trung Đức
“Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo của G. G. Marquez qua Chuyện buồn không thể
tin được của Ê-rênh-đi-ra ngây thơ và người bà bất lương” (Tạp chí văn học số 2,
1981).

Bùi Linh Huệ trong luận văn “Tính Baroque trong nghệ thuật xây dựng thế giới
kỳ ảo trong truyện ngắn Marquez” chủ yếu tiếp cận truyện ngắn Marquez trong tính
baroque độc đáo. Phạm Thị Như Hoa cũng đóng góp tiếng nói của mình qua nghiên
cứu “Nhân vật huyền ảo trong truyện ngắn Gabriel Garcia Marquez” lại tập trung
vào thế giới nhân vật huyền ảo và mối quan hệ giữa nhân vật với môi trường sống

huyền ảo trong truyện. Lê Huy Bắc trong một bài viết khác của mình về Marquez lại
quan tâm đến “Tự sự nhiều điểm nhìn trong Cụ già với đôi cánh khổng lồ” (Tạp
chí châu Mỹ ngày nay, số 2, 2005). Gần đây nhất, luận văn “Cái kỳ ảo trong truyện
ngắn của Gabriel Garcia Marquez” của tác giả Dương Thị Thanh Vân cố gắng trình
bày những biểu hiện của cái kỳ ảo như một đặc trưng thẩm mỹ thuộc khuynh hướng
hiện thực huyền ảo trong các truyện ngắn Marquez.


3

3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu:

Luận văn đi sâu tìm hiểu nghệ thuật truyện ngắn Marquez ở 4 bình diện:
- Thế giới nhân vật
- Không - thời gian
- Điểm nhìn
- Giọng điệu

3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Do hạn chế về mặt ngoại ngữ, chúng tui chỉ sử dụng nguồn tư liệu liên quan đến tác
giả này cùng các sáng tác của ông đã được dịch ra tiếng Việt, đó là:
- G. G. Marquez, truyện ngắn tuyển chọn, Nguyễn Trung Đức, Nhà xuất bản
Văn học, 2007.
Ngoài ra, chúng tui cũng tham khảo các tuyển tập:
- Ngài đại tá chờ thư, Nguyễn Trung Đức, (tập truyện), Nhà xuất bản Văn học,
1983.
- Mười hai truyện phiêu dạt, Nguyễn Trung Đức, (tập truyện), Nhà xuất bản
Quân đội Nhân dân, 1995.
- G. G. Marquez, 36 truyện đặc sắc, Nguyễn Trung Đức, (tập truyện), Nhà

xuất bản Văn học, 2001.
- Những người hành hương kỳ lạ, (tập truyện), Nhà xuất bản Văn học, 2006.

4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Để thực hiện đề tài này, chúng tui sử dụng các phương pháp hỗ trợ nghiên cứu sau:
- Phương pháp khảo sát văn bản
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp loại hình

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN:

Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, phần Nội dung của luận văn bao gồm 3
chương:
- Chương 1: Thế giới nhân vật đa sắc màu
- Chương 2: Không gian - thời gian
- Chương 3: Tự sự nhiều điểm nhìn và nghệ thuật kể chuyện

Phần cuối luận văn là Danh mục tài liệu tham khảo.
2.2.3 Dạng thức thời gian vòng tròn:

Dòng thời gian có sự vận động, luân chuyển nhưng là sự vận động có tính lặp lại
không đổi (Ngài đại tá chờ thư ) hay theo chu trình khép kín (Biển của thời đã mất,
Thánh Bà). Xây dựng dạng thức thời gian vòng tròn, nhà văn nhằm tái hiện một đời
sống tù đọng, đơn điệu, cùng kiệt nàn, trì đọng trong đời sống con người khu vực Mỹ
Latin.








8
Chƣơng 3. TỰ SỰ NHIỀU ĐIỂM NHÌN
VÀ NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN


Sử dụng nhiều điểm nhìn cùng hướng về một nhân vật không phải là cách kể do G.
G. Marquez nghĩ ra. Nhưng Marquez vẫn có đóng góp lớn ở chỗ ông đã kết hợp kỹ
thuật này với các yếu tố, nhân vật huyền ảo.

Và không khí cổ tích thì Marquez lại học từ cách kể chuyện của bà ngoại mình.
Ông nói: “Cách kể ấy được bắt chước theo cách bà tui thường dùng để kể những câu
chuyện của bà. Bà kể nhiều chuyện nghe dị thường và kỳ ảo, nhưng lại bằng giọng kể
hết sức tự nhiên”.


3.1 Giọng điệu thản nhiên với điểm nhìn bên trong:

Nhằm tăng cường tính chân thực cho những câu chuyện ít nhiều có tính chất kỳ ảo,
huyễn hoặc, Marquez đã để cho nhân vật đóng vai trò người kể chuyện ngôi thứ nhất
(người dẫn chuyện xưng “tôi”) hay sắm vai người kể chuyện ngôi thứ ba (thực chất
vẫn là ngôi thứ nhất): Nabo – người da đen khiến các thiên thần phải đợi, Nữ thần
Eva ở ngay trong con mèo của nàng, Ai đó làm rối những bông hồng, Đôi mắt chó
xanh, Lần thứ ba an phận, tui được thuê để nằm mộng, tui đến chỉ để gọi điện
thoại…

Thông qua đó, khoảng cách giữa người đọc với nhân vật kỳ ảo được rút ngắn, thậm
chí có những trường hợp bị thủ tiêu. Cũng từ đây, cốt truyện bị thủ tiêu và ngôn ngữ
nội tâm trở thành phương tiện duy nhất khắc họa nội tâm của nhân vật kỳ ảo.

3.2 Giọng điệu thản nhiên với điểm nhìn bên ngoài:

Dù đối tượng miêu tả là cái kỳ ảo hay hiện thực, giọng điệu kể chuyện vẫn không
hề thay đổi. Phần lớn trong các sáng tác truyện ngắn của Marquez, thái độ cũng như
phản ứng của nhân vật trước các sự việc, hiện tượng siêu nhiên, kỳ ảo hầu như bị
lược bỏ. Có khi, nhà văn đa dạng hóa các điểm nhìn bên ngoài để tăng tính chất
khách quan của câu chuyện (Cụ già với đôi cánh khổng lồ).


KẾT LUẬN


Với lối viết truyện kỳ ảo đậm chất trí tuệ, văn học kỳ ảo tới giai đoạn Marquez đem
lại những giá trị, sức hấp dẫn và cách tiếp nhận hết sức mới mẻ. Nhà văn đã xây dựng
nên một thế giới nghệ thuật đa sắc diện thông qua những hư cấu, tưởng tượng tuyệt
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Top