daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời nói đầu
Nước ta ban đầu phát triển theo hình thức kinh tê hàng hóa tập trung.Nhung do nhiều hạn chế và sai lam không đáng có ,áp dụng nóng vội mà chau có kiểm nghiệm thực tế .Đã dẫn tới nên kinh tế nước ta bị đình đốn, cuộc sống của nhân dân gặp rât nhiều khó khăn .Trước tình hình đó đảng và nhà nước ta đã có những quyết sách kịp thời để đưa đất nước thoát khỏi bế tắc .Và xóa bỏ nền kinh tế quan liêu bao cấp phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một quyết sách kịp thời vá đúng đắn . Muốn đưa đất nước đi lên thì phải có sụ hiểu biết sâu sắc về nền kinh tế thị trường .chính vì vây ở đây em xin chon để tài: “Nền kinh tế nhiều thành phần ở việt nam hiện nay , thực trạng và giải pháp“
Đây là đề tài đầu tiên của em do vậy không thể tránh được những thiếu xót .Vì vậy rất mong cô và các thầy cô bộ môn giúp đỡ .Em xin chân thành Thank cô




B:nội dung chính
Phần 1:. Sự cần thiết và tính khách quan phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

1. Kinh tế kế hoạch hoá tập trung, những ưu và nhược điểm của nó.
a. Ưu điểm:
Sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, dựa vào kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa cũ, cả nước ta bắt đầu xây dựng mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Các hình thức tổ chức rộng rãi ở nông thôn cũng như thành thị. Với sự nỗ lực cao độ của nhân dân ta, có thêm sự giúp đỡ tận tình của các nước xã hội chủ nghĩa cũ mô hình kế hoạch hoá tập trung đã phát huy được tính ưu việt của nó. Từ một nền kinh tê nông nghiệp lạc hậu và phân tán bằng công cụ kế hoạch hoá. Ta đã tập trung được vào tay một lực lượng vật chất quan trọng về đất đai, tài sản, tiền vốn để phát triển ổn định về kinh tế. Vào những năm đầu của thập kỷ ở miền Bắc đã có những chuyển biến về kinh tế xã hội. Trong thời kỳ đầu, nền kinh tế tập trung đã tỏ ra phù hợp với nền kinh tế tự cung tự cấp vốn có của ta lúc đó, đồng thời cũng thích hợp với nền kinh tế thời chiến lúc đó.
b. Nhược điểm:
Sau ngày giải phóng, miền Nam bức tranh về hiện trạng kinh tế đã thay đổi. Trong một nền kinh tế cùng một lúc tồn tại cả ba loại hình kinh tế tự cấp tự túc, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung và kinh tế hàng hoá.
Đó là thực tế khách quan, tồn tại sau năm 1975, nhưng chúng ta vẫn tiếp tục chủ chương xây dựng nền kinh tế tập trung theo cơ chế kế hoạch hoá trong phạm vi cả nước. Do các quan hệ kinh tế đã thay đổi rất nhiều, việc áp dụng cơ chế quản lý cũ vào điều kinh tế đã thay đổi làm xuất hiện rất nhiều hiện tượng tiêu cực. Những sai lầm cơ bản là:
Ta đã thực hiên chế độ sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất, trên một quy mô lớn trong điều kiện chưa cho phép Điều này đã dẫn đến một bộ phận tài sản vô chủ và đã không sử dụng có hiệu quả nguồn lực rất khan hiếm của đất nước trong khi dân số ngày một gia tăng.
Thực hiện việc phân phối lao động cũng trong điều kiện chưa cho phép: Khi tổng sản phẩm quốc dân thấp đã dùng hình thức vừa phân phối bình quân vữa phân phối lại một cách gián tiếp đã làm mất động lực phát triển.
Việc quản lý kinh tế của nhà nước lại sử dụng các công cụ hành chính, mệnh lệnh theo kiểu thời chiến không thích hợp với yêu cầu tự do lưa chọn của người sản xuất và người tiêu dùng đã không kích thích sự sáng tạo của hàng triệu người lao động.
2. Sự cần thiết khách quan phải chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội ở nước ta.
Về phương diện kinh tế có thể khái quát rằng, lịch sử phát triển của sản xuất và đời sống xã hội của nhân loại đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế thích ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, hai thời đại kinh tế khác hẳn nhau về chất. Đó là: thời kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp; và thời đại kinh tế hàng hoá mà giai đoạn cao của nó được gọi là kinh tế thị trường.
Kinh tế tự nhiên là kiểu tổ chức kinh tế-xã hội đầu tiên của nhân loại. Đó là cách sinh hoạt kinh tế ở trình độ thấp ban đầu là sử dụng những tăng vật của tự nhiên và sau đó được thực hiện thông qua những tác động trực tiếp vào tự nhiên để tạo ra những giá trị sử dụng trong việc duy trì sự sinh tồn của con người.
Kinh tế hàng hoá, bắt nguồn từ kinh tế hàng hoá đơn giản, ra dời từ khi chế độ cộng sản nguyên thuỷ tan giã, dựa trên hai tiền đè cơ bản là có sự phân công lao động xã hội và có sự tách biệt về kinh tế do chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá, cũng đã trải qua ba giai đoạn phát triển.
Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn chuyển từ kinh tế hàng hoá giản đơn sang kinh tế thị trường (còn gọi là giai đoạn kinh tế thị trường sơ khai giã man).
Giai đoạn thứ hai, là giai đoạn phát triển kinh tế thi trường tự do. Đặc trưng quan trọng của giai đoạn này là sự phá triển kinh tế diễn ra theo tinh thần tự do, nhà nước không can thiệp vào hoạt động kinh tế.
Giai đoạn thứ ba, là giai đoạn kinh tế thị trường hiện đại. Đặc của giai đoạn này là nhà nước can thiệp vào kinh tế thị trường và mở rộng kinh tế với nước ngoài..
Mặc dù sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hoá (sản xuất hàng hoá nhỏ) tự phát sẽ “hàng ngày hàng giờ đẻ ra chủ nghĩa tư bản” (nói theo cách nói của V. I. Lê-Nin) và sự phát triển của KTTT trong lịch sử diễn ra đồng thời với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhưng tuyệt nhiên, KTTT không phải là một chế độ kinh tế-xã hội. KTTT là một hình thức và phương pháp vận hành kinh tế các qui luật của thị trường chi phối việc phân bổ các tài nguyên, qui định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào (bao nhiêu) và sản xuất cho ai. Đây là một kiểu tổ chức kinh tế hình thành và phát triển do những đòi hỏi khách quan của sự phát triển lực lượng sản xuất.
3. Sự cần thiết tất yếu phải chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Trước sự suy thoái nghiêm trọng, viện trợ nước ngoài lại giảm sút đã đưa nền kinh tế nước ta tới sự bức bách phải đổi mới. Tại đại hội VI của đảng đã chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần và thực hiện chuyển đổi sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Đến đại hội VII đảng ta đã xác định việc đổi mới cơ chế kinh tế nước ta là một tất yếu khách quan và trên thực trạng diễn ra việc đó tức là chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Đây là một sự thay đổi về nhận thức có ý nghĩa rất quan trọng trong lý luận cũng như trong thực tế lãnh đạo của đảng trên mặt trận làm kinh tế. Việc chuyển đổi trên hoàn toàn đúng đắn. Nó phù hợp với thực tế của nước ta phù hợp với các qui luật kinh tế và xu thế của thời đại.
Nếu không thay đổi cơ chế vẫn giữ cơ chế kinh tế cũ thì không thể nào có đủ sản phẩm để tiêu dùng chứ chưa nói đến tích luỹ vốn để mở rộng sản xuất. Thực tế những năm cuối của thập kỷ 80 đã chỉ rõ thực hiện cơ chế kinh tế cho dù chúng ta đã liên tục đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, nhưng hiệu quả của nền sản xuất xã hội đạt mức rất thấp. Sản xuất không đáp ứng nổi tiêu dùng, tích luỹ hầu như không có đôi khi còn ăn lạm cả vào vốn vay của nước ngoài.
Do đặc trưng của nền kinh tế tập trung là rất cứng nhắc cái đó chỉ có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Và chỉ có tác dụng phát triển nền kinh tế theo chiều rộng. Nền kinh tế chỉ huy ở nước ta tồn tại quá dài do đó nó không những còn tác dụng đáng kể trong việc thúc đẩy sản xuất mà nó còn sinh ra nhiều hiện tượng tiêu cực làm giảm năng xuất, chất lượng và hiệu quả sản xuất.
Thị trường ở nước ta phát triển chưa đồng bộ còn thiếu hẳn thị trường các yếu tố sản xuất như thị trường lao động, thị trường vốn và thị trường đất đai về cơ bản vẫn là thị trường tự do, mức độ can thiệp của nhà nước còn rất thấp.
Xét về mối quan hệ kinh tế đối ngoại ta thấy nền kinh tế nư¬ớc ta đang hoà nhập với nền kinh tế thị trư¬ờng thế giới, sự giao lưu về hàng hoá dịch vụ và đầu tư trực tiếp của nước ngoài làm cho sự vận động của nền kinh tế nước ta gần gũi hơn với thị trường thế giới. Tương quan giá cả các loại hàng hoá trong và giá cả hàng hoá quốc tế.
Xu hướng chung phát triển kinh tế thế giới là sự phát triển kinh tế của một nước không tách rời sự phát triển và hoà nhập quốc tế.
Tuy vậy, nền kinh tế thị trường hướng tới của nước ta sẽ không phải là nền kinh tế thị trường thuần tuý.
Sự phát triển kinh tế –xã hội nào rút cuộc cũng nhằm mục tiêu xãhội, nhân văn nhất định. Phát triển theo nghĩa đầy đủ là bên cạnh sự gia tăng về lượng (tăng trưởng kinh tế) còn bao hàm những thay đổi về chất(những biến đổi về mặt xã hội).


Phần 2: Thực trạng nền kinh tế thị trường ở nước ta và những giai pháp phất triển kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay
Để hiểu rõ hay có một cách nhận xét khách quan nền kinh thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ta phải xem xét các đặc điểm kinh tế thị trường thế giới.
1. Đặc điểm chung:
Kinh tế thị trường là hoạt động kinh tế của con người đã trải qua nhiều thời đại. Kinh tế thị trường đã xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử kinh tế nhưng KTTT chỉ phát triển mạnh mẽ, phong phú trong vài trăm năm trở lại đây.
Nền KTTT đó là một nền kinh tế phát triển, có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên nền kinh tế nào cũng có những mặt trái của nó. Và ở đây, mặt trái của KTTT là tình trạng bất công trong xã hội còn cao, sự phân hoá giai cấp trong xã hội còn diễn ra sâu sắc, tệ nạn xã hội ngày càng nhiều, đồng thời cùng với sự phát triển kinh tế thì tình trạng lạm phát sẽ bị đẩy nên cao.
Tại châu âu mô hình kinh tế của Thuỵ Điển rất đáng chú ý. Vốn là một quốc gia nông nghiệp cùng kiệt nàn và lạc hậu nhưng chỉ trong một thơì gian ngắn thì thuỵ điển đã trở thành một nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, ở Châu á Trung Quốc cũng là một nước đã chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường và đã có sự tăng trưởng kinh tế đáng kể. Còn đối với Nga đầu tiên là một nước đi theo định hướng XHCN và đã có một nền kinh tế vào loại phát triển của thế giới . Nhưng từ khi đi theo hướng phát triển của các nước TBCN thì nền kinh tế của nước này đã lâm vào khủng hoảng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này đã giảm sút rất nhiều. Hiện nay nước Nga tuy đã thoát khỏi khủng hoảng nhưng nền kinh tế vẫn còn ở tình trạng chậm phát triển.
KTTT ở Mỹ có những đặc trưnglà:do tiềm lưc kinh tế của Mỹ rất lớn và khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế là rất lớn nên mức độ can thiệp của nhà nước vào các thành phần kinh tế là thấp hơn so với các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên nhà nước ở đây lại tham gia rất mạnh mẽ vào khu vực kinh tế đối ngoại. Không chỉ có vậy nhà nước ở đây đã hỗ trợ rất mạnh mẽ cho các công ty của Mỹ xâm nhâp vào thị trường kinh tế của các nước khác. Từ đó đem lại các nguồn lợi cho Mỹ. .
2. Đặc điểm của KTTT hiện đại.
Tuy nền KTTT đã ra đời từ rất lâu nhưng nền KTTT hiện đại mới ra đời từ những năm 60 của thế kỷ XX với đặc trưng là nhà nước can thiệp tích cực, mạnh mẽ vào kinh tế và mở rộng giao lưu kinh tế với nước ngoài. Với nền KTTT đã ra đời trước đó nó chỉ vận động theo cơ chế thị trường chứ không có sự tham gia quản lí của nhà nước. Nhà nước khi đó chỉ có chức năng truyền thống của nhà nước pháp quyền. Đó là:
Bảo vệ quuyền sở hữu của các nhà kinh doanh.
Nhà nước bảo đảm an ninh, chính trị, quốc phòng, an toàn xã hội tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sử lí các vụ tranh chấp trong kinh doanh và vi phạm pháp luật.
Đến thời kỳ KTTT hiện đại thì nhà nước tham gia vào điều tiết nền kinh tế mạnh mẽ. Và công cụ điều tiết chủ yếu là các chính sách tài khoá, sách chính tài chính, tiền tệ, kinh tế đối ngoại như:thuế, lãi suất chiết khấu. . .
Trong nền KTTT hiện đại sự can thiệp của nhà nước được thể hiện ở các mặt sau:
Tại một số nước, hàng hoá công cộng do lượng vốn đầu tư lớn, lợi nhuận ít nên các nhà đầu tư tư nhân không quan tâm. Song do các loại hàng hoá này rất quan trọng cho nên nhà nước phải đứng ra đầu tư sản xuất các loại hàng hoá này. Đồng thời đối với những công trình lớn mang tầm cỡ quốc gia như sở cơ hạ tầng, cầu đường, bến cảng thì nhà nước phải trực tiếp đầu tư vì kinh doanh vào các khu vực này nguồn vốn phải rất lớn chỉ có nhà nước mới đáp ứng được. Khi nhà nước tham gia điều tiết nền kinh tế thì các vấn đề công bằng xã hội được nhà nước quan tâm hơn.
Với sự phát triển của KTTT đã làm thay đổi nền kinh tế nhưng những mặt trái của nó cũng đã bắt đầu nảy sinh. Những mặt trái đó là tình trạng thất nghiệp, lạm phát gia tăng, các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều hơn. Với vai trò của mình nhà nước nhà nước tham gia vào điều tiết kinh tế nhằm ổn định nền kinh tế để hạn chế tình trạng lạm phát và thất nghiệp..
Ngày nay trong kinh tế đối ngoại vai trò của nhà nước là rất lớn.
Tỷ trọng của khu vực dịch vụ ngày càng tăng nên trong nền KTTT hiện nay,
Đối với các nước đang phát triển ở châu á và Đông Nam á có một đặc điểm khác biệt đó là sự tham gia mạnh mẽ của nhà nước vào nền kinh tế. Nhờ sự tham gia của nhà nước vào nền kinh tế mà nền kinh tế của những nước này đã có những bước phát triển lớn.
Đối với những nước này còn có một đặc điểm nữa đó là trong quá trình phát triển kinh tế đã hình thành nên khu vực kinh tế thuộc sở hữu của nhà nước. Đối với các nước này đây là một khu vực tất yếu cần có. Đây là khu vực mà nhà nước trực tiếp đầu tư vào. Song nhìn chung khu vực này hoạt động không có hiệu quả. Kết quả này là do bộ máy quản lý còn cồng kềnh, kém năng động. Và đây là khu vực của nhà nước đầu tư nên chúng không phải chịu sức ép cạnh


Kết luận
Ngày nay con người đang được sống và làm việc trong một môi trường có nền khoa học kỹ thuật phát triển. Con người được sống và làm việc trong một môi trường tôt hơn trước rất nhiều. Trong thế kỷ XXI này con người cần xây dựng cho mình một nền kinh tế phát triển hơn để ngày càng cải thiện hơn điều kiện sống và làm việc của mình. Do vậy Đảng và nhà nước ta cần có một chính sách kinh tế hợp lý để nền kinh tế nước ta có khả năng phát triển cao hơn và nhanh hơn. Từ đó nước ta trở thành một nước có tiềm lực kinh tế và chính trị ổn định. Đảng và nhà nước ta đã xác định rằng nước ta đi theo hướng nền KTTT theo định hướng XHCN là hoàn toàn đúng đắn. Do đó trong thế kỷ này nước ta cần xây dựng một nền KTTT XHCN thật phát triển để trở thành một nước phát triển của thế giới.
Muốn xác định được hướng đi cho nền kinh tế nước nhà chúng ta cần nghiên cứu đầy đủ và định hướng đi cho nền kinh tế nước ta. Có nghiên cứu cặn kẽ như vậy chúng ta mới thấy hết được những ưu điểm và nhược điểm của nền KTTT định hướng xã hội chủ nhgiã từ đó mới có thể phát huy hết những ưu điểm và hạn chế tối đa những nhược điểm của KTTT.
Vậy qua đây ta thấy việc nghiên cứu đề tài “phân tích tính tất yếu khách quan, đặc điểm của KTTT định hướng XHCN ở nước ta và các giải pháp để phát triển nó ỏ nước ta hiện nay”là vô cùnh cần thiết. Việc nghiên cứu này giúp ta có thể xây dựng được một nền KTTT định hướng XHCN hoàn hảo hơn.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top