haru_moon

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Một số vấn đề về giáo dục ở Mão Điền (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) trong những năm đổi mới (1986-2006) : Luận văn ThS. Lịch sử: 60 22 54

Khái quát về giáo dục Mão Điền (Thuận Thành, Bắc Ninh) trước đổi mới như: địa lý, lịch sử, kinh tế, xã hội. Nghiên cứu thực trạng giáo dục Mão Điền trong những năm đổi mới (1986-2006) về cơ sở hạ tầng, đội ngũ giáo viên, sự phát triển mạng lưới trường lớp, quy mô đào tạo và những thành tựu của giáo dục Mão Điền trong các lĩnh vực: xóa mù chữ và phổ cập giáo dục, giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và đại học. Phân tích những tác động của giáo dục với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Mão Điền trong những năm đổi mới. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục ở Mão Điền: Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương với hoạt động giáo dục và đào tạo; hệ thống cơ sở vật chất trường học; quan tâm đến đời sống cán bộ giáo viên đặc biệt là giáo viên mầm non, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục
Luận văn ThS. Lịch sử Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
1)Lý do chọn đề tài:
Thế kỷ XXI với sự bùng nổ tri thức khoa học và công nghệ, kinh tế thế
giới phát triển theo xu hướng toàn cầu hoá, các nước ngày càng phụ thuộc lẫn
nhau. Tiến trỡnh này đặt ra thời cơ và thách thức đối với mỗi quốc gia: hay là
yếu kém, tụt hậu hay vươn lên hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế
giới. Để phát triển nền kinh tế - xó hội, nhiều nước rất coi trọng việc chuẩn bị
nguồn nhân lực của mình và coi giáo dục là chìa khoá vàng tiến vào tương lai.
Đảng và nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến giáo dục và đào tạo. Sau
ngày cách mạng Tháng tám 1945 thành công, mặc dù đất nước đang đứng trước
muôn vàn khó khăn thử thách, Đảng sớm có chủ trương xây dựng nền giáo dục
của nước Việt Nam độc lập. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có thư gửi các thầy cô
giáo và học sinh nhân ngày khai giảng đầu tiên dưới chế độ mới.
Trong sự nghiệp xõy dựng đất nước, Đảng xác định: Song song với
việc phát triển kinh tế xã hội sự nghiệp giáo dục - đào tạo phải tiếp tục
được đẩy mạnh. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều khi giáo dục - đào tạo vẫn
chưa được quan tâm đúng mức. Thậm chí có nơi, có lúc giáo dục còn
được coi là một bộ phận thuần tuý của lĩnh vực văn hoá, tư tưởng. Nhiều
người cho rằng kinh tế nước ta cùng kiệt nàn, lạc hậu, nên giáo dục cũng
phải phát triển chậm thôi. Đó là quan điểm không đúng về vị trớ, vai trũ
của giáo dục - đào tạo trong phỏt triển kinh tế - xó hội. Đất nước muốn
đi lên trước hết phải đào tạo được đội ngũ lao động có trình độ kĩ thuật.
Phải quan tâm đầu tư cho giáo dục như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
cho kinh tế, phải coi giáo dục là động lực để phát triển kinh tế - xã hội.
Kinh nghiệm của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới là phải đầu tư
lớn cho giáo dục - đào tạo, đưa sự nghiệp giáo dục - đào tạo thành vấn
đề chiến lược của quốc gia.
Trong các Nghị quyết Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ tư khoá VII năm
1993, lần thứ hai khoá VIII năm 1996 xác định: Cùng với khoa học và công
nghệ Giáo dục & Đào tạo là quốc sách hàng đầu, "Giáo dục & Đào tạo cùng
với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát
triển xã hội, đầu tư cho Giáo dục & Đào tạo là đầu tư phát triển"[ 10; 61].
Đồng thời các Nghị quyết đó cũng khẳng định việc đổi mới nội dung, phương
pháp giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản
lý và tăng cường cơ sở vật chất các trường học là một nhiệm vụ trọng tâm của
giáo dục - đào tạo.
Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng lần thứ IX ( tháng 4/2001) khẳng
định quan điểm của Đảng là: "Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong
những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều
kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội,
tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững" [9; 95]. Đồng thời đề ra nhiệm vụ
"Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương
pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện
chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá" [ 9; 96 ]
Quỏn triệt quan điểm „„Giỏo dục – đào tạo là quốc sỏch hàng đầu” từ
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà
Bắc lần thứ VIII ( thỏng 11/1991) chủ trương tiếp tục đẩy mạnh đổi mới sự
nghiệp giỏo dục - đào tạo:„„ Tiếp tục đổi mới và nõng cao chất lượng giỏo dục
- đào tạo. Thực hiện cú kết quả nhiệm vụ phổ cập giỏo dục tiểu học và chống
mự chữ. Sắp xếp lại trường lớp hiện cú phự hợp với yờu cầu phỏt triển giỏo
dục”. [15; 40]
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự quan tâm của chính
quyền, sự nỗ lực của toàn dân, đội ngũ thầy cô giáo, hàng nghìn học sinh các
cấp học, sự nghiệp giáo dục - đào tạo xó Mão Điền - huyện Thuận Thành -
2.2. Thành tựu giáo dục Mão Điền trong những năm đổi mới
(1986-2006)
2.2.1. Xoá mù chữ và phổ cập giáo dục
Nâng cao dân chí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là nhiệm
vụ trọng tâm của giáo dục trong thời kỳ mới. Nhiệm vụ đó đã được nghị quyết
Trung ương 2 khóa VIII của Đảng xác định, và được ghi trong luật giáo dục
năm 1998.
Điều 10 của Luật giáo dục( ban hành năm 1998) xác định phổ cập giáo
dục với ba nội dung sau:
- Nhà nước quyết định kế hoạch và trình độ phổ cập, có chính sách đảm
bảo các điều kiện để thực hiện phổ cập trong cả nước.
- Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình
độ phổ cập.
- Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên trong độ tuổi
quy định của gia đình mình được học tập để đạt trình độ phổ cập.
Thi hành luật giáo dục, thực hiện nghị quyết Trung ương 2 khóa
VIII, nghị quyết số 03/NQ/TU ngày 26/5/1997 của Tỉnh ủy Bắc Ninh,
giáo dục Mão Điền đã có những thành tựu trong công tác xóa mù chữ và
phổ cập giáo dục.
Thực hiện phổ cập tiểu học đúng độ tuổi 11: năm 1991, Mão Điền đã
đạt chuẩn phổ cập tiểu học và xóa mù chữ.Trong khi đó 1992, các huyện của
Bắc Ninh mới đạt chuẩn quốc gia về phổ cập Tiểu học và xóa mù chữ( cả
nước công bố hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ năm
2000). Như vậy, Mão Điền hoàn thành phổ cập tiểu học và xóa mù chữ sớm
hơn một năm so với tỉnh Bắc Ninh và 9 năm so với cả nước. Trong những
năm học sau, tỷ lệ học sinh 11 tuổi tốt nghiệp Tiểu học ngày càng cao: năm
học 1995-1996 là 77,2%, năm học 1996-1997 là 80%, năm học 1998-1999 là
92,7%. Kết quả của công tác xóa mù chữ và phổ cập Tiểu học của Mão Điền
góp phần vào quá trình hoàn thành phổ cập Tiểu học và xóa mù chữ của tỉnh
Bắc Ninh. Tháng 7/1999, Bộ GD&ĐT đã kiểm tra và công nhận Bắc Ninh là
một trong ba tỉnh đầu tiên hoàn thành phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi 11( Bắc
Ninh, Nam Định, Thái Bình).
Thực hiện phổ cập Trung học cơ sở: Phổ cập giáo dục Trung học cơ
sở là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Sau khi công bố hoàn thành
phổ cập Tiểu học và xóa mù chữ Quốc gia, Đảng, Nhà nước đã tập trung triển
khai chỉ đạo phổ cập giáo dục Trung học cơ sở với mục tiêu: Đến năm 2010,
cả nước đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở. Ngày 9/12/2000, Quốc
hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 10 đã ban hành nghị
quyết 41/2000/QH10 về phổ cập giáo dục Trung học cơ sở trong đó nhấn
mạnh: Mục tiêu phổ cập giáo dục Trung học cơ sở giai đoạn (2000- 2010) là
phải đảm bảo cho hầu hết thanh thiếu niên sau khi tốt nghiệp Tiểu học tiếp tục
học tập để đạt trình độ Trung học cơ sở trước khi hết tuổi 18, nhằm nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngày 3/5/2001, Tỉnh ủy Bắc Ninh ban hành nghị quyết số 01-NQ/TU về
công tác phổ cập giáo dục Trung học cơ sở với mục tiêu cụ thể là:„„Phấn đấu
hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở với chất lượng cao. Cụ thể tập trung chỉ
đạo trong năm 2001 có trên 50% cơ sở đạt chuẩn phổ cập THCS, năm 2002
có 5/8 huyện và trên 80% số xã đạt chuẩn phổ cập, năm 2003 đạt chuẩn phổ
cập trong toàn tỉnh.
Mặc dù công tác phổ cập giáo dục Tiểu học và xóa mù chữ của Mão
Điền hoàn thành sớm nhưng công tác phổ cập giáo dục Trung học cơ sở gặp
nhiều khó khăn, tỷ lệ thanh thiếu niên từ 15 - 18 tuổi có bằng tốt ngiệp THCS
chưa đạt 80%( tiêu chuẩn 2 của Bộ). Nguyên nhân do từ năm học 1998-1999

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top