Rocky

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
trong thương mại quốc tế

I - quá trình hình thành và phát triển ngành giao nhận ở Việt Nam

1. Khái niệm chung về giao nhận

Đặc điểm nổi bật của buôn bán hàng hoá quốc tế là người mua và người bán ở hai nước khác nhau. Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết, người bán thực hiện việc giao hàng, tức là hàng hoá được chuyển từ nước người bán sang nước người mua. Để hàng hoá đến được tay người mua thì cần thực hiện hàng loạt các công việc khác nhau liên quan đến quá trình chuyên chở như bao bì, đóng gói, lưu kho, đưa hàng ra cảng, làm các thủ tục gửi hàng, xếp hàng lên tàu, chuyển tải hàng hoá ở dọc đường, dỡ hàng ra khỏi tàu và giao cho người nhận... Những công việc đó được gọi là giao nhận.
Giao nhận (Forwarding) là tập hợp các nghiệp vụ liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hoá từ nơi gửi đến nơi nhận hàng. Thực chất giao nhận là tổ chức quá trình chuyên chở và giải quyết các thủ tục liên quan đến quá trình đó. Giao nhận gắn liền với vận tải nhng nó không phải là vận tải. Giao nhận vận tải là những hoạt động nằm trong khâu lưu thông phân phối, một khâu quan trọng nối liền sản xuất với tiêu thụ, là hai khâu chủ yếu của chu trình tái sản xuất xã hội. Và nó thực hiện chức năng đa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Hoàn thành mặt thứ hai của lưu thông phân phối vật chất khi mặt thứ nhất là thủ tục thương mại đã hình thành.
Người kinh doanh dịch vụ giao nhận là người giao nhận (Freight Forwarder hay Forwarding Agent). Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào khác thực hiện công việc giao nhận.
Những dịch vụ mà người giao nhận có thể đảm nhận bao gồm từ việc bình thường đơn giản như lưu cước hay làm thủ tục thuế quan cho đến làm trọn gói các dịch vụ cho toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng. ở một số nước thì tên gọi của người giao nhận khác nhau như: đại lý giao nhận, đại lý gửi hàng, đại lý chuyên chở, người thụ ủy chuyên chở, người phụ trợ chuyên chở, đại lý hải quan...Nhưng tất cả đều cùng mang một tên chung trong giao dịch Quốc tế là “người giao nhận hàng hóa Quốc tế” (International Freight Forwarder), cùng làm một ngành nghề giao nhận và cùng bán dịch vụ, nhiều hay ít tùy theo cầu, là dịch vụ giao nhận. Dịch vụ giao nhận (Freight Forwarding Service), theo “qui tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận”, là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hoá cũng như các dịch vụ hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá. Theo luật Thương mại Việt Nam thì giao nhận hàng hoá là

hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hay của người giao nhận khác.

2. Sự ra đời của ngành giao nhận ở Việt Nam

Ngày 3/11/1959, Bộ Ngoại thương đã ra quyết định số 338-BNT cho ra đời Cục vận tải giao nhận kho vận Việt Nam. Mặc dù đã có hơn 40 năm phát triển, nhưng do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội có nhiều thăng trầm nên ngành giao nhận Việt nam mới chỉ thực sự phát triển trong vòng vài năm nay, trong thời kỳ đổi mới kinh tế của đất nước.

3. Các giai đoạn phát triển của ngành giao nhận Việt Nam

- Giai đoạn trước Đại hội Đảng VI:
Trước năm 1986, trong thời kỳ bao cấp, những tính chất chủ yếu của hoạt động ngoại thương có thể thấy là: Nhà nước nắm độc quyền ngoại thương, hoạt động ngoại thương theo kế hoạch nhằm bảo vệ và phục vụ việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Cách thức hoạt động là Nhà nước ký các nghị định thư (chủ yếu là đối với các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô cũ), xác định rõ kim ngạch xuất nhập khẩu từng năm cho từng đơn vị.
Vì muốn quản lý hoàn toàn hoạt động ngoại thương nên công tác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu trong giai đoạn này được Nhà nước giành độc quyền cho VIETRANS. Phạm vi các dịch vụ giao nhận trong giai đoạn này chỉ giới hạn ở các hoạt động như nhận hàng của người gửi hàng, hay nhận hàng từ người chuyên chở giao cho người nhận hàng. Hoạt động giao nhận diễn ra tại các ga, cảng, cửa khẩu.

- Giai đoạn sau Đại hội Đảng VI:
Với chính sách mở cửa kinh tế, việc buôn bán, trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và các nước ngày càng phát triển. Các hình thức hoạt động ngoại thương bao gồm các cơ chế xuất nhập khẩu theo nghị định thư và xuất nhập khẩu tự cân đối. Các đơn vị xuất nhập khẩu có điều kiện để phát triển năng động, nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Trong tình hình mới nhiều doanh nghiệp từ nhiều thành phần kinh tế đã tham gia vào hoạt động giao nhận kho vận. Các tổ chức giao nhận gồm: Viconship, Transimex,Vietfracht, Matexim, Saigonship, VOSA, VOSCO, Vietransimex, Romanico, Mariserco, Sotrans, Hamatco, TTP, Vinatranco...tất cả có hơn 30 tổ chức trong nước.
Tuy nhiên về mặt giá cả và chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp rất khác nhau. Những đơn vị có chuyên môn, có cơ sở vật chất kỹ thuật, làm ăn tốt được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm như Vietrans, Vietfracht, Transimex, Vosco...Bên cạnh đó có những doanh nghiệp mới vào kinh doanh nghề này, thiếu

nghiệp vụ và cơ sở vật chất để tiến hành các dịch vụ giao nhận mà thực chất chỉ hoạt động như đại lý, môi giới, thụ động làm theo chỉ dẫn của đối tác nước ngoài. Ngoài các đơn vị chuyên làm giao nhận, nay còn có cả những đơn vị, tổng công ty, công ty xuất nhập khẩu đứng ra lo liệu cùng cảng làm giao nhận cho hàng hoá xuất nhập khẩu của mình (như Transimex) nhằm tiết kiệm chi phí.
Sự cạnh tranh trên thị trường giao nhận ngày càng tăng làm phát sinh thêm các loại dịch vụ như khai thuê hải quan, chuyển phát nhanh chứng từ, gom hàng, thuê tàu, đại lý tàu...nhằm tiến tới làm giao nhận tổng hợp ngoài giao nhận thông thường.

thành công ty dẫn đầu thị trường giao nhận trong nước và tạo đà phát triển hoạt ddộng kinh doanh dịch vụ giao nhận của mình ra phạm vi quốc tế. Việc áp dụng những giải pháp trên vào công ty VIETRANS đòi hỏi phải có thời gianvà sự nỗ lực lớn lao của toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công ty mới mong đem lại hiệu quả đích thực. Công ty cần xem xét những giải pháp nào là cấp bách nhất được thực thi trước, giảm bớt được gánh nặng từ sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.




Chương I . Một số nét cơ bản về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa 1
trong thương mại quốc tế 1
I - quá trình hình thành và phát triển ngành giao nhận ở Việt Nam 1
1. Khái niệm chung về giao nhận 1
2. Sự ra đời của ngành giao nhận ở Việt Nam 2
3. Các giai đoạn phát triển của ngành giao nhận Việt Nam 2
II - vai trò và nhiệm vụ của người giao nhận hàng hoá 3
1. Vai trò của người giao nhận hàng hóa 3
2. Nhiệm vụ của người giao nhận 5
iii - nội dung liên quan tới giao nhận hàng hóa chuyên chở bằng 5
đường biển 5
1. Các hình thức giao nhận hàng hóa chuyên chở bằng đường biển 5
2. Các tổ chức Quốc tế và công ước liên quan đến giao nhận đường biển 6
chương II. thực trạng hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hoá 11
tại công ty vietrans 11
I - vài nét khái quát về vietrans 11
1. Quá trình hình thành và phát triển của VIETRANS 11
2. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực kinh doanh của VIETRANS 12
Để thực hiện tốt các chức năng trên, VIETRANS phải thực hiện những nhiệm vụ 12
3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty VIETRANS 14
Dưới đây là vài nét sơ qua về cơ cấu tổ chức các phòng ban trong công ty 15
II - tổng quan tình hình hoạt động giao nhận của vietrans 17
1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận ở VIETRANS 17
Biểu 1: Hệ thống kho bãi của công ty 17
Biểu 2: Hệ thống phương tiện, thiết bị của VIETRANS 18
Biểu 3: biểu đồ sản lượng giao nhận hàng xuất nhập khẩu qua các 18
Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 19
Biểu 4 : cơ cấu thị trường giao nhận của Vietrans 21
TLM = M M0 x 100 (%) 22
TSF = F M x 100 (%) 22
2. Phân tích quy trình giao nhận hàng hóa chuyên chở bằng đường biển 23
Bước 2: Tổ chức giao hàng lên tàu 24
Nhận hàng từ tàu, giao hàng từ kho bãi 27
Bước 2: Giao hàng cho chủ hàng nội địa 28
Quản lý kho căn cứ vào bảng kê khai hàng hóa xuất kho, xác định vị trí hàng 28
Bước 3: Giải quyết khiếu nại khi có khiếu nại của chủ hàng nội địa. 28
Nhận hàng từ tàu, giao hàng cho chủ hàng nội địa ngay ở cầu tàu: 28
Quy trình nhận hàng nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển 28
Giám định: 29
iii - Đánh giá hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển của 30
1. Thuận lợi 30
2. Khó khăn 30
Nguyên nhân: 31
Chương III. Một số đề xuất nhằm phát triển, nâng cao hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển ở vietrans 32
I - Định hướng phát triển kinh doanh của vietrans trong 32
thời gian tới 32
1. Mục tiêu trong tương lai của ngành vận tải nước ta 32
Biểu 6: đoán nhu cầu giao - vận hàng hóa 2000 và 2010 32
2. Phương hướng và nhiệm vụ của VIETRANS trong thời gian tới 33
II - những giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa 33
1. Hoàn thiện quy trình giao hàng xuất khẩu chuyên chở bằng đường biển 34
Quy trình giao hàng xuất khẩu chuyên chở bằng đường biển 36
Quy trình nhận hàng nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển 38
3. Một số giải pháp khác 39


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top