meocon80cc

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc khai thác khách du lịch nội địa tại công ty cổ phần thương mại và du lịch quốc tế Việt Nam (VIIT)

Lời mở đầu
1. Sự cần thiết của đề tài.
Ngày nay, ngành công nghiệp du lịch đã và đang được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, là ngòi nổ để phát triển kinh tế của nhiều Quốc gia trên thế giới. Theo tổ chức du lịch thế giới hàng năm có gần khoảng ba tỷ người đi du lịch
Trong kinh doanh du lịch, nhân tố có tầm quan trọng, mang tính sống còn của hoạt động kinh doanh du lịch, đó là nguồn khách. Khách du lịch chính là yếu tố quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển cho ngành Du lịch và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Đầu những năm đầu thập niên 20 của Thế kỷ trứơc, nền kinh tế nước ta bước vào công cộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế, có những bước phát triển vượt bậc. Từ đó, đời sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội đã được nâng lên, những nhu cầu cơ bản được đáp. Chính vì vậy, nhu cầu đi du lịch đã trở nên nhiều hơn và dần phổ biến trong xã hội. Lượng khách du lịch nội địa có qui mô lớn và tốc độ phát triển cao. Theo thống kê của Tổng cục du lịch, lượng khách du lịch nội địa năm 2004 là khoảng 15 triệu lượt người, đạt mức tăng trưởng 11,4%. Khách du lịch nội địa đã và đang trở thành yếu tố quyết định thành công hay thất bại của nhiều doanh nghiệp du lịch.
Và vấn đề làm thế nào để khai thác có hiệu quả nguồn khách du lịch nội địa ? Đây là một câu hỏi khó cho nhiều doanh nghiệp du lịch. Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần thương mại và du lịch Việt Nam (tên viết tắt là VITT), em đã được tiếp xúc và trực tiếp làm việc với thị trường khách nội địa, và em muốn đi tìm câu trả lời đó. Chính vì vậy em chọn đề tài này làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.






2. Tên đề tài:
“ một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc khai thác khách du lịch nội địa tại công ty cổ phần thương mại và du lịch quốc tế Việt nam (VITT) “
3. Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu.
Trong baó cáo thực tập này, em xin trình bày về thực trạng và biện pháp khai thác nguồn khấch nội địa tại công ty thương mại và du lịch Quốc tế Việt Nam. Cơ cấu thị trường khách, thực trạng và các biện pháp cần thiết việc khai thác khách du lịch nội địa tại công ty VITT.

4. Mục tiêu của đề tài:
Giới thiệu tổng quát về công ty thương mại và dịch vụ Quốc tế Việt Nam, đồng thời tìm hiểu thị trường khách du lịch nội địa tại công ty. Đánh giá những ưu nhược điểm của việc khai thác khách du lịch nội địa tại công ty này. Từ đó đưa ra các biện pháp thu hút khách và kiến nghị đối với VITT.

5. Bố cục của chuyên đề:

Phần mở đầu
Chương I: Một số lý luận cơ bản về khách du lịch và các biện pháp khai thác khách.
Chương II: Thực trạng khách du lịch nội địa và các giải pháp khai thác khách du lịch nội địa tại VITT.
Chương III: Các biện pháp tăng cường khả năng khai thác khách du lịch nội địa tại VITT.


chương I :
Một số lý luận cơ bản về khách du lịch và các biện pháp khai thác khách
1.1. một số lý luận cơ bản về khách du lịch.
1.1.1. Khái niệm về khách du lịch.
Ngành du lịch ra đời muộn hơn so với một số ngành kinh tế khác nhưng hoạt động du lịch đã có từ xa xưa, tại các nước Ai Cập cổ đại, Hy Lạp, La mã đã xuất hiện một số hình thức du lịch như du lịch công vụ của các phái viên Hoàng Gia, du lịch thể thao qua các kỳ thế vận Olymipic, các cuộc hành hương của các tín độ tôn giáo,... Còn ở Việt Nam, du lịch cũng có từ rất lâu, qua những câu ca dao, chúng ta có thể thấy đựơc điều đó, như “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”, hay ” Đi cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”...
Ngày nay, trên toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá - xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển ngày một mạnh mẽ hơn. Trong các chuyến du lịch con người không chỉ dừng lại ở việc nghỉ ngơi, giải trí mà còn phải được thoả mãn các nhu cầu khác. Do vậy mà con người đi du lịch với nhiều mục đích khác nhau, như: đi tham quan danh lam thắng cảnh, đi nghỉ, chữa bệnh, tìm hiểu lịch sử văn hoá, công vụ…
Số lượng khách đi du lịch trên thế giới tăng lên đáng kể: từ 25 triệu lượt người vào những năm 1950 đến năm 1995 số lượt khách tăng lên trên 500 triệu.
Còn ở Việt Nam lượng khách du lịch quốc tế cũng tăng lên đáng kể. Tính đến năm 2004 lượng khách vào Việt Nam khoảng gần 3.00.000 lượt. Trở thành một trong số các nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực.
Hoạt động kinh doanh du lịch, được coi là ngành “xuất khẩu tại chỗ”, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, mang về nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Tốc độ tăng thu nhập của ngành du lịch vượt xa nhịp độ tăng của nhiều ngành kinh tế khác, mức tăng trưởng bình quân hằng năm của ngành du lịch nước ta là khoảng 12%. Người ta thống kê trên toàn thế giới: năm 1950 thu nhập ngoại tệ về du lịch quốc tế chỉ chiếm 2,1 tỉ USD và con số này đạt 338 tỷ USD vào năm 2002.
Nhân tố quyết định của hoạt động kinh doanh du lịch chính là “khách du lịch”. Không có khách du lịch thì không có hoạt động du lịch.
Đứng trên góc độ thị trường “cầu” du lịch chính là khách du lịch, còn “cung “du lịch chính là các nhà cung cấp sản phẩm du lịch nhằm thoả mãn tối đa những nhu cầu của khách du lịch. Vậy khách du lịch là gì ? Họ có nhu cầu như thế nào?
Có rất nhiều khái niệm về khách du lịch của các tổ chức và các nhà nghiên cứu về khách du lịch. Duới đây là một số khái niệm về khách du lịch:

- Định nghĩa Nhà kinh tế học người áo - Jozep Stender: “Khách du lịch là những người mà họ ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên, để thoả mãn những nhu cầu cao cấp, không theo đuổi mục đích kinh tế”.
- Định nghĩa khách du lịch có tính chất quốc tế do Liên hợp quốc tổ chức vào năm 1963 tại Roma – ý : “Khách du lịch quốc tế là người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian 24h hay nhiều hơn”.
- Theo pháp lệnh du lịch của Việt Nam (Điều 20): Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế (*).
+ Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
+ Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam đi du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi ra nước ngoài du lịch.
Còn có các định nghĩa khác nhau về khách du lịch, như định nghĩa của Hội nghị du lịch quốc tế về du lịch ở Hà Lan 1989: “Khách du lịch quốc tế là những người đi hay sẽ đi tham quan một nước khác, với các mục đích khác nhau trong khoảng thời gian nhiều nhất là 3 tháng nếu trên 3 tháng, phải được cấp giấy phép gia hạn. Sau khi kết thúc thời gian tham quan, lưu trú, du khách bắt buộc phải rời khỏi đất nước đó để trở về hay đến nước khác; Khách du lịch nội địa là những người đi xa nhà với khoảng cách ít nhất là 50 dặm vì các lý do khác nhau trừ khả năng thay đổi chỗ làm việc trong khoảng thời gian cùng ngày hay qua đêm”.

1.1.2 . Phân loại khách du lịch.
Ngoài việc nhận thức rõ về định nghĩa khách du lịch, việc nghiên cứu cần có sự phân loại chính xác, đầy đủ, nó phục vụ đắc lực cho công việc hoạch định chiến lượt kinh doanh của các công ty lữ hành. Sau đây là một số cách phân loại khách du lịch:
- Uỷ ban thông lệ Liên hợp quốc đã chấp nhận các phân loại sau.
+ Khách tham quan du lịch là những cá nhân đi đến một đất nước khác ngoài nơi ở thường xuyên của họ trong một khoảng thời gian không quá 12 tháng với mục đích chủ yếu không phải kiếm tiền trong phạm vi lãnh thổ mà họ đến.
+ Khách du lịch quốc tế là tất cả những khách du lịch đã ở lại đất nước mà họ đến ít nhất là một đêm.
+ Khách tham quan trong ngày là tất cả những khách tham quan mà không ở lại qua đêm tại đất nước mà họ đến.
+ Khách quá cảnh là khách không rời khỏi phạm vi khu vực quá cảnh trong thời gian chờ đợi giữa các chuyến bay tại sân bay hay tại các khu vực nhà ga khác.
- Theo định nghĩa khách du lịch của pháp lệnh du lịch ban hành ngày 8/2/1999.
Khách du lịch có hai loại:
+ Khách du lịch nội địa .
+ Khách du lịch quốc tế .
Bên cạnh các phân loại này còn có các cách phân loại khác.
+ Phân loại khách du lịch theo nguồn gốc dân tộc:
Cơ sở của việc phân loại này xuất phát từ yêu cầu của việc kinh doanh du lịch. Những người kinh doanh du lịch cần nắm rõ được đối tượng khách mà mình đang khai thác, từ đó đề ra các chiến lược kinh doanh nhằm mụch tiêu tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp và thoả mãn tốt nhu cầu của khách.
+ Phân loại khách du lịch theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp:
Cách phân loại này sẽ cho phép nhà cung cấp khám phá ra các yêu cầu cơ bản và những đặc trưng cụ thể về khách du lịch.
+ Phân loại khách theo khả năng thanh toán:
Xác định rõ đối tượng có khả năng thanh toán cao hay thấp để cung cấp dịch vụ một cách tương ứng.
Trên đây chỉ là một số tiêu thức phân loại khác du lịch. Mỗi một tiêu thức đều có những ưu nhược điểm riêng khi tiếp cận theo một hướng cụ thể. Cho nên cần phối hợp nhiều cách phân loại khi nghiên cứu khách du lịch. Khi nghiên cứu khái niệm và phân loại khách du lịch cho phép chúng ta từng bước thu thập một cách đầy đủ, chính xác các thông tin về khách du lịch. Tạo tiền đề cho việc hoạch ra các chính sách chiến lược kế hoạch Marketing của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nghiên cứu thị trường khách du lịch để phân đoạn thị trường, nhằm hướng vào một đoạn thị trường cụ thể, nghiên cứu một nhóm khách cụ thể về các đặc điểm của khách để kinh doanh một cách hiệu quả hơn.
2.3.2.3. Quá trình đưa sản phẩm chương trình du lịch ra thi trường:
Trong những hình thức thu hút du khách, VITT thực sự rất quan tâm và đầu tư vào hình thức quảng cáo, đội ngủ nhân viên thị trường và chon kênh phân phối. Trước khi tung ra một sản phẩm mới, như các sản phẩm vào mùa du lịch biển, công ty đã cho đăng quảng cáo trên các tờ báo có uy tín, như báo Hà Nội mới, báo nhân dân, báo Tuần du lịch,.... tham gia các hội chợ du lịch, liên hoan du lịch trong nước để giới thiệu về sản của mình, quảng cáo qua Website, gửi fax cho các cơ quan, đơn vị... Thiết kế các tờ rơi, tờ gấp , brochuer để giới thiệu về các chương trình du lịch. Các loại tờ rơi, tờ gấp được trang trí đẹp và phù hợp với mỗi loại khách khác nhau. Công ty sẽ kết hợp với các công ty quảng cáo làm tờ Brochure để giới thiệu tổng thể về các chương trình du lịch. Với đối tượng khách đoàn nội địa có nhu cầu và khả năng chi trả cao công ty cho in các quyển chương trình trong đó ghi chi tiết lịch trình mà khách sẽ được hưởng khi mua chương trình. Còn với khách chỉ đơn thuần muốn tham gia vào các chương trình du lịch mà không đòi hỏi dịch vụ cao, công ty sẽ làm các tờ rơi trong đó chỉ ghi vắn tắt các địa điểm du lịch khách sẽ đến.
Việc sử dụng một đội ngũ marketing năng động là cần thiết và mang lại hiệu quả công việc cao. Đội ngũ marketing này thường là những người có mối quan hệ rộng, khả năng giao tiếp tốt và có kiến thức về du lịch và marketing.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

mimi180486

New Member
cho mình xin flie tài liệu
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc khai thác khách du lịch nội địa tại công ty cổ phần thương mại và du lịch quốc tế Việt Nam (VIIT)

nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp để quản lý tài chính của công ty xây dựng số 1 - Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn Luận văn Sư phạm 0
D một số biện pháp giúp tạo động lực và luyện phát âm cho học sinh trong giờ học tiếng anh Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Sản Phẩm Xây dựng BHP Thép Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học chương sự điện li lớp 11 với đối tượng học sinh trung bình Yếu Luận văn Sư phạm 1
D Khảo sát bệnh toan huyết, kiềm huyết và ceton huyết ở bò sữa tại một số cơ sơ chăn nuôi các Tỉnh phía bắc, biện pháp phòng trị Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu, Sơn La Nông Lâm Thủy sản 0
D Một số Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top