Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
lời mở đầu
ở trên nhiều lĩnh vực, khối lượng thông tin được truyền tải chủ yếu dưới hình thức văn bản. Có thể nói văn bản là phương tiện lưu trữ và truyền đạt thông tin hữu hiệu nhất. Hiện nay có nhiều cơ quan, đơn vị sử dụng phương tiện này trong hoạt động quản lý và điều hành của đơn vị mình.
Công tác Văn thư - Lưu trữ đã trở thành một trong những yêu cầu có tính cấp thiết, nó không chỉ là phương tiện ghi chép và truyền đạt thông tin quản lý mà còn liên quan đến nhiều cán bộ công chức, nhiều phòng ban trong cơ quan, đơn vị. Làm tốt công tác Văn thư - Lưu trữ sẽ bảo đảm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời những quyết định quản lý, trên cơ sở đó ban lãnh đạo sẽ dùng làm căn cứ để điều hành mọi hoạt động của đơn vị một cách hợp pháp, hợp lý, kịp thời, hiệu quả đảm bảo cho cơ quan đơn vị thực hiện công việc quản lý và điều hành theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Từ những lập luận trên cho thấy công tác Văn thư - Lưu trữ là công tác không thể thiếu được trong tổ chức và hoạt động của bất cứ cơ quan, đơn vị nào.
Tổng công ty Sành sứ - Thuỷ tinh Công nghiệp là một doanh nghiệp Nhà nước, trong quá trình hoạt động hàng năm Tổng công ty đã ban hành một khối lượng văn bản rất lớn để quản lý, điều hành mọi hoạt động của 8 đơn vị thành viên, đồng thời cũng tiếp nhận một khối lượng khá lớn công văn, tài liệu do các cơ quan Nhà nước và các đơn vị trực thuộc gửi tới. Đây là khối lượng tài liệu rất quan trọng cần được tổ chức lưu trữ một cách khoa học và bảo quản tốt để phục vụ cho công tác khai thác và sử dụng sau này.
Công tác Văn thư - Lưu trữ của văn phòng Tổng công ty Sành sứ - Thuỷ tinh Công nghiệp trong thời gian qua đã có những đóng góp tích cực vào kết quả hoạt động của công tác văn phòng, tuy nhiên, bên cạnh đó còn tồn tại một số điểm bất cập. Đó là những thiếu sót, sai phạm cả do ý muốn chủ quan lẫn điều kiện khách quan mang lại. Đó là những yếu kém về trình độ chuyên môn quản lý, những lạc hậu về cơ sở vật chất, kỹ thuật. Vì vậy đổi mới nâng cao hiệu quả công tác Văn thư - Lưu trữ trong hoạt động văn phòng Tổng công ty là công việc cần thiết.
Là sinh viên ngành Quản trị văn phòng, sau thời gian thực tập, tìm hiểu, nghiên cứu, quan sát hoạt động của văn phòng Tổng công ty Sành sứ - Thuỷ tinh Công nghiệp, em đã quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác Văn thư - Lưu trữ trong văn phòng Tổng công ty Sành sứ - Thuỷ tinh C ông nghiệp” .
Mục đích nghiên cứu đề tài này là: làm rõ tính khoa học, hợp lý của công tác Văn thư - Lưu trữ trong văn phòng Tổng công ty Sành sứ - Thuỷ tinh Công nghiệp hiện nay; phân tích mặt mạnh, mặt yếu và mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cải tiến, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác Văn thư - Lưu trữ trong hoạt động văn phòng Tổng công ty.
Trong quá trình nghiên cứu phân tích luận văn đã sử dụng:
- Phương pháp nghiên cứu thực tế.
- Sử dụng một số tư liệu đã nghiên cứu để tiếp cận vấn đề.
Kết cấu chuyên đề gồm có:
Lời mở đầu.
Chương I: Khái quát chung về tình hình tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Sành sứ - Thuỷ tinh Công nghiệp.
Chương II: Tình hình tổ chức và hoạt động của văn phòng Tổng công ty.
Chương III: Thực trạng hoạt động văn thư lưu trữ tại văn phòng Tổng công ty và một số biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác Văn thư - Lưu trữ trong hoạt động văn phòng.
Kết luận.
Trong quá trình thực tập, với sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo, cán bộ, nhân viên trong cơ quan Tổng công ty, đồng thời được sự chỉ dẫn của thầy giáo đã tạo điều kiện để em hoàn thành cuốn luận văn này.
Cuốn luận văn đã được hoàn thành trên cơ sở những tài liệu mà em thu thập được, nhưng do thời gian có hạn nên không tránh khỏi những sai sót, kính mong thầy giáo và Tổng công ty chỉ dẫn cho em hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn!

chương i
khái quát về tình hình tổ chức và hoạt động của Tổng công ty sành sứ - thuỷ tinh công nghiệp.

I. sự hình thành và phát triển của Tổng công ty:
Tổng công ty Sành sứ - Thuỷ tinh Công nghiệp được thành lập theo Quyết định thành lập số 1190/QĐ - TCCB ngày 07/5/1996 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
Tên giao dịch : Tổng công ty Sành sứ Thuỷ tinh Công nghiệp.
tên giao dịch quốc tế: industrial ceramic and glass corporation.
Tên viết tắt : VINACEGLASS.
Tổng công ty có:
*Trụ sở chính:
24 - Nguyễn Công Trứ - Quận 1 - Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 08 8213170 - 08 8213171.
Fax : 08 8213172.
Email : [email protected]
*Văn phòng đại diện:
Số 2B - Vũ Ngọc Phan - Láng Hạ - Q. Đống Đa - Tp. Hà Nội.
Điện thoại : 04 7760161 - 04 7760162.
Fax : 04 7760163.
Email : [email protected]
Tổng công ty Sành sứ - Thuỷ tinh Công nghiệp (sau đây được gọi tắt là Tổng công ty) là Tổng công ty Nhà nước, hoạt động kinh doanh theo Quyết định số 90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ, có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong số vốn do Tổng công ty quản lý, có con dấu, có tài sản và các quỹ tập trung, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước, được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Tổng công ty do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ra Quyết định số 1711/QĐ - TCCB phê chuẩn ngày 21 tháng 6 năm 1996. Tổng công ty có một số thành viên là Doanh nghiệp hạch toán độc lập, Doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ ...
Tổng công ty được quản lý bởi Hội đồng quản trị và được điều hành bởi Tổng giám đốc, Tổng công ty chịu sự quản lý Nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, đồng thời chịu sự quản lý của các cơ quan này, với tư cách là cơ quan thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với Doanh nghiệp nhà nước theo qui định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước và các qui định khác của Pháp luật.
Các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty gồm có:
1. Công ty Bóng đèn - Phích nước Rạng Đông.
2. Công ty Sứ Hải Dương.
3. Công ty Thuỷ tinh Phả Lại.
4. Xí nghiệp Khai thác và Chế biến Cao Lanh.
5. Viện nghiên cứu Sành sứ và Thuỷ tinh Công nghiệp.
6. Công ty Xuất Nhập Khẩu Sành sứ - Thuỷ tinh Công nghiệp.
7. Công ty Bóng đèn Điện Quang.
8. Nhà máy Thuỷ tinh Hưng Phú.

II. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty:
1. Chức năng của tổng công ty:
1. Tổng công ty thực hiện chức năng cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ, thông tin, nghiên cứu, đào tạo, tiếp thị, hoạt động trong ngành sành sứ, thuỷ tinh, chiếu sáng, bao bì y tế.
2. Tăng cường tích tụ, tập trung, chuyên môn hoá và hợp tác để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao.
3. Nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên và của toàn Tổng công ty.
2.Nhiệm vụ của Tổng công ty:
1. Tổng công ty thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các mặt hàng sành sứ, thuỷ tinh, thiết bị chiếu sáng, bao bì y tế theo quy hoạch và kế hoạch phát triển của Nhà nước bao gồm xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển, chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng vật tư, thiết bị, xuất nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng, mặt hàng sành sứ, thuỷ tinh, chiếu sáng và các hàng hoá khác liên quan đến ngành sành sứ, thuỷ tinh, chiếu sáng; liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phù hợp với Pháp luật và chính sách Nhà nước.
2. Nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước giao bao gồm cả phần vốn đầu tư vào Doanh nghiệp khác, nhận và sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và những nhiệm vụ khác được giao.
3. Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân trong Tổng công ty.
4. Tiến hành các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Pháp luật.

III. Những lĩnh vực hoạt động chính của Tổng công ty:
1.Sản xuất sản phẩm sành sứ, thuỷ tinh, thiết bị chiếu sáng, phích nước, bao bì y tế.
2. Xuất nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, hoá chất, thiết bị phụ tùng, sản phẩm phục vụ kinh doanh.
3. Dịch vụ đầu tư, tư vấn, nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ mới, thiết kế, chế tạo, xây, lắp đặt thiết bị và công trình chuyên ngành.
Công tác Văn thư - Lưu trữ của văn phòng Tổng công ty Sành sứ -Thuỷ tinh Công nghiệp trong thời gian qua đã có những đóng góp tích cực vào kết quả hoạt động của văn phòng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều điểm bất cập. Tổng công ty đang nỗ lực khắc phục những mặt tồn tại này để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động công tác Văn thư - Lưu trữ phù hợp với xu hướng phát triển đi lên của đất nước ta.
Qua đợt thực tập ở Tổng công ty Sành sứ -Thuỷ tinh Công nghiệp đã giúp em hiểu thêm về thực tiễn công tác Văn thư - Lưu trữ, đây là công tác quan trọng trong việc điều hành nắm bắt xử lý công văn giấy tờ kết hợp với xử lý thông tin, đồng thời còn là hoạt động hỗ trợ đắc lực cho các bộ phận trong Tổng công ty hoạt động có hiệu quả hơn.
Thông qua thời gian thực tập em đã học hỏi thêm được một số kinh nghiệm về hoạt động của văn phòng Tổng công ty Sành sứ -Thuỷ tinh Công nghiệp, giúp em có thêm những kiến thức về hoạt động thực tiễn để nâng cao, củng cố thêm các kiến thức đã được học trên lý thuyết làm cơ sở cho việc nghiên cứu về khoa học nghiệp vụ văn phòng .
Để hoàn thành bản luận văn này, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên trong Tổng công ty Sành sứ - Thuỷ tinh Công nghiệp, cùng với sự chỉ bảo của thầy giáo hướng dẫn.
Em xin chân thành cảm ơn.













Mục lục

Lời mở đầu

chương I: khái quát về tình hình tổ chức và hoạt động của tổng công ty sành sứ - thuỷ tinh công nghiệp.
I. sự hình thành và phát triển của Tổng công ty.
II. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty.
III. Những lĩnh vực hoạt động chính của Tổng công ty.
IV. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty.
V.kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây của tổng công ty.

chương II: Tình hình tổ chức hoạt động của văn phòng Tổng công ty Sành sứ - Thuỷ tinh Công nghiệp.
I. Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng tổng công ty.
II. Cơ cấu tổ chức của văn phòng tổng công ty.
III. Đánh giá tình hình hoạt động của văn phòng tổng công ty.

chương III: thực trạng công tác văn thư – lưu trữ tại văn phòng tổng công ty và một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác văn thư – lưu trữ trong hoạt động văn phòng của tổng công ty.
I. công tác văn thư.
1.Tổ chức xử lý và quản lý văn bản đến.
2. Tổ chức giải quyết và xử lý văn bản đi.
3. Tổ chức giải quyết và xử lý văn bản mật.
4. Tổ chức công tác lập hồ sơ, nộp hồ sơ.
5. Tổ chức quản lý và sử dụng con dấu.
II. công tác lưu trữ.
1. Phân loại tài liệu lưu trữ.
2. Xác định giá trị tài liệu.
3. Thống kê tài liệu lưu trữ.
4. Chỉnh lý tài liệu lưu trữ.
5. Bảo quản tài liệu lưu trữ.
6. Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ.
III. nhận xét chung về công tác văn thư – lưu trữ của văn phòng tổng công ty.
1. Công tác văn thư.
2. Công tác lưu trữ.
3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của công tác văn thư – lưu trữ.
IV. kiến nghị một số biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác văn thư - lưu trữ trong hoạt động văn phòng tổng công ty.
1. Nâng cao trình độ cán bộ làm công tác văn thư lưu trữ.
2. Tăng cường trang thiết bị phục vụ cho công tác văn thư – lưu trữ.
3. ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư - lưu trữ.
4. Thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh công tác văn thư - lưu trữ trong toàn tổng công ty.
Lời mở đầu

chương I: khái quát về tình hình tổ chức và hoạt động của tổng công ty sành sứ - thuỷ tinh công nghiệp.
I. sự hình thành và phát triển của Tổng công ty.
II. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty.
III. Những lĩnh vực hoạt động chính của Tổng công ty.
IV. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty.
V.kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây của tổng công ty.

chương II: Tình hình tổ chức hoạt động của văn phòng Tổng công ty Sành sứ - Thuỷ tinh Công nghiệp.
I. Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng tổng công ty.
II. Cơ cấu tổ chức của văn phòng tổng công ty.
III. Đánh giá tình hình hoạt động của văn phòng tổng công ty.

chương III: thực trạng công tác văn thư – lưu trữ tại văn phòng tổng công ty và một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác văn thư – lưu trữ trong hoạt động văn phòng của tổng công ty.
I. công tác văn thư.
1.Tổ chức xử lý và quản lý văn bản đến.
2. Tổ chức giải quyết và xử lý văn bản đi.
3. Tổ chức giải quyết và xử lý văn bản mật.
4. Tổ chức công tác lập hồ sơ, nộp hồ sơ.
5. Tổ chức quản lý và sử dụng con dấu.
II. công tác lưu trữ.
1. Phân loại tài liệu lưu trữ.
2. Xác định giá trị tài liệu.
3. Thống kê tài liệu lưu trữ.
4. Chỉnh lý tài liệu lưu trữ.
5. Bảo quản tài liệu lưu trữ.
6. Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ.
III. nhận xét chung về công tác văn thư – lưu trữ của văn phòng tổng công ty.
1. Công tác văn thư.
2. Công tác lưu trữ.
3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của công tác văn thư – lưu trữ.
IV. kiến nghị một số biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác văn thư - lưu trữ trong hoạt động văn phòng tổng công ty.
1. Nâng cao trình độ cán bộ làm công tác văn thư lưu trữ.
2. Tăng cường trang thiết bị phục vụ cho công tác văn thư – lưu trữ.
3. ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác văn thư - lưu trữ.
4. Thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh công tác văn thư - lưu trữ trong toàn tổng công ty.

Kết luận.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp để quản lý tài chính của công ty xây dựng số 1 - Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn Luận văn Sư phạm 0
D một số biện pháp giúp tạo động lực và luyện phát âm cho học sinh trong giờ học tiếng anh Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Sản Phẩm Xây dựng BHP Thép Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học chương sự điện li lớp 11 với đối tượng học sinh trung bình Yếu Luận văn Sư phạm 1
D Khảo sát bệnh toan huyết, kiềm huyết và ceton huyết ở bò sữa tại một số cơ sơ chăn nuôi các Tỉnh phía bắc, biện pháp phòng trị Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với giống xoài Đài Loan trồng tại Yên Châu, Sơn La Nông Lâm Thủy sản 0
D Một số Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top