tctuvan

New Member
Bệnh xụp mắt
Thực ra xụp mắt cũng không phải là bệnh mà là tình trạng đặc trưng của cá rồng. Theo một số thông tin ở nước ngoài thì khả năng xụp mắt do di truyền chiếm tới 60%. Cá trẻ đang trưởng thành khả năng bị xụp mắt rất cao vì còn một số nguyên nhân khác như cách cho ăn (thả nhiều mồi xuống bể một lúc nên tạo cho cá thói quen ăn chìm nên cá đói hay nhìn xuống đáy), ăn quá nhiều (tạo ra lớp mỡ dưới tròng mắt nhiều, đẩy trong ra ngoài), xung quanh bể ở tầng thấp có quá nhiều vật chuyển động (chim, chó, mèo...) nên tạo thói quen quan sát ở thấp... Có một số phương pháp làm ngăn chặn như sau: thả vật nổi trên mặt nước (có thể là bóng bàn nhiều mầu), lúc cá bé thì tạo thói quen ăn mồi nổi (như gián, châu chấu, thạch thùng, dế...) với số lượng hạn chế. Vớt mồi còn sót nếu cá không ăn. Nếu cá rồng có giá trị cao như kim hồng vĩ, hồng long thì chỉ nên nuôi một mình 1 bể và đáy bể dán kín. Còn nếu nuôi chung thì tránh nuôi một số loại cá ăn chìm như sam, vịt, lau bể... Nói chung các phương pháp này chỉ nhằm mục đích không cá bị xụp mắt sớm thôi còn nuôi lâu thì gần như con nào cũng bị xụp mắt. Quan trọng nhất là khi mua cá phải chọn cá mắt phải đẹp, vì khi xụp rồi dù ít hay nhiều đều không chữa được...
Tham khảo thêm

Cần xin ý kiến các pro về chữa bệnh xệ mắt


Hóc dị vật
Tình huống: Cá Rồng là loài cá phàm ăn, mồm rộng. Trong trường hợp để cá đói mà trong bể bất ngờ xuất hiện dị vật (như núm cao su của máy lọc, máy sưởi, nhiệt kế, bông lọc... bị rơi ra; thậm chí là tóp thuốc lá rớt vào bể...) có thể cá Rồng sẽ nuốt phải. Thường thì khi thấy không nhá được, chúng sẽ nhả ra ngay, nhưng cũng không loại trừ dị vật bị nuốt cùng thức ăn.
Cách chữa: May mắn, nếu dị vật nhỏ cá tiêu hóa được hay nôn ngược ra được thì đỡ phải can thiệp; Trường hợp ngược lại, cá sẽ ngúc ngoắc đầu liêu tục, thở khó khăn (mồm ngáp nước, mang hô hấp mạnh). Lúc này cần tìm mọi biện pháp tăng cường ngay ôxy cho cá, sau nửa giờ ép cá vào thành bể, nhẹ hàng dùng tay trái đỡ dưới cằm cá (phải coi chừng làm gẫy 2 vây bơi) tay phải lùa vào mồm cá, tách hàm dưới xuống (nhớ là hàm dưới, bác nào cố kéo hàm trên- gẫy, ráng chịu) để kiểm tra và móc dị vật ra cho cá.
Đây là trường hợp dị vật mắc nông, nếu mắc sâu buộc lòng phải gọi chuyên gia, dùng panh gắp. Thường thì cá sẽ bỏ ăn một vài ngày, nếu cần vẫn động tác trên nhưng là để "cưỡng bức" cho cá ăn

Bệnh cắn đuôi:
Biểu hiện: Cá tự bơi vòng tròn với tốc độ cao, xoáy 3-4 vòng là đớp trúng đuôi, cắn rách te tua, có cho ăn nhiều đuôi cũng không lành kịp với tần suất cắn. Nhiều con thường đớp đuôi khi bật đèn.
Phòng chống: Từ nhỏ, khi cho ăn tuyệt đối không thả thức ăn sau đuôi cá tạo thành phản ứng sau này. Tốt nhất là thả trước mắt cách 30cm.
Chữa: - Chịu, ngồi cầu Giời khấn Phật vài tháng may ra khỏi. Có người dán giấy kín bể, khỏi ngắm; có người tắt đèn suốt ngày, cũng khỏi ngắm luôn. Gỡ giấy- tắt đèn: Đâu lại hoàn đấy vẫn cắn như điên

Bệnh đốm trắng (white spot) :
Gây ra bởi một loại ky sinh trùng , rất thông thường và phổ thông trong bể cá nước ngot . Những đốm trắng này có hình thù như mụn thường thấy ở các em trong tuổi dậy thì .

Rất nhiều loại thuốc để trị bệnh này được bày bán trên thị trường, nhưng phổ thông nhất vẩn là malachite green ( thuốc là dung dịch có dạng màu xanh lá cây), methylene blue thuốc màu xanh), hay formalin ( dung dịch không màu sắc). Bạn nên lưu ý, malachite green và formalin rất nồng và sẽ làm khó chịu khi hít thở chúng, và tránh không để dung dịch rơi lên tay nhé, vì chúng là agent của ung thư.

Loại ky sinh trùng này chu kỳ phat triển có hai giai đoạn là sống trên cơ thể cá, hút máu và sau đó sẽ rời cơ thể cá đểđẻ trứng dưới đáy bể, sau khi nở, những con ky sinh trùng lại tiếp tục tìm nạn nhân của chúng . Chu kỳ của chúng tuy theo nhiệt độ của bể, ở nhiêt độ của cá rồng, chúng sẽ có chu kỳ là 48-72 tiếng . Và chúng yếu nhất lúc mới nở , nên thời gian cho thuốc là cứ cách khoảng 2-3 ngày trị một lần, vì đây là lúc chúng vừa nở .

Phương cách trị liệu : Tăng nhiệt độ bể lên 32-33 độ C. Cho thuốc theo ham lượng cho sẳn trên lọ thuốc ( thông thường ~3-5 ml / 100 lit nước) mổi 2-3 ngày vì ly do vừa nêu trên . Sau 2-3 ngày, thay 20-25% nước của bể trị bệnh, và cho thuốc theo hàm lượng nêu trên . Quá trình trị liệu sẽ là 10- 14 ngày . ( bạn nên kéo ra thêm 4 ngày nữa, nếu ngày thứ 10 bệnh đã hết, vì bạn muốn trị cho tuyệt gốc của bệnh, nếu không bọn chúng sẽ trở lại) . Bạn nên quan sat xem kết quả trị liệu bắt đầu từ ngày thứ 7 trở đi .
Bạn lưu ý là bọn ky sinh trùng này nếu sau khi nở mà không tìm được cá để bám vào, thi chúng sẽ chết , và lý do gây nên bệnh là do cá mồi hay các thức ăn tươi/sống bạn cho cá rồng ăn đã có mầm mống bệnh, và dĩ nhiên là phẩm chất nước của bể xấu . Bạn muốn trường hợp này không xảy ra, phải xem xet lại hai nguyên nhân tạo bệnh vừa được đề cập .

À, còn một điều này nữa là nếu đang xử dụng than trong hệ thống lọc nước, thì nên lấy ra trong thời gian trị liêu, vì than sẽ hấp thụ, và vô hiệu hoá công dụng của thuốc . Chúc cá bạn mau lành bệnh

Bệnh Thối Vi
(vi khuẩn có tên Aeromonas Hydrophila) mới đầu vi bị tưa, sau đó vài ngày màng nối của vi bị rách và lộ ra những viền sống của Vi, vi khuẩn này rất chuộng nước bẩn, nguyên nhân có nhiều, như không giặt miếng lọc đều, nhiễm từ đồ ăn sống, bỏ 1 lọai cá khác vào chung, để chữa:
· Kiểm tra Ammonia, Nitrate và Nitrites (0, 30, 0)
· Kiểm tra pH (6.5 - 7.5)
· Kiểm tra nhiệt độ 30-32o C.
· Kiểm tra Oxygen (min. 5ppm)
Nếu tất cả OK thì đổ 2Kg muối và 7 muỗng café Tetracyline bột vào trong hồ để 1 ngày, ngày thứ 2 làm tiếp như thế, kiểm tra chất lượng nước nếu OK thì đừng thay. Vào ngày thứ 3 hút nước ra 50% đổ thêm 1 Kg muối và 3 muỗng café thuốc vào tiếp, cộng thêm nước vào nhớ là nước lắng, không có chlorine, ngày thứ 4 và 5, làm như ngày thứ 3. Thời gian này không được cho cá ăn. Sau 5 ngày, cá sẽ khỏi bệnh.

Nắp mang cá bị uốn cong lên. (Gills Curling)

Đối với cá rồng việc thiếu chăm sóc, nhiễm bẩn và ký sinh là những nguyên nhân chính gây bệnh cho cá. Việc không thay nước thường xuyên khiến cho lượng nitrat, amôniắc trong nước tăng cao, lượng ô xy giảm nên dẫn tới việc thở của con cá khó khăn, nhất là việc lượng cả trong bể dày đặc. Một số loại vi khuẩn ký sinh trong mang khiến cho các cơ cấu mang bị viêm và đẩy vỏ mang phình lên. Quan trọng không kém là không gian trong bể phải đủ cho con cá (tối thiểu là khi con cá trưởng thành thì chiều dài của bể phải gấp 3 chiều dài con cá, chiều rộng = chiều dài cá, chiều cao = chiều dài cá) và máy lọc hoạt động tốt.
Triệu chứng:
Trong giai đoạn đầu thì cá thở gấp, mang mở đóng không êm ái. Về sau lớp viền mang cá mở rộng, phơi bày những những cơ cấu ở trong mang. Về sau thì lớp vỏ cứng của mang cũng kênh ra. Việc này làm cho con cá khó thở nên kém ăn và quan trọng là con cá trở nên xấu, mất giá trị.
Nắp mang cá bị uốn cong là vì nước bẩn và hồ chật hẹp, thường thì những cá từ 12 Cm trở lên thì bị bệnh này. Khi thấy cá thở bất thường thì nên thay đổi 20% nước bể mỗi ngày. Tăng cường sủi khí, đặc biệt là máy tạo dòng ngang, nếu cần thiết có thể dùng bình oxy bơm vào bể và có gắng duy trì PH là 6,5, duy trì 2 lạng muối/100 lít nước. Một số trường hợp cá bị xoăn nhẹ dùng lá bàng khô ngâm nước rồi lấy nước đó đổ vào bể và lớp xoăn giảm rất nhiều. Trị bệnh này bạn có thể làm phẫu thuật cho cá bằng cách bắt nó ra 1 chậu nước, gây mê nó bằng cách bỏ thuốc mê hay bỏ nhiều đá lạnh vào, chú ta sẽ quay đơ ra, trước đó nên có 1 cái kéo đã đốt lửa để khử trùng, đem chú ta đặt lên 1 tấm khăn ướt, xong cắt đi phần cong trên mang cá, sau đó dùng thuốc kháng sinh như pennicilline bôi vào vết thương, chờ 1 phút xong đem bỏ chú ta lại vào hồ. Nếu cá dài khỏang 30 cm trở xuống thì khoảng 3-6 tháng là sẽ mọc ra lại, còn cá dài khỏang 50Cm trở lên cần từ 10-18 tháng để mọc lên lại.

Mắt bị lồi (Bulging Eyes)
Đây là căn bệnh xảy ra cho Bạch Long, Hắc Long và Cá Rồng Á Châu. Phần trên của mắt lồi ra, tròng mắt thì hướng xuống dưới, cá không thể nhìn lên được. Cá Rồng rất khỏe, do đó vẫn cứ ăn nhậu bình thường, có nhiều nguyên nhân: có thể bị viêm nhiễm gần mắt, nên chữa ngay, nếu không tròng mắt sẽ rơi ra. Ăn chất béo nhiều quá cũng làm cho mắt lồi, hay nếu cá thích bắt bóng của mình dưới đáy hồ cũng làm cho mắt lồi vì tập trung nhìn xuống dưới nhiều quá. Tốt hơn là nên phòng ngừa ngay từ khi cá còn bé, ăn uống cẩn thận không có chất béo nhiều, không nên để đèn chiếu có bóng cá dưới hồ. Với bệnh này không có thuốc chữa, theo kinh nghiệm của các trại nuôi cá thì họ sẽ bắt bỏ xuống hồ lớn 1 thời gian sẽ lành hay họ sẽ phẫu thuật cắt bỏ phần mỡ lồi ra.

Lưng bị Cong (Spinal Curvature)
Thường xảy ra cho loại Rồng Úc, nguyên nhân là dị tật bẩm sinh hay bị tai nạn hay hồ quá nhỏ, và thường xuất hiện khi cá còn nhỏ, do vậy khi mua cá nên rất kỹ lưỡng trong việc chọn lựa, cột sống của Rồng ÚC thường không uyển chuyển bằng các loại rồng khác nên khi nuôi phải cung cấp 1 chiếc hồ tương đối rộng rãi cho các chú ấy bơi thoải mái thì hiện tượng này sẽ không xảy ra, nếu đã xảy ra thì không có cách nào chữa được và đành tiếp tục nuôi các cậu lưng ẹo mà thôi.

Mắt bị Màng (Cloudy Eyes)
Bệnh này khá phổ biến ở nhiều loại cá. Với cá rồng thì từ to đến bé đều có khả năng bị. Nguyên nhân chủ yếu cũng là do nước không được thay thường xuyên, lượng amôniắc và nitrat quá nhiều. Vi khuẩn gây là bệnh có hình nón bám vào tròng mắt làm viêm, tạo ra một lớp quầng mầu trắng phủ lấy trong mắt. Nếu không được chữa trị cá sẽ bị hỏng mắt hoàn toàn.
Chữa trị : Bệnh này rất dễ chữa nếu phát hiện sớm. Tăng lượng muối trong bể, giữ nhiệt độ nước khoảng 29-32 độ. Có thể dùng tetraxilin hay metronidazone với liều lượng 500mg/100lit nước. Duy trì thay nước đều đặn 1 lần/ngày mỗi lần 1/4 lượng nước trong bể.

Lở Đầu (Headrot)
Thường là do dùng bộ lọc có chất THAN. Đầu cá bắt đầu với nhiều đốm trắng, thời gian sau, những đốm trắng này sẽ vỡ ra và tạo thành những "thẹo" trên đầu cá. Chỉ có cách duy nhất là thêm muối vào hồ khi nhìn thấy những đốm trắng xuât hiện. tăng lượng muối như vậy và theo dõi khoảng 2-3 tuần. Đồng thời thay lọc than bằng lọc thường.
Vảy dựng lên (hở vảy) (Protruding Scales Disease)

Thường xảy ra cho cá nhỏ, ở cá trưởng thành đôi khi có nhưng ít. Bệnh này thường xảy ra ở những cá nhỏ và cá yếu, thường hay xuất hiện vào mùa thu và đông.

Hiện tượng: Các hàng vẩy bị kênh lên (phần lớn ở lưng). Trường hợp nặng thì toàn bộ vẩy trên người bị kênh, hai mắt hơi lồi ra. Lúc đó cá bỏ ăn và hay oằn mình.

Với trường hợp này thì sự phát hiện bệnh và xử lý càng sớm càng tốt. Đầu tiên là cố gắng duy trì nhiệt độ nước trong bể khoảng 30-31 độ C, tăng cường lượng muối trong bể, bổ xung thuốc bột vàng của Nhật. Một ngày có thể thay nước 2 lần nhưng lượng nước thêm vào và bớt ra thật ít. Trong những ngày đầu trị bệnh không nên cho cá ăn và những ngày sau cho ăn hạn chế. Cá bị nặng thì cần dùng metronidazone liều cao 500mg/100l nước. Nếu cá bị nhẹ thì chỉ 2 ngày là hết những vẫn phải duy trì nhiệt độ và thay nước trong 1 tuần. Nếu để bị nặng quá thì khả năng chết cao.

Đau Bao Tử (Stomach Ailments)
Vẫn xảy ra cho các cháu nhi đồng, vì tính tham ăn, có thể ăn nhằm đồ ăn rữa, thối, hay bị râu nhọn của tôm đâm vào, lâu ngày nhiễm trùng và sưng tấy lên. Bịnh này có triệu chứng sưng hậu môn, nếu bị lâu ngày cơn đau sẽ khiến cho cá khi bơi hay chúi đầu xuống đất. các phương pháp chữa rất giới hạn, nên ra tiệm thuốc tây mua loại thuốc cho người cộng thêm kháng sinh rồi cho vào hồ, trong thời gian ngâm thuốc nên tăng nhiệt độ lên khoảng 34o C.

Bệnh trướng bụng
Bệnh này có lẽ là ít gặp nhưng rất nguy hiểm, vì vậy nên phòng là chính.
Hiện tượng: Cá bỏ ăn, bụng to hơn bình thường, bơi lội khó khăn, có trường hợp nặng thì chổng đầu hay đuôi lên trời (gọi chung là trồng cây chuối). Nặng hơn nữa thì ở hậu môn chảy ra nước nhờn.
Nguyên nhân của bệnh này chủ yếu là do ăn uống. Vì vậy nên tránh cho cá ăn quá no vì không phải lúc nào thức ăn cũng đạt tiêu chuẩn gây ra không tiêu và viêm ruột. Nếu cho ăn tôm thì nên bóc cả đầu và râu trước khi cho vào bể vì đầu tôm có 1 cây kiếm có thể đâm thủng ruột cá. Nếu cho ăn dế, gián, châu chấu thì nên ngắt bỏ càng và chân tránh hiện tượng hóc. Nếu cho cá rồng ăn động vật thì phải còn sống, tránh cho ăn động vật chết. Nếu ăn thức ăn đông lạnh thì phải rã đá kỹ. Một số cá rồng bị viêm ruột mãn tính nên hậu môn đỏ và lòi ra (lòi trĩ).
Bệnh này rất khó chữa, khả năng chết cực cao. Vậy nếu thấy cá bỏ ăn, bụng hơi to, hay oằn mình thì nên thay 1/3 lượng nước, tăng cường bơm hơi, tăng lượng muối và duy trì nhiệt độ ở 30 độ C và có thể thêm một lượng metronidazol rồi theo dõi.

Đốm đỏ (Red Spots Disease)
Thường gọi là Dịch Bệnh Cho Kẻ Ra Đi (Terminal Disease) và thường nhiễm cho cá nhỏ là nhiều nhất. Những chấm đỏ xuất hiện trên lưng gần đuôi, vùng vảy chung quanh dựng đứng lên, những mụn đỏ này sẽ lây lan nhanh đến những phần khác trên cơ thể và cuối cùng "Thần Long" sẽ tạ từ không kèn trống.
Nếu xảy ra, tăng nhiệt độ lên 36oC đổ thật nhiều kháng sinh vào ngâm, không cho ăn trong 3 ngày.

Ký Sinh Trùng (Parasites)
Những Ký Sinh Trùng (KST) xâm nhập vào cá là do "hải sản tươi sống" cung cấp bởi chúng ta, những KST chính là chấy rận và giun sán. Chấy/Rận: dài từ 3-5mm thường bám vào bên ngoài thân cá và có thể nhìn thấy bằng mắt thường, KST này có vỏ bọc bên ngoài và có kim nhọn ở miệng để hút máu làm cho cá khó chịu, ngứa ngáy, bỏ ăn.
Giun Sán: Hay nằm gần vây và giữa thân cá, đầu của KST này ngập sâu vào thân cá để hút máu trực tiếp, nó dài khoảng 10mm, ảnh hưởng của nó là ửng đỏ quanh vùng hút, có vệt máu, xong tạo thành vảy như mụn, cá rồng bị vụ này thường rất khó chịu, hay cựa mình vào thành hồ, và biếng ăn. Nếu dùng thuốc thì nên dùng "Đồng Sulfate" và ngâm nhiều muối sẽ giúp các KST này rơi ra, mở tối đa Oxygen. Nếu cá bị KST thì nên súc hồ thật sạch 100%.

Đốm Trắng (White Spots Disease)
Loại vi khuẩn này chỉ tấn công những chú cá có sức đề kháng yếu, và tạo thành những mảng mốc như phấn trắng ở những vùng chúng lấn chiếm.
Ban đầu chỉ xảy ra ở gần vây, cá bắt đầu hay dựa vào thành hay đáy hồ để…"gãi", sau đó chúng tấn công lên mang cá và xâm nhập vào nội tạng cá bằng đường này, chẳng bao lâu sau, 3 nén hương yêu sẽ được ngậm ngùi đốt lên cho hương hồn "thần long" an nghỉ nơi chín suối. Do đó kiểm tra vây hàng ngày để tránh nhiễm khủân là nhiệm vụ cao quý và bắt buộc của chúng ta.
Nếu thấy xuất hiện 1 vài chấm trắng, ngay lập tức, bỏ vào hồ :
· 1% lượng muối
· 0.8gr thuốc KýNinh cho 1 lít nước (nhân lên tổng số lượng nước = Quinine)
Đây là bệnh truyền nhiễm 'bé không tha, già không chê' khởi nguồn từ loại vi khuẩn ICH bacteris. Nó lây lan rất nhanh, từ 1 tế bào nhỏ trên thân thể cá có 25o C nó có thể sinh sản thành 3000 tế bào trong vòng 1 ngày và vẫn phây phây trong nhiệt độ cao. Sự sinh trưởng tiếp tục tăng mạnh và cuối cùng thì nó sẽ xơi tái chú cá cưng yêu quý của chúng ta.
· 10 Viên thuốc trừ nấm ở Pharmacy hay tiệm cá.
· Tăng nhiệt độ lên 34o C
· Tăng Oxygen lên Maximum
· Trong thời gian trị bệnh, nên cho ăn tốt để "thần long" có sức chống chỏi, khi đã khỏi bệnh, nên vệ sinh hồ cá thật tốt và thay nước mới.
 

tctuvan

New Member
Cá bệnh có thể chia thành 4 loại bao gồm nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, nhiễm ký sinh trùng sinh vật đơn bào hay các bệnh về thể chất và chấn thương.

- Các bệnh do vi khuẩn: bệnh do vi khuẩn thường có đặc trưng bởi những vệt hay điểm màu đỏ và có phần bụng hay mắt bị sưng tấy. Tốt nhất điều trị bằng kháng sinh như penicillin, amoxicillin hay erythromycin.

- Bệnh nấm: nhiễm nấm phổ biến thường nhìn giống như các mảng lông nhung màu trắng hay xám trên cơ thể.

- Bệnh do ký sinh trùng: hầu hết những bệnh ký sinh trùng phổ biến được gọi là "Ich" có thể được điều trị hiệu quả bằng "malachite xanh hay đồng" (*) với liều lượng đúng. Hầu hết các phương pháp điều trụ sẽ có 1 thành phần như đồng. Nhiều phương pháp điều trị nước ví dụ như thuốc "Aquari-sol" cũng sẽ chứa 1 thành phần như đồng. Nếu bạn sử dụng 1 phương pháp sử dụng kháng sinh hay chất dựa trên đồng, hãy nhớ loại bỏ tất cả carbon từ hệ thống lọc của bạn.


- Bệnh thể chất: các bệnh thể chất thường là kết quả của môi trường. Nước có chất lượng thấp có thể làm cá thở hỗn hễn, không ăn uống, nhảy khỏi hồ... và nhiều hậu quả hơn nữa.

Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh cho cá? 1 số bước có thể được thực hiện để giảm thiểu nguy cơ cho việc cá của bạn mắc bệnh. Những biện pháp phòng ngừa cũng có thể giữ cho chúng không lây lan nếu bệnh có xảy ra.

+ Chỉ mua cá có chất lượng tốt, cá có tính tương thích
+ Cách ly cá mới mua trước khi cho chúng vào hồ chính.
+ Tránh làm cá stress bằng cách cầm nắm chúng bằng tay, thay đổi đột ngột điều kiện sống hay bị bắt nạt bởi những con cá sống cùng.
+ Đừng cho cá của bạn ăn quá nhiều
+ Chuyển cá bệnh đến 1 bể riêng để chữa trị
+ Và cũng khử trùng cả vợt dùng để vớt cá bệnh ra.
+ Không được sử dụng nước từ bể cách ly cá vào bể chính
+ Đừng để bất kỳ kim loại nào tiếp xúc với nước hồ cá

+ Kháng sinh: Khi sử dụng bất kỳ loại kháng sinh nào, nên chắc chắn là bộ lọc sinh học của hồ cá không bị phá vỡ. Bạn muốn chắc chắn việc điều trị không giết chết vi khuẩn nitrate trong hệ thống cùng lúc nó tấn công những vi khuẩn gây hại cho cá của bạn. Mặc dù hầu hết những phương pháp điều trị có sẵn tại các cửa hàng đều nói ràng chúng sẽ không gây tổn hại cho bộ lọc sinh học của bạn nhưng đôi khi chúng sẽ làm điều đó. Tốt nhất là nên giám sát nồng độ amonia và nitrite trong hồ, hay sử dụng 1 loại dung dịch loại bỏ amonia để đảm bảo nó không vượt mức trở thành vấn đề.

+ Xử lý đồng: Khi xử dụng bất kỳ loại thuốc nào có 1 thành phần đồng trong đó, nên lưu ý rằng chúng sẽ gây hại đến thuỷ sinh trong hồ, như cây, loài không xương sống chẳng hạn như ốc, có thể bị giết nếu lượng đồng vừa đủ. Ví dụ hầu hết các chất tẩy ốc đều có thành phần dựa trên đồng.

-------------------------------------------------​
Bệnh do vi khuẩn

Red pest
Triệu chứng: có các vệt máu trên cơ thể

Được gọi là "red pest" bởi vì các vệt máu xuất hiện trên cơ thể, vây hay đuôi. Những vệt đó có thể lở loét, dẫn đến thối vây, thối đuôi. Trong trường hợp nặng có thể làm rụng đuôi (vây).
Khi bệnh xuất hiện ở bên trong, phương pháp điều trị bên ngoài thường không có hiệu quả, ngoài trừ trong trường hợp nhẹ. Trong những trường hợp nhẹ, điều trị bằng các chất khử trùng và vệ sinh hồ cá càng sạch càng tốt. Đừng cho cá ăn nhiều trong khi điều trị. Để khử trùng, sử dụng acriflavine (trypaflavine) hay monacrin (mônaminoacridine) với tỷ lệ 1ml mỗi lit. Cả 2 loại chất khử trùng sẽ làm nước có màu, nhưng màu sẽ biến mất khi thuốc hết tác dụng. Nếu cá không có biểu hiện thuận lợi, chấm dứt việc khử trùng. Sau đó bắt đầu sử dụng thực phẩm kháng sinh.
Với thực phẩm dạng viên cốm, trộn 1% thuốc kháng sinh vào, 1 viên là đủ điều trị nhiều cá. 1 loại kháng sinh tốt là Chloromycetin (chloramphenicol) hay sử dụng tetracyline. Nếu cá của bạn ăn các loại thức ăn đông lạnh hay cắt nhỏ, cố gắng trộn kháng sinh với cùng tỷ lệ. Và cuối cùng, phương sách còn lại là thêm tối đa 10mg kháng sinh vào mỗi lít nước.



Nấm miệng
Triệu chứng: có các mảng như bông trắng xung quanh miệng

"Nấm miệng" được gọi như vậy vì nó trông giống như 1 cuộc tấn công của nấm lên miệng cá. Nó được gây ra bởi vi khuẩn Chondrococcus columnaris. Nó xuất hiện ban đầu như 1 dòng màu xám hay trắng chung quanh vùng môi và sau đó mọc thành từng búi nhỏ từ miệng (môi). Cá sẽ có thể tử vong vì độc tố từ vi khuẩn và suy nhược (chết) vì cá không thể ăn được, trừ khi cá được điều trị từ giai đoạn đầu. Vi khuẩn này thường đi kèm với đợt nhiễm trùng thứ 2 do vi khuẩn Aeromonas gây ra.
Penicillin tỷ lệ 10.000 đơn vị mỗi lit là 1 cách điều trị hiệu quả, chữa trong 2 ngày, mỗi ngày 1 liều. hay sử dụng Chloromycetin, 10-20mg/lit trong 2 ngày, mỗi ngày 1 liều. Các kháng sinh khác cũng có thể có hiệu quả, Kanacyn (kanamycin) cũng sẽ tiêu diệt vi khuẩn cùng lúc. Maracyn (erythromycin) có tác dụng chống C.columnaris, và sử dụng Maracyn 2 (minocyline) kết hợp với nó sẽ diệt các khuẩn Aeromonas là rất tốt.




Tuberculos - Mycobacteriosis (còn gọi là bệnh lao ở cá, bệnh acid hoá nhanh, bệnh u hạt)
Triệu chứng: hốc hác, bụng rỗng có thể lở loét, cong lưng, vẹo cột sống

Bệnh lao gây ra bởi vi khuẩn Mycobacterium piscium. Cá nhiễm bệnh thường trở nên lờ đờ, bụng rỗng, nhợt nhạt, có da lở loét và, rách te tua, mất vây hay vảy và chán ăn. Các nốt màu vàng nhạt và sẫm màu có thể xuất hiện trên mặt hay cơ thể và chúng có thể làm biến dạng cơ thể cá.
Các nguyên nhân chính của bệnh này dường như rất nhiều khi cá sống trong điều kiện nhếch nhác như chất lượng nước kém. Tất cả các loài đều có thể bị nhiễm bệnh, cũng có nhiều loài nhạy cảm hơn. Những loài dễ bị nhiễm nhất là những loài thở bằng tai trong như Gouramis, cá betta, cá thần tiên.
- không có phương pháp điều trị tuyệt đối. Tuy nhiên việc chữa trị hiệu quả nhất được biết là dùng kanamycin và vitamin B6 trong vòng khoảng 1 tháng. Kanamycin có thể mua được tại các cửa hàng thuốc. Vitamin loãng cũng chữa trị tốt như vitamin B6, đều có sẵn ở các cửa hàng thuốc địa phương. Cho tỷ lệ 5gallon nước/giọt.
- Nếu việc điều trị không hiệu quả, tốt nhất là tiêu diệt cá bị nhiễm bệnh
- Nếu nguyên nhân là môi trường sống hay bể quá đông cư dân, hãy nhanh chóng sửa chữa lại điều kiện sống này.
- Chúng tui khuyên bạn nên cẩn trọng vì nó có thể gây nhiễm bệnh cho con người, mặc dù nguy cơ lây nhiễm từ cá sang người là hiếm, nó phổ biến hơn khi bạn vứt bỏ xác cá bệnh ra môi trường , hay các bể bơi công cộng như 1 chất gây ô nhiễm.




Cổ chướng, phù thủng
Triệu chứng: sưng phù cơ thể, xù vảy

Phù thủng, cổ chướng là bệnh khi nhiễm vi khuẩn ở thận, gây tích tụ chất lỏng hay suy thận. Các chất lỏng trong cơ thể tích tụ lại và làm cơ thể cá sưng lên, vẩy nhô ra (xù vẩy). Nó dường như chỉ xuất hiện khi cá suy yếu và có thể do môi trường nuôi dơ bẩn nhếch nhác.
Dùng thực phẩm kháng sinh để điều trị, với thực phẩm dạng viên cốm, trộn khoảng 1% kháng sinh vào và cho cá ăn. Nên để cá thật sự đói nó sẽ háo hức táp hỗn hợp này trước khi kháng sinh ở thức ăn mất đi trong nước. Thuốc kháng sinh thường có dạng viên nang 250mg, nếu thêm vào 25gram thực phẩm dạng viên cốm, dùng 1 viên là đủ để trị cho nhiều cá. Nên sử dụng kháng sinh Chloromycetin (chloramphenicol) hay sử dụng tetracyline. Nếu cá của bạn là loài ăn thức ăn đông lạnh hay cắt nhỏ, vẫn trộn 1% kháng sinh vào. Phương sách cuối cùng vẫn là cho tối đa 10mg kháng sinh/lít nước. Ngoài ra nếu nghi ngờ môi trường sống là nguyên nhân, nên sửa chữa nó ngay.




Xù vảy
Triệu chứng: vảy nhô ra nhưng không có hiện tượng sưng phù cơ thể.

Xù vảy là cơ bản của việc nhiễm khuẩn vảy hay toàn bộ cơ thể. Có thể thủ phạm là 1 loại vi khuẩn, hay do môi trường nuôi dưỡng. Cách chữa vẫn dùng kháng sinh trộn vào thức ăn như trên. Nếu do môi trường thì có thể do nhiệt độ, nên điều chỉnh lại.




Thối vây - thối đuôi
Triệu chứng: phân huỷ phần vây đuôi đến gốc đuôi, để lộ ra tia đuôi, xuất huyết trên cạnh của vây, loét da với biên độ xám hay đỏ, mắt đục

Thối đuôi/vây dường như là 1 kiểu nhiễm khuẩn của đuôi/vây, cũng có thể do cá nuôi cùng bắt nạt, cắn vây, gây ra vết thương + môi trường nuôi nhốt dơ bẩn nên gây ra nhiễm trùng đuôi/vây. Bệnh lao ở cá cũng dẫn đến thối vây/đuôi. Ban đầu phần đuôi/vây trở nên sờn và mất màu, theo thời gian, khu vực bị ảnh hưởng dần dần thoái hoá.
Đầu tiên, cố gắng xác định nguyên nhân để sau đó điều trị phù hợp. Thêm vào đó nên xử lý nước và cá bằng thuốc kháng sinh, cho 20-30mg/lít nước. Nếu điều trị bằng thực phẩm kháng sinh, trộn hỗn hợp như trên, sử dụng Chloromycetin (chloramphenicol) hay tetracycline.




-------------------------------------------------​

Bệnh ký sinh trùng

Velvet or Rust
Triệu chứng: vây bị kẹp lại, suy hô hấp (thở dốc), có 1 lớp bụi màu vàng nâu nhạt trên cơ thể.

Bệnh này gây ra sự xuất hiện của 1 lớp bụi màu vàng hay nâu trên vây và khắp cơ thể. Các cá thể bệnh thường có dấu hiệu bị kích thích liếc nhìn ra xa khỏi bể cá, thở gấp, khó thở và vây cá bị kẹp lại. Bộ phận đầu tiên bị ảnh hưởng là mang cá. Bệnh ảnh hưởng đến các loài khác nhau theo những cách khác nhau. Danios là loài cá nhạy cảm nhất, nhưng chúng thường không biểu hiện những cảm giác khó chịu. Bệnh này rất dễ lây lan và gây tử vong
Việc điều trị tốt nhất là dùng Acriflavine (trypaflavine) sử dụng 0.2% (1ml/lít). Acriflavine có thể khử trùng cho cá nhưng thành phần đồng trong thuốc có thể dẫn đến ngộ độc cho cá và nước, nên cần thay nước dần dần sau khi thực hiện việc chữa bệnh.



Hexamita
Triệu chứng: dấu hiệu đầu tiên là có phân trắng, nhầy nhụa, thậm chí chúng vẫn ăn uống bình thường, dấu hiệu tiếp theo là cá trốn vào góc, phần đầu phía trên mắt bị mõng lại (có lúc lõm xuống), màu sắc nhợt nhạt và bơi ngược về phía sau.

Hexamita là do 1 loại vi khuẩn đường ruột rấn công phần ruột thấp hơn. Cá dĩa và các loài cichlid lớn khác, đặc biệt là Oscar rất dễ mắc Hexamita. Vì nó là 1 bệnh của đường ruột, việc điều trị bằng thực phẩm là thuốc metronidazone (1% trong thức ăn cá) và trong nước (12mg/lít) được khuyến khích. Lưu ý lặp lại quá trình điều trị mỗi ngày 1 lần.
(bênh này thường bị nhầm lẫn với 1 căn bệnh gọi là Head and Lateral Line Erosion (xói mòn phần đầu), gọi nôm na là "lỗ bên trong đầu" (hole in the head) bởi vì cả 2 căn bệnh này đều được nhìn thấy trên cùng 1 loài cá. HLLE nhìn giống như lỗ sâu răng hay 1 cái hố bên trong đầu và mặt của cá. Nó không phải là 1 bệnh do ký sinh trùng, nhưng thực sự là do điều kiện môi trường)



Bệnh Ich, Ick, đốm trắng (Ichthyophthirius multifiliis)
Triệu chứng: đốm trắng như muối trên khắp cơ thể/vây. Chất nhờn trên cơ thể nhiều quá mức, khó thở (khi "ich" xâm nhập vào phần mang cá), bỏ ăn.

"Ich" là 1 căn bệnh phổ biển nhất trong hồ cá nhà bạn. May mắn thay, bệnh này có thể dễ dàng chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Ich là 1 sinh vật đơn bào được gọi là Ichthyophthirius multifiliis. Động vật nguyên sinh này có 3 chu kỳ sống. Thông thường, người chơi cá nghiệp dư không chú ý đến "chu kỳ" của nó, nhưng thật sự "Ich" chỉ nhạy cảm khi ta điều trị tại đúng chu kỳ của nó, nên việc nhận thức nó đang ở chu kỳ nào rất quan trọng.
- Giai đoạn trưởng thành: nó bám vào sâu trong da hay mang cá, gây kích ứng và bắt đầu xuất hiện các nốt nhỏ màu trắng. Khi ký sinh trùng phát triển, nó ăn các tế bào hồng cầu và các tế bào da. Sau 1 vài ngày, nó tự rơi ra khỏi cá và rơi xuống đáy bể.

- Giai đoạn nang: khi rơi xuống đáy bể, chúng sẽ nhanh chóng phân chia tế bào trở thành những nang (cyst)

- Giai đoạn nở và bơi tự do: sau giai đoạn nang, khoảng 1000 ký sinh trùng mới nở tự do bơi trong nước để tìm 1 vật chủ mới. Nếu vật chủ không được tìm thấy trong 2-3 ngày, ký sinh trùng sẽ tự chết đi. Nếu chúng tìm được vật chủ, 1 chu kỳ mới lại bắt đầu

3 giai đoạn mất khoảng 4 tuần ở 70 độ F, nhưng chỉ có 5 ngày ở 80 độ F. Vì lý do này, nước hồ cá nên được nâng lên 80 độ F hay 85 độ F (nếu cá có thể chịu được)

Giai đoạn 3 là thời gian tốt nhất để trị bằng hoá chất. Tăng nhiệt độ bể cá lên 80 độ F sẽ rút ngắn thời gian ký sinh bơi tìm vật chủ. Các thuốc được lựa chọn là Quinine hydrochloride ở 30 mg/lít. Quinin sulfat có thể sử dụng nếu không có sẵn Hydrochlorine. Bằng cách tăng nhiệt độ, bạn có thể tấn công ký sinh trùng rất hiệu quả.



-------------------------------------------------​

Bệnh ký sinh


Argulus (rận cá)
Triệu chứng: Cá tự làm xước cơ thể nó để chống lại ký sinh, ký sinh trùng có thể nhìn thấy được trên cơ thể cá, có đường kính khoảng 1/4 inch.

Rận cá là 1 loài giáp xác phẳng, dài khoảng 5mm sống bám vào cơ thể cá. Chúng làm vật chủ trở nên bồn chồn, kẹp vây lại, xuất hiện các khu vực bị viêm.
Với những loại cá lớn hơn và sử dụng ánh sáng mạnh, chúng ta có thể gắp con rận ra với kẹp. Các trường hợp khác có thể thực hiện là tắm cá từ 10-30 phút bằng 10mg/lít thuốc tím. hay điều trị toàn bộ hồ bằng 2mg/lít nước.




Trùng mỏ neo (Lernaea)
Triệu chứng: Cá tự gây xước cơ thể, nhìn thấy các cá thể hình sợi màu trắng-xanh bám trên da của cá hay trên 1 khu vực viêm nhiễm

Trùng mỏ neo là 1 loài động vật giáp xác. Những con non bơi tự do trong nước để tìm vật chủ, đi vào cơ bắp và phát triển trong vài tháng trước khi xuất hiện ra ngoài. Chúng đẻ trứng và chết, bỏ lại những cái lỗ xấu xí và cũng có thể bị nhiễm trùng.
Trùng mỏ neo có thể gắp ra, nhưng với những con ăn quá sâu vào cơ thể khó có thể loại bỏ an toàn. Tốt nhất có thể được thực hiện bằng cách tắm cho cá 10-30 phút ở 10mg/lít thuốc tím. hay điều trị hồ với 2mg/lít.




Nấm đen, nấm trắng - Black Ick (diplopstomiasis)
Triệu chứng: Cá rất khó chịu, tự gây ra vết thương trên cơ thể, xuất hiện các đốm đen nhỏ hay những vết ố trên cơ thể và xung quanh miệng, nếu bị nặng có thể gây mất máu.
Nấm đen hay Ick đen rất hiếm khi xuất hiện trong bể nuôi cá. Nó thường được nhìn thấy trong các ao nuôi ngoài trời, đặc biệt là nơi có đáy bùn. Những loại cá dễ nhiễm bệnh nhất như Sillver Dollar, Piranha hay các cá thể khác cùng loại. Nói chung nó ít gây thiệt hại cho cá, ngay cả khi bị nhiễm nặng.
Nấm đốm đen nói chung dễ chữa trị, tắm cho cá bằng muối hay cho muối vào nước đều được.




Ergasilus
Triệu chứng: Có những sợi màu trắng xanh bám trên mang cá, cá tự gây ra vết thương.
Nó cũng giống như trùng mỏ neo, nhưng nhỏ hơn và tấn công phần mang thay vì da. Cách điều trị vẫn là tắm với thuốc tím hay vệ sinh hồ bằng thuốc tím 2mg/lít.



Sán
Triệu chứng: mang cá hoạt động gấp gáp, chất nhầy bao phủ toàn bộ cơ thể, phần mang/vây có thể bị ăn mòn mất, da trở nên đỏ

Có nhiều loại sán, đó là giun dẹp dài khoảng 1mm, 1 số loại có thể nhìn thấy. Chúng tàn phá phần mang và da giống như "Ich", nhưng khác nhau ở chỗ có thể nhìn thấy bằng 1 cái kính lúp. Bạn có thể nhìn thấy sự chuyển động mà không thấy ở "ich". Cuối cùng sán sẽ phá huỷ phần mang và giết chết con cá. Triệu chứng nhiễm nặng là cá nhợt nhạt, vây kỳ rũ xuống, thở gấp gáp, liếc nhìn sợ sệt và bụng rỗng.
Vẫn điều trị bằng cách tắm với thuốc tím 10-30 phút và vệ sinh toàn bộ hồ với 2mg/lít nước.




Nematoda
Triệu chứng: có thể nhìn thấy chúng treo ở hậu môn cá

Tuyến trùng (threadworms) có thể lây nhiễm ở bất cứ nơi nào trong cơ thể nhưng chỉ phát hiện được khi chúng "đi chơi" ra khỏi hậu môn của cá. Chúng phá hoại nặng nề làm bụng cá rỗng. Còn nhiễm nhẹ thì không gây ra vấn đề gì với cá.
Điều trị bằng cách ngâm thức ăn với parachlorometaxylenol, vệ sinh hồ bằng thuốc tím 10mg/lit nước. hay tìm thức ăn đặc biệt có chứa thiabendazole và hy vọng cá sẽ ăn nó




Đĩa
Triệu chứng: đỉa có thể nhìn thấy trên da của cá

Đĩa là ký sinh trùng bên ngoài và bám vào cơ thể, vây hay mang cá. Thông thường, chúng xuất hiện giống như "sâu trái tim" (chúng hay cuộn tròn) gắn liền với cá. Chúng thường xuất hiện trong bể thông qua nguồn nước hay từ con ốc
Chúng hút rất chặt vào bề mặt cá, nếu dùng kẹp gắp sẽ gây tổn thương cho cá. Nên tắm cá trong dung dịch muối trong 15 phút, hầu hết chúng sẽ rơi ra. Cách điều trị khác là thêm Trichlorofon 0.25mg/lít vào bể cá hay bằng thuốc tím 5mg/lít nước (nhưng nhớ gỡ bỏ thực vật sống trước khi điều trị)




-------------------------------------------------​


Bệnh nấm


Nấm (Saprolegnia)
Triệu chứng: nhìn như những cụm bẩn trên da, phát triển như bông trên da ở các khu vực lớn của cá, trứng cá chuyển sang màu trắng (đối với cá lai tạo nhân giống).

Các triệu chứng là tốc độ tăng trưởng của những mãng màu trắng hay xám trong/trên da hay vây cá. Cuối cùng nếu không chữa trị, chúng sẽ phát triển thành từng cụm bông trắng, cuối cùng sẽ ăn mòn vào cá cho đến khi chết.
Sau khi xem xét các nguyên nhân ban đầu của các loại nấm và khắc phục (ví dụ môi trường). Sử dụng 1 dung dịch phenoxethol ở mức 1% trong nước cất. Cho thêm 10ml/lít nước dung dịch này vào hồ và lặp lại sau vài ngày nếu cần, nhưng chỉ cần hơn 3 lần thì sẽ gây nguy hiểm cho cư dân trong hồ cá. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng có thể bắt cá ra và dùng 1 miếng vải có thấm 1 lượng nhỏ povidone iodine hay mercurochrome (sát trùng) và lau cơ thể cá.

Đối với cuộc tấn công vào trứng cá, hầu hết các nhà lai tạo sẽ sử dụng 1 dung dịch xanh methylene 3-5mg/lít nước là biện pháp phòng ngừa sau khi đẻ trứng.



Ichthyosporidium
Triệu chứng: chậm chạp, mất thăng bằng, u nang bên ngoài, lở loét.

Ichthyosporidium là 1 loại nấm, nhưng nó thể hiện ở bên trong cá. Nó chủ yếu tấn công vào gan và thận, và nó lây lan ra khắp mọi nơi khác, chúng có các triệu chứng khác nhau. Con cá trở lên lờ đờ, chậm chạp, mất thăng bằng, cuối cùng xuất hiện u nang, lở loét. Đến lúc đó thường cá đã hết cơ hội sống.
Điều trị rất khó khăn. Thêm 1% dung dịch Phenoxethol vào thức ăn có thể hiệu quả hay Chloromycetin cũng vậy. Tuy nhiên cả 2 phương pháp trên nếu không theo dõi 1 cách thận trọng có thể gây nguy hiểm cho cá của bạn. Tốt nhất nên phát hiện sớm để loại bỏ các cá thể nhiễm bệnh trước khi lây lan.



Các bệnh linh tinh

Head and Lateral Line Erosion (HLLE)
Triệu chứng: bắt đầu có những hố nhỏ trên đầu và mặt, nếu không được chữa trị có thể biến thành các lỗ lớn sau đó tiến triển dọc theo đường 2 bên.
Đó là do sự thiếu hụt dinh dưỡng của 1 hay nhiều chất như vitamin C, vitamin D, canxi, phốt pho. Mặc dù nguyên nhân của nó không được xác định dứt khoát nhưng nguyên nhân thường gặp là do chế độ ăn uống kém, thiếu thốn, ít thay nước hay do 1 hệ thống lọc với hoá chất, như than hoạt tính.

HLLE được điều trị bởi các phương pháp sau:
- Tăng cường thay nước thường xuyên
- Thêm vitamin vào thức ăn
- Bổ sung các thực phẩm dạng cốm (loại được bổ sung các chất)
- Giảm lượng tim gan vì nó thiếu chất dinh dưỡng
- Loại bỏ bộ lọc carbon
(Bệnh này thường nhầm lẫn với bệnh "Hexamita" như đã nói ở trên)


Vấn đề mắt
Triệu chứng: kéo mây giác mạc, đục thuỷ tinh thể, nổ mắt, sưng, mù

- Kéo mây giác mạc có thể là do vi khuẩn tấn công, có thể chữa bằng thuốc kháng sinh.
- Đục mắt có thể do dinh dưỡng kém hay do metacercaria (ấu trùng) tấn công. Hãy thử thực phẩm bổ sung vitamin và thay đổi chế độ ăn uống. Cũng có thể do môi trường nước, tích cực thay nước.
- Nổ mắt: có thể do nghẽn mạch, khối u, nhiễm trùng do vi khuẩn, thiếu vitamin A. Bong bóng khí hay nhiễm trùng có thể trị thành công bằng penicillin hay amoxicillin.
- Mù có thể do dinh dưỡng hay ánh sáng quá mức trong thời gian dài.


Bệnh bong bóng
Triệu chứng: cơ thể hơi bất thường, bơi không cân bằng (chúi đầu, hay xệ đuôi)

Vấn đề bong bóng cá thường chỉ ra 1 vấn đề được liệt kê ở đây
- Bong bóng - bàng quang cá bị tật
- Bị lao cá ở các cơ quan tiếp giáp với phần bong bóng/bàng quang
- Táo bón
- Dinh dưỡng kém
- Biến động đột ngột nhiệt độ
- Nhiễm ký sinh trùng nghiêm trọng
- Vi khuẩn phá hoại cơ thê nghiêm trọng.

 

tctuvan

New Member
MỘT SỐ BỆNH Ở CÁ RỒNG VÀ CÁCH CHỮA TRỊ, PHÒNG NGỪA

(Tác giả: qualong - Nguồn : cacanhhonganh.com.vn)

Một bài viết khá hay mình sưu tầm được xin chia sẽ cùng quý huynh đệ...

A. Những nguyên nhân dẫn đến bệnh của cá

1. Chất lượng nước bị thay đổi:

- Nhiệt độ nước thay đổi đột ngột vào mùa đông hay nhiệt độ tăng cao vào mùa hè đều làm cho cá bỏ ăn, suy yếu tạo điều kiện cho sinh vật gây bệnh cá phát triển, làm cho cá dễ bệnh.

- Nguồn nước nuôi bị nhiễm bẩn, thiếu oxy, nồng độ PH cao, các thành phần hoá học không phù hợp cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cá nuôi.

- Khi nước chảy quá mạnh, cá phải bơi lội liên tục, tiêu tốn nhiều năng lượng, giảm sức, chậm lớn, từ đó tạo điều kiện cho mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào cá nuôi. ( các bạn cần chú ý điều này để điều chỉnh thời gian tạo luồng cho phù hợp)

2. Chất lượng thức ăn kém:

Chất lượng thức ăn có vai trò rất quan trọng đối với nuôi cá. Thức ăn chất lượng tốt, đầy đủ dinh dưỡng, các nguyên tố vi lượng sẽ phòng tránh các bệnh dinh dưỡng và cần cho việc phòng các bệnh liên quan tới nhiễm trùng và stress khác.

Nếu cá bị đói sau một thời gian dài hay thức ăn kém chất lượng sẽ dẫn đến cá bị suy yếu, chậm lớn và có thể tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh tấn công.

3. Thiếu cẩn thận khi chăm sóc cá:

- Các công cụ cho ăn không được vệ sinh thường xuyên là nơi ẩn chứa mầm bệnh.

- Các công cụ vận chuyển, bắt cá như lưới vợt, thùng… có thể làm xây xát cá trong quá trình thao tác và vì thế mầm bệnh có điều kiện xâm nhập vào cá nuôi.Do đó phải dùng các công cụ nhẵn, lưới không gút để hạn chế trường hợp này.

B.Một số bệnh thường gặp ở cá nước ngọt

I. Bệnh nhiễm khuẩn

Vi khuẩn là một trong những tác nhân gây bệnh khá quan trọng, là trở lực chủ yếu kìm hãm sự phát triển của cá. Hầu hết vi khuẩn gây bệnh là một phần của hệ vi sinh vật bình thường trong môi trường (nước biển, ao, hồ, sông rạch) và nói chung các vi khuẩn này được xem là tác nhận gây bệnh thứ cấp hay tác nhân gây bệnh cơ hội. Tuy nhiên cũng có một số ít các loài vi khuẩn là tác nhân khởi phát, bệnh xảy ra thường là do biến động các yếu tố môi trường hay do stress nhưng cũng có thể gây chết cao.

Tỷ lệ chết do nhiễm khuẩn có thể lên đến 100%, bệnh có thể xảy ra dưới dạng mãn tính, bán cấp tính và cấp tính.

Hầu hết các vi khuẩn gây bệnh trên thủy sản đều có những triệu chứng giống nhau, đặc biệt là trên cá.

1.1 Bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas.

Tác nhân gây bệnh:

Nhóm vi khuẩn gây bệnh chủ yếu thuộc giống Aeromonas:

+ A. hydrophila.

+ A. caviae.

+ A. sobria.

Vi khuẩn hiện diện bình thường trong nước, đặc biệt khi trong nước có nhiều chất hữu cơ. Nó cũng có thể không gây bệnh khi khu trú trong ruột cá.

Đối tượng nhiễm bệnh: Các loại cá nuôi nước ngọt

Lứa tuổi mắc bệnh:

Cá con dễ mẫn cảm hơn cá trưởng thành, có thể gây chết đến 80%.

Dấu hiệu bệnh lý:

* Cá bệnh bị sẫm màu từng vùng ở bụng.

* Xuất hiện từng mảng đỏ trên cơ thể.

* Hoại tử đuôi, vây, xuất hiện các vết thương trên lưng, các khối u trên bề mặt cơ thể, vảy dễ rơi rụng.

* Mắt lồi, mờ đục và phù ra.

* Xoang bụng chứa dịch, nội tạng hoại tử.

Phòng trị:

+ Tránh tạo ra các tác nhân cơ hội như nhiễm ký sinh trùng (Nhóm nguyên sinh động vật), tránh làm xây xát cá, vệ sinh không đúng qui định, nước giàu chất hữu cơ (môi trường nuôi nhiễm bẩn), mật độ nuôi quá dày, hàm lượng ôxy thấp, ô nhiễm từ các nguồn nước thải công nghiệp...

+ Dùng thuốc tím ( KmnO4­) tắm cá, liều dùng là 0,4g/100 lít nước. Xử lý lập lại sau 3 ngày, định kỳ tắm cá một tuần, hai tuần hay một tháng/lần tuỳ từng trường hợp vào tình trạng sức khỏe cá.

Dùng thuốc trộn vào thức ăn:

+ Oxytetracyline: 55-77 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7-10 ngày (nên hạn chế sử dụng).

+ Enrofloxacin: 20 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7-10 ngày.

+ Streptomycin: 50-75 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 5-7 ngày.

+ Kanamycin: 50 mg/kg thể trọng cá nuôi, cho ăn 7 ngày.

+ Nhóm Sulfamid: 100-200 mg/kg, cho ăn 10-20 ngày.

1.2. bệnh nhiễm khuẩn do Pseudomonas (bệnh đốm đỏ).

Tác nhân gây bệnh:

+ Pseudomonas fluorescens

+ P. anguilliseptica

+ P. chlororaphis,...

Đối tượng nhiễm bệnh: Các loài cá nuôi nước ngọt

Dấu hiệu bệnh lý:

+ Xuất huyết từng đốm nhỏ trên da, chung quanh miệng và nắp mang, phía mặt bụng.

+ Bề mặt cơ thể có thể chảy máu, tuột nhớt nhưng không xuất huyết vây và hậu môn.

+ Pseudomonas spp. gây nhiễm khuẩn huyết thường liên quan đến các stress, các thương tổn da, vẩy do các tác nhân cơ học, nuôi với mật độ cao, dinh dưỡng kém, hàm lượng ôxy giảm...

+ Pseudomonas spp. xâm nhập vào cơ thể cá qua các thương tổn ở mang, da...

Phòng trị:

* Dùng vaccin phòng bệnh.

* Giảm mật độ nuôi.

* Cung cấp nguồn nước tốt.

* Tắm KMnO4­ liều dùng là 0,4g/100 lít nước không qui định thời gian.

* Có thể dùng các loại kháng sinh để điều khi như trong bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas.

1.3. Bệnh nhiễm khuẩn huyết do Edwardsiella (Edwarsiellosis).

Tác nhân gây bệnh: bệnh do vi khuẩn Edwardsiella tarda.

Đối tượng nhiễm bệnh: Các loài cá nuôi nước ngọt

Dấu hiệu bệnh lý:

+ Xuất hiện những vết thương nhỏ trên da (phía mặt lưng), đương kính khoảng 3-5mm, những vết thương này sẽ phát triển thành những khối u rỗng bên trong cơ, da bị mất sắc tố.

+ Cá mắc bệnh sẽ mất chức năng vận động do vây đuôi bị tưa rách. Có thể xuất hiện những vết thương bên dưới biểu bi, cơ, khi ấn vào sẽ phát ra khí có mùi hôi, các vết thương này sẽ gây hoại tử vùng cơ chung quanh.

+ Bệnh thường xảy ra trên cá lớn.

+ Bệnh xuất hiện khi chất lượng nước trong môi trường nuôi xấu, nuôi với mật độ dày, nhiệt độ thích hợp để bêệh phát triển khoảng 30 độ. Tuy nhiên bệnh cũng xuất hiện khi nhiệt độ nước thấp hơn và dao động bất thường.

Phòng trị:

+ Cải tiến chất lượng nước.

+ Giảm thấp mật độ nuôi.

+ Có thể dùng các loại kháng sinh để điều trị như trong bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas.

II. Bệnh do giáp xác ký sinh

1. Bệnh do trùng mỏ neo.

- Tác nhân gây bệnh:

Trùng gây bệnh có tên Lernaea, có dạng giống mỏ neo, cơ thể có chiều dài 8-16mm, giống như cái que, đầu có mấu 16mm, giống mỏ neo cắm sâu vào cơ thể cá.

- Triệu chứng:

Cá nhiễm bệnh kém ăn, gầy yếu, chung quanh các chỗ trùng bám viên và xuất huyết. Nơi trùng mỏ neo bám là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.

- Tác hại và phân bố bệnh:

Bệnh gây tác hại lớn đối với sự phát triển của cá. Đối với cá lớn, trùng mỏ neo làm thành vết thương tạo điều kiện cho các tác nhân khác gây bệnh như: nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn,... xâm nhập. Trùng thường ký sinh ở da, mang, vây, mắt, ... trên các loài cá.

- Phòng trị:

Nếu phát hiện có trùng mỏ neo ký sinh dùng thuốc tím 1-2,5g/100 lít nước tắm cá trong một giờ hay dùng Dipterex 5 g /100 lít, mỗi tuần 2 lần.

2. Bệnh rận cá.

- Tác nhân gây bệnh:

Trùng thường gây thuộc giống Argulus, màu trắng ngà, có hình dạng giống con rệp nên còn gọi là rận cá hay bọ cá, bọ vè, nhận thấy được bằng mắt thường.

- Dấu hiệu bệnh:

Trùng ký sinh bám trên da cá hút máu cá đồng thời phá huỷ da, làm viêm loét tạo điều kiện cho các sinh vật khác tấn công.

- Phòng trị:

Áp dụng cách phòng trị giống trùng mỏ neo hay dùng thuốc tím KMnO4 với nồng độ 1 g/100 lít, ngâm trong một giờ.

3. Bệnh nấm thuỷ mi

- Tác nhận gây bệnh

Do hai giống nấm là Saprolegnia và Achlya.

- Dấu hiệu bệnh lý.

Trên da cá xuất hiện những vùng trắng xám, có những sợi nấm nhỏ nhìn trong nước giống như sợi bông trên thân cá.

- Phân bố và lan truyền bệnh.

Các giai đoạn phát triển của các loài cá nước đều có thể nhiễm nấm.

Nhiệt độ nước 18-25 độ C, thích hợp cho nấm phát triển.

- Chẩn đoán bệnh:

Nhìn bằng mắt thường có thể thấy các sợi nấm nhỏ như sợi bông, mềm, tua tủa.

- Phòng trị bệnh; Áp dụng các giải pháp phòng bệnh tổng hợp. Nâng cao nhiệt độ lên 30 hay hơn. Dùng Potassium dichromate 2g/100 lít nước. Nếu cá có vết thương có thể bôi trực tiếp dung dịch Potassium dichromate 5% hay iodine 5%.
Muối: 2 lạng /100 lít nước ngâm trong 15 phút hay 1 lạng/100 lít ngâm không giới hạn thời gian.

1. Viêm ruột.

Nguyên nhân là do vi khuẫn dạng hạt đơn bào gây ra do cá ăn nhìêu thức ăn không hợp vệ sinh, hay do ăn quá no mà không tiêu hóa kịp gây nen .Cá mắc bệnh thường bề ngòai không có triệu chứng mắc bệnh nhưng thần sắc đờ đẫn, nằm dưới đáy hồ, co bắp bị co giật trong thời gian ngắn, phân màu trắng sữa, hậu môn sưng đỏ.
Cách trị.Có thể dùng 2 viên furazolidone, cho vào hồ cá có kích thước 80x50x40, dùng nhiều lần sẽ khỏi. Cũng có thể dùng 0,2g bột furamcilium, cho vào 10 kg nước, ngâm rửa cá khỏang 20-30 phút.
Có thề dung dung dịch MnSO4 có nồng độ từ 3%-5% ngâm rửa cá mắc bệnh khỏang 20-30 phút.

2. Bệnh rách mang.
Nguyên nhân chính là do vi khuẩn niêm cầu. những cá thể nhiễm bệnh mang bị rách và rất nhiều chất nhầy bám theo, nghiêm trọng thì tua mang sẽ rách thành từng cái lỗ tròn, sự hô hấp ở cá rầt khó khăn, tỉ lệ tử vong cao.
Cách trị.Có thể dùng 3-4 phiến vi khuẩn mốc đất, cho vào 100kg nước,ngâm bọt với nồng độ thấp, dùng nhiều lần sẽ khỏi.

3. Bệnh rách vây.
Nguyên nhân là nước không tốt dẫn đến nhiễm khuẩn. Vây cá mắc bệnh thối nát, da khô không sáng. Có thể các cá thể tấn công lẫn nhau, làm vây bị rách lại còn nhiễm khuẩn.
Cách trị có thể dùng 0,2g bột furamcilium, cho vào 10 kg nước, ngân rửa cá khỏang 10 phút. Có thể dùng 3-5 viên furazolidone, cho vào 100kg nước, ngâm rửa cá khỏang 20-30 phút.
4. Bệnh đầu trắng
Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn nhầy hình cầu. Trán và miệng cá mắc bệnh bị lóet, và có màu trắng sữa, ăn khó khăn.
Cách trịdùng 1g bột furamcilium, cho vào 10 kg nước, ngân rửa cá khỏang20-30 phút, cũng co thể dung rượu I ốt pha lõang thoa vào vết thương .

5. bệnh nấm trắng

nguyên nhân là do nguồn nước môi trường bị dơ, cá mắc bệnh trên đầu,toàn thân nổi các đốm trắng, nếu chú ý, lấy tay cào nhẹ chỗ bị nấm thì nó chóc ra ( cẩn thận coi chừng tuột hết nhớt, chóc da cá nha)
Cách trị Anh em có thể dùng thuốc trị cho cá Ba Đuôi bịch màu vàng hay trắng ( thuốc đều màu vàng như nhau), bỏ 1 ít vào ngâm cá khỏang 20-30 phút. hay có thể pha loãng nước muối ( muối iốt sạch nhất) rồi ngâm cá và vệ sinh môi trường của cá.
Muối tạo sự ổn định. Ở một vài khu vực, sự phân hủy muối trong nước không cao, và bể cá có muối làm cho cá có cảm giác như đang “ở nhà”. Muối có tác dụng như thuốc tẩy, giúp giết chết các ký sinh. Muối còn cung cấp điện tích Natri và Clor giúp môi trường sống của cá được ổn định
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D khảo sát một số bệnh ở đường tiết niệu trên chó và ghi nhận kết quả điều trị Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản, bệnh ở cơ quan sinh dục và thử nghiệm phác đồ điều trị trên đàn lợn nái Nông Lâm Thủy sản 0
D Khảo sát bệnh toan huyết, kiềm huyết và ceton huyết ở bò sữa tại một số cơ sơ chăn nuôi các Tỉnh phía bắc, biện pháp phòng trị Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng và bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích tại Thái Nguyên Nông Lâm Thủy sản 0
D Sự hài lòng đối với công việc của nhân viên Y tế và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện Đa khoa Khu vực huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh năm 2020 Y dược 1
D Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị phản vệ tại bệnh viện trung ương thái nguyên Y dược 0
D Nghiên cứu một số thông số huyết động và chức năng tim bằng siêu âm Doppler ở bệnh nhân phẫu thuật thay van hai lá Sorin Bicarbon Y dược 1
D Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan gây stress ở điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi trung ương năm 2017 Y dược 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh phù đầu ở lợn sau cai sữa trên địa bàn tỉnh Thái Bình và chế Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, xác định yếu tố gây bệnh của vi khuẩn e. coli trong bệnh phù đầu Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top