Grady

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Văn học dân gian -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Khái quát về dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc. Nghiên cứu truyền thuyết dân gian và lễ hội về người anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở Đông Bắc. Phân tích vai trò qua lại và sự biến đổi của mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian và lễ hội về người anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC TÀY Ở VÙNG ĐÔNG BẮC . 11
1.1. Nguồn gốc lịch sử và quá trình hình thành........................................... 11
1.2. Địa bàn cƣ trú và truyền thống đấu tranh ............................................. 19
1.3. Văn hóa ............................................................................................... 22
1.3.1. Văn hóa vật chất ............................................................................... 22
1.3.2. Văn hóa tinh thần ............................................................................. 26
CHƢƠNG 2: TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VÀ LỄ HỘI VỀ NGƢỜI
ANH HÙNG LỊCH SỬ CỦA DÂN TỘC TÀY Ở VÙNG ĐÔNG BẮC..... 38
2.1. Truyền thuyết dân gian về ngƣời anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng
Đông Bắc ................................................................................................... 38
2.1.1. Tình hình sƣu tầm, biên soạn và nghiên cứu truyền thuyết dân
gian Tày ..................................................................................................... 38
2.1.2. Đặc điểm của truyền thuyết dân gian về ngƣời anh hùng của dân tộc
Tày ở vùng Đông Bắc ................................................................................ 45
2.2. Lễ hội về ngƣời anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc... 61
2.2.1. Tình hình giới thiệu và nghiên cứu lễ hội của dân tộc Tày ở vùng Đông
Bắc............................................................................................................. 61
2.2.2. Phân loại lễ hội của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc........................... 63
2.2.3. Đặc điểm của lễ hội về ngƣời anh hùng lịch sử của ngƣời Tày ở vùng
Đông Bắc ................................................................................................... 66
CHƢƠNG 3: VAI TRÒ QUA LẠI VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA MỐI QUAN HỆ
GIỮA TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VÀ LỄ HỘI VỀ NGƢỜI ANH
HÙNG LỊCH SỬ CỦA DÂN TỘC TÀY Ở VÙNG ĐÔNG BẮC .............. 72
3.1. Vai trò của truyền thuyết dân gian đối với lễ hội về ngƣời anh hùng lịch
sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc ....................................................... ..72
3.2. Vai trò của lễ hội đối với truyền thuyết về ngƣời anh hùng lịch sử của dân
tộc Tày ở vùng Đông Bắc.......................................................................... .74
3.3. Sự phản ánh ngƣời anh hùng lịch sử dân tộc Tày................................. 75
3.4. Sự biến đổi của mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian và lễ hội về
ngƣời anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc trong thời đại ngày
nay ............................................................................................................. 94
KẾT LUẬN............................................................................................ ....99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... ..103
PHỤ LỤC .............................................................................................. ..107
1. Phụ lục 1: Kết quả khảo sát mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian
và lễ hội về ngƣời anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc
hiện nay................................................................................................ ....107
2. Phụ lục 2: Tƣ liệu ảnh .......................................................................... 115
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn hóa dân gian là một dòng chảy mạnh mẽ và vô tận trong đời
sống dân tộc. Văn hóa dân gian bao gồm ba thành phần: văn học dân gian,
nghệ thuật biểu diễn, tạo hình dân gian và các yếu tố thuộc về truyền thống,
tinh thần, tâm linh. Ba thành phần này vừa có tính độc lập tƣơng đối vừa có
mối liên hệ, ảnh hƣởng lẫn nhau. Do vậy, khi nghiên cứu văn học dân gian,
phải đặt nó trong mối quan hệ tổng hòa với các thành phần khác.
Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian. Lễ hội là một hình thức
sinh hoạt văn hóa cộng đồng, có nguồn gốc phát sinh và phát triển gắn với sự
phát triển của dân tộc Việt Nam.
Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội đã đƣợc các nhà nghiên cứu
quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu mới chỉ xem xét mối quan
hệ đó ở phạm vi văn học dân gian và lễ hội của ngƣời Việt. Vấn đề đó ít và
hầu nhƣ chƣa đƣợc quan tâm thỏa đáng ở phạm vi văn học dân gian và lễ hội
của các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Tày.
1.2. Ngƣời Tày có số dân đông nhất trong số các dân tộc thiểu số ở
nƣớc ta, cƣ trú ở hầu khắp các địa phƣơng trong cả nƣớc nhƣng chủ yếu ở các
tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam. Trải qua sự phát triển thăng trầm của lịch sử
xã hội, dân tộc Tày đã tự tạo sự đề kháng để bảo tồn bản sắc văn hóa của
riêng mình. Dân tộc Tày đƣợc coi là chủ thể văn hóa vùng Đông Bắc, có ảnh
hƣởng tới các dân tộc khác trên nhiều phƣơng diện: ngôn ngữ, văn hóa…
1.3. Dân tộc Tày có đời sống văn hóa vô cùng đặc sắc. Văn hóa dân
gian Tày giữ vị trí quan trọng trong tổng thể văn hóa dân gian Việt Nam.
Trong đó, phải kể đến các lễ hội về các anh hùng lịch sử mà các nhân vật này
đã từng đi vào truyền thuyết dân gian. Truyền thuyết và lễ hội của ngƣời Tày
cùng phản ánh các anh hùng lịch sử. Sự thờ phụng ngƣời anh hùng đã trở
thành một thứ tín ngƣỡng có sức ảnh hƣởng phổ biến đối với ngƣời dân vùng
Đông Bắc. Vậy, có mối quan hệ nào giữa truyền thuyết và các lễ hội ấy
không? Nếu có, thì đó là quan hệ gì? Chúng gắn bó với nhau nhƣ thế nào
trong quá trình tồn tại, vận động và phát triển? Chúng có ảnh hƣởng gì tới văn
hóa của các dân tộc khác ở cùng địa bàn cƣ trú? Đó là những vấn đề mà
chúng tui quan tâm.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tui tiến hành tìm hiểu mối quan hệ
giữa truyền thuyết dân gian và lễ hội về ngƣời anh hùng lịch sử của dân tộc
Tày ở vùng Đông Bắc. Đây là hƣớng nghiên cứu đặt văn học dân gian trong
tổng thể văn hóa dân gian.
2. Lịch sử vấn đề
Khác với văn học viết, văn học dân gian không đông cứng trên văn bản
mà tồn tại ở trạng thái động, tức gắn liền với sinh hoạt mọi mặt của nhân dân
và tham gia vào những sinh hoạt đó với tƣ cách là một thành phần, một nhân
tố cấu thành tổng thể. Việc sƣu tầm, ghi chép các tác phẩm văn học dân gian
của ngƣời đời sau thực chất chỉ là một khoảnh khắc cố định hóa văn bản trong
toàn bộ đời sống của tác phẩm. Thực tế đời sống của các tác phẩm văn học
dân gian là chúng nằm trong môi trƣờng đời sống văn hoá dân gian.
Xét đến cùng, văn học dân gian là một bộ phận của văn hóa dân gian.
Do vậy, khi nghiên cứu về văn học dân gian, các tác giả chú ý tới mối quan hệ
tổng hoà giữa tác phẩm văn học dân gian với nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật
tạo hình (vũ đạo, âm nhạc, hội họa…), với những yếu tố thuộc về truyền
thống, tinh thần, tâm linh nhƣ phong tục, tập quán, tín ngƣỡng, lễ hội…
Chúng ta đặt những tác phẩm văn học dân gian vào môi trƣờng diễn xƣớng,
môi trƣờng lƣu truyền tức là chúng ta đặt tác phẩm văn học dân gian trong
văn hoá dân gian, trong môi trƣờng văn hoá truyền thống.
Nhận thấy sự gắn bó chặt chẽ giữa văn học dân gian với các vi hệ khác
của văn hóa dân gian nhƣ thế, chúng tui chọn đề tài Mối quan hệ giữa truyền
thuyết dân gian và lễ hội về người anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng
Đông Bắc làm báo cáo tốt nghiệp chƣơng trình đào tạo cao học. Trong khi
chúng tui tìm hiểu về vấn đề này, những công trình, bài viết của các tác giả đi
trƣớc rất quý báu đối với tác giả luận văn. Có thể tổng thuật ý kiến của họ
theo từng cụm vấn đề và theo trình tự thời gian nhƣ sau:
2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội
nói chung
Năm 1971, trong cuốn Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình
tự sự dân gian do Viện Văn học tổ chức biên soạn, GS. Kiều Thu Hoạch công
bố bài viết “Truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến”. Tác giả có
nhận xét: “Một đặc điểm của truyền thuyết anh hùng chống xâm lƣợc của ta là
thƣờng gắn liền với các cuộc hội mùa và nghi lễ tế thần ở các đình chùa, đền
miếu [17; tr 63].
Năm 1973, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xƣơng đăng bài “Tìm hiểu
quan hệ giữa thần thoại, truyền thuyết và diễn xƣớng phong tục” trên Tạp chí
Văn học. Trong bài viết này, tác giả quan niệm diễn xƣớng là một bộ phận
của hội làng, mang tính chất và ý nghĩa là những lễ tiết vì nó đƣợc gắn với
thần thoại, truyền thuyết. Quan hệ giữa thần thoại, truyền thuyết và diễn
xƣớng giống nhƣ quan hệ giữa tích và trò. Mối quan hệ ấy tạo nên một phong
tục đặc biệt trong các hội làng là lệ tục. Tác giả cũng lƣu ý: “Những diễn
xƣớng lễ tục chúng ta đƣợc biết đều không tái hiện toàn bộ thần tích hay
truyền thuyết mà chỉ tái hiện một tình tiết nào đó” [45; tr 102]. Tác giả đã
phân loại các hình thức diễn xƣớng tín ngƣỡng đa dạng thành ba nhóm chính:
diễn xƣớng canh tác sản xuất và tín ngƣỡng phồn thực, diễn xƣớng sinh hoạt
văn hóa phong tục, diễn xƣớng lịch sử. Cuối cùng, tác giả khẳng định: “Diễn
xƣớng tín ngƣỡng hội làng còn là một phƣơng tiện bảo lƣu thần thoại, truyền
thuyết có hiệu lực” [45; tr 107].
Năm 1996, trong công trình Mối quan hệ giữa truyền thuyết người Việt
và hội lễ về các anh hùng, TS. Lê Văn Kì đã góp thêm tiếng nói khẳng định
truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian và hội lễ là một hình thức sinh
hoạt văn hóa cộng đồng đặc biệt. Trong quá trình lịch sử của dân tộc, nhiều


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong chủ nghĩa Mác- Lênin Môn đại cương 0
D Vận dụng quan điểm của triết học Mác về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Môn đại cương 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa thanh khoản cổ phiếu và tỷ lệ chia cổ tức của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top