Carver

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

I. Lý do chọn đề tài . . . . 2
II. Nội dung chính:. . . . 3
1. Các công cụ khái niệm và lý thuyết ứng dụng: . . 3
1.1 Khái niệm gia đình: . . . 3
1.2. Lý thuyết xung đột: . . . 3
1.2.1. Nội dung lý thuyết. . . . 3
1.2.2. Gia đình tiếp cận dưới góc độ lý thuyết xung đột: . . 4
1.2.3 Cơ sở xungđột của gia đình. . . . 4
1.3. Lý thuyết tương tác biểu trưng: . . . 4
2. Nguyên nhân gây ra mâu thuẩn giữa mẹ chồng và nàng dâu. . 6
3. Những mâu thuẫn trong mối quan hệ mẹ chồng –nàng dâu . 8
2.1 Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày: . . 8
2.2. Tranh dành quyền lực và ảnh hưởng trong việc nuôi dạy con cháu: . 10
2.3. Quan điểm giá trị của mỗi cá nhân: . . 12
2.4 Trong lĩnh vực kinh tế: . . . 14
4. Hướng giải quyết . . . 15
4.1 Đối với nàng dâu cần làm gì? . . . 16
4.2 Đối với mẹ chồng: . . . 17
4.3 Đối với người đàn ông cần làm gì? . . 17
IV. Kết luận . . . . 19
I. Lý do chọn đề tài
Quan hệ mẹ chồng – nàng dâu trong gia đình là một quan hệ rất nhạy cảm. Dưới thời
phong kiến, nàng dâu thường về nhà chồng với tư cách là “gả bán”, nên họ về nhà chồng
có quyền uy tuyệt đối. Nên làm trái ý bà, bà có thể tống nàng dâu ra khỏi cửa hay cưới
vợ khác cho con. Ngày nay tư thế người làm dâu về nhà chồng đã khác hẳn. Hầu hết
người con gái bước lên xe hoa khi đã trưởng thành, nhiều người có học vấn, có việc làm,
có tài sản riêng. Họ về làm dâu cũng không phải do “gả bán” mà yêu nhau thì tự nguyện
về chung sống với nhau, chứ không phải cốt bám vào gia đình nhà chồng mới tồn tại
được. Cho nên, cảnh đi làm dâu thời nay đã khác hẳn xưa. Xã hội ngày nay đã thay đổi cơ
bản, vai trò người phụ nữ trong gia đình và xã hội đã khác xưa và do đó vai trò làm dâu
cũng khác. Ngày nay, các cô gái trẻ may mắn và hạnh phúc hơn nhiều so với các thế hệ
phụ nữ trước đây khi bước vào hôn nhân. Khoảng cách giữa hai thế hệ đã dần dần được
thu hẹp lại, mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu cũng được cải thiên một cách rõ rệt:
mẹ chồng coi con dâu như con ruột và ngược lại con dâu chăm sóc cho mẹ chồng và gia
đình bên chồng một cách tận tụy, chu đáo, mẹ chồng, con dâu làm tròn bổn phận và vai
trò của mình trong gia đình…
Tuy nhiên dù có khác thế nào đi chăng nữa, nàng dâu vẫn là một thành viên mới của
gia đình nhà chồng. Người con dâu có tìm được hạnh phúc hay không một phần cũng dựa
trên mối quan hệ tốt đẹp với gia đình nhà chồng. Không phải gia đình nào cũng có hoàn
cảnh giống nhau, bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn tồn tại một số hạn chế như những
mâu thuẫn, những xung đột vẫn còn xảy ra, tồn tại ở một số gia đình Việt Nam thời hiện
đại. Sự bất hòa trong mối quan hệ mẹ chồng và nàng dâu là một trong những vấn đề nổi
bật đang được quan tâm. Bởi qua thực tế, chúng ta đã nhận thấy các nàng dâu hiện đại đã
thoát khỏi phận “ăn gửi, ở nhờ”, nhiều khi giống như “người làm mướn không công” của
thời phong kiến nhưng họ lại vấp phải những khó khăn mới mà không phải ai cũng vượt
qua được. Số vụ ly hôn gần đây có nguyên nhân không phải do mâu thuẫn vợ chồng mà
do nàng dâu mầu thuẫn với mẹ chồng hay cả gia đình chồng chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu là rất khó tránh khỏi và thường gay gắt khi một bên
là quyền uy và sự đòi hỏi quá cao, còn một bên là tình cảm, lòng tự trọng bị tổn thương,
khả năng đáp ứng cũng như sức lực và sự chịu đựng của con người chỉ có hạn. Quan hệ
mẹ chồng – nàng dâu một thứ luật pháp không thành văn đã đổi thay về chất. Quan hệ này
không mất đi nhưng nó được chuyển từ quan hệ quyền uy sang quan hê tình cảm.
Trước tiên để tìm hiểu những mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng
dâu, chúng ta cần tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới những mâu thuẫn này.
II. Nội dung chính:
1. Các công cụ khái niệm và lý thuyết ứng dụng:
1.1 Khái niệm gia đình:
Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ
tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống,[1] quan hệ nuôi dưỡng và/hay quan hệ
giáo dục. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài.(
Gia đình học, Lê Thị Quý- Đặng Cải Khanh, NXBĐHQGHN,)
1.2. Lý thuyết xung đột:
1.2.1. Nội dung lý thuyết.
Thuyết xung được xem như một bước phát triển của thuyết cấu trúc - chức năng
Thuyết xung đột có nhiều nguồn gốc khác nhau như thuyết Marx, tác phẩm của
Simmel về xung đột xã hội…
Trong những năm 1950-1960 nó đã thay thế cho thuyết chức năng- cấu trúc.
Thuyết xung được xem như một bước phát triển của thuyết cấu trúc - chức năng
Thuyết xung đột có nhiều nguồn gốc khác nhau như thuyết Marx, tác phẩm của
Simmel về xung đột xã hội… 2.4 Trong lĩnh vực kinh tế:
Sự tranh chấp về quyền lực, nói chung tiêu điểm tranh chấp của vấn đề mẹ chồng
nàng dâu thường là quyền quyết sách và quyền kinh tế của gia đình:
- Vì công sức đóng góp cho gia đình hay sự thống nhất của các thành viên trong gia
đình mà vị trí người mẹ luôn được đề cao và ủng hộ. Người mẹ luôn thấy được "chủ
quyền" của mình trong nhà nói chung và với cậu con trai yêu quý nói riêng sau bao năm
chăm bẵm và kỳ vọng của mình.Nhưng sau khi đã có con dâu, tình hình đã thay đổi, vai
diễn ấy đã bị con dâu thay thế, quyền lực bị tước mất, địa vị cũng bị thay đổi. Mẹ chồng
sinh ra bất mãn, không có cách nào thích ứng được với sự chuyển biến này. Đối với mẹ
chồng: "Chủ quyền" tầm ảnh hưởng và tình cảm với người con trai bị san sẻ. Các quyết
định trong ăn uống, sinh hoạt... của gia đình sẽ không còn được các thành viên trong gia
đình nhất nhất ủng hộ như trước. Và người mẹ sẽ cảm giác cần thể hiện, khẳng định
hay tìm cách để giữ được vị thế của mình trong gia đình. Khi không được như ý sẽ nảy
sinh mâu thuẫn. Quá khứ là của mẹ chồng còn hiện tại và tương lai là của mình. Mong
muốn ban đầu là ít nhất giữ được "chủ quyền" và ảnh hưởng đối với người chồng. Sau
nữa là với con mình khi sinh ra. Do sống lâu với mẹ đẻ, được chăm sóc chiều chuộng vô
điều kiện nên trong thâm tâm khi về làm dâu cũng đòi hỏi ở mẹ chồng như vậy. Mặt khác
do đời sống hiện đại khi tự chủ được về kinh tế con dâu cũng đủ tự tin để tự quyết định
nhiều vấn đề liên quan đến cuộc sống riêng của mình. Khi không được như ý sẽ nảy sinh
mâu thuẫn.
- Lợi ích kinh tế, về mặt tiền nong, mẹ chồng thường đóng vai trò là người ban phát;
con dâu đóng vai trò tiếp nhận. Phía tiếp nhận thì cho rằng tiền chi không đủ, chê là cho
không công bằng. Giữa mẹ chồng nàng dâu nếu lấy tiền tài làm sợi dây níu kéo, thì gia
đình sẽ biến thành thị trường, quan hệ mẹ chồng nàng dâu sẽ vĩnh viễn lắc lư trên cái cân
mua bán.Ngược lại, nếu con dâu làm ra nhiều tiền của, giữ vai trò là người ban phát có thể
khinh rẻ mẹ chồng, cho rằng họ ăn bám không làm ra tiền.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tuanitme1995

New Member
Re: [Free] Mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu trong gia đình Việt Nam hiện đại

tải bài
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu trong gia đình Việt Nam hiện đại

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Mâu thuẫn biện chứng của quá trình phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng Luận văn Kinh tế 0
C Mâu thuẫn cơ bản của quá trình phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Luận văn Kinh tế 0
N Giải pháp để giải quyết mâu thuẫn giữa lý luận và thực tiễn Luận văn Kinh tế 0
E Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hoá giản đơn là gì? Luận văn Kinh tế 2
D Do có mâu thuẫn trong kinh doanh, P đã nhờ Q đến đốt xưởng của N vào ban đêm. Hậu quả là toàn bộ nhà Luận văn Luật 0
C Mâu thuẫn nội tâm của người nhận quà trong việc thay đổi thái độ đối với nhãn hiệu sản phẩm và mối q Luận văn Sư phạm 0
P Mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình - Nghiên cứu trường hợp phường Tứ Liên quận Tây Hồ và xã Th Văn hóa, Xã hội 0
S Những mâu thuẫn chính trong quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản kể từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2 Kinh tế quốc tế 0
C Một số vấn đề về lý luận mâu thuẫn và nguyên tắc mâu thuẫn Văn hóa, Xã hội 0
D Chính sách kinh tế của Chính phủ Malaysia ( đối với sự phát triển xã hội và giải quyết mâu thuẫn tộc Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top