toybox_jaychou

New Member
Chuyên mục xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau

Mâm cỗ cúng ông Táo, ông Công


Theo quan niệm xưa, bàn thờ cúng Táo Quân được đặt gần phía bếp. Lễ vật cúng Táo Quân bao gồm: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc, trong đó có 2 mũ đàn ông, một mũ đàn bà.Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.Những đồ “vàng mã” này (mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công.



Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sẽ được "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông) sau khi cúng.Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ.Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hay làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...) để tiễn Táo Quân. Thông thường một mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo thường thấy nhất là:1 đĩa gạo1 đĩa muối5 lạng thịt vai luộc1 bát canh mọc1 đĩa xào thập cẩm1 đĩa giò1 con cá chép rán (hay cá chép sống)1 đĩa xôi gấc,1 đĩa chè kho1 đĩa hoa quả1 ấm trà sen3 chén rượu1 quả bưởi1 quả cau, lá trầu1 lọ hoa đào nhỏ1 lọ hoa cúc1 tập giấy tiền, vàng mãSau khi bày lễ, thắp hương và khấn vái xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa, lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để thả cá chở ông Táo lên chầu Trời.



Văn khấn ông Công, ông Táo[/b]Nam mô A-Di-Đà Phật (3 lần)Kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần QuânTín chủ chúng con là:....Ngụ tại số nhà ........, đường/phố ...., ấp/khu phố ............, xã/phường/thị trấn ......., huyện/quận/thành phố/thị xã ........, tỉnh/ thành phố .........Nhân ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắm sửa hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, dâng lên trước án, hiến cúng tôn thần, đốt nén tâm hương, chí thành bái thỉnh.Chúng con kính mời:Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.Phong theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, ngũ tự gia thần (*), soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.Trong năm sai phạm các tội lỗi lầm, cúi xin tôn thần gia ân châm chước, ban lộc ban phúc, phù hộ toàn gia: trai, gái, trẻ, già, an ninh khang thái.Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.Cẩn cáo.Chúc bạn cùng gia đình năm mới sức khỏe và hạnh phúc!
 

daigai

Well-Known Member
Cách cúng ông công ông táo ngày 23 tháng chạp

Bạn đã biết cách cúng ông công ông táo ngày 23 tháng chạp cần chuẩn bị những gì chưa? Theo tục lệ cổ truyền của người Việt Nam, ngày 23 tháng 12 âm lịch hàng năm là thời điểm Táo quân cưỡi cá chép lên trời báo cáo cho Ngọc Hoàng những việc xảy ra của gia đình trong suốt một năm. Chính vì vậy, mỗi gia đình phải chuẩn bị lễ lạt để dâng lên ông Táo trước khi lên thiên đình. Tìm hiểu bài viết dưới đây để biết cách cúng ông công ông táo ngày 23 tháng chạp nhé.

Tương truyền, Táo quân là vị thần cai quản gian bếp trong mỗi gia đình, do đó người nắm hết mọi chuyển tốt, xấu xảy ra. Để cầu nguyện những điều tốt đẹp cho năm mới, người ta thường dâng lễ vật để làm lễ tiễn ông Táo rất long trọng. Vậy trong cách cúng ông công ông táo ngày 23 tháng chạp cần chuẩn bị những lễ lạt gì?

Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày ông công ông Táo


Ngày ông Công ông Táo bắt nguồn từ sự tích vợ chồng Thị Nhi và Trọng Cao. Theo truyền thuyết, mặc dù đôi vợ chồng này ăn ở với nhau rất mặn nồng nhưng mãi vẫn không sinh được con. Thời gian trôi đi, Trọng Cao bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn, đánh đập Thị Nhi khiến nàng phải bỏ đi đến một vùng đất mới. Tại đây nàng gặp Phạm Lang, 2 người nảy sinh tình cảm rồi kết thành vợ chồng. Một thời gian sau, Trọng Cao dằn vặt, ân hận đi khắp nơi để tìm kiếm vợ cũ, may thay gặp Thị Nhi. Vì thương xói tình xưa nghĩa cũ, nàng mang Trọng Cao về nhà nấu cơm cho ăn, đúng lúc đó Phạm Lang về, sợ chồng nghi oan nên nàng đã dấu Trọng Cao dưới đống rơm trong bếp. Chẳng may đêm đó, Phạm Lang đốt rơm trong bếp để lấy tro bón ruộng, Thị Nhi xót xa nhảy vào lửa cứu chồng, Phạm Lang thương vợ cũng vội vàng nhảy theo rồi cả 3 cùng chết trong lửa. Ngọc Hoàng thương cảm cho 3 người nên phong cho họ làm vua bếp chuyên cai quản việc bếp núc trốn nhân gian.

Kể từ đó, cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm vợ chồng Táo quân lại lên chầu trời để báo cáo những việc tốt xấu đã diễn ra trong suốt một năm của mỗi gia đình. Phong tục làm lễ tiến ông Táo cũng xuất phát từ ngày đó và lưu giữ mãi cho đến tận hôm nay.

cach cung ong cong ong tao 23 thang chap

Chuẩn bị lễ vật cúng ông công ông Táo

Cách cúng ông công ông Táo ngày 23 tháng Chạp đầu tiên phải chuẩn bị lễ vật cần thiết gồm: 3 bộ mũ áo giấy trong đó có 2 mũ đàn ông và 1 mũ đàn bà (Tượng trưng cho Thị Nhị, Phạm Lang và Trọng Cao). Vàng mã, trầu cau, hương, hoa quả, oản... Tùy thuộc vào gia cảnh của mỗi nhà có thể chuẩn bị thêm các món mặn để làm phong phú hơn cho mâm cỗ.

3 con cá chép sống là vật không thể thiếu trong mâm cỗ cúng ông công ông Táo ngày 23 tháng chạp, theo dân gian, phương tiện mà ông Táo dùng để lên báo cáo ngọc hoàng là cá chép. Do đó, mỗi gia đình bắt buộc phải sử dụng cá chép để cúng sau đó đem phóng sinh ở sông, hồ.

Tại miền Trung còn có tục lệ cúng ngựa giấy được thiết kế đầy đủ yên, cương. Trong khi miền nam thì quan niệm đơn giản hơn, họ chỉ cần cúng mũ áo và đôi hia bằng giấy với đầy đủ tấm lòng thành ý.

Mâm lễ cho ngày 23 tháng Chạp thường được cúng dưới bếp, ở nơi sạch sẽ để thể hiện tấm lòng thành kính nhất.

Sau khi chuẩn vị lễ vật đầy đủ, chúng ta bắt đầu sử dụng bài cúng ông Táo, ông Công chi tiết, đầy đủ nhằm mục đích gọi 3 vị thần bếp lên chứng giám, tham khảo những việc tốt, xấu của gia đình trong suốt một năm, kèm theo những lời cầu nguyện để lên báo cáo với Ngọc Hoàng. Để tìm hiểu sâu hơn về nội dung bài khấn, bạn đọc có thể tải trên trang web đồng thời tham khảo một số bài cúng khác phù hợp với dịp Tết cổ truyền để sử dụng hợp lý

Sau ngày lễ cúng ông công ông táo, mọi nhà lại chuẩn bị cho buổi lễ tất niên cuối năm, ngoài các món ăn dân gian thì bài cúng tất niên cũng khá là cần thiết với mọi nhà, tham khảo bài cúng tất niên để mọi việc được diễn ra suôn sẻ nhất nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top