daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Bạn đọc đang cầm trên tay một trong các tác phẩm quan
trọng nhất của Claude Frédéric Bastiat (1801–1850), cũng là
một trong những tác phẩm gối đầu giường của những người
theo trường phái tự do cá nhân ở phương Tây. Chỉ có một điều
đáng tiếc: tác phẩm này được dịch từ tiếng Anh chứ không phải
từ tiếng Pháp. tui nhận thức được rằng như thế là thiếu sót lớn,
nhưng đây là một tác phẩm hay và súc tích đến nỗi tui không
thể không chia sẻ cũng như không thể chờ đợi lâu hơn được
nữa dù biết rằng sai sót là khó tránh khỏi. Để khắc phục phần
nào, tui đã tham khảo bản dịch tiếng Nga (cũng dịch từ tiếng
Anh) của S. A. Nikolaev và đưa thêm vào phần Lời giới thiệu
cho bản dịch tiếng Nga do dịch giả Anton Newmark viết.
Văn của Claude Frédéric Bastiat sáng sủa, cô đọng, mạch lạc
và dễ hiểu đến mức chẳng cần giải thích gì thêm, chỉ xin bạn
đọc lưu ý một điều: tác phẩm này được xuất bản năm 1850, tức
là cách lần xuất bản đầu tiên bằng tiếng Việt đúng 165 năm,
nhiều thuật ngữ thời đó, như chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng
sản… có nội hàm chắc chắn là khác với cách hiểu của chúng ta
ngày nay.
Thuật ngữ “chủ nghĩa xã hội” mà Bastiat sử dụng trong
sách này và cũng là đối tượng ông phê phán rõ ràng rất khác so
với thuật ngữ “chủ nghĩa xã hội” đang được sử dụng hiện nay
tại Việt Nam. Chẳng hạn ở khía cạnh thể chế kinh tế: Chủ nghĩa
xã hội ở giữa thế kỉ XIX coi nền kinh tế thị trường là công cụ
bóc lột của Chủ nghĩa tư bản cần được loại trừ tận gốc, thì
ngày nay ở Việt Nam nó đã được chấp nhận. Thực tế là, để thựchiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”, Việt Nam đã chủ trương phát triển một nền kinh tế thị
trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập quốc tế, kết hợp với một Nhà
nước pháp quyền định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chắc hẳn bạn đọc nhận thức được sự khác biệt đó và có thể
rút ra những đánh giá và nhận xét phù hợp của riêng mình. Chỉ
có khát vọng về tự do của Claude Frédéric Bastiat là không
khác, là còn lại mãi với thời gian, và đó là điều mà tất cả chúng
ta cùng trân trọng. Ludwig von Mises (1881–1973) ca ngợi ông
là “người có bút pháp rất độc đáo, đọc ông là cả một niềm vui.
…” và không có lí do gì khiến tui có thể trì hoãn lâu hơn nữa
niềm vui của bạn đọc.
tui xin được Thank Nhà xuất bản Tri thức đã giúp tui đưa
tác phẩm quý giá này đến với bạn đọc. Và Thank chính bạn
đọc, người đã cổ vũ và đồng hành với tui trong suốt mấy năm
qua.Lời giới thiệu của Walter E. Williams[1]
(Trích)
Phải đến năm bốn mươi tuổi tui mới đọc tác phẩm kinh điển
Luật pháp của Claude Frédéric Bastiat. tui mãi mãi mang ơn,
một người mà tui không biết tên, đã gửi cho tui cuốn sách này.
Sau khi đọc, tui tin rằng chưa đọc Bastiat thì hiểu về tự do vẫn
chưa thể nói là trọn vẹn. Đọc Bastiat khiến tui nhận thức sâu
sắc về khoảng thời gian lãng phí, cùng những thất vọng về quá
trình lạc lối giữa những con đường không lối thoát khi đi tìm
triết lí cho cuộc đời mình. Đối với tôi, tác phẩm Luật pháp
không tạo ra sự chuyển biến về mặt triết học nhiều như nó
từng tạo lập trật tự trong suy nghĩ của tui về tự do và cách hành
xử đúng đắn của con người.
Nhiều nhà triết học đã có những đóng góp quan trọng vào
cuộc thảo luận về tự do, Bastiat nằm trong số đó. Nhưng đóng
góp lớn nhất của ông là đã đưa cuộc thảo luận ra khỏi tháp ngà
và làm cho tư tưởng về tự do trở nên rõ ràng đến mức ngay cả
những người không biết chữ cũng có thể hiểu, còn những
người sùng bái nhà nước thì không thể che giấu được. Rõ ràng,
việc thuyết phục nhân dân về tính ưu việt trên phương diện đạo
đức của tự do cá nhân là công việc cực kì quan trọng.
Giống như nhiều người, Bastiat cho rằng chính phủ là mối
đe doạ lớn nhất đối với tự do. Xin lưu ý, sự mạch lạc trong ngôn
ngữ của ông giúp chúng ta nhận ra và hiểu những hành động
xấu xa của chính phủ được hợp pháp hoá. Bastiat viết: “Chỉ cần
xem luật pháp có lấy những cái thuộc về một số người nào đó
và đem cho những người mà chúng không thuộc về. Chỉ cầnxem luật pháp có làm lợi cho công dân này mà công dân khác
phải trả giá bằng cách làm cái điều mà tự người công dân kia
không thể làm mà không phạm tội”. Với cách mô tả chính xác
như thế về hành động xấu xa được hợp pháp hoá, chúng ta
không thể không kết luận rằng hầu hết các hoạt động của
chính phủ, trong đó có chính phủ của chúng ta, là cướp bóc
được hợp pháp hoá, hay dùng ngôn ngữ hiện đại là ăn cắp
được hợp pháp hoá.
Claude Frédéric Bastiat có thể dễ trở thành người đồng hành
với những người đã kí tên vào bản Tuyên ngôn Độc lập của
nước ta. Quan điểm về tự do và vai trò thích hợp của chính phủ
của những người đã kí vào bản Tuyên ngôn Độc lập thể hiện rõ
trong câu nói bất hủ: “Chúng tui khẳng định một chân lí hiển
nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng Tạo hoá đã
ban cho họ một số quyền bất khả tương nhượng, trong đó có
quyền sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Rằng các chính phủ được lập ra là để bảo đảm cho những quyền
này…”. Bastiat chia sẻ quan điểm hệt như thế khi viết: “Đời
sống, năng lực, sản xuất – nói cách khác, cá tính, tự do, tài sản
– chính là con người. Và bất chấp sự xảo quyệt của các nhà lãnh
đạo chính trị khéo léo, ba món quà của Chúa vẫn có trước và
đứng trên luật lệ do con người đặt ra”.
Bastiat gán cho chính phủ những lí do tương tự như các Nhà
Lập quốc Mĩ, khi viết: “Cuộc sống, quyền tự do và tài sản tồn
tại trên đời không phải vì con người đã làm ra luật pháp. Ngược
lại, sự kiện là cuộc sống, quyền tự do và tài sản đã có từ trước,
và điều đó buộc người ta phải coi luật pháp là tối thượng”.
Không có lời tuyên bố nào về những quyền tự nhiên được Chúa
ban cho hay hơn là những lời lẽ trong Tuyên ngôn Độc lập của
Mĩ và trong tác phẩm Luật pháp của Bastiat.Bastiat gắn hi vọng về tự do vào nước Mĩ khi ông viết: “…
Hãy nhìn vào nước Mĩ. Không có quốc gia nào trên thế giới mà
luật pháp lại được thể hiện khuôn khổ thích hợp đến như thế:
Bảo vệ quyền tự do và tài sản của mỗi người. Kết quả là, dường
như không có quốc gia nào trên thế giới mà trật tự xã hội lại
được xây dựng trên nền tảng vững chắc đến như thế”. Năm
1850, Bastiat nhận xét rằng có hai vấn đề mà Mĩ còn thiếu sót:
“Nô lệ là vi phạm – bằng luật pháp luật – quyền tự do. Thuế
xuất nhập khẩu có tính bảo hộ là vi phạm – bằng luật pháp –
quyền sở hữu tài sản”.
Nếu Bastiat còn sống đến ngày hôm nay thì hẳn là ông sẽ
thất vọng trước việc chúng ta không thể giữ luật pháp trong
khuôn khổ thích hợp của nó. Trong suốt hơn một thế kỉ rưỡi
vừa qua, chúng ta đã tạo ra hơn 50.000 bộ luật. Hầu hết trong
số đó cho phép nhà nước sử dụng bạo lực chống lại những
người chưa từng sử dụng bạo lực để chống lại những người
khác. Đấy là những bộ luật như cấm hút thuốc lá ở các cơ sở tư
nhân và “đóng góp” cho an sinh xã hội đến luật về môn bài và
luật lương tối thiểu. Trong mỗi trường hợp, người kiên quyết
đòi hỏi và bảo vệ quyền do Chúa ban cho mình là được ở một
mình.
[…]Lời giới thiệu cho bản dịch tiếng Nga của S. A.
Nikolaev
Đây là tác phẩm mở đầu cho một loạt ấn bản nói về quyền tự
do cá nhân – tự do theo nghĩa ban đầu và đúng đắn của từ này.
Hôm nay, nước Nga rơi vào tình trạng là trên đống tro tàn
của hệ thống cộng sản đã sụp đổ đang xuất hiện hệ thống quản
lí nhà nước mới, nhưng lại rất giống với hệ thống cũ. Mặc dù bộ
máy nhà nước mới được gọi bằng tên khác và tuyên bố những
nguyên tắc mới, về mặt hình thức cho phép công dân làm
những việc mà trước đây bị coi là tội phạm, nhưng bên cạnh
bánh lái của nó thường vẫn là những con người cũ, dựa vào
khối quần chúng cũ, những người đã sống và làm việc, suy
nghĩ và hành động như trong thời “xã hội chủ nghĩa”. Bộ máy
quản lí hành chính quan liêu hiện đại của nước Nga với tất cả
các lực lượng an ninh và hàng triệu cán bộ của nó, dường như
đã lớn hơn bộ máy đó trong phần còn lại của thế giới, nhưng
chúng ta vẫn có cơ hội thoát khỏi con đường phát triển đang
dẫn tới một hình thức mới của chính phủ độc tài toàn trị.
Mối quan hệ giữa công dân và nhà nước ở nước Nga hiện đại
đã quay lại với sơ đồ thường thấy: “Nhà nước mạnh – Công dân
ngoan”. Dường như chúng ta vẫn còn đang được thở với phần
còn lại của bầu không khí tự do mà chúng ta nhận được từ năm
1991. Các nhà chức trách mới chưa kịp đưa chúng ta trở lại với
mô hình toàn trị cũ và cũng chưa kịp xây dựng khuôn mẫu của
cái gọi là xã hội “dân chủ” phương Tây hiện đại. Người ta thậm
chí còn chưa cấy vào đầu óc của chúng ta thái độ tuân phục vô
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng Luận văn Kinh tế 1
D Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng bằng pháp luật hình sự một số nước trên thế giới – kinh nghiệm cho Việt nam Luận văn Luật 0
D Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật việt nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
T pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh bình thuận Luận văn Luật 1
D Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng công trình thủy lợi tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng Nông Lâm Thủy sản 0
D Phát triển ý thức pháp luật của trung đội trưởng bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Nâng cao ý thức pháp luật của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quân đội Văn hóa, Xã hội 0
D Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của doanh nghiệp theo pháp luật Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top