daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU 2
1.1. Lí do chọn đề tài 2
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu 2-3
1.4. Phương pháp nghiên cứu 3
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
2. NỘI DUNG 4
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề 4
2.2. Thực trạng của vấn đề 4-6
2.3.Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 6-21
2.4. Kết quả đạt được 21-22
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 23
3.1. Kết luận 23
3.2. Kiến nghị 24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25












1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong xu thế mở cửa hội nhập của đất nước, cùng với sự du nhập ào ạt của các nền khoa học công nghệ cao thì bên cạnh đó còn có sự du nhập của các nền văn hóa của các nước trên thế giới. Như vậy làm thế nào để có thể tiếp cận được với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật hiện đại cũng như việc tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của các dân tộc trên thế giới đồng thời giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, không có con đường nào khác là phải đào tạo cho thế hệ trẻ Việt Nam vốn kiến thức về ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng là điều hết sức cần thiết. Nhưng ai cũng biết rằng các ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng là một môn học khó. Vì thế một vấn đề đặt ra là làm thế nào để việc dạy và học Tiếng Anh trong các nhà trường phổ thông một cách có hiệu quả đồng thời giúp học sinh hứng thú hơn khi học bộ môn này. Đây chính là lí do vì sao tui chọn đề tài này để nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu :
Xuất phát từ những thực tế nêu trên, bất kì một người nào giảng dạy bộ môn Tiếng Anh cũng cần suy nghĩ là làm thế nào để tìm ra những phương pháp giảng dạy tốt nhất nhằm tạo được sự hứng thú học tập cho người học và mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Giúp người học có được những kiến thức cơ bản về bộ môn, hình thành và phát triển các kỹ năng để vận dụng vào thực tế cuộc sống.
Như chúng ta đã biết, mỗi môn học có những phương pháp giảng dạy, đặc thù riêng. Với môn Tiếng Anh, để các giờ dạy đạt chất lượng tốt, tạo cho học trò sự hứng khởi khi tiếp thu bài học thì người giáo viên giảng dạy phải thực sự có những phương pháp độc đáo, hấp dẫn.
Đề tài còn góp phần tìm ra một số giải pháp cơ bản để giúp học sinh học tốt môn Tiếng Anh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Lồng ghép trò chơi trong các tiết dạy Tiếng Anh ở khối 6,7,8.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Tìm hiểu khảo sát thực tế, đánh giá nhận xét số liệu khảo sát thực tế.
Tìm hiểu tài liệu sách báo và áp dụng thực tế giảng dạy.
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Đề tài này được nghiên cứu đối với học sinh khối 6,7,8 ở trường THCS Nâm Nung.






















2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề:
Tiếng Anh là một môn học khó đối với nhiều học sinh vì môi trường để các em thực hành Tiếng Anh chỉ gói gọn 45 phút ở lớp. Mặt khác giọng nói của các em mang nặng âm hưởng phương ngữ nên cũng gây khó khăn cho việc phát âm làm cho các em ngại nói, ngại đọc. Chính điều này làm cản trở việc vận dụng các từ vựng, các mẫu câu vào mục đích giao tiếp dẫn đến việc mất dần kiến thức.
Nội dung kiến thức trong một tiết học là quá nhiều cộng với việc phân chia sĩ số lớp theo quy định hiện nay là quá đông đối với một lớp học ngoại ngữ chính vì vậy nên thật khó có cơ hội cho tất cả các em được thực hành Tiếng Anh trong một giờ học cũng như việc vận dụng lý thuyết để làm các bài tập trong sách.
2.2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu:
Hiện nay, Tiếng Anh được sử dụng ở hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống và nó được coi là ngôn ngữ quốc tế số một trên thế giới. Vì thế việc học và sử dụng Tiếng Anh ngày càng tăng. Ở Việt Nam, Tiếng Anh ngày càng chiếm vị trí quan trọng và đang là môn ngoại ngữ được sử dụng phổ biến nhất. Trước đây, việc giảng dạy Tiếng Anh chủ yếu chú trọng vào cấu trúc câu và ngữ pháp. Người học Tiếng Anh thành công hay thất bại phụ thuộc vào khả năng nắm vững các quy tắc về ngữ pháp và cấu trúc câu. Ở thời điểm đó, việc giảng dạy ngoại ngữ bị chi phối bởi phương pháp dạy truyền thống, trong đó giáo viên là người chi phối mọi hoạt động dạy và học trên lớp và môi trường học tập chủ yếu là môi trường lấy người dạy làm trung tâm. Hơn thế nữa, Tiếng Anh là một ngoại ngữ, không phải là tiếng mẹ đẻ, do đó việc giảng dạy Tiếng Anh đã là một việc khó, để học sinh tiếp thu và vận dụng vào thực tiển của cuộc sống lại là việc làm khó khăn hơn. Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Tiếng Anh, bản thân tui nhận thấy rằng học sinh không mấy hứng thú với bộ môn này, tỷ lệ học sinh yếu kém còn nhiều. Qua điều tra tui được biết những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hoàn cảnh kinh tế của đại đa số các em học sinh còn khó khăn. Điều kiện học tập của các em còn hạn chế, các em không có từ điển, sách tham khảo….. Nhiều em ngoài giờ học trên lớp ra còn phải phụ giúp gia đình làm kinh tế, các em không có thời gian ôn bài cũ và chuẩn bị bài mới. Thêm vào đó là sự mệt mỏi với những công việc ở nhà đã khiến các em không còn hứng thú với việc học ở trên lớp… Nhưng nguyên nhân được các em đề cập nhiều nhất đó chính là môn học này khó, các em không có môi trường để giao tiếp hằng ngày nên chóng quên. Và là giáo viên hẳn tất cả chúng ta sẽ thấy rất khó chịu, trăn trở khi mỗi lần nhìn xuống lớp thấy học sinh của mình uể oải không tập trung vào bài giảng.
* Thuận lợi – khó khăn:
Thuận lợi
Nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo của phòng giáo dục huyện Krông Nô. Đảng ủy, UBND, HĐND xã Nâm Nung và phụ huynh học sinh trong bước đầu củng cố xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường .
Chương trình sách giáo khoa có nội dung kiến thức phù hợp với thực tế cuộc sống học sinh, có nhiều tranh ảnh đẹp, dễ bắt mắt, tạo niềm hứng thú cho học sinh.
Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp giáo viên có được nhiều nguồn tư liệu, hình ảnh qua mạng Internet.
Giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm trong công tác giảng dạy môn Tiếng Anh.
Khó khăn
Trường nằm trên địa bàn xã vùng ba nên rất khó khăn trong việc tìm kiếm các tài liệu chuyên môn cũng như việc làm các đồ dùng dạy học. Nhà trường còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất như: chưa có phòng học bộ môn, thiếu tranh ảnh…
Kinh tế của nhân dân trong khu vực không đồng đều, còn gặp nhiều khó khăn nên sự quan tâm của phụ huynh đến việc học của con em còn hạn chế, thiếu các điều kiện học tập cần thiết.
Đại đa số học sinh ở cách trường rất xa (ba tầng). Về mùa mưa đường lầy lội, về mùa nắng thì bụi nhiều, việc đi lại rất khó khăn. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp thu kiến thức ở lớp của các em.
Động cơ và ý thức học tập của học sinh chưa cao. Phần lớn các em là người dân tộc thiểu số.
Hầu hết các em rất ngại thực hành giao tiếp. Vì khả năng tiếp thu chậm, sợ thực hành sai, sợ những nhận xét không tốt của giáo viên.
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
a. Mục tiêu của biện pháp:
Từ thực tế việc dạy Tiếng Anh nói trên và cùng với sự thay đổi của xã hội, phương pháp dạy học cũng thay đổi theo để đáp ứng nhu cầu sử dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh ngày càng tăng. Chính nhu cầu này đã tạo ra đòi hỏi cao về chất lượng giảng dạy, cũng như về các nguồn và tài liệu phục vụ giảng dạy Tiếng Anh. Ngoài ra, nhu cầu về phương pháp giảng dạy phù hợp hiện nay cũng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chính vì thế, phương pháp dạy ngoại ngữ hiện nay đã chuyển từ đường hướng lấy người dạy làm trung tâm sang đường hướng lấy người học làm trung tâm. Ở đó, người học được giao tiếp trong môi trường giao tiếp thực sự, được hoạt động theo cặp hay theo các nhóm nhỏ để thực hiện các công việc cụ thể. Người học có cơ hội được bày tỏ ý kiến hay cảm xúc của mình và được đặt câu hỏi nếu họ không hiểu vấn đề nào đó.
Thực tế, trong dạy và học ngoại ngữ, học sinh sẽ học hiệu quả hơn nếu các em được học trong bầu không khí học tập vui vẻ, thư giản và có nhiều cơ hội được giao tiếp trong bối cảnh của thế giới thực. Việc lồng ghép các trò chơi trong giảng dạy Tiếng Anh là một trong những phương pháp hữu hiệu có thể làm tăng động cơ học tập cho học sinh. Đồng thời chúng giúp và khích lệ học sinh duy trì việc học và sự hứng thú của các em với môn học. Hơn thế nữa chúng còn giúp cho giáo viên tạo ra những ngữ cảnh mà ở đó ngôn ngữ thực hành rất hữu dụng và dễ hiểu với người học. Người học muốn tham gia vào trò chơi thì họ phải hiểu người khác đang nói gì hay đã viết gì, họ phải nói và viết ra được những điều để trình bày quan điểm riêng của họ hay để trình bày thông tin cho người khác hiểu.
b. Nội dung và cách thực hiện:
Trò chơi là hình thức giáo dục cho nên người giáo viên phải biết qua trò chơi mình cần trang bị cho học sinh những gì, ngoài ra còn có tính công minh, thuyết phục mọi người qua từng cử chỉ, hành vi cũng như cách mời gọi sự tham gia nhiệt tình của học sinh.
Người giáo viên cần có tính phán đoán và quan sát nhanh để ứng xử kịp thời các tình huống nhằm giúp trò chơi diễn ra thành côn
nghiệp.
3.2. Kiến nghị:
Việc đạt hiệu quả giáo dục “ Học mà chơi- Chơi mà học” đảm bảo an toàn, đoàn kết, vui vẻ thật sự cho người tham gia nhiều khi còn khó hơn kể một câu chuyện hấp dẫn hay lên lớp giảng bài. Vì thế người giáo viên muốn đạt hiệu quả cao nhất phải có tấm lòng nhiệt tình, có sự hiểu biết về tâm sinh lý từng lưa tuổi, phải không ngừng học tập, rèn luyện và trau dồi kinh nghiệm sử dụng trò chơi làm công cụ giáo dục trong sự nghiệp “ Trăm năm trồng người cho đất nước”.
Nhà trường và phòng giáo dục cần có sự đầu tư thỏa đáng về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác giáo dục theo hướng đổi mới hiện nay.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một vài kinh nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Văn hóa, Xã hội 0
S Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lồng ghép các dịch vụ hệ sinh thái vào công tác quản Khoa học Tự nhiên 0
G Lồng ghép tiêu chí môi trường vào chương trình phát triển nông thôn mới tại xã Trạch Mỹ Lộc và xã Ta Môn đại cương 0
R Lồng ghép chức năng sinh thái môi trường với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội huyện Mỹ Đ Môn đại cương 0
F Nghiên cứu, đề xuất giải pháp lồng ghép xác lập mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng Khoa học Tự nhiên 0
P Nghiên cứu, đề xuất quy trình lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào đánh giá môi trường chiến lư Khoa học Tự nhiên 0
M Lồng ghép việc thảo luận về các chủ đề gây tranh cãi vào hoạt động nói để tăng cường sự tham gia của Ngoại ngữ 0
H Cách lồng ghép ảnh mình vào poster phim Truyền thông - Media 0
T Các giải pháp và quá trình lồng ghép dân số lao động với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở nước t Tài liệu chưa phân loại 0
T Tổng hợp các cách lồng ảnh, ghép ảnh trên máy tính, điện thoại Thủ thuật tin học 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top